Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
Lòng hiếu thảo của người xưa nghĩ đến sự hiếu thảo ngày nay?
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Lòng hiếu thảo của người xưa nghĩ đến sự hiếu thảo ngày nay?
Nhị thập tứ hiếu (chữ Hán: 二十四孝) là một tác phẩm trong văn học Trung Hoa kể lại sự tích của 24 tấm gương hiếu thảo do Quách Cư Nghiệp (có sách ghi Quách Cư Kinh 郭居敬, bính âm: Guō Jūjìng) vào thời nhà Nguyên biên soạn. Ông nổi tiếng là một người con hiếu thảo, và sau khi cha mất ông đã xuất bản quyển này. Hầu hết các người con hiếu thảo là nam giới báo hiếu cho mẹ già. Các câu chuyện được kể lại xảy ra từ thời Thuấn Đế đến đời ông.
[sửa] 24 tấm gương
[sửa] 24 tấm gương
- Ngu Thuấn (虞舜): hiếu cảm động trời
- Lưu Hằng (刘恆, tức Hán Văn Đế): người con nếm thuốc
- Tăng Sâm (曾参): mẹ cắn ngón tay, tim con đau xót
- Mẫn Tổn (闵损): nghe lời mẹ với quần áo đơn giản
- Trọng Do (仲由): vác gạo nuôi cha mẹ
- Đổng Vĩnh (董永): bán thân chôn cha
- Đàm Tử (郯子): cho cha mẹ bú sữa hươu
- Giang Cách (江革): làm thuê nuôi mẹ
- Lục Tích (陆绩): giấu quýt cho mẹ
- Đường phu nhân: (唐夫人) cho mẹ chồng bú sữa
- Ngô Mãnh (吳猛): cho muỗi hút máu
- Vương Tường (王祥): nằm trên băng chờ cá chép
- Quách Cự (郭巨): chôn con cho mẹ
- Dương Hương (杨香): giết hổ cứu cha
- Châu Thọ Xương (朱寿昌): bỏ chức quan tìm mẹ
- Dữu Kiềm Lâu (庾黔娄): nếm phân lo âu
- Lão Lai tử (老莱子): đùa giỡn làm vui cha mẹ
- Thái Thuận (蔡顺): nhặt dâu cho mẹ
- Hoàng Hương (黄香): quạt gối ấm chăn
- Khương Thi (姜诗): suối chảy cá nhảy
- Vương Bầu (王裒): nghe sấm, khóc mộ
- Đinh Lan (丁兰): khắc gỗ thờ cha mẹ
- Mạnh Tông (孟宗): khóc đến khi măng mọc
- Hoàng Đình Kiên (黄庭坚): rửa sạch cái bô đi tiểu của mẹ
Re: Lòng hiếu thảo của người xưa nghĩ đến sự hiếu thảo ngày nay?
Cảm Ơn Đời Cho Con Có Ba |
Thứ ba, 17 Tháng 8 2010 16:24 |
Ba tôi không phải là người đàn ông hoàn hảo, nhưng nếu cho tôi được chọn người cha tuyệt vời nhất, hẳn nhiên tôi không cần suy nghĩ mà nói rằng đó chính là ba tôi! Ba tôi không có vẻ ngoài ấn tượng như các nam diễn viên nổi tiếng, nhưng bù lại khuôn mặt chữ điền của ba lúc nào cũng khiến tôi tự hào với bạn cùng trường. Tụi nó hay xuýt xoa: “Ba cậu trông hiền thế”. Ba tôi chất phác, nghĩ thế nào nói thế ấy, không biết dùng từ hoa mỹ, ít khi ba thể hiện cảm xúc ra ngoài. Tôi chưa bao giờ thấy ba tặng hoa cho mẹ dịp 8-3 hay sinh nhật mẹ. Nhưng vào mỗi dịp đó, ba luôn chịu khó xuống bếp nấu nướng. Những lúc ấy mắt mẹ tôi rưng rưng… Ba tuổi Sửu, tôi tuổi Mùi. Không biết có đúng là vì vậy hay không mà hai cha con thường khắc khẩu. Tính ba nóng nảy, tính tôi vụng về nên rắc rối xảy ra liên miên. Tôi hay bị ba mắng vì cái tội chậm chạp, lề mề. Nhưng chưa lúc nào tôi trách ba cả bởi đơn giản tôi biết rằng "thương cho roi cho vọt". Tôi là con một. Dù yêu thương hết mực nhưng ba không thích tôi sống dựa dẫm. Ba nói má dạy tôi nấu ăn, chí ít là những món đơn giản mà bất kỳ đứa con gái nào cũng phải biết để lo gia đình sau này. Ba cũng chỉ tôi chạy xe đạp, xe máy… Ba nói con người cái gì cũng phải biết, nhất là biết tự chăm sóc bản thân. Vậy mà mười hai năm học phổ thông, không ngại nắng mưa, sáng nào ba cũng hì hục trên chiếc xe City cũ kỹ đưa tôi đến trường. Ba bảo: “Đến lúc nào đấy con phải tự đi xe một mình. Nhưng bây giờ ba sẽ giúp con dần quen với điều đó!”. Ba tôi không giàu sang như nhiều ông bố khác, sẵn sàng chi cho con mình vài trăm nghìn mỗi ngày để tiêu vặt, nhưng ba lại dành gần nửa tháng lương ít ỏi để tôi mua sách tham khảo mỗi đợt tập trung vào đội tuyển thi học sinh giỏi. Ba tôi không tỉ mỉ như mẹ - luôn cẩn thận sắp xếp nào quần áo, quà bánh, trái cây, thức ăn vặt cho tôi mang theo mỗi dịp trở lại thành phố học tập. Vậy mà tôi cứ nhớ mãi hôm đầu tiên mới vào ở ký túc xá, lúc ra về ba giúi vào tay tôi chai dầu gió, dặn kỹ: “Bụng con yếu, hay bị đau, nhớ giữ nó mà dùng”. Tôi khẽ gật đầu, lòng chợt thấy nôn nao… Ba luôn động viên tôi cố gắng học tập. Thời khóa biểu của tôi trống hai ngày cuối tuần, trong lúc mẹ hay hỏi han khi nào tôi về thăm nhà thì dường như chưa bao giờ ba nhắc tới điều đó. Thế nhưng, mỗi dịp tôi về ba thường trò chuyện với tôi nhiều hơn, dặn mẹ mua cho tôi bao nhiêu thức ăn ngon. Vậy mà có lúc tôi từng nghĩ ba không thương tôi nhiều. Đến hôm nay ba vẫn là người đàn ông chất phác, ít nói, hay nhắc nhở tôi khi tôi phạm lỗi. Nhưng hơn bao giờ hết, từ trong thâm tâm tôi biết ba thương tôi hết lòng, lo lắng cho con gái một mình xa nhà và mong ngóng từng ngày con gái trở về trong vòng tay yêu thương của ba mẹ… Nguyễn Ngọc Thảo Như |
Re: Lòng hiếu thảo của người xưa nghĩ đến sự hiếu thảo ngày nay?
Ơn Cha |
Chủ nhật, 08 Tháng 8 2010 20:05 |
Một người phú hộ giàu có nọ, khi đến tuổi già yếu, biết mình đã gần đất xa trời, ông liền gọi những người mắc nợ đến để yêu cầu thanh toán nợ nần. Ông phán bảo những con nợ rằng: nếu các ngươi không thể trả nợ cho ta ở đời này thì các ngươi phải cam kết thề hứa một cách trọng thể là sẽ hoàn trả các món nợ của các ngươi ở kiếp sau, ta sẽ đốt hết các tờ khế ước mà các ngươi đã ký kết với ta. Nghe vậy, người thứ nhất mắc nợ ông 10 lượng vàng đến qùy gối thưa: - Thưa ông, trong kiếp sau con hứa trả nợ cho ông bằng cách làm con ngựa để ông cưỡi lên và con sẽ đưa ông đi bất cứ nơi nào ông muốn. Người thứ hai mắc nợ ông 100 lượng vàng cũng đến qùy gối và thưa: - Thưa ông, trong kiếp sau con xin chấp nhận làm trâu kéo cày, kéo xe chở đồ cho ông để hoàn trả món nợ đời này. Người phú hộ ưng nhận lời hứa của hai người này và bằng lòng đốt tờ khế ước xóa nợ cho họ. Sau cùng, người thứ ba với món nợ cũng rất khổng lồ là 1000 lượng vàng cũng đến qùy gối trước mặt ông và thưa: - Thưa ông, để hoàn trả món nợ khổng lồ của con với ông từ trước đến nay, kiếp sau con sẽ làm cha của ông. Nghe vậy, người phú hộ tức giận, ông truyền đem roi sắt đến đánh cho một trận nhừ tử vì tội vô lễ và bất kính, nhưng người này bình tĩnh giơ tay ngăn cản người phú hộ và xin được phân trần sự việc. Ông nói: - Thưa ông, con vốn biết món nợ của con lớn lao lắm, cho dù kiếp sau con có làm thân trâu ngựa cũng không đủ trả nợ cho ông, nhưng con sẵn sàng làm cha của ông, vì chắc hẳn ông cũng quá rõ trách nhiệm nặng nề của cha mẹ đối với con cái mình. Con sẽ làm việc ngày đêm để lo cơm ăn áo mặc cho ông. Con sẽ che chở cho ông như cha mẹ che chở đứa con thơ và chăm sóc ông những khi ông đau ốm cho tới tuổi già, con sẽ không ngại bao gian khó hy sinh nào, cho dù có phải hy sinh tính mạng để ông được no ấm và không thiếu thốn gì, và khi chết, con sẽ để lại cho ông tất cả gia tài mà con đã thu tích được với sức lao động và mồ hôi nước mắt của con. Ông thử nghĩ xem đó có phải là cách đẹp nhất để con trả món nợ khổng lồ kia cho ông sao? Người giàu có lim dim đôi mắt trầm tư lắng nghe. Một lúc sau ông gật gù mỉm cười rồi đứng dậy đốt bỏ khế ước, tha món nợ khổng lồ của hắn như đã tha cho hai người trước. Câu chuyện trên đây tuy phản ánh phần nào thuyết luân hồi của Phật giáo, nhưng đồng thời nó cũng nói lên ý nghĩa sâu xa về trách nhiệm nặng nề và thiên chức cao cả của cha mẹ. Chấp nhận trở nên người cha, người mẹ của ai là như tự gánh lấy cho mình một món nợ khổng lồ mà chỉ có thể trang trả đầy đủ bằng tình thương mà thôi. Thật vậy, tình thương của cha mẹ là tình thương không tiền bạc nào có thể mua được. Nó là thứ tình thương chân thật và sâu xa, là phản ánh tình thương bao la của Thiên Chúa với nhân loại. Cho đi cách nhưng không và không mong được đền ơn báo đáp. Lạy Cha chúng con ở trên trời, tạ ơn Cha đã gởi con đến với đời qua cung lòng một người mẹ và qua sự nuôi nấng, dạy dỗ của người cha. Nhân ngày Father’s Day, con xin Cha trên trời luôn gìn giữ cha mẹ con trong ân sủng và tình thương của Cha, xin cho các người cha luôn sống xứng đáng với ơn gọi thánh của mình và luôn là những gương sáng để những người làm con noi theo. Amen! R. Veritas |
Re: Lòng hiếu thảo của người xưa nghĩ đến sự hiếu thảo ngày nay?
Cội nguồn hiếu thảo
TT - 19-10 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM đã diễn ra buổi tuyên dương 341 gương điển hình “Người con hiếu thảo” do Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Liên hiệp thanh niên TP.HCM phối hợp tổ chức lần 7.
Suốt buổi lễ, không gian khán phòng là sự xúc động lan tỏa. Đó là những câu chuyện về đạo làm con trong cảnh nghèo và lúc ấm no, là tình nghĩa ở những con người không phải là ruột thịt... Nhiều người không ngăn được nước mắt khi thầy giáo mù Nguyễn Phước Thiện lên sân khấu chia sẻ chuyện chăm sóc mẹ già.
Anh nói: “Tôi chăm sóc được gì cho mẹ đâu. Ngày tôi còn bé lại mù lòa mẹ khổ cực vì tôi biết bao nhiêu. Tiếc là đôi mắt tôi không lành lặn, đôi lúc muốn lo cho mẹ nhiều mà cứ quờ quạng. Có lần giữa đêm mẹ bị ngộ độc thực phẩm, nghe tiếng mẹ rên la mà tôi rối lên như gà mắc tóc. Lấy hết bình tĩnh, tôi gọi taxi rồi cõng mẹ từ lầu hai của chung cư ra xe. Quá lo lắng tôi không biết nên dừng lại lúc nào, đến lúc đầu tôi sưng lên một cục vì tông vào cửa xe”, nói đoạn Phước Thiện xoa tay lên trán như chỉ vào cục u trên đầu ngày nào...
Với chị Phùng Thị Ngọc (Q.Tân Bình, TP.HCM), chuyện một mình chị phải làm lụng để nuôi đứa con bị chứng tự kỷ, mẹ ruột già yếu ở tuổi 85, mẹ chồng đau ốm nằm liệt giường và thêm chị chồng mắc hội chứng Down trong khi người chồng bỏ đi biền biệt là điều bình thường.
Chị bộc bạch: “Tôi nghĩ chẳng có gì là phi thường cả. Tôi yêu thương mẹ ruột, mẹ chồng, con và chị chồng thì tôi phải dốc hết lòng. Bổn phận dâu con của một người phụ nữ sao tôi quên được. Nhiều lúc tưởng gục ngã, nhưng nhìn lại sợ mọi người bơ vơ nên tôi phải cố đứng dậy”.
Trong câu chuyện kể của Trần Thị Hồng Linh - cô sinh viên năm 3, khoa ngữ văn Anh Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM - liên tục có tiếng xuýt xoa của người nghe về hình ảnh cô gái trẻ dìu mẹ từng bước mỗi tháng đi chạy thận. Mỗi sáng Linh lại tất tả đi xe buýt gần 3 giờ vượt 60 km từ Củ Chi xuống Thủ Đức để học. Tan học cô lại vội vã chạy về nhà chăm sóc người mẹ bị suy thận đã năm năm.
Là sinh viên ĐHQG TP.HCM Hồng Linh có thể nội trú tại KTX để tiện việc học hành nhưng cô không làm thế vì: “Không có em bên cạnh mẹ em không yên tâm. Đêm nào về đến nhà cũng 9g tối nhưng em vẫn phải về”. Có đêm mệt quá, Hồng Linh ngủ nhờ nhà bà con để sáng mai đi học tiếp mà ngủ cũng không yên. “Đầu óc em để ở Củ Chi rồi” - Hồng Linh cười nói. Không ít người đã nghẹn ngào khi nghe câu trả lời mộc mạc của Hồng Linh về gánh nặng gia đình: “Em thấy cũng nặng thật, nhưng em hạnh phúc mỗi khi đỡ đần được chút gì cho gia đình mình. Bố em mất sớm, còn ba mẹ con phải đùm bọc lấy nhau. Nặng nhất là lứa heo sắp tới không lớn kịp để bán đưa mẹ đi chạy thận”.
341 gương hiếu thảo điển hình của TP.HCM được tuyên dương đại diện cho hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện cảm động khác về tình thân. Định nghĩa từ hiếu thảo với họ rất đơn sơ: là câu chuyện vui để mẹ thêm nụ cười mỗi ngày, là hằng đêm đấm bóp cho người mẹ bị bệnh tiểu đường nặng; hay với một nữ doanh nhân không thiếu tiền để thuê người giúp việc, chị vẫn gác lại công việc để về nhà tự tay xay cháo, đút cho người mẹ bị liệt giường đã 17 năm.
Với tất cả họ, hiếu thảo có cội nguồn từ tình thương yêu, cũng là cội nguồn cốt lõi để họ thành người.
MAI VINH
TT - 19-10 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM đã diễn ra buổi tuyên dương 341 gương điển hình “Người con hiếu thảo” do Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Liên hiệp thanh niên TP.HCM phối hợp tổ chức lần 7.
Anh Nguyễn Văn Hiếu, bí thư Thành đoàn TP.HCM, trao tặng kỷ niệm chương cho các cá nhân đạt danh hiệu “Người con hiếu thảo” năm 2010 tại lễ tuyên dương - Ảnh: M.Đức |
Suốt buổi lễ, không gian khán phòng là sự xúc động lan tỏa. Đó là những câu chuyện về đạo làm con trong cảnh nghèo và lúc ấm no, là tình nghĩa ở những con người không phải là ruột thịt... Nhiều người không ngăn được nước mắt khi thầy giáo mù Nguyễn Phước Thiện lên sân khấu chia sẻ chuyện chăm sóc mẹ già.
Anh nói: “Tôi chăm sóc được gì cho mẹ đâu. Ngày tôi còn bé lại mù lòa mẹ khổ cực vì tôi biết bao nhiêu. Tiếc là đôi mắt tôi không lành lặn, đôi lúc muốn lo cho mẹ nhiều mà cứ quờ quạng. Có lần giữa đêm mẹ bị ngộ độc thực phẩm, nghe tiếng mẹ rên la mà tôi rối lên như gà mắc tóc. Lấy hết bình tĩnh, tôi gọi taxi rồi cõng mẹ từ lầu hai của chung cư ra xe. Quá lo lắng tôi không biết nên dừng lại lúc nào, đến lúc đầu tôi sưng lên một cục vì tông vào cửa xe”, nói đoạn Phước Thiện xoa tay lên trán như chỉ vào cục u trên đầu ngày nào...
Với chị Phùng Thị Ngọc (Q.Tân Bình, TP.HCM), chuyện một mình chị phải làm lụng để nuôi đứa con bị chứng tự kỷ, mẹ ruột già yếu ở tuổi 85, mẹ chồng đau ốm nằm liệt giường và thêm chị chồng mắc hội chứng Down trong khi người chồng bỏ đi biền biệt là điều bình thường.
Chị bộc bạch: “Tôi nghĩ chẳng có gì là phi thường cả. Tôi yêu thương mẹ ruột, mẹ chồng, con và chị chồng thì tôi phải dốc hết lòng. Bổn phận dâu con của một người phụ nữ sao tôi quên được. Nhiều lúc tưởng gục ngã, nhưng nhìn lại sợ mọi người bơ vơ nên tôi phải cố đứng dậy”.
Nhiều câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của những người con trong phần giao lưu tại lễ tuyên dương “Người con hiếu thảo” khiến nhiều người không cầm được nước mắt - Ảnh: M.ĐỨC |
Trong câu chuyện kể của Trần Thị Hồng Linh - cô sinh viên năm 3, khoa ngữ văn Anh Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM - liên tục có tiếng xuýt xoa của người nghe về hình ảnh cô gái trẻ dìu mẹ từng bước mỗi tháng đi chạy thận. Mỗi sáng Linh lại tất tả đi xe buýt gần 3 giờ vượt 60 km từ Củ Chi xuống Thủ Đức để học. Tan học cô lại vội vã chạy về nhà chăm sóc người mẹ bị suy thận đã năm năm.
Là sinh viên ĐHQG TP.HCM Hồng Linh có thể nội trú tại KTX để tiện việc học hành nhưng cô không làm thế vì: “Không có em bên cạnh mẹ em không yên tâm. Đêm nào về đến nhà cũng 9g tối nhưng em vẫn phải về”. Có đêm mệt quá, Hồng Linh ngủ nhờ nhà bà con để sáng mai đi học tiếp mà ngủ cũng không yên. “Đầu óc em để ở Củ Chi rồi” - Hồng Linh cười nói. Không ít người đã nghẹn ngào khi nghe câu trả lời mộc mạc của Hồng Linh về gánh nặng gia đình: “Em thấy cũng nặng thật, nhưng em hạnh phúc mỗi khi đỡ đần được chút gì cho gia đình mình. Bố em mất sớm, còn ba mẹ con phải đùm bọc lấy nhau. Nặng nhất là lứa heo sắp tới không lớn kịp để bán đưa mẹ đi chạy thận”.
341 gương hiếu thảo điển hình của TP.HCM được tuyên dương đại diện cho hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện cảm động khác về tình thân. Định nghĩa từ hiếu thảo với họ rất đơn sơ: là câu chuyện vui để mẹ thêm nụ cười mỗi ngày, là hằng đêm đấm bóp cho người mẹ bị bệnh tiểu đường nặng; hay với một nữ doanh nhân không thiếu tiền để thuê người giúp việc, chị vẫn gác lại công việc để về nhà tự tay xay cháo, đút cho người mẹ bị liệt giường đã 17 năm.
Với tất cả họ, hiếu thảo có cội nguồn từ tình thương yêu, cũng là cội nguồn cốt lõi để họ thành người.
MAI VINH
Re: Lòng hiếu thảo của người xưa nghĩ đến sự hiếu thảo ngày nay?
Người con hiếu thảo
Xã hội ngày càng phát triển , ngày xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đó . Còn bây giờ , việc thờ kính cha mẹ đã trở thành lỗi thời . Nhiều đứa con còn nở nhẫn tâm giết hại cha mẹ mình để có tiền hút chích . Có đứa thì bỏ nhà để đi theo người yêu vì bị cha mẹ phản đối . Có đứa thì bỏ mặt cha mẹ trong viện dưỡng lão , để khỏi lo bệnh tật cho cha mẹ khi về già .Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
Chào bạn , mình không biết bạn là người thế nào , bạn có còn cha mẹ không. Nếu bạn may mắn vẫn còn cha mẹ , thì bạn hãy trả hiếu cho họ khi còn cơ hội . Vì người mẹ đã phải mang thai vất vả 9 tháng 10 ngày mới sinh ra ta. Cắt da xẻ thịt để sinh ra ta chưa đủ , còn phải lo lắng thức khuya dậy sớm khi ta bệnh tật , lớn lên thì lo càng thêm lo , vì sợ con mình lầm đường lạc bước , hút chích , ăn chơi . Người cha cũng phải đổ mồ hồi làm lụng để kiếm tiền lo cho gia đình . Nói chung công ơn cha mẹ chúng ta không thể nào đền đáp cho cân xứng . Một mai nếu cha mẹ không còn nữa ,thì chúng ta muốn chăm lo báo đền cũng không còn kịp nữa, và ta sẽ phải ân hận suốt cuộc đời .
Còn nếu bạn không được may mắn chỉ còn cha hoặc mẹ , thì bạn hãy dồn hết tình thương mà lo cho người còn lại. Nếu bạn là người bất hạnh không còn cha mẹ , bạn hãy xem những người già cả , đơn độc xung quanh giống như là cha mẹ mà dùng thái độ quan tâm , giúp đỡ đối với họ.
Mời bạn đọc câu chuyện sau đây để thấy được kết quả của người con bất hiếu:
Cái gáo dừa
Tại một thị trấn kia , có một gia đình gồm hai vợ chồng , một đứa con trai và một ông bố già cả. Ông nội của đứa trẻ vì tuổi già sức yếu nên thường xuyên làm bể tô ăn cơm . Vì tình trạng này diễn ra thường xuyên , nên người con trai cảm thấy bực bội . Một hôm , người cha đang loay hoay ngồi cạo sạch cái gáo dừa khô . Bỗng nhiên đứa bé chạy đến và hỏi cha nó:
Cha đang làm gì thế . Người cha đáp : "Cha đang làm cái tô bằng gáo dừa để cho ông nội con ăn cơm, vì ông cứ làm bể hoài ". Thời gian qua đi , rồi một ngày kia, người cha thấy đứa con đang lui cui làm gì . Người cha đến xem , và thấy nó cũng đang cạo sạch gáo dừa . Người cha hỏi : " Con làm gì vậy?"
Đứa con đáp: " Con đang làm cái tô bằng gáo dừa để khi cha già giống ông nội con cho cha ăn ". Người cha bỗng nhiên thức tỉnh và hối hận về việc làm của mình.
Ý NGHĨA:
Chỉ một lời nói ngây thơ của đứa con đã cho thấy hậu quả của sự bất hiếu . Nếu ta sống hiếu thảo với cha mẹ , thì sau này chúng ta cũng được con cái trả hiếu như vậy ." Gieo gì thì sẽ gặt nấy " . Cha mẹ khi già cả thì thường hay đổi tính , thường khó chịu hơn ,nhiều đứa con đã không chịu nỗi đã bỏ rơi cha mẹ bơ vơ trong viện dưỡng lão. Chúng ta không nên làm như thế ,nếu cha mẹ bệnh tật khó tính ,nhưng chúng ta vẫn chu toàn bổn phận thì đó mới là điều đáng quý.Cha mẹ là món quà quý giá mà Thượng Đế ban cho chúng ta. Ngài giao phó cho cha mẹ nhiệm vụ nuôi dạy để chúng ta trở thành một người tốt có ích cho xã hội. Bổn phận là con cái, chúng ta phải hết lòng hiếu thảo, vâng phục , kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ, nhất là trong lúc tuổi già
cám ơn các bạn đã xem bài.Nếu thấy bài viết hay, hy vọng các bạn đem về đăng ở blog hay ở các diễn đàn khác mà các bạn biết, mình thành thật cám ơn
Re: Lòng hiếu thảo của người xưa nghĩ đến sự hiếu thảo ngày nay?
Gương hiếu thảo- Bé trai 5 tuổi hằng ngày chăm sóc mẹ bệnh ung thư
Thứ hai, 21 Tháng 9 2009 00:00 Quản trị viên
Be Truong
Gương hiếu thảo-Bé trai 5 tuổi hằng ngày chăm sóc người mẹ bị ung thư
(Từ khóa: gương thiếu nhi, hiếu thảo, đảm đang)
Cô giáo Võ Thị Mến người ấp Ninh Lộc, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh dạy ở trường THCS Nguyễn Tri Phương tại thị xã. Do hoàn cảnh nghèo khó nên mãi đến năm 40 tuổi cô giáo Mến mới tìm cho mình được hạnh phúc với một người đàn ông góa vợ. Một năm sau (năm 2004), bé Mai Xuân Trường chào đời. Thằng bé kháu khỉnh và giống cha như đúc. Lúc ấy cô nghĩ thật là may mắn đã tìm được hạnh phúc mà ai cũng ước mơ. Nhưng thật éo le, niềm hạnh phúc đó không kéo dài được lâu. Khi bé Trường được hơn 2 tuổi cũng là lúc cô Mến phát hiện mình mang căn bệnh hiểm nghèo. Năm 2006, cô Mến thấy ngực mình đau buốt, chạy chữa khắp nơi nhưng cũng không tìm ra bệnh. Đến khi xuống bệnh viện ở TPHCM mới phát giác bị ung thư ngực đã di căn. Còn đang bàng hoàng đau đớn, cô chịu thêm một niềm đau còn lớn hơn: người chồng lẳng lặng bỏ đi không một lời từ biệt.
Be Truong lam com
Mẹ bệnh, cha bỏ đi, bé Trường thua thiệt đủ đường. Một năm nay, khi căn bệnh của mẹ trở nên trầm trọng, không thể đi lại, thì tất cả công việc trong nhà đều do một tay bé. Ngày qua ngày, Trường dần quen với công việc nhà và trở thành trụ cột của gia đình khi chưa tròn 5 tuổi. Khi được hỏi Trường thường làm gì giúp mẹ, bé nhanh nhẩu trả lời: “Con biết vo gạo, nấu cơm, nhiều thứ lắm”. Người nhỏ xíu, mỗi lần bắc cơm chú bé phải trèo lên chiếc ghế rồi mới với tay tới chỗ cắm điện. Cô Mến thấy con nhỏ tiếp xúc với điện nguy hiểm nhưng cũng đành nhìn con mà thở dài vì cô không thể ngồi dậy được. Cậu bé 5 tuổi này mấy năm nay đều tự chăm lo cho bản thân mình: tự tắm rửa, tự ăn, tự chơi, tự học. Nhìn chúng bạn được ba mẹ đón đưa, được chơi đủ trò trong trưa nắng, Trường thèm lắm nhưng không dám đi chơi xa, chỉ quẩn quanh bên mẹ. Nó còn phải ở nhà xoa dầu, bóp tay cho mẹ đỡ đau. “Thầy thuốc nhỏ” này còn thuộc nằm lòng những bài thuốc dân gian sắc cho mẹ. Chưa ý thức được mức độ hiểm nghèo của căn bệnh mà mẹ đang mang, Trường chỉ nghĩ “có thuốc cho mẹ uống là khỏi bệnh” nên hằng ngày, khi dì rảnh, Trường lại nhờ dì dắt đi tìm lá thuốc. Cô Mến nói, “Tội cho cháu nhất là những khi Tết hoặc Trung thu, nhìn những đứa trẻ khác được bố mẹ chở đi chơi, mua quà mà cháu chỉ biết nhìn theo các bạn thèm thuồng..”
Be Truong cham soc me
Bệnh phát càng nặng, cơn đau dồn dập, chi phí thuốc men tốn kém vô cùng. Cả tháng lương giáo viên không đủ chi cho một lần xuống thành phố trị bệnh. Khối u di căn gây lở loét nên cô đành phải nghỉ dạy.
Mười tám năm đứng trên bục giảng, biết bao thế hệ học trò qua lớp của cô. Suốt 18 năm đi dạy, cô Mến luôn được xếp loại lao động giỏi. Thật đáng tiếc, nếu cô dạy thêm 2 năm nữa thì có lẽ nay đã nhận được giấy chứng nhận nhà giáo ưu tú với 20 năm cống hiến rồi. Hiện nay cô vẫn chưa nhận được giải quyết chế độ nghỉ hưu sớm.
Nghiệp Nguyễn trích sọan từ email ngày 18/9/2009 của các bạn trong nhóm của Dược Sĩ Vỹ Dzạ
Thứ hai, 21 Tháng 9 2009 00:00 Quản trị viên
Be Truong
Gương hiếu thảo-Bé trai 5 tuổi hằng ngày chăm sóc người mẹ bị ung thư
(Từ khóa: gương thiếu nhi, hiếu thảo, đảm đang)
Cô giáo Võ Thị Mến người ấp Ninh Lộc, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh dạy ở trường THCS Nguyễn Tri Phương tại thị xã. Do hoàn cảnh nghèo khó nên mãi đến năm 40 tuổi cô giáo Mến mới tìm cho mình được hạnh phúc với một người đàn ông góa vợ. Một năm sau (năm 2004), bé Mai Xuân Trường chào đời. Thằng bé kháu khỉnh và giống cha như đúc. Lúc ấy cô nghĩ thật là may mắn đã tìm được hạnh phúc mà ai cũng ước mơ. Nhưng thật éo le, niềm hạnh phúc đó không kéo dài được lâu. Khi bé Trường được hơn 2 tuổi cũng là lúc cô Mến phát hiện mình mang căn bệnh hiểm nghèo. Năm 2006, cô Mến thấy ngực mình đau buốt, chạy chữa khắp nơi nhưng cũng không tìm ra bệnh. Đến khi xuống bệnh viện ở TPHCM mới phát giác bị ung thư ngực đã di căn. Còn đang bàng hoàng đau đớn, cô chịu thêm một niềm đau còn lớn hơn: người chồng lẳng lặng bỏ đi không một lời từ biệt.
Be Truong lam com
Mẹ bệnh, cha bỏ đi, bé Trường thua thiệt đủ đường. Một năm nay, khi căn bệnh của mẹ trở nên trầm trọng, không thể đi lại, thì tất cả công việc trong nhà đều do một tay bé. Ngày qua ngày, Trường dần quen với công việc nhà và trở thành trụ cột của gia đình khi chưa tròn 5 tuổi. Khi được hỏi Trường thường làm gì giúp mẹ, bé nhanh nhẩu trả lời: “Con biết vo gạo, nấu cơm, nhiều thứ lắm”. Người nhỏ xíu, mỗi lần bắc cơm chú bé phải trèo lên chiếc ghế rồi mới với tay tới chỗ cắm điện. Cô Mến thấy con nhỏ tiếp xúc với điện nguy hiểm nhưng cũng đành nhìn con mà thở dài vì cô không thể ngồi dậy được. Cậu bé 5 tuổi này mấy năm nay đều tự chăm lo cho bản thân mình: tự tắm rửa, tự ăn, tự chơi, tự học. Nhìn chúng bạn được ba mẹ đón đưa, được chơi đủ trò trong trưa nắng, Trường thèm lắm nhưng không dám đi chơi xa, chỉ quẩn quanh bên mẹ. Nó còn phải ở nhà xoa dầu, bóp tay cho mẹ đỡ đau. “Thầy thuốc nhỏ” này còn thuộc nằm lòng những bài thuốc dân gian sắc cho mẹ. Chưa ý thức được mức độ hiểm nghèo của căn bệnh mà mẹ đang mang, Trường chỉ nghĩ “có thuốc cho mẹ uống là khỏi bệnh” nên hằng ngày, khi dì rảnh, Trường lại nhờ dì dắt đi tìm lá thuốc. Cô Mến nói, “Tội cho cháu nhất là những khi Tết hoặc Trung thu, nhìn những đứa trẻ khác được bố mẹ chở đi chơi, mua quà mà cháu chỉ biết nhìn theo các bạn thèm thuồng..”
Be Truong cham soc me
Bệnh phát càng nặng, cơn đau dồn dập, chi phí thuốc men tốn kém vô cùng. Cả tháng lương giáo viên không đủ chi cho một lần xuống thành phố trị bệnh. Khối u di căn gây lở loét nên cô đành phải nghỉ dạy.
Mười tám năm đứng trên bục giảng, biết bao thế hệ học trò qua lớp của cô. Suốt 18 năm đi dạy, cô Mến luôn được xếp loại lao động giỏi. Thật đáng tiếc, nếu cô dạy thêm 2 năm nữa thì có lẽ nay đã nhận được giấy chứng nhận nhà giáo ưu tú với 20 năm cống hiến rồi. Hiện nay cô vẫn chưa nhận được giải quyết chế độ nghỉ hưu sớm.
Nghiệp Nguyễn trích sọan từ email ngày 18/9/2009 của các bạn trong nhóm của Dược Sĩ Vỹ Dzạ
mm- GIÁO SƯ
- Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer