Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
Kết quả học tập không như mong muốn, nguyên nhân do đâu?
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Kết quả học tập không như mong muốn, nguyên nhân do đâu?
Kết quả học tập không như mong muốn, nguyên nhân do đâu?
Chủ nhật - 07/11/2010 06:47
Cùng học với con
Quý vị có tin được không khi học sinh THPT quên "Những hằng đẳng thức đáng nhớ", không hiểu được "Phương trình bậc nhất môt ẩn", không biết tới quy tắc 3 điểm khi học về Vector, không nhớ nổi hóa trị của những nguyên tố thường gặp hay không biết tới những bản chất vật lý đơn giản nhất trong sách giáo khoa.
Là một người gắn bó gần 10 năm trong nghề gia sư, trực tiếp quản lý Công ty, tự bản thân đã từng đi giao tiếp và kiểm tra không dưới 2000 học sinh trong thành phố Hà nội, đáng buồn thay không quá 5% học sinh nhớ đầy đủ 7 hằng đảng thức, hay giải được đầy đủ phương trình bậc nhất một ẩn. Tôi xin đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng phi lý trên:
1. Môi trường học tập và bệnh thành tích
Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế gia đình ngày càng cải thiện rõ rệt, kèm theo đó là sự quan tâm, đầu tư cho tương lai con em, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tối thiểu về điều kiện học tập. Trong hoàn cảnh đó lẽ ra học sinh của chúng ta phải thông minh hơn, học giỏi hơn, năng động hơn nhưng tại sao trên thực tế con số đó không nhiều hay có chăng chỉ là trong các bản báo cáo, trong những cuốn sổ liên lạc. Tôi từng phát hoảng khi dạy một học sinh lớp 9 ôn thi chuyển cấp, nhìn qua quá trình học tập - Một học sinh 9 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc, một liên đội trưởng THCS nhưng khi động tới môn Toán thì ngay cả bảng cửu chương không thuộc hết, chỉ nhớ được 2 hằng đẳng thức... hỏi tới các vấn đề khác gác bút xin hàng, động tới văn - "Văn như hũ nút chữ như mù". Hỏi ra mới biết nguyên nhân em "giỏi xuất sắc vì - một số môn hôm sau kiểm tra thầy cô cho bài trước trong buổi học thêm, môn văn thì thường được cho trước 1, 2 bài văn mẫu cứ thế học thuộc hoặc chép là điểm cao". Có học sinh của tôi từ lớp 6 tới gần hết học kỳ I lớp 11 chưa bao giờ biết mở sách vở học ở nhà thế mà vẫn cứ lên lớp đều thậm chí có những năm còn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Để thực sự có kiến thức các em phải được sống và học tập trong những môi trường tốt, tiếc rằng môi trường học tập của các em bây giờ không được như chúng ta ngày trước. Hỏi rằng giờ có bao nhiêu nhà sư phạm thực sự tâm huyết với nghề, tìm đâu sự ân cần, chỉ bảo tận tình của thầy cô như những thập niên trước. Làm sao học sinh của chúng ta có thể học tốt đây có những trường thi kiểm tra chất học kỳ chỉ trong khuôn khổ đề cương, làm sao học sinh còn hứng thú học tập khi có thầy cô quy tất cả lỗi của học sinh bằng cách phạt tiền để bỏ túi riêng...
Có một vài giáo viên vì bệnh thành tích, ganh tị hay vì muốn ép học trò phải đi học thêm mà có những phương pháp giảng dạy và hành động rất "Phi sư phạm" như: Khi giải một bài toán phải làm giống y chang từ đầu tới cuối, ngay cả cách viết công thức cũng phải giống hoàn toàn theo cách của mình thì mới cho là đúng!? Còn nếu làm theo phương pháp khác thì dù có ngắn hơn, hay hơn cũng cho là sai, thậm chí có một vài giáo viên còn sửa đúng thành sai mới lạ!
Tôi đã gặp rất nhiều học sinh cấp III trong quá trình học với tôi cứ lặp đi lặp lại những câu đại loại như: “Cô em nói phải viết như thế này”, “ Thầy em nói phải viết như thế kia”, “Ở trường em không giải theo phương pháp đó”….đến cả cách viết công thức cũng “ Ở trường em bắt phải viết khác”... Tôi tự hỏi sao học sinh bây giờ lại “ngoan” với giáo viên đến thế? Giáo viên mà dạy như thế thì làm sao học sinh sáng tạo được? Rõ ràng chẳng đứa học trò nào “dám sáng tạo” khi gặp phải những “nhà giáo” như thế, vì sợ trừ điểm, sợ bị trù dập! Những nhà giáo này quên rằng lịch sử đã nhiều lần chứng minh rằng đôi khi học trò còn giỏi, thông minh, sáng tạo hơn giáo viên nhiều. Có nhiều lúc học trò đã đưa ra những kết quả chính xác, ngay cả khi giáo viên vẫn chưa kịp suy nghĩ là chuyện bình thường.
2. Học sinh thành phố có thực sự cầu tiến
Tôi thường nói với phụ huynh và học sinh của tôi rằng: "Học sinh thành phố tuy có nhiều điều kiện hơn học sinh tỉnh lẻ nhưng xét về mặt bằng chung lại không được như các em nông thôn". Vâng quả thật đúng nhự vậy, ngày còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh quê động viên nhau rằng: "Nhất định phải cố gắng trở thành sinh viên, nhất định phải ra thành phố sống để được tiếp xúc với dòng chảy tiến bộ của xã hội" nhưng điều thiệt thòi của các em học sinh Hà Nội đó chính là các em đã là người thành phố, trong số các em học sinh mấy người phải lao động vất vả, mấy người hiểu được rằng "nhất định phải thay đổi cuộc sống hiện tại của mình", đa số học các em cần gì là được đáp ứng hoặc bắt buộc phụ huynh phải đáp ứng cho bằng bạn bằng bè chính vì lẽ đó đôi khi các em không biết trân trọng cuộc sống và phấn đấu cho tương lai. Phong trào học trong trường lớp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất khả năng cầu tiến của học sinh. Học sinh không thể học tốt khi ý chí cầu tiến vươn lên không cao.
3. Ý nghĩ chủ quan từ phía gia đình
Phụ huynh lo làm kinh tế để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cuộc sống và nhiều người thường chủ quan nghĩ rằng cần phải cố gắng đáp ứng nhu cầu con cái cho bằng bạn, bằng bè mà quên rằng con người cũng như một cái cây, nếu biết chăm sóc, uốn nắn ngay từ đầu thì con người mới có thể phát triển toàn diện. Thậm chí có nhiều phụ huynh còn bận tới mức mọi sinh hoạt, ăn ngủ, đi lại, học tập đều giao cho người khác lo, còn mình chỉ cung cấp tiền là xong. Theo thời gian các em học sinh lớn lên trong sự thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm chính đáng từ phía gia đình, sẵn có tiền nhiều trong túi các em lao vào ăn chơi … và tất nhiên trong trường hợp này kết quả học tập sẽ tỉ lệ nghịch với số tiền mà phụ huynh bỏ ra.
Đôi khi những nguyên nhân khách quan như kết quả học tập của con em mình trên lớp vẫn bình thường mà quý phụ huynh đâu biết rằng kiến thức của con mình không có gì trong đầu, đến một lúc nào đó học sinh theo thói quen đã không còn ý thức muốn học và không thể theo được chương trình trên lớp thì mới phát hiện ra và tìm cách tháo gỡ. Thông thường trong trường hợp này quý phụ huynh và các em thường tìm đến trung tâm hoặc gia sư tại nhà. Nhưng mong quý phụ huynh luôn hiểu rằng không có cách tháo gỡ nào bằng sự đồng cảm chăm sóc thương yêu, hiểu con mình ngay từ đầu.
Thay lời kết:
Để học sinh thực sự có tương lai vững chắc cần nhiều yếu tố mà những nguyên nhân trên đây chỉ là một trong những nguyên nhân chính. Mong rằng mỗi học sinh chúng ta sẽ tự tìm được con đường dẫn tới thành công trong học tập cho riêng mình và các bậc phụ huynh là những người giữ vai trò quan trọng trong mỗi bước đi của con mình. Học sinh thường nghĩ rằng mình đã lớn và đủ hiểu biết để quyết định chuyện của mình, trong mắt cha mẹ con mình luôn là đứa trẻ cần được chăm sóc, nâng niu và quản lý. Hiểu biết và đồng cảm là vấn đề then chốt dẫn đến mọi thành công.
Tác giả bài viết: Hoàng Long
Nguồn tin: Nhân Trí Dũng
Chủ nhật - 07/11/2010 06:47
Cùng học với con
Quý vị có tin được không khi học sinh THPT quên "Những hằng đẳng thức đáng nhớ", không hiểu được "Phương trình bậc nhất môt ẩn", không biết tới quy tắc 3 điểm khi học về Vector, không nhớ nổi hóa trị của những nguyên tố thường gặp hay không biết tới những bản chất vật lý đơn giản nhất trong sách giáo khoa.
Là một người gắn bó gần 10 năm trong nghề gia sư, trực tiếp quản lý Công ty, tự bản thân đã từng đi giao tiếp và kiểm tra không dưới 2000 học sinh trong thành phố Hà nội, đáng buồn thay không quá 5% học sinh nhớ đầy đủ 7 hằng đảng thức, hay giải được đầy đủ phương trình bậc nhất một ẩn. Tôi xin đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng phi lý trên:
1. Môi trường học tập và bệnh thành tích
Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế gia đình ngày càng cải thiện rõ rệt, kèm theo đó là sự quan tâm, đầu tư cho tương lai con em, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tối thiểu về điều kiện học tập. Trong hoàn cảnh đó lẽ ra học sinh của chúng ta phải thông minh hơn, học giỏi hơn, năng động hơn nhưng tại sao trên thực tế con số đó không nhiều hay có chăng chỉ là trong các bản báo cáo, trong những cuốn sổ liên lạc. Tôi từng phát hoảng khi dạy một học sinh lớp 9 ôn thi chuyển cấp, nhìn qua quá trình học tập - Một học sinh 9 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc, một liên đội trưởng THCS nhưng khi động tới môn Toán thì ngay cả bảng cửu chương không thuộc hết, chỉ nhớ được 2 hằng đẳng thức... hỏi tới các vấn đề khác gác bút xin hàng, động tới văn - "Văn như hũ nút chữ như mù". Hỏi ra mới biết nguyên nhân em "giỏi xuất sắc vì - một số môn hôm sau kiểm tra thầy cô cho bài trước trong buổi học thêm, môn văn thì thường được cho trước 1, 2 bài văn mẫu cứ thế học thuộc hoặc chép là điểm cao". Có học sinh của tôi từ lớp 6 tới gần hết học kỳ I lớp 11 chưa bao giờ biết mở sách vở học ở nhà thế mà vẫn cứ lên lớp đều thậm chí có những năm còn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Để thực sự có kiến thức các em phải được sống và học tập trong những môi trường tốt, tiếc rằng môi trường học tập của các em bây giờ không được như chúng ta ngày trước. Hỏi rằng giờ có bao nhiêu nhà sư phạm thực sự tâm huyết với nghề, tìm đâu sự ân cần, chỉ bảo tận tình của thầy cô như những thập niên trước. Làm sao học sinh của chúng ta có thể học tốt đây có những trường thi kiểm tra chất học kỳ chỉ trong khuôn khổ đề cương, làm sao học sinh còn hứng thú học tập khi có thầy cô quy tất cả lỗi của học sinh bằng cách phạt tiền để bỏ túi riêng...
Có một vài giáo viên vì bệnh thành tích, ganh tị hay vì muốn ép học trò phải đi học thêm mà có những phương pháp giảng dạy và hành động rất "Phi sư phạm" như: Khi giải một bài toán phải làm giống y chang từ đầu tới cuối, ngay cả cách viết công thức cũng phải giống hoàn toàn theo cách của mình thì mới cho là đúng!? Còn nếu làm theo phương pháp khác thì dù có ngắn hơn, hay hơn cũng cho là sai, thậm chí có một vài giáo viên còn sửa đúng thành sai mới lạ!
Tôi đã gặp rất nhiều học sinh cấp III trong quá trình học với tôi cứ lặp đi lặp lại những câu đại loại như: “Cô em nói phải viết như thế này”, “ Thầy em nói phải viết như thế kia”, “Ở trường em không giải theo phương pháp đó”….đến cả cách viết công thức cũng “ Ở trường em bắt phải viết khác”... Tôi tự hỏi sao học sinh bây giờ lại “ngoan” với giáo viên đến thế? Giáo viên mà dạy như thế thì làm sao học sinh sáng tạo được? Rõ ràng chẳng đứa học trò nào “dám sáng tạo” khi gặp phải những “nhà giáo” như thế, vì sợ trừ điểm, sợ bị trù dập! Những nhà giáo này quên rằng lịch sử đã nhiều lần chứng minh rằng đôi khi học trò còn giỏi, thông minh, sáng tạo hơn giáo viên nhiều. Có nhiều lúc học trò đã đưa ra những kết quả chính xác, ngay cả khi giáo viên vẫn chưa kịp suy nghĩ là chuyện bình thường.
2. Học sinh thành phố có thực sự cầu tiến
Tôi thường nói với phụ huynh và học sinh của tôi rằng: "Học sinh thành phố tuy có nhiều điều kiện hơn học sinh tỉnh lẻ nhưng xét về mặt bằng chung lại không được như các em nông thôn". Vâng quả thật đúng nhự vậy, ngày còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh quê động viên nhau rằng: "Nhất định phải cố gắng trở thành sinh viên, nhất định phải ra thành phố sống để được tiếp xúc với dòng chảy tiến bộ của xã hội" nhưng điều thiệt thòi của các em học sinh Hà Nội đó chính là các em đã là người thành phố, trong số các em học sinh mấy người phải lao động vất vả, mấy người hiểu được rằng "nhất định phải thay đổi cuộc sống hiện tại của mình", đa số học các em cần gì là được đáp ứng hoặc bắt buộc phụ huynh phải đáp ứng cho bằng bạn bằng bè chính vì lẽ đó đôi khi các em không biết trân trọng cuộc sống và phấn đấu cho tương lai. Phong trào học trong trường lớp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất khả năng cầu tiến của học sinh. Học sinh không thể học tốt khi ý chí cầu tiến vươn lên không cao.
3. Ý nghĩ chủ quan từ phía gia đình
Phụ huynh lo làm kinh tế để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cuộc sống và nhiều người thường chủ quan nghĩ rằng cần phải cố gắng đáp ứng nhu cầu con cái cho bằng bạn, bằng bè mà quên rằng con người cũng như một cái cây, nếu biết chăm sóc, uốn nắn ngay từ đầu thì con người mới có thể phát triển toàn diện. Thậm chí có nhiều phụ huynh còn bận tới mức mọi sinh hoạt, ăn ngủ, đi lại, học tập đều giao cho người khác lo, còn mình chỉ cung cấp tiền là xong. Theo thời gian các em học sinh lớn lên trong sự thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm chính đáng từ phía gia đình, sẵn có tiền nhiều trong túi các em lao vào ăn chơi … và tất nhiên trong trường hợp này kết quả học tập sẽ tỉ lệ nghịch với số tiền mà phụ huynh bỏ ra.
Đôi khi những nguyên nhân khách quan như kết quả học tập của con em mình trên lớp vẫn bình thường mà quý phụ huynh đâu biết rằng kiến thức của con mình không có gì trong đầu, đến một lúc nào đó học sinh theo thói quen đã không còn ý thức muốn học và không thể theo được chương trình trên lớp thì mới phát hiện ra và tìm cách tháo gỡ. Thông thường trong trường hợp này quý phụ huynh và các em thường tìm đến trung tâm hoặc gia sư tại nhà. Nhưng mong quý phụ huynh luôn hiểu rằng không có cách tháo gỡ nào bằng sự đồng cảm chăm sóc thương yêu, hiểu con mình ngay từ đầu.
Thay lời kết:
Để học sinh thực sự có tương lai vững chắc cần nhiều yếu tố mà những nguyên nhân trên đây chỉ là một trong những nguyên nhân chính. Mong rằng mỗi học sinh chúng ta sẽ tự tìm được con đường dẫn tới thành công trong học tập cho riêng mình và các bậc phụ huynh là những người giữ vai trò quan trọng trong mỗi bước đi của con mình. Học sinh thường nghĩ rằng mình đã lớn và đủ hiểu biết để quyết định chuyện của mình, trong mắt cha mẹ con mình luôn là đứa trẻ cần được chăm sóc, nâng niu và quản lý. Hiểu biết và đồng cảm là vấn đề then chốt dẫn đến mọi thành công.
Tác giả bài viết: Hoàng Long
Nguồn tin: Nhân Trí Dũng
Re: Kết quả học tập không như mong muốn, nguyên nhân do đâu?
Trời mưa đất chịu
mm- GIÁO SƯ
- Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58
Similar topics
» Đừng làm ngơ trước những mong muốn của trẻ
» Không bao giờ là quá muộn!
» 2 lá thư của 2 vị nguyên thủ gửi cho các em học sinh của nước mình nhân dịp năm học mới.
» Không bao giờ là quá muộn!
» 2 lá thư của 2 vị nguyên thủ gửi cho các em học sinh của nước mình nhân dịp năm học mới.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer