DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN  Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

phẩm  tích  Phân  


ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN

2 posters

Go down

ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN  Empty ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN

Bài gửi by BuiXuanTung 25/6/2010, 21:09

Trích dẫn:
ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN
Là những động vật mang những tính trạng do con người qui định.các loài dộng vật này thường được sử dụng để nghiên cứu tính trạng do chúng mang.
Vd như :
Cá mang gen phát huỳnh quang gfp
Chuột mang gen phát huỳnh quang gfp
Cá hồi mang gen mã hóa hormone tăng trưởng GH
Chúng là những dộng vật biến dổi gien . Thông thường nguyên liệu cho tạo động vật biến đổi gen là phôi, trứng, và tinh trùng; cùng với cấu trúc mang gen chuyển. Việc thu nhận trứng, tinh trùng hay phôi cần sử dụng các kĩ thuật HTSS cũng như phôi sau khi chuyển gen cần phải được cấy truyền vào tử cung mẹ nhận (đối với động vật hữu nhũ).
o Kĩ thuật thu nhận trứng
o Kĩ thuật thu nhận tinh trùng
o Thu nhận phôi in vivo
o Chuyển phôi

Sử dụng các tiện ích của HTSS, người ta có thể tạo ra động vật mang gen chuyển theo 1 trong các cách sau:
Vi tiêm cấu trúc mang gen chuyển vào tiền nhân của hợp tử
Vi tiêm tế bào gốc phôi mang gen chuyển vào phôi nang
Chuyển gen thông qua tinh trùng.
a. Vi tiêm vào tiền nhân
DNA ngoại lai cần đưa vào bộ gen trước khi sự nhân đôi vật chất di truyền. Chính vì lý do này, DNA quan tâm được chuyển vào hợp tử tại giai đoạn sớm nhất nếu có thể: giai đoạn tiền nhân sau thụ tinh. Việc kết hợp DNA ngoại lai vào bộ gen của phôi, thông thường là một sự kiện ngẫu nhiên tại một vị trí trên bộ gen. người ta có thể chèn hay thay thế gen một cách chính xác vào 1 vị trí đã định trước bằng kĩ thuật knock in, knock out hay kĩ thuật thay đổi trình tự nhỏ trên gen.
b. Chuyển gen thông qua tế bào gốc phôi
Có thể chuyển gen bằng cách chuyển biến đổi di truyền các tế bào gốc. Các phương pháp thường được dùng: chuyển NST, lai tế bào, dung hợp vi tiêm tế bào, chuyển DNA bằng calcium phosphate, vi tiêm DNA, sử dụng retrovirus vector và điện khoan. Các tế bào gốc phôi ở giai đoạn 16-32 tế bào được sử dụng để biến nạp gen bằng cách nhiễm với vector virus. Sau khi chọn ra các tế bào đã được biến nạp gen chuyển, tiến hành đưa chúng vào phôi khác ở giai đoạn phôi nang, để tạo động vật chuyển gen thể khảm. Tiếp đó người ta tiến hành lai tạo qua các đời, để thu được động vật đồng hợp tử về các tính trạng mong muốn đã được chuyển trước đó.
c. Chuyển gen thông qua tinh trùng
phương pháp chuyển gen thông qua tinh trùng rất đơn giản và chi phí lại rất thấp.
Một số kĩ thuật sử dụng trong chuyển gen tạo động vật chuyển gen
a. Chuyển gen thông qua tinh trùng kết hợp ICSI. Đầu tiên màng tinh trùng được làm thấm với Triton X-100, đông lạnh-giải đông, đông khô hay ngay cả REMI, trước khi ủ với DNA. Sau đó tinh trùng được thụ tinh với trứng thông qua ICSI. Phôi được nuôi cấy trong 3 ngày và các phôi sống được cấy truyền vào tử cung con mẹ mang.
b. Tiêm gen trực tiếp vào ống sinh tinh của cá thể đực. DNA được ủ với liposome hay sử dụng retrovirus và tế bào của biểu mô tinh hoàn được chuyển nhiễm in situ sau khi tiêm bên trong ống sinh tinh hay bên trong tinh hoàn. Tế bào có thể được nhiễm thông qua in vivo hay in situ. Các con đực này sau đó được ghép với các con cái hoang dại, thế hệ con được phân tích bằng PCR hay Southern blot để kiểm tra gen chuyển vào thế hệ con.
Biến nạp gen vào tế bào mầm in vitro và cấy ghép in vivo. Tinh hoàn được cắt ra thành từng mảnh nhỏ và tế bào mầm được thu nhận sau khi tách bằng enzyme hay cơ học. Tế bào sau đó được biến nạp in vitro với DNA ngoại lai trước khi cấy ghép vào ống sinh tinh chuột đã không sinh tinh được tạo ra do xử lí với busulfan hay chuột vô sinh di truyền. Các động vật được tiêm này sau đó giao phối với chuột cái hoang dại và thế hệ con được phân tích bằng PCR hay southern blot cho sự hiện diện di truyền.

Dộng vật mô hình trong nghiên cứu y sinh
Động vật có : đặc tính sinh học bình thường hoặc mang các bệnh lí mà các đặc tính sinh học hoặc tình trạng bệnh lí này có 1 hoặc nhiều điểm tương đồng với con người hay 1 loài động vật nào đó.
Các động vật có các đặc điểm như trên dùng trong nghiên cứu đựơc gọi là động vật mô hình.
Con vat dùng làm mô hình nhiều nhất là chuột..sau khi phat hiện tính trạng mong muốn trên chuột. thông qua phân tích gen của chuột này sẽ có thể tìm được gen tương quan căn cứ vào gen “mục tiêu” này để nghiên cứu chế tạo loại thuốc .
Công việc bắt dầu từ sau khi tìm ra gien mong muon yre6n chuột. ta tiến hành tách chiết gien đó. Sau khi tách chiết thì tiến hành đưa gien vào trong trứng chuột,có thể dùng phương pháp bắn gien , điện khoan. Nói chung là nhằm tạo ra động vật chuyển gien mong muốn. trứng mang gien chuyển đưa vào trong tử cung của chuột mang thai hộ. chuột mẹ sinh ra các chuột con. Chuột con là nhửng chuột chuyển gien.
Ý nghĩa
 Ngăn chặn và điều trị các bệnh bẩm sinh.
 Kháng sinh cho nhiều loại vi khuẩn.
 Chữa nhiễm độc ở trẻ em.
 tất cả các thông tin rút ra từ nghiên cứu ĐV có thể áp dụng trực tiếp trên người
ứng dụng
dùng trị bệnh cho con người
nghiên cuu các loại bệnh

---------- BỔ SUNG THÊM ----------

Di truyền học Nhiễm sắc thể


Tầm quan trọng của ruồi giấm Drosophila
Ruồi giấm thuộc lớp côn trùng (Insecta), bộ hai cánh (Diptera). Chúng rất thích mùi lên men của các hủ dưa vại cà và đặc biệt là những trái cây chín muồi như chuối, mít hay cam, chanh..., vì vậy chúng được biết dưới cái tên thông dụng là ruồi giấm hay "ruồi trái cây" (fruit-flies). Ruồi giấm phân bố rộng khắp các vùng ôn đới và nhiệt đới trên hành tinh chúng ta.
Mỗi cặp ruồi giấm sinh được hàng trăm con trong một lứa;
- Vòng đời ngắn, chỉ có hai tuần lễ là chúng có thể nhanh chóng đạt tới tuổi trưởng thành để tham gia sinh sản; và chu kỳ sống có thể rút xuống còn 10 ngày, nếu ở nhiệt độ 25oC. Các ruồi cái trưởng thành về mặt sinh dục nội trong 12 giờ, và chúng lại đẻ trứng hóa nhộng trong hai ngày..
- Sau khi giao phối, các con cái có thể bảo quản các tinh trùng, vì vậy cần thiết phải tiến hành các phép lai với các con cái đang còn trinh (virgin). Ruồi cái còn trinh có thể dễ dàng nhận ra qua màu cứt su (meconium) hay xám nhợt của cơ thể chúng và phân nhộng dưới dạng chấm đen có thể nhìn thấy xuyên qua vùng bụng.
Ruồi giấm Drosophila tương đối dễ nuôi, và dễ dàng phân biệt đực-cái ở các giai đoạn non và trưởng thành để cách ly và tiến hành lai. Bên cạnh sự phân biệt ngoại hình các ruồi non còn trinh như đã nói trên, ở giai đọan trưởng thành ruồi đực thường khác với ruồi cái ở các điểm sau: cơ thể bé hơn; vùng bụng dưới có ba vạch đen với vạch dưới cùng rộng, trong khi ruồi cái có năm vạch rời nhau; chỏm bụng ở con đực hơi tròn và ở con cái nhọn.
Bộ nhiễm sắc thể đầy đủ của các tế bào soma ruồi giấm chỉ có bốn cặp, 2n = 8 . Toàn bộ bộ gene của Drosophila đã được xác định trình tự trong thời gian gần đây.
Ruồi giấm có nhiều tính trạng, đặc biệt là các thể đột biến tự phát như mắt trắng hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm (như thân đen, cánh ngắn, cánh quăn, mắt nâu...); các tính trạng này có thể phân biệt bằng mắt thường, kính lúp hoặc kính hiển vi quang học.
Các tế bào tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm có chứa các nhiễm sắc thể khổng lồ đa sợi ; đây là điểm thuận lợi cho việc xác định các phần cụ thể của các nhiễm sắc thể. Các băng này tự chúng không phải là các gene nhưng rất hữu ích cho việc lập bản đồ các gene trên các nhiễm sắc thể.
Các tính trạng được kiểm soát về mặt di truyền của ruồi giấm
Một quần thể bình thường của ruồi giấm Drosophila bao gồm các con ruồi điển hình có thân xám, cácnh dài và mắt đỏ. Dạng ruồi giấm này là phổ biến nhất, và được các nhà di truyền học xếp vào kiểu dại (wild type).
Nhiều dạng đột biến cũng được phát hiện trong tự nhiên. Một con ruồi đột biến có một xuất phát điểm di truyền ít nhất là một trong số các tính trạng của dạng ruồi giấm bình thường. Các tính trạng đột biến được biết đến bằng một tên gọi. Ví dụ:
Một quần thể bình thường của ruồi giấm Drosophila bao gồm các con ruồi điển hình có thân xám, cácnh dài và mắt đỏ. Dạng ruồi giấm này là phổ biến nhất, và được các nhà di truyền học xếp vào kiểu dại (wild type).
Nhiều dạng đột biến cũng được phát hiện trong tự nhiên. Một con ruồi đột biến có một xuất phát điểm di truyền ít nhất là một trong số các tính trạng của dạng ruồi giấm bình thường. Các tính trạng đột biến được biết đến bằng một tên gọi. Ví dụ:
đột biến tên gọi ký hiệu đặc tính
mắt trắng trắng (white) w lặn
thân đen mun mun (ebony) e lặn
cánh ngắn ngắn (vestigial) vg lặn
mắt nâu nâu (brown) bw lặn
mắt thỏi (Bar) Bar B trội
Các thể đột biến lặn được ký hiệu bằng các chữ cái viết thường, và các tính trạng trội tương ứng được biểu thị bằng các chữ cái viết hoa.
Sự di truyền liên kết với giới tính (sex-linked inheritance)

Đặc điểm di truyền của các gen trên nhiễm sắc thể X và Y
Bản chất của các nhiễm sắc thể giới tính X và Y là khác nhau . Trong khi nhiễm sắc thể X thường rất lớn và mang nhiều gene kiểm soát chủ yếu các tính trạng thường, thì nhiễm sắc thể Y lại rất bé và chứa ít gene. Vì vậy sự di truyền liên kết với giới tính (sex-linked inheritance), tức sự di truyền của các gen trên các nhiễm sắc thể giới tính cũng khác nhau.
Sự di truyền liên kết - X
Bình thường màu mắt của ruồi giấm có màu đỏ. Trong một quần thể Drosophila nuôi qua nhiều thế hệ, Morgan đã phát hiện một thể đột biến mắt trắng ở ruồi đực . Khi cho lai giữa ruồi đực mắt trắng này với ruồi cái mắt đỏ thuần chủng, ở đời con F1 nhận được tất cả mắt đỏ (đúng như kỳ vọng allele mắt trắng là lặn). Sau khi cho tạp giao các ruồi F1 với nhau, ở F2 thu được 2.459 ruồi cái mắt đỏ, 1.011 ruồi đực mắt đỏ và 782 ruồi đực mắt trắng. Nhìn chung, tỷ lệ đỏ : trắng không gần với tỷ lệ 3:1. Tuy nhiên, kết quả bất ngờ là tất cả các con ruồi mắt trắng đều là đực (hình 4.7a)! Hơn nữa, khi cho ruồi đực mắt trắng lai với ruồi cái mắt đỏ F1, đời con sinh ra gồm cả hai loại mắt đỏ và trắng ở mỗi giới tính với tỷ lệ tương đương. Điều đó chứng tỏ tính trạng mắt trắng phân bố ở cả hai giới, chứ không phải chỉ ở giới đực. Mặt khác, khi tiến hành phép lai nghịch giữa ruồi cái mắt trắng ở F2 trong thí nghiệm nói trên với ruồi đực mắt đỏ, kết quả thu được khác với phép lai thuận trước đây, tất cả ruồi cái mắt đỏ và tất cả ruồi đực mắt trắng.
Với các kết quả đó, Morgan cho rằng các tính trạng mắt đỏ và mắt trắng này di truyền liên kết giới tính, do các allele trội (w+) và (w) lặn tương ứng nằm trên nhiễm sắc thể X kiểm soát; ở con cái là XX và ở con đực là XY. Và thuật ngữ bán hợp tử (hemi-zygote) được ông dùng để mô tả trường hợp này.
Ta có thể tóm tắt các đặc điểm của sự di truyền liên kết X như sau: (1) Một cơ thể cái dị hợp tử sẽ truyền allele lặn cho một nửa con cái và một nửa con đực của nó. (2) Allele lặn ở con đực tồn tại ở trạng thái bán hợp tử sẽ biểu hiện ra kiểu hình lặn (nên kiểu hình lặn này phổ biến ở giới đực), và con đực sẽ truyền allele lặn này cho các con cái (female) của nó. (3) Hiện tượng di truyền allele lặn từ bố cho con gái và biểu hiện ở cháu ngoại trai như thế rõ ràng là có sự cách quãng thế hệ, và nó được gọi là di truyền chéo. (4) Nói chung, việc nhận biết một tính trạng nào đó tuân theo quy luật di truyền liên kết-X có thể dựa vào các tỷ lệ kiểu hình khác nhau từ các phép lai thuận nghịch, hoặc sự phân bố không đều của các kiểu hình ở hai giới, hoặc bằng cách sử dụng "phép thử độc lập" (quy tắc nhân).
Sự di truyền liên kết-Y
Nói chung, nhiễm sắc thể Y rất bé, chứa ít gene. Nhiễm sắc thể Y ở ruồi giấm hầu như không mang gene, trong khi đó ở người có 48 gene đã biết trình tự trong tổng số hơn 200 gene được ước tính là chứa trong khoảng 50 triệu cặp base (OMIM-NCBI 2005). Ở hai đầu mút của nhiễm sắc thể Y có hai vùng được gọi là các vùng giả nhiễm sắc thể thường (pseudoautosomal regions;) bởi vì các gene định khu bên trong chúng (cho đến nay chỉ phát hiện được 9 gene) đều được di truyền giống như bất kỳ các gene nào thuộc nhiễm sắc thể thường. Và sự trao đổi chéo giữa X và Y chỉ có thể xảy ra ở hai vùng tương đồng rất nhỏ này của Y.
Mặc dù 95% của nhiễm sắc thể Y nằm giữa các vùng giả tương đồng, nhưng số gene được phát hiện ở đây là chưa tới 80. Một số gene này mã hóa các protein dùng chung cho tất cả các tế bào (và cả hai giới tính). Những gen còn lại mã hóa các protein hình như chỉ hoạt động trong các tinh hoàn. Gene chủ chốt nhất ở nhóm sau là gene xác định tinh hoàn TDF, hay gene SRY, định khu trên vai ngắn ngay bên ngoài vùng giả nhiễm sắc thể thường . Các tính trạng được quy định bởi các gene nằm ở vùng không tương đồng này của Y được di truyền theo đường thẳng (straightforward), nghĩa là: (i) Chúng chỉ biểu hiện ở nam giới; và (ii) chúng luôn luôn được truyền từ bố cho con trai.
BuiXuanTung
BuiXuanTung
THẠC SĨ
THẠC SĨ

Tổng số bài gửi : 450
Điểm : 18132
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1967
Join date : 20/04/2010
Age : 57
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://HOCHANH.FORUM-VIET.NET

Về Đầu Trang Go down

ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN  Empty Re: ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN

Bài gửi by BuiXuanTung 25/6/2010, 21:11

Trích dẫn:
Ngành động vật Da gai (Echinodermata)
1. Đặc điểm chung của động vật da gai
Đối xứng cơ thể: Cơ thể động vật da gai trưởng thành và ấu trùng khác nhau về đối xứng, ấu trùng có đối xứng 2 bên còn trưởng thành có đối xứng toả tròn, thường là bậc 5. Định hướng cơ thể không phải là “đầu - đuôi” mà là “cực miệng - cực đối miệng” nằm trên trục đối xứng. Cũng từ sai khác nhau về kiểu đối xứng giữa trưởng thành và ấu trùng mà thấy được sự đối xứng toả tròn của trưởng thành chỉ là biến đổi thứ sinh bắt nguồn từ đối xứng hai bên của tổ tiên. Tính chất đối xứng toả tròn của động vật da gai trưởng thành thể hiện ở cấu tạo ngoài và sự sắp xếp của các nội quan. Các tấm xương, các gai, hệ chân ống... trên bề mặt cơ thể được sắp xếp thành 10 vùng dạng múi (ở các lớp Cầu gai, Hải sâm) hay dạng cánh (ở các lớp Sao biển, Đuôi rắn), trục đối xứng đi qua lỗ miệng, 10 vùng này được chia thành 5 vùng phóng xạ (radius) có chứa chân ống nên được gọi là vùng chân ống (ambulacral zones) và 5 vùng gian phóng xạ (interradius zones) không chứa chân ống nên được gọi là vùng gian chân ống (interrambulacral zones). Ở tư thế bình thường, trục cơ thể theo hướng thẳng đứng, lỗ miệng nằm ở phía dưới, hậu môn nằm phía trên hay ngược lại. Ở lớp Hải sâm là một trường ngoại lệ, trục cơ thể nằm ngang.

Thành cơ thể cấu tạo bởi 3 lớp: Lớp tế bào biểu mô ngoài cấu tạo một tầng, có tiêm mao vận động để tạo nên dòng nước đưa thức ăn và ô xy cung cấp cho cơ thể và thải chất cặn bã ra ngoài. Trong lớp biểu mô này còn có các tế bào tuyến tiết chất nhầy, chất dính, chất độc hay chất phát sáng.
Lớp mô liên kết tạo thành 3 tầng khác nhau là tầng cơ trong cùng, tầng mô liên kết ở giữa và tầng biểu mô có bộ xương giáp với biểu mô ngoài. Về nguồn gốc thì bộ xương được hình thành từ lá phôi giữa, do các tế bào mô liên kết lấy CaCO3 từ nước biển, lúc đầu tạo thành các hạt nhỏ, dần dần liên kết lại thành tấm xương hay mảnh xương nâng đỡ các chân ống. Như vậy bộ xương của động vật da gai khác hẳn với bộ xương của thân mềm và chân khớp về nguồn gốc
Lớp biểu mô thành thể xoang gồm các tế bào biểu mô có tiêm mao.
Xoang cơ thể thứ sinh (thể xoang) phát triển tùy theo nhóm. Ở huệ biển thì thể xoang bị mô liên kết phát triển lấp đầy, ở đuôi rắn thể xoang bị thu hẹp lại, còn ở cầu gai và sao biển và các nhóm khác thì rất phát triển. Dịch thể xoang bao quanh nội quan, có thành phần rất giống với nước biển. Ngoài ra có nhiều protein, tế bào thực bào và các tế bào sắc tố. Chức phận của thể xoang là vận chuyển chất dinh dưỡng và chất bã... Mặt khác, thể xoang có sự phân hoá về cấu tạo, đảm nhận các chức phận khác nhau, gồm hệ ống dẫn nước - hệ chân ống, hệ tuần hoàn (hệ xoang máu giả) và phức hệ cơ quan trụ
Hệ thống ống dẫn nước của động vật da gai là một cấu tạo đặc trưng, chúng được bắt nguồn gốc từ túi thể xoang của ấu trùng. Hệ thống ống dẫn này lấy nước từ môi trường ngoài thông qua tấm sàng (madreporit) là cơ quan lọc nước nằm ở cực đối miệng. Hệ thống ống dẫn nước gồm có ống dẫn nước vòng quanh hầu, từ đó toả ra các ống dẫn nước phóng xạ. Dọc theo ống phóng xạ, về phía 2 bên có các cặp ampun thông với chân ống ở phía dưới. Ampun ở một số nhóm còn hoạt động như giác quan hoá học và tham gia bắt mồi. Chân ống được các tấm xương nâng đỡ tạo thành 2 dãy chân ống dưới mỗi cánh tay (sao biển), có thành mỏng, không có cơ vòng mà chỉ có cơ dọc, chúng duỗi ra nhờ ampun dồn nước vào, do có van một chiều không cho nước dồn trở lại ống phóng xạ. Số lượng chân ống có thể tới 2.000 cái, chúng hoạt động phối hợp với nhau khi di chuyển nhờ điều chỉnh áp lực trong hệ ống dẫn nước. Sức bám của chân ống lên nền cứng một phần nhờ tương tác ion, phần khác nhờ hoạt động của tế bào tuyến kép như đã gặp ở giun giẹp. Nước từ tấm sàng đến ống nước vòng qua ống đá vì có thành cứng, được gia cố bằng các gai đá vôi. Ngoài ra trên các ống dẫn nước vòng có túi pôli và thể tideman dự trữ nước. Ngoài ra thể tideman còn lọc nước để tạo ra dịch thể xoang và thải chất bài tiết. Ngoài ra chân ống còn là nơi trao đổi khí.

Hệ tuần hoàn và hệ xoang máu giả: Cùng với hệ ống dẫn nước, hệ tuần hoàn và hệ xoang máu giả là đặc điểm rất đặc trưng của động vật da gai. Điển hình có vòng tuần hoàn quanh miệng, có 5 ống tuần hoàn phóng xạ. Ngoài ra có vòng tuần hoàn đối miệng và cấc ống tuần hoàn đi vào tuyến sinh dục. Vòng quanh miệng và vòng đối miệng nối với nhau bằng phức hệ cơ quan trụ. Lưu ý rằng ở động vật da gai không có mạch máu mà chỉ khe xoang, do vậy hoạt động tuần hoàn thực sự không có. Hệ xoang máu giả là một bộ phận của thể xoang, bao gồm vòng máu giả quanh miệng, các ống máu giả đi vào các vùng phóng xạ. Chức phận của hệ máu giả là nuôi dưỡng hệ thần kinh. Dùng thức ăn có đánh dấu bằng 14C, có thể theo dõi đường đi của thức ăn từ ống tiêu hoá đến hệ máu giả và cuối cùng đến hệ sinh dục

Phức hệ cơ quan trụ là cơ quan đặc trưng ở động vật da gai, phát triển mạnh nhất ở các lớp Sao biển, Cầu gai, Đuôi rắn, nhưng không có ở Hải sâm,
Huệ biển. Cấu tạo gồm có các bô phận là các ống dẫn nước hình trụ chạy dọc có cấu tạo xốp, có khả năng tạo ra các tế bào amip, tham gia bài tiết và các tấm sàng có khả năng lọc nước.
Hệ thần kinh có 3 bộ phận khác nhau, cấu tạo đối xứng toả tròn: 1) Bộ phận chủ yếu là mạng thần kinh miệng hay là hệ thần kinh ngoài (ectoneural system) nằm ở mặt miệng. Gồm có
vòng thần kinh trung tâm bao quanh hầu, thực quản và các dây thần kinh phóng xạ nằm ở lớp biểu mô. Từ các dây phóng xạ có 2 dây thần kinh đi tới nội quan, chức năng chủ yếu là thụ cảm. 2) Mạng thần kinh dưới da (hyponeural system) nằm phía dưới mạng thần kinh miệng, kém phát triển, điều khiển vận động của nội quan. 3) Mạng thần kinh đối miệng hay mạng thần kinh trong (entoneural system) có mối liên với biểu mô thể xoang

Cơ quan cảm giác nhìn chung kém phát triển. Cơ quan thị giác và thăng bằng chuyên hoá ở dạng đơn giản. Bên cạnh đó có các tế bào cảm giác như xúc giác, khứu giác và vị giác nằm rải rác ở chân ống, tua miệng...
Nhìn chung hệ thần kinh của động vật da gai còn giữ nhiều nét cổ, thể hiện mạng thần kinh miệng và mạng thần kinh dưới da còn nằm trong biểu mô hay nằm ngay dưới biểu mô. Xu hướng tập trung tế bào thần kinh thành hạch không rõ.
Chỉ có động vật da gai mới có mô liên kết biến đổi hay được gọi là mô gom (catch tisue). Đặc tính của mô này là khi bị kích thước thì chúng thoắt cứng hay thoắt mềm. Khả năng biến đổi nhanh chóng này giúp cho động vật da gai có thể bắt mồi, di chuyển và tự cắt phần cơ thể để thoát thân khi bị kẻ thù tấn công.
Động vật da gai có hệ hô hấp phát triển yếu hay thiếu, chức phận trao đổi khí được tiến hành qua da, nhất là qua thành chân ống hay qua "mang" (là các túi trên các tay thực chất là biến đổi của các phần xoang cơ thể), phổi hình búi như ở lớp Hải sâm.
Cơ quan tiêu hoá không có đối xứng toả tròn, ống tiêu hoá dài, uốn khúc, được dính vào thành cơ thể nhờ các màng treo ruột. Do lối ăn khác nhau nên cấu tạo ống tiêu hoá khác nhau. Ví dụ như ở các lớp Hải sâm, Cầu gai, Huệ biển có hầu, còn ở các lớp Đuôi rắn và Sao biển không có hầu. Ở Đuôi rắn không có cả ruột sau và hậu môn.
Động vật da gai không có cơ quan bài tiết. Sự bài tiết chủ yếu do các tế bào amip trong xoang cơ thể đảm nhận.
Hệ sinh dục cấu tạo khá đơn giản, các tuyến sinh dục thường xếp đối xứng toả tròn hay hình ống dài như ở lớp Hải sâm. Động vật da gai có khả năng tái sinh cao, một nửa cơ thể của lớp Hải sâm hay Đuôi rắn hay thậm chí một cánh tay của lớp Sao biển cũng có thể tái sinh cho một cá thể. Khả năng này này ở các lớp Cầu gai và Huệ biển thì ít hơn.
2. Sinh sản và phát triển của động vật da gai
Thụ tinh trong nước biển, trứng phân cắt hoàn toàn, phóng xạ và xác định. Lấy cầu gai làm ví dụ: Ở giai đoạn 8 phôi bào, các phôi bào ở cực sinh học và cực dinh dưỡng đều giống nhau về kích thước, nhưng ở giai đoạn 16 phôi bào các phôi bào đã phân hoá và là mầm của các phần khác nhau của cơ thể sau này (8 phôi bào ở cực sinh học là mầm của lá phôi ngoài, còn 4 phôi bào lớn ở cực dinh dưỡng là mầm lá phôi trong và 4 phôi bào nhỏ ở cực dinh dưỡng sẽ cho nhu mô của ấu trùng). Trứng của một số động vật da gai khác phân cắt hoàn toàn và đều. Phôi vị được hình thành bằng cách lõm vào, trong quá trình hình thành phôi vị, nhu mô của ấu trùng từ 4 phôi bào nhỏ ở cực dinh dưỡng phân chia và tách thành các phôi bào vào phôi nang. Các tế bào này là mầm bộ xương của cơ thể sau này. Lá phôi giữa được hình thành theo kiểu lõm ruột, nghĩa là đáy của xoang ruột nguyên thuỷ phân hoá thành một túi và túi này sớm tách thành 2 phần ở 2 bên để hình thành nên lá phôi giữa từ thể xoang chính thức. Song song với quá trình hình thành thể xoang ở bên trong, miệng phôi bịt lại rồi lá phôi ngoài lại lõm vào đúng vị trí đó, thông với xoang ruột nguyên thuỷ để hình thành hậu môn. Ở vị trí đối diện lá phôi ngoài lõm vào thông với phần đáy của xoang ruột nguyên thuỷ để hình thành lỗ miệng. Như vậy miệng của động vật da gai trưởng thành là miệng thứ sinh (deuterostomia) không trùng với miệng phôi

Quá trình phôi vị hoá ở động vật da gai cho thấy ống tiêu hoá sớm chia thành 3 phần là ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Có miệng và hậu môn nằm ở mặt bụng. Miệng là phần đáy của một hốc lõm và có vành tiêm mao bao quanh. Hai bên ông tiêu hoá có đôi túi thể xoang chính thức. Ấu trùng của tất cả động vật da gai ở giai đoạn này có đối xứng hai bên, gọi là ấu trùng dipleurula (ấu trùng đối xứng hai bên). Hai túi thể xoang sau đó sẽ chia thành 3 đôi túi thể xoang là đôi túi trước, đôi túi giữa và đôi túi sau. Quá trình biến đổi tiếp theo của 3 đôi túi thay đổi theo từng nhóm về chi tiết: Đôi túi sau sẽ biến đổi thành phần chính của thể xoang. Túi giữa phải và đôi khi cả túi trước phải bị tiêu biến. Túi trước trái hình thành phức hợp cơ quan trụ, túi trái giữa hình thành phần còn lại của hệ thống dẫn nước.
Từ ấu trùng dipleurula là dạng chung của tất cả động vật da gai, sẽ hình thành các dạng ấu trùng đặc trưng cho mỗi nhóm, sai khác nhau chủ yếu là mức độ phát triển và hình thành của vành tiêm mao và các nhánh trên cơ thể. Ấu trùng của Cầu gai là Echinopluteus, của Đuôi rắn là Ophiopluteus, của Sao biển là Bipinaria và của Hải sâm là Auricularia . Đáng chú ý là cầu gai và đuôi rắn trưởng thành chỉ được hình thành từ một phần của ấu trùng, phần còn lại không tham gia biến đổi (giống như sự phát triển của giun vòi).

3. Hệ thống học động vật da gai
Với số lượng hoá thạch rất lớn, tới 13.000 loài và khoảng 6.500 loài hiện sống chứng tỏ động vật da gai khá phong phú. Người ta đã chia động vật Da gai thành 2 phân ngành là Pelmatozoa và phân ngành Eleutherozoa.
Các loài trong Pelmatozoa thường sống định cư, có cuống bám về phía cực đối miệng. Trên cực miệng có lỗ miệng và lỗ hậu môn, lỗ thông nước và lỗ sinh dục. Phân ngành Pelmatozoa có một lớp hiện sống là Huệ biển (Crinoidea) và các lớp đã hoá thạch là Quả biển (Carpoidea), Cầu biển (Cystoidea), Nụ biển (Blatoidea), Hộp biển (Edrioasteroidea).
Phân ngành Eleutherozoa thường sống tự do, lỗ miệng và hậu môn ở về hai cực. Chia làm các lớp Sao biển (Asteroidea), Đuôi rắn (Ophiuroidea), Cầu gai (Echinoidea) và Hải sâm (Holothuroidea). Ngoài ra có 2 loài sao biển ở biển sâu được một số tác giả tách thành 1 lớp riêng, được gọi là Concentricycloidea đang được bàn luận thêm về vị trí phân loại.
3.1 Phân ngành Pelmatozoa
Phân ngành này chỉ có một lớp là lớp Huệ biển (Crinoidea).
3.1.1 Cấu tạo cơ thể
Huệ biển là nhóm động vật da gai cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay, có khoảng 5000 loài hoá thạch và hơn 600 loài hiện sống. Phần lớn huệ biển sống bám với cuống dài, một số ít sống tự do (hình 11.7A).
Ở nhóm huệ biển sống bám thì cơ thể được chia thành 3 phần là đế bám, cuống và cánh (gồm có đài hình đĩa và các tua dài). Đế là phần rễ bám chắc vào giá thể. Cuống gồm có nhiều đốt khớp lại với nhau, nhờ có hệ cơ điều khiển nên có thể cử động được. Phần đài hình đĩa, ở giữa đáy là tấm lưng (đĩa trung tâm) từ đó xuất phát các tay. Huệ biển có 5 cánh tay phóng xạ, mỗi cánh có chia đôi nhiều lần để cho số lượng cánh tay là bội số của 5 (10, 20, 40...). Các tay này khớp động với đĩa trung tâm và có thể cắt rời dễ dàng và khả năng tái sinh cao. Trên cánh tay có 2 dãy gai, giữa các cánh tay về phía trên là mặt miệng. Trên mặt miệng có lỗ miệng, lỗ hậu môn và các rãnh phóng xạ tới các cánh tay. Ở nhóm huệ biển sống tự do thì cấu trúc cơ thể bị mất cuống, quanh tấm lưng có nhiều cành cong xếp phóng xạ, thoạt nhìn giống như rễ chung của cây. Hình thái và số lượng của gai cánh, đặc điểm các tấm xương dùng để phân loại huệ biển
Hệ thống ống dẫn nước gồm có vòng quanh miệng và 5 ống dẫn nước phóng xạ có nhánh tới các gai cánh. Từ vòng ống dẫn nước quanh miệng có nhiều (hoặc 5) ống đá mảnh treo trong thể xoang. Thể xoang cũng liên hệ với nước xung quanh nhờ vào hàng trăm lỗ nhỏ quanh miệng. Phần này tương đương với tấm sàng của các nhóm động vật da gai khác. Di chuyển của huệ biển chủ yếu là hoạt động của các cánh tay.
Ống tiêu hoá bắt đầu từ lỗ miệng, tới thực quản, tiếp theo là ruột uốn cong, cuộn khúc rồi đổ ra hậu môn nằm cùng phía với miệng. Đổ vào ruột có các tuyến phụ đó là gan. Thức ăn của huệ biển là các động vật bé, được tập trung nhờ vào dòng nước theo các rãnh hướng về lỗ miệng. Các gai miệng cũng góp phần vào việc bắt mồi.
Hệ tuần hoàn có vòng quanh miệng là nơi tập trung nhiều máu được gọi là cơ quan xốp. Trên đĩa thân và thành ruột có mạch máu phát triển. Không có hệ máu giả, thể xoang tiêu giảm chỉ còn lại một khoang 5 ngăn xếp phóng xạ ở phía đối miệng. Thiếu hệ hô hấp và bài tiết.
Hệ thần kinh có 2 phần xếp đối xứng nhau là phần miệng (hệ ngoài) và phần đối miệng. Phần miệng có vòng thần kinh quanh miệng, có 5 dây phóng xạ nằm trong lớp biểu mô dưới rãnh chân ống. Dây thần kinh phóng xạ có các nhánh đi tới các gai cánh. Chú ý vị trí của hệ thần kinh ở biểu mô là thể hiện tính chất nguyên thuỷ của Huệ biển. Hệ thần kinh đối miệng rất phát triển, có một khối thần kinh nằm trong xoang 5 ngăn, từ đó có 5 dây thần kinh phóng xạ có nhánh đi tới gai cánh. Huệ biển không có giác quan chuyên hoá.
Hệ sinh dục có cấu tạo rất đặc trưng, phân tính. Từ xoang 5 ngăn có cơ quan trụ hướng về phía miệng và tận cùng là dải sinh dục. Tiếp theo là 5 dải tế bào của tuyến sinh dục hướng về 5 cánh. Các dải tế bào này phân nhánh theo cánh tay và kết thúc bằng các túi trong gai cánh. Các túi này có lớp tế bào trong hình thành nên tế bào sinh dục nên người ta coi mỗi túi là một tuyến sinh dục. Sản phẩm sinh dục trong túi được chuyển vào trong nước nhờ các vết nứt ở vị trí ổn định của gai cánh.
3.1.2 Sinh sản và phát triển
Thụ tinh ngoài. Trứng phát triển thành ấu trùng đặc trưng là doliolaria dạng thuỳ có 5 vành tiêm mao. Sau khi bám vào giá thể, ấu trùng phân hoá thành dạng ấu trùng cystoid gồm có đĩa trung tâm và cuống. Tiếp theo hình thành dạng ấu trùng pentacrinus có đối xứng toả tròn. Giai đoạn tiếp theo ở huệ biển có cuống thì kéo dài và sống bám, còn ở huệ biển sống tự do, tự cắt rời cuống, chuyển sang sống tự do
3.1.3 Phân loại
Các loài huệ biển hiện sống có khoảng hơn 600 loài, trong đó có khoảng 75 loài huệ biển có cuống và 540 loài huệ biển không có cuống.
Các loài hoá thạch tới 5.000 loài, xuất hiện từ đầu kỷ Cambri và thịnh hành đến cuối Cacbon. Một số loài có kích thước lớn, cuống dài tới 2 mét. Huệ biển có cuống xuất hiện trước, còn huệ biển không có cuống xuất hiện muộn hơn (đầu kỷ Jura).
Ở vùng biển Việt Nam có khoảng 60 loài huệ biển. Các họ có số lượng loài nhiều hơn là Comasteridae, Himerometridae, Mariometridae. Các loài thường gặp là Comatula pectinata, Comathus parvicira và Zygometra comma
3.2 Phân ngành Eleutherozoa
3.2.1 Lớp Sao biển (Asteroidea)
a. Đặc điểm cấu tạo: Là nhóm động vật có cấu tạo điển hình của động vật da gai. Hình dạng của động vật sao biển là hình sao, có đối xứng toả tròn bậc 5, gồm có 1 đĩa trung tâm và 5 hay nhiều cánh (tới 45 cánh) xếp xung quanh.
Trên cơ thể có thể phân biệt được các đường phóng xạ là những đường đi từ tâm đĩa ra tới tận đầu cánh tay, còn các đường gian phóng xạ là những đường xuất phát từ tâm đĩa đi tới rìa đĩa và nằm giữa 2 cánh tay. Khi bò trên giá thể, lỗ miệng nằm ở phía dưới, còn hậu môn ở về phía đối diện. Sao biển di chuyển nhờ vào hệ chân ống nằm phía dưới của mỗi cánh tay.
Thành cơ thể có lớp biểu mô có tiêm mao ở ngoài cùng. Lớp mô liên kết ở phía dưới và trong cùng là lớp biểu mô thành thể xoang. Trong lớp mô liên kết có các tấm xương đá vôi phát triển, lúc đầu là các thể nhỏ, sau đó là thành các tấm lớn. Bộ xương phát triển và phân vùng như sau: Trên mỗi cánh có 2 dãy tấm chân ống ở mặt bụng xếp 2 bên rãnh giữa của cánh. Ngoài ra còn có 2 dãy tấm kề chân ống và 2 bên mỗi tay có các tấm bờ trên và dưới. Các tấm chân ống gắn với nhau từng đôi một và cặp này khớp động với nhau nhờ các cơ chằng. Ở trên mặt đối miệng, bộ xương chỉ một số tấm gắn với nhau, trong số đó có tấm sàng lớn hơn và có màu sắc sáng hơn các tấm khác. Trên tấm sàng có các lỗ nhỏ. Trên bề mặt của các tấm đá vôi có các gai toả ra xung quanh. Các tấm trên mặt đối miệng sắp xếp theo kiểu mái ngói, kiểu lưới hay lát gạch tùy từng nhóm

Sao biển di chuyển được là nhờ hệ thống ống dẫn nước chứa đầy dịch lỏng. Nước qua lỗ tấm sàng tập trung vào ống đá có thành là đá vôi và đổ vào ống dẫn nước quanh miệng. Sau đó nước từ ống dẫn nước quanh miệng toả ra 5 ống dẫn nước phóng xạ trong 5 cánh. Từ ống dẫn nước phóng xạ này, nước lại vào các ampun và chân ống, sau đó xuyên qua tấm chân ống để ra ngoài. Trong khi di chuyển thì Sao biển sẽ dồn nước từ ống dẫn nước vào chân ống làm chân ống kéo dài ra, bám vào giá thể rồi co lại để kéo cơ thể nhờ dồn nước vào ampun. Tiếp tục chân ống rời giá thể để thực hiện một bước mới. Sao biển di chuyển rất chậm, một phút chỉ đạt được khoảng 5 - 8cm.
Hệ tuần hoàn và xoang máu giả (gọi chung là hệ tuần hoàn giả) là một hệ thống kín nằm ngoài hệ thống ống dẫn nước. Xoang của hệ tuần hoàn giả là một phần của thể xoang, chứa dịch giống dịch thể xoang, có vách ngăn thẳng đứng chạy dọc, ở giữa là hệ khe hổng làm nhiệm vụ của hệ tuần hoàn. Vòng máu quanh miệng và vòng máu đối miệng liên hệ với nhau nhờ vào cơ quan trục. Máu có nhiều bạch cầu và nhận chất dinh dưỡng từ ruột đi nuôi cơ thể


Hệ tiêu hoá: Lỗ miệng của sao biển nằm giữa mặt miệng, có môi bé và mềm. Không có cơ quan chuyên hoá để bắt mồi hay nghiền mồi. Tiếp theo lỗ miệng là thực quản ngắn, sau đó là dạ dày hình túi, phình to và có nhiều nếp gấp. Sau dạ dày là ruột thẳng nối với hậu môn nằm ở mặt đối miệng. Một số sao biển không có hậu môn nên ống tiêu hoá bịt kín tận cùng. Sao biển còn có 5 đôi tuyến lớn nằm trong 5 cánh tiết dịch tiêu hoá đổ vào dạ dày. Sao biển là nhóm ăn thịt, thức ăn của chúng là cá, trai, ốc. Nếu con mồi lớn chúng sẽ lộn dạ dày ra ngoài và tiêu hoá ngoài cơ thể. Ngoài tự nhiên, sao biển thường tập trung ở các bãi nuôi thuỷ sản nên gây hại lớn.
Cơ quan hô hấp là mang da, là các phần lồi của da có chứa một phần thể xoang bên trong, thường nằm trên cực đối miệng hay ở 2 bên rãnh chân ống. Ngoài ra thành chân ống cũng là nơi trao đổi khí.
Sao biển không có hệ bài tiết riêng, các tế bào nằm trong thể xoang làm nhiệm vụ bài tiết. Khi có thể lạ xâm nhập vào cơ thể (ví dụ khi tiêm mực tàu vào thể xoang sao biển) thì các tế bào này bắt lấy thể lạ, sau đó chuyển ra ngoài cơ thể qua các phần biểu mô mỏng. Cũng có khi các tế bào này bắt thể lạ, tích lũy chúng dưới da hay nội quan, tạo thành các vùng hạt có màu
vàng. Các tế bào amip luôn được đổi mới nhờ cơ quan trục và tuyến tideman sinh ra chúng.
Phức hợp cơ quan trục nằm giữa trục cơ thể gồm có các phần chính sau: 1) Ống đá và tấm sàng của hệ thống ống dẫn nước, 2) Cơ quan trụ trong có mạch máu, 3) Khe hổng trụ trái và khe hổng phải của trục là các phần của thể xoang. Khe hổng trụ trái xuất phát từ vòng quanh miệng, còn khe hổng trụ phải có khả năng co bóp vận chuyển máu trong mạch, 4) Khe hổng sinh dục chứa dải sinh dục, từ dải này hình thành tế bào sinh dục. Dải sinh dục bắt đầu từ hệ trục trên cực đối miệng và mầm của tuyến sinh dục được hình thành từ đây. Tế bào sinh dục trên dải sinh dục không phát triển đến tận cùng.
Hệ thần kinh rất điển hình cho ngành động vật da gai, có 3 mạng thần kinh là hệ ngoài, hệ dưới da và hệ trong. Giác quan của sao biển phát triển kém. Cơ quan xúc giác là chân ống với 5 tua ngắn ở tận cùng 5 cánh. Ở gốc tua có mắt, cấu tạo đơn giản theo kiểu hố mắt nên chỉ có thể phân biệt được sáng và tối. Có thể sao biển cũng nhận biết được mùi vị. Trong thí nghiệm phá huỷ mắt, sao biển vẫn có thể bò về phía có miếng thịt bỏ trong bể nuôi.
Sao biển phân tính, có 5 đôi tuyến sinh dục chia nhánh ở gốc tay và ống dẫn sinh dục ngắn đổ ra giữa tay.
b. Sinh sản, phát triển và sinh thái: Thụ tinh và phát triển ngoài, hình thành nên ấu trùng bipinnaria đặc trưng cho sao biển. Giai đoạn tiếp theo hình thành ấu trùng Brachiolaria. Sau một thời gian chìm xuống đáy để hình thành sao biển trưởng thành. Ngoài ra sao biển còn có khả năng tái sinh cao.
Là nhóm phân bố rộng nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực Bắc Thái Bình Dương. Chúng thích nghi với đáy cát, bùn cát, đá nhỏ, san hô. Chúng ít di động nhạy cảm với ánh sáng và độ mặn của nước biển.
c. Phân loại: Lớp Sao biển có khoảng 1.700 loài, chia làm 3 bộ:
Bộ Phanerozenia có các giống Linckia, Astropecten...
Bộ Forcipulata có giống Asterias…
Bộ Spinulosa có giống Acanthaster
Ở biển Việt Nam đã gặp khoảng 60 loài sao biển thuộc 2 bộ là Phanerozenia và Spinulosa. Các họ thường gặp là Astropectinidae, Luidiidae và Goniasteridae. Đại diện có loài chong chóng Astropecten velitaris, Luidia prionota, Crospidaster hesperus, Creaster nodosus, Linckia laucigata, L. laevigate, Anthenea pentagonula...
3.2.2 Lớp Đuôi rắn (Ophiuroidea)

a. Đặc điểm cấu tạo: Đuôi rắn có phần đĩa trung tâm và 5 tay khớp với đĩa trung tâm. Về hình dạng khá giống với sao biển, nhưng có sai khác quan trọng là cánh tay tách biệt với phần đĩa trung tâm, xương của cánh tay rất phát triển, đặc biệt 2 dãy tấm chân ống dính thành "cột sống" ẩn vào trong là các ống xương gồm nhiều đốt khớp vào nhau . Cánh tay có thể uốn sóng khi di chuyển. Chân ống kém phát triển giữ nhiệm vụ cảm giác và hô hấp là chính.
Nội quan: Hệ tiêu hoá thiếu ruột sau, hậu môn và túi gan. Hệ thần kinh cấu tạo theo kiểu 3 mạng thần kinh. Hệ tuần hoàn và xoang máu giả kém phát triển. Hệ sinh dục có sự hình thành 5 đôi túi sinh dục ở mặt miệng, gần gốc tay, có thành mỏng, thông với bên ngoài qua khe hẹp. Túi sinh dục vừa đảm nhận chức phận sinh dục vừa tham gia vào nhiệm vụ hô hấp.

b. Sinh sản, phát triển, sinh thái: Phân tính, thụ tinh trong, có trường hợp phát triển thành con non trong túi sinh dục. Phát triển trong nước qua giai đoạn ấu trùng Ophiopluteus, bơi lội tự do, tiếp theo hình thành con non rồi chìm xuống đáy để phát triển thành con trưởng thành. Có khả năng tái sinh cao, một số loài trong giống Ophiactis có thể sinh sản vô tính bằng cách cắt đôi thân qua đĩa thân, mỗi phần sẽ mọc thêm phần còn thiếu.
Đuôi rắn sống trong các đại dương, nhưng tập trung nhiều nhất là ở khu vực biển Ấn Độ Dương Tây Thái Bình Dương, độ sâu khoảng 6.700m, có đáy cát. Thức ăn chính của Đuôi rắn là chất vụn bã hữu cơ và các động vật nhỏ.
b. Phân loại: Hoá thạch tìm thấy ở kỷ Ocdovic. Hiện nay đã biết khoảng 2.100 loài, chia làm 2 bộ:
Bộ Tay phân nhánh (Euryale) có giống Asteronyx, Gorgonocephalus…
Bộ Tay không phân nhánh (Ophiurae) có các giống Ophiocantha, Ophiomastrix. Ở vùng biển Việt Nam đã biết khoảng 90 loài đuôi rắn. Các giống có nhiều loài là Ophiothrix, Ophiactis, Ophiocoma, Ophiomastrix…Phổ biến ở vịnh Bắc Bộ Amphioplus depressus, Ophiactis savigni lúc là con non có 6 cánh, lúc trưởng thành còn lại 5 cánh, Ophiothrix oxigua có 2 đường sọc đen và đường sọc màu trắng ở giữa mỗi cánh, thường sống ven bờ; loài Trichaster palmiferus sống vùng đáy cát hay đá, gặp ở Tây và Nam của vịnh Bắc Bộ. Các loài phân bố rộng là Ophiothrix longipeola; Ophiura crassa; Ophiscoma erinaeus...
3.2.3 Lớp Cầu gai (Echinoidea)
a. Đặc điểm cấu tạo cơ thể:
Cơ thể hình cầu, hình đĩa hay hình trứng, toả ra rất nhiều gai nhỏ ra xung quanh nên có tên gọi là cà ghim hay nhím biển, có đối xứng toả tròn bậc 5

Cực tiếp xúc với giá thể được gọi là cực miệng, phía đối diện được gọi là cực đối miệng. Do cầu gai có hình cầu nên không có cánh. Từ cực miệng đến cực đối miệng có 10 dãy đôi tấm xếp phóng xạ với 2 loại dãy xen kẽ nhau. Năm dãy gồm có 2 hàng tấm tương đối bé, mỗi tấm có 2 lỗ để chân ống từ trong thò ra ngoài nên tương ứng với dãy chân ống của Sao biển, còn gọi là dãy phóng xạ. Ở cực đối miệng dãy tấm chân ống được kết thúc bằng tấm mắt, có mắt đơn giản trên mỗi tấm. Xen kẽ với 5 dãy tấm chân ống có 5 dãy gồm 2 hàng tấm lớn hơn, không có lỗ, được gọi là dãy gian phóng xạ, dãy này tận cùng bằng tấm sinh dục, có lỗ sinh dục trên một tấm. Một trong 5 tấm sinh dục là tấm sàng, có nhiều lỗ thông với hệ ống dẫn nước. Như vậy là trên cực đối miệng có 5 tấm xếp xen kẽ với 5 tấm sinh dục lớn bao quanh vùng hậu môn.
Trên bề mặt tấm có các gai khớp với các hố nên có thể di động theo mọi hướng. Có 2 loại gai là gai thường (gai di chuyển) làm nhiệm vụ vận chuyển và gai kìm (cặp) để làm chức phận tự vệ. Gai kìm rất linh hoạt, có chứa chất độc, là cơ quan thu dọn rác bám vào thân động vật cầu gai và để bảo vệ cơ thể rất hiệu quả
Hệ tiêu hoá hình ống, kéo dài và cuộn 2 vòng trước khi đổ ra hậu môn. Cầu gai có một bộ phận nạo vét thức ăn rất độc đáo được gọi là đèn Aristôt do 25 tấm xương tạo thành. Mỗi đơn vị đối xứng của đèn Aristôt được gọi là piramit. Mỗi paramit do 2 mảnh ghép lại, chỗ giao nhau có răng, phía trên có xương nối (epiphis). Gai có thể bị mất đi và nhanh chóng mọc lại
Hệ chân ống rất phát triển, xoang cơ thể lớn chứa đầy dịch.Hệ tuần hoàn và hệ xoang máu giả có cấu tạo điển hình.
Hệ thần kinh giống đuôi rắn, cơ quan cảm giác có mắt và cơ quan thăng bằng. Cơ quan hô hấp chuyên hoá là 5 đôi mang phân nhánh nằm quanh miệng. Hệ sinh dục cấu tạo đơn giản, tuyến sinh dục phân tính dạng vòng, bao quanh ruột sau (con non), con trưởng thì hình túi. Một cách nhìn tổng quát, có thể hình dung sơ đồ cấu trúc cơ thể của Cầu gai là do cấu trúc cơ thể theo kiểu Sao biển có các cánh uốn cong về phía đối miệng và đỉnh cánh gắn với nhau ở cực đối miệng và các tấm xương ở cực miệng rất phát triển
b. Sinh sản, phát triển và sinh thái:
Cầu gai thụ tinh và phát triển ngoài qua giai đoạn ấu trùng echinopluteus đặc trưng cho động vật Cầu gai. Ấu trùng echinopluteus trải qua nhiều giai đoạn biến thái để hình thành con trưởng thành. Thức ăn của Cầu gai khác nhau tùy loài (tảo, động vật bám hay động vật di chuyển trên nền san hô, ăn chất mùn bã hữu cơ và các sinh vật nhỏ khác...). Cầu gai phân bố nhiều ở biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương, có loài sống tập trung thành đàn lớn, di chuyển dưới đáy nhờ sự phối hợp của gai và chân ống.
c. Phân loại: Có khoảng 800 loài hiện sống, 2.500 loài hoá thạch. Có 2 phân lớp:
Phân lớp Cầu gai đều (Regularia): Cơ thể cấu tạo điển hình, hình cầu. Hoá thạch xuất hiện sớm, từ kỷ Silua. Có các giống phổ biến như Strongylocentrotus, Echinarachninus
Phân lớp Cầu gai không đều (Irregularia): Cơ thể dẹt theo hướng miệng - đối miệng, hình đĩa hay hình túi, hậu môn không ở trên trục đối xứng mà chuyển sang mặt phẳng gian phóng xạ. Một số nội quan của một số nhóm bị tiêu giảm một phần. Hoá thạch xuất hiện muộn hơn, kỷ Jura. Có các giống phổ biến như Clypeaster, Spatangus.
Ở biển Việt Nam có khoảng 70 loài, gặp nhiều ở các vùng đáy đá, vùng biển san hô. Các giống có nhiều loài là Salmacis, Temnopleurus, Diadema, Clypeaster... Ở vịnh Bắc Bộ gặp khoảng 20 loài. Các loài thường gặp là Diadema setosum, Trymenotes gratilla có kích thước nhỏ sống từng đàn ở vùng triều đáy cát có độ sâu khoảng 50m, Laganum decagonate có vỏ mỏng gần như trong suốt, phân bố ở vùng có đáy bùn nhuyễn, Lovenia subcarinata, hình trứng dài 6cm, sống nơi đáy bùn hay nước sâu 10 - 35m.
3.2.4 Lớp Hải sâm (Holothuroidea)
a. Đặc điểm cấu tạo cơ thể:
Cơ thể có hình ống dài, trục cơ thể nằm ngang theo
hướng trước sau, có cấu trúc đối xứng 2 bên trên nền đối xứng toả tròn. Cơ thể phân biệt đầu trước có lỗ miệng, vành tua miệng, đầu sau có hậu môn. Mặt lưng ứng với 2 vùng phóng xạ, chân ống tiêu giảm, còn mặt bụng ứng với 3 vùng chân ống phát triển. Tua miệng là chân ống biến đổi thành (có từ 5 - 10 tua), một số nhóm hải sâm (nhóm Không chân - Apoda) thì chân ống hoàn toàn biến mất. Quanh hầu có vòng đá vôi gồm có 5 tấm phóng xạ xếp xen kẽ với 5 tấm gian phóng xạ. Vòng đá vôi này là chỗ bám của các cơ, góp phần bảo vệ vùng thần kinh quanh miệng. Ở hải sâm không có bộ xương ngoài, mà chỉ có thể xương nhỏ có hình dạng khác nhau, nằm rải rác trong lớp mô liên kết dưới biểu mô. Thành cơ thể dưới lớp biểu mô là lớp cơ dày, gồm có cơ vòng ở ngoài và 5 bó cơ dọc nằm tương ứng với các vùng phóng xạ. Tiếp theo là biểu mô thành thể xoang và xoang rộng.

Hệ tiêu hoá có ống ruột dài, cuộn vòng, trước khi đổ ra hậu môn thì phình to thành xoang huyệt. Thông với xoang huyệt có 2 cơ quan đặc trưng là phổi nước và cơ quan Cuvier. Cơ quan Cuvier có nhiệm vụ tự vệ, gồm có từ 10 - 100 túi tuyến ngắn, khi bị kích thích thì túi tuyến phóng ra ngoài khỏi huyệt, hình thành sợi dính cuốn lấy vật lạ
Hệ ống dẫn nước có cấu tạo điển hình của động vật da gai. Từ ống dẫn nước quanh miệng có ống đá và các túi pôli. Ở phần lớn hải sâm ống đá ngắn và miệng ống lơ lửng trong xoang. Có thể có một hay vài ống đá. Túi pôli cũng có một số chiếc và nằm trong vùng gian phóng xạ.
Hệ tuần hoàn tương đối phát triển, nhất là mạng mao mạch quanh ruột. Từ vòng máu quanh miệng xuất phát 5 mạch phóng xạ nằm giữa ống nước phóng xạ và dây thần kinh. Cũng từ vòng máu quanh miệng có mạch máu trên ruột và dưới ruột.
Hệ hô hấp là phổi nước, là 2 túi lớn, chia nhiều nhánh, nằm trong thể xoang ở 2 bên ruột. Phần cuối hai phổi đổ chung vào một ống, rồi đổ vào huyệt. Nước biển vào và ra phổi rất nhịp nhàng để trao đổi khí.
Không có cơ quan bài tiết riêng, các chất cặn bã được tập trung bằng tế bào amip trong thể xoang rồi được tống ra ngoài sau khi lách khỏi thành mỏng của phổi nước

 
Hệ thần kinh có vòng hầu và 5 dây thần kinh phóng xạ. Tua miệng giữ nhiệm vụ xúc giác. Hải sâm không có mắt. Một số hải sâm có khoảng 10 (hay ít hơn) bình nang ở phía trước gần chỗ xuất phát của dây thần kinh phóng xạ. Hải sâm khác với các động vật da gai khác là chỉ có 1 tuyến sinh dục, là một chùm ống dài, nằm cạnh màng treo ruột. Phần lớn hải sâm đơn tính, tuyến sinh dục hình chùm đổ vào ống dẫn sinh dục rồi đổ ra ngoài lỗ sinh dục nằm ở vùng gian phóng xạ ở mặt lưng và về phía trước. Một số hải sâm không chân lưỡng tính, trứng và tinh trùng của chúng tuy ở trong cùng một tuyến sinh dục nhưng được hình thành ở các thời điểm khác nhau. Hải sâm thường phóng tinh trùng và trứng vào buổi tối, trông như một giải khói trắng dưới nước.
b. Sinh sản, phát triển và sinh thái:
Hải sâm có khả năng tái sinh cao, khi gặp nguy hiểm, con vật tự cắt bỏ các phần của cơ thể. Thụ tinh và phát triển ngoài, từ trứng đã thụ tinh hình thành nên ấu trùng có hình tai (Auricularia). Sau một thời gian hình thành nên ấu trùng Doliolaria, rồi đến ấu trùng Pentacularia có hình dạng gần giống với trưởng thành Một số hải sâm không có giai đoạn ấu trùng sống tự do mà trứng phát triển ngay trên cơ thể mẹ thành con non. Hải sâm sống bò dưới đáy ở các độ sâu khác nhau. Các loài hải sâm lớn thường gặp ở các bờ đá, đảo san hô, đá ngầm. Di chuyển chậm chạp nhờ vào hệ cơ và hệ chân ống. Hải sâm rất nhạy cảm với nguồn nước ô nhiễm, khi bị kích thích thì chúng nôn hết nội quan ra ngoài, và các nội quan sẽ được tái sinh sau khoảng 10 ngày. Hải sâm ăn thực vật, động vật nhỏ (trùng lỗ, trùng phóng xạ, thân mềm...) và mùn bã hữu cơ.
c. Phân loại: Hiện nay đã biết khoảng 1.100 loài, chia làm 5 bộ:
Bộ Tua miệng phân nhánh (Dendrochirota): Có tua miệng phân nhánh, thường gặp ở các loài thuộc họ Cucumariidae ở ven bờ, phổ biến là loài Leptopentacta typica.
Bộ Tua miệng trơn (Aspidochirota): Có tua miệng ngắn, đơn giản. Có một số loài có giá trị kinh tế như Holothuria martensii, H. atra (hải sâm đen), H. scabra (hải sâm trắng) thường sống ở vùng dưới triều, Stichopus varienatus (hải sâm gai). Họ Hải sâm sống trôi nổi (Pelagothuriidae) có tấm xương và chân ống điển hình, tua miệng biến đổi thành nhánh bơi.
Bộ Không chân (Apoda): Cơ thể hình giun, không có chân ống, sống ở độ sâu 10 - 15m, đáy cát hay bùn nhuyễn. Ở Việt Nam thường gặp Protankyra pseudodigitata.
Bộ Chân bên (Elasipoda) có đại diện là giống Elaspidia…
Bộ Có đuôi (Molpadonia) có giống đại diện là Molpadia…
4. Tầm quan trọng của động vật da gai
Hải sâm và cầu gai được dùng làm thực phẩm, chúng được khai thác tự nhiên hay gây nuôi. Nhiều nước đã xem hải sâm phơi khô bỏ ruột là nguồn thực phẩm quý giá (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Đông Phi). Cầu gai được sử dụng tuyến trứng là chủ yếu. Sản lượng da gai được khai thác hàng năm trên thế giới là 60 - 70.000 tấn, trong đó cầu gai chiếm 60%.
Một số động vật da gai còn được khai thác để dùng làm dược liệu, một số khác do có mật độ lớn nên được sử dụng làm phân bón. Bộ xương của động vật da gai hoá thạch là vật chỉ thị địa tầng rất quan trọng.
Trong hệ sinh thái, động vật da gai là thức ăn của cá và nhiều loài thuỷ sinh vật khác. Mặt khác chúng là vật gây hại lớn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản như hàu, vẹm, trai...
5. Phát sinh chủng loại cúa động vật da gai
5.1 Động vật da gai hoá thạch
Các dẫn liệu về hoá thạch cho thấy động vật da gai vốn là nhóm có đối xứng 2 bên và cấu tạo đối xứng toả tròn của phần lớn động vật da gai hiện sống chỉ là hiện tượng thứ sinh. Mặt khác sự phân cắt trứng phóng xạ, hình thành thể xoang theo kiểu lõm ruột chứng tỏ động vật da gai có quan hệ gần gũi với các nhóm động vật có miệng thứ sinh khác.
Động vật da gai xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của trái đất. Từ đầu kỷ Cambri đã xuất hiện động vật da gai đầu tiên. Có nhiều lớp hiện nay đã tuyệt chủng như lớp Ophiocistia (Phân ngành Eleutherozoa), các lớp Carpoidea, Blastoidea, Edrioasteroidea (phân ngành Pelmalthozoa). Còn các đại diện hiện sống đã trải qua một thời kỳ phát triển địa chất rất lâu dài.
5.2 Nguồn gốc và tiến hoá

Thật khó khăn để xác định vị trí của động vật da gai nếu không dựa vào đặc điểm phát triển của động vật da gai hiện sống và đặc điểm hình thái của động vật da gai hoá thạch. Ấu trùng có đối xứng 2 bên của tất cả các nhóm động vật da gai hiện sống giúp cho chúng ta hình dung các đặc điểm chính của tổ tiên. Tổ tiên giả thiết có cơ thể đối xứng hai bên 2 bên, bò trên đáy, miệng ở phía trước, hậu môn ở phía sau trên đường bụng, có 3 đôi túi thể xoang và đôi thứ nhất thông với bên ngoài
Tổ tiên này có lẽ cũng là tổ tiên chung của tất cả động vật có miệng thứ sinh (deuterostomia). Bằng chứng là ấu trùng của ngành Nửa dây sống và Có dây sống đều có 3 đôi túi thể xoang ở giai đoạn đầu và hình dạng của ấu trùng mang ruột cũng rất giống ấu trùng dipleurula của động vật da gai
Có thể cho rằng tổ tiên của động vật da gai đã dùng phần trước (phần đầu) bám vào giá thể. Khởi đầu đặc điểm đối xứng toả tròn thể hiện trên sự sắp xếp tấm xương, sau đó chuyển dần vào cơ quan bên trong như hệ thống ống dẫn nước, thần kinh, tuần hoàn và sau đó là tiêu hoá và sinh dục. Kết quả quá trình này là cơ thể động vật da gai chuyển từ đối xứng 2 bên sang đối xứng toả tròn.
Lớp Cầu biển (Cystoidea) là lớp nguyên thuỷ nhất trong ngành, rồi đến các lớp khác trong Pelmathozoa như Nụ biển (Blastoidea) và Huệ biển (Crinoidea) tiến hoá theo hướng hình thành cánh.
Trong Eleutherozoa thì Sao biển (Asteroidea), Đuôi rắn (Ophiuroidea) có quan hệ gần gũi với nhau. Hải sâm còn giữ được đặc điểm nguyên thuỷ như có tấm sàng và lỗ sinh dục trên cực miệng, chỉ có 1 tuyến sinh dục, ruột hình ống chứng tỏ chúng rất gần với tổ tiên chung. Cầu gai có vị trí chưa rõ, nhóm động vật cầu gai không đều có cấu trúc cơ thể trở lại đối xứng 2 bên, nhưng có thể là nhóm xuất hiện sau cùng. Do lối sống ít di động, phần lớn động vật da gai hiện nay vẫn có cơ thể đối xứng toả tròn.
BuiXuanTung
BuiXuanTung
THẠC SĨ
THẠC SĨ

Tổng số bài gửi : 450
Điểm : 18132
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1967
Join date : 20/04/2010
Age : 57
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://HOCHANH.FORUM-VIET.NET

Về Đầu Trang Go down

ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN  Empty Re: ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN

Bài gửi by BuiXuanTung 25/6/2010, 21:12

Phân giới Động vật Nguyên sinh (Protozoa)


I. Đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh
Là nhóm động vật có khoảng 38.000 loài đang sống và 44.000 loài hóa thạch,
có chung các đặc điểm sau.
1) Cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng là những cơ thể độc lập nên các phần của
cơ thể phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử (organelle) để thực hiện các chức
phận khác nhau. Cũng có các nhóm cấu tạo gồm nhiều cá thể (tập đoàn) có mối liên
hệ nhiều hay ít. Hầu hết có kích thước hiển vi, tuy nhiên một số nhóm có thể nhìn
thấy bằng mắt thường: Nhỏ nhất chỉ dài từ 2 - 4mm như họ Pyroplasmidae, kích
thước trung bình là 50 - 150mm, một số động vật nguyên sinh có kích thước lớn từ
vài mm đến vài cm như trùng lông bơi Bursalia dài 1,5mm, trùng hai đoạn Porospora
gigantea dài khoảng 1cm, một số trùng có lỗ có đường kính vỏ đạt tới 5 - 6cm.
2) Tế bào của động vật nguyên sinh gồm có tế bào chất và nhân. Tế bào chất
có một đặc tính rất cơ bản là luôn luôn biến đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc
(sol  gel). Thường tế bào chất được chia thành 2 lớp: Lớp ngoài quánh và đồng
nhất (gọi là ngoại chất), lớp trong lỏng hơn, dạng hạt (gọi là nội chất). Nội chất chứa
nhiều cơ quan tử, trong đó quan trọng nhất là nhân tế bào. Nhân tế bào có cấu tạo
và thành phần cơ bản giống với nhân của động vật bậc cao. Kích thước, lượng dịch
nhân, hình dạng và cách sắp xếp của nhân thay đổi tùy nhóm.
3) Ngoại chất thường hình thành phía ngoài một màng mỏng gọi là màng phim
(pellicula), là một phần chất sống của cơ thể động vật nguyên sinh. Ở một số động
vật nguyên sinh, ngoại chất tiết ra trên bề mặt cơ thể một lớp vỏ đặc biệt không có
đặc tính của một màng sống mà là một loại vỏ cứng được gọi là màng cuticula cứng
bao quanh cơ thể. Vỏ này có thể ngấm thêm SiO2, CaCO3, SrSO4... để tăng khả năng bảo vệ và nâng đỡ cho cơ thể. Ngoài ra một số động vật nguyên sinh còn có vỏ
cơ thể cấu tạo bằng chất cellulose rất điển hình như thực vật.
4) Mỗi nhóm động vật nguyên sinh có hình dạng và kiểu đối xứng khác nhau: Trùng chân giả không đối xứng, Trùng phóng xạ(Radiolaria), Trùng mặt trời(Heliozoa) có đối xứng phóng xạ(còn gọi là đối xứng mặt trời) đặc trưng cho các động vật sống trôi nổi, Amip có vỏ sống trong nước
đối xứng tỏa tròn (hình 1.2). Một số động vật nguyên sinh khác có đối xứng hai bên như trùng phóng xạ (giống Euphysetta) và trùng có lỗ (giống Globotruncata), trùng roi (giống Giardia), cơ thể chúng chỉ có một mặt phẳng đối xứng duy nhất chia con vật thành hai nửa hoàn toàn giống nhau. Động vật mất đối xứng như động vật nguyên sinh có lông bơi (Ciliata).
5) Sự vận chuyển khác nhau ở các nhóm: Trùng chân giả chưa có cơ quan tử vận chuyển riêng biệt thì vận chuyển bằng sự hình thành chân giả, Trùng roi vận chuyển bằng roi, bằng lông hay tơ bơi, lội trong nước (Trùng lôngbơi).
6) Phần lớn động vật nguyên sinh là dị dưỡng, trừ trùng roi có khả năng tự dưỡng. Tiêu hoá của động vật nguyên sinh tiến hành chân giả, Trùng roi bằng sự di chuyển của roi để đưa thức ăn và dưỡng khí vào,Trùng lông bơi dùng chất độc của tế bào chích làm tê liệt con mồi, Trùng hai đoạnbám vào ruột vật chủ để hút dinh dưỡng...
7) Bài tiết, điều hòa áp suất thẩm thấu của động vật nguyên sinh là các không
bào co bóp. Khi hoạt động chúng vừa thải các chất cặn bã vừa đẩy lượng nước thừa
ra ngoài để điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào. Nhờ đó động vật nguyên sinh
sống ở nước ngọt không bị phá vỡ cơ thể khi nước từ môi trường bên ngoài xâm
nhập vào trong cơ thể .
Cool Động vật nguyên sinh không có cơ quan hô hấp chuyên biệt. Khí O2 hòa tan
trong nước khuyếch tán vào cơ thể qua màng tế bào. Một số động vật nguyên sinh
sống ký sinh có khả năng hô hấp kỵ khí cho nên khí O2 tự do gây độc cho chúng.
Động vật nguyên sinh có khả năng hình thành bào xác khi gặp điều kiện sống bất lợi.
9) Động vật nguyên sinh có một số hình thức sinh sản khác nhau: Sinh sản vô
tính là hình thức phổ biến (sự phân đôi, nảy chồi, liệt sinh…) Sự phân đôi thường thấy ở các dạng sống tự do, đó là sự chia đôi cơ thể theo chiều ngang hay theo chiều dọc . Kết quả của quá trình sinh sản vô tính chia đôi cơ thể không đến cùng đã dẫn tới sự hình thành tập đoàn động vật nguyên sinh. Sinh sản hữu tính biểu hiện ở mức độ thấp là sự hình thành các giao tử giống nhau hay khác nhau (trùng roi) hay có hiện tượng sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp (conjugation) ở trùng lông bơi. Hình thức xen kẽ giữa sinh sản vô tính và hữu tính trong vòng đời có thể thấy ở trùng bào tử hay ở tập đoàn Volvox.
BuiXuanTung
BuiXuanTung
THẠC SĨ
THẠC SĨ

Tổng số bài gửi : 450
Điểm : 18132
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1967
Join date : 20/04/2010
Age : 57
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://HOCHANH.FORUM-VIET.NET

Về Đầu Trang Go down

ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN  Empty Re: ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN

Bài gửi by BuiXuanTung 25/6/2010, 21:12

Trung động vật (Mesozoa) và Động vật Cận đa
bào (Parazoa)

I. Ngành Mesozoa
Động vật hình giun gồm 20 - 30 tế bào. Từ lâu nhóm động vật này vẫn được
xem là động vật trung gian giữa động vật đơn bào và động vật đa bào. Hori và
Osawa (1978) và nhiều nhà động vật học khác cho rằng Mesozoa có liên hệ gần gũi
nhất với động vật đơn bào hiện nay.
Động vật có 2 lớp tế bào, không có đối xứng cơ thể, thiếu mô và các cơ quan
tiêu biểu như hô hấp, thần kinh, tiêu hoá, tuần hoàn...
Di chuyển bằng tiêm mao, sinh sản vô tính và hữu tính, sống ký sinh trên động
vật không xương sống ở biển. Kích thước nhỏ (1 - 7mm) có khoảng 100 loài. Phần
lớn các nhà động vật học đều chia ngành này làm 2 lớp là Rhombozoa (Dicyemida)
và Orthonectida .
II. Ngành Động vật hình tấm (Placozoa)
Sinh vật đa bào ở biển, có roi bơi, thay đổi hình dạng. Cơ thể dẹp, có 2 lớp tế
bào mô bì ở mặt lưng và mặt bụng.
Đại diện của ngành là loài Trichoplax adherens. Loài này đã được Schulze (Úc)
phát hiện năm 1883, sau đó được khẳng định lại vào năm 1969 bởi Grell (Đức).
Được tách hành một ngành riêng gọi là Động vật hình tấm (Placozoa), chỉ có 1 loài
Trichoplax adherens.
Trichoplax adherens sống ở biển, bò trên đáy bùn cát hay cây thủy sinh. Cơ thể
dẹp, có thể thay đổi hình dạng, kích thước cơ thể không quá 10mm, chiều dày
khoảng 10 - 15μm. Cấu tạo cơ thể như sau: Cơ thể loài này có lớp mô bì không đều
bọc ngoài, ở giữa là khoảng trống hoặc chứa đầy nhu mô, có 2 lớp mô cơ bản.
Lớp mô bì mặt lưng mỏng có 2 loại tế bào: Tế bào che chở có roi và tế bào khác có thể kết dính với nhau tạo thành hình cầu, màu sáng chưa rõ chức năng.
Lớp mô bì bụng dày hơn, bao gồm các tế bào hình trụ có roi và tế bào tuyến
không roi. Như vậy mặt lưng có nhiều roi hơn mặt bụng.
Giữa 2 tế bào của mô bì có các tế bào sợi có vai trò vận động, còn giữa 2 lớp
tế bào mô bì là khoảng trống có nhu mô (tầng trung giao), trong nhu mô có các tế
bào amip có chức phận tiêu hoá.
Có thể di chuyển nhờ roi hay thay đổi hình dạng theo kiểu amip, thoạt đầu mới
nhìn giống như amip cỡ lớn. Khi ăn, mặt bụng của Trichoplax adherens bao phủ lấy
con mồi, tiết men tiêu hóa phân hủy con mồi ngoài cơ thể và dinh dưỡng theo kiểu
tiêu hóa ngoại bào. Sinh sản vô tính bằng cách cắt đôi hay sinh chồi (khi sống đơn
độc) và sinh sản hữu tính. Trong sinh sản hữu tính trứng giàu noãn hoàng nằm dưới
lớp mô bì bụng. Trứng phân cắt hoàn toàn đều và gần với kiểu phân cắt xoắn ốc cổ.
Con non được tách ra từ chồi, có đường kính 20 - 60μm. Ấu trùng có phía lưng lồi,
phía bụng có lỗ lõm vào trong. Cấu tạo tế bào của ấu trùng giống tế bào của trưởng
thành. Ấu trùng bơi lội tự do không định hướng, khi lắng xuống đáy thì bao giờ mặt
lưng cũng hướng về phía dưới.
III. Ngành Thân lỗ (Porifera hay Spongia)
1. Đặc điểm chung
Ngành này có khoảng 9.000 loài, chủ yếu sống ở biển (ở nước ngọt chỉ có
khoảng 100 loài), thường có dạng tập đoàn bám vào giá thể. Thân lỗ là nhóm động
vật sống bám, tuy vậy một số loài có khả năng vận động nhờ vào tế bào chất hay roi.
Màu sắc, hình dạng, kích thước cơ thể khác nhau nhiều: Loài bé nhất khoảng vài
mm, loài lớn nhất có thể tới hàng mét. Được coi là động vật đa bào chưa hoàn thiện
(Parazoa) vì có các đặc điểm sau:
1) Cơ thể đa bào nhưng chưa có mô phân hóa
2) Có nhiều lỗ thủng trên thân, trong thân có các khe, rãnh, trong đó một số có
nhiệm vụ dẫn nước
3) Đối xứng phóng xạ hay chưa có kiểu đối xứng ổn định.
4) Biểu bì có các tế bào gai dẹp, có lớp tế bào cổ áo làm nhiệm vụ dẫn nước
vào và đẩy nước ra.
5) Tầng trung giao khá dày có các tế bào amip và gai xương. xương là canxi,
silic hay sợi collagen (spongin).
6) Chưa có miệng, tiêu hoá nội bào. Bài tiết và hô hấp bằng thẩm thấu.
7) Chưa có tế bào thần kinh, phản ứng với kích thích theo kiểu cảm ứng.
Cool Sinh sản vô tính bằng chồi hay mầm, sinh sản hữu tính bằng trứng và tinh
trùng. Phân hóa các lá phôi chưa ổn định, ấu trùng sống tự do.
9. Tất cả sống ở nước (biển hay nước ngọt)
2. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý
Hình dạng thay đổi, trong trường hợp đơn giản nhất là cơ thể có dạng một cái
cốc, có đáy bám vào giá thể, đối diện với đáy là lỗ thoát nước (osculum) thành cơ
thể có nhiều lỗ thủng thông nước (được gọi là ostium). Nước từ ngoài vào xoang cơ
thể qua ostium và thoát ra theo osculum. Nước vào xoang không chỉ theo một ống
thẳng mà có thể đi qua nhiều phòng khác nhau có lát các tế bào cổ áo. Xoang cơ thể
còn được gọi là xoang trung tâm hay xoang vị giả (pseudogastrula). Tùy theo mức
độ phức tạp của hệ ống dẫn nước và các phòng roi lát bằng các tế bào cổ áo mà
chia thành các kiểu cấu tạo cơ thể thân lỗ khác nhau. Có 4 kiểu cấu trúc cơ thể: Kiểu
ascon có rãnh dẫn nước thông trực tiếp với xoang, kiểu sycon thì nước qua hốc lõm
mới vào xoang vị giả, kiểu leucon có hệ thống rãnh và hốc phức tạp, kiểu ragon có
hệ thống phức tạp hơn nhiều (ví dụ Leuconic aspera chỉ cao 7cm, dày 1cm nhưng có
tới 20.000 phòng và 80.000 rãnh dẫn nước).
Các loại tế bào của Thân lỗ bao gồm: Thành cơ thể 2 lớp tế bào, giữa là tầng
trung giao (còn gọi là tầng keo - mesohyl). Lớp ngoài là biểu mô dẹp, che chở cho cơ
thể. Lớp tế bào trong là tế bào cổ áo có roi (cổ áo của các tế bào cổ áo xem dưới
kính hiển vi điện tử là vành nguyên sinh chất gồm nhiều que tế bào chất, ken dày với
nhau). Roi của tế bào cổ áo hoạt động liên tục để đưa dòng nước vào cơ thể thân lỗ.
Khả năng lọc nước là rất lớn, với 1cm3 có thể lọc được 20 lít nước trong một ngày.
Tầng trung giao gồm nhiều loại tế bào: Hình sao có chức phận liên kết, gai
xương có nhiệm vụ nâng đỡ, amip làm nhiệm vụ thực bào và hình thành các loại tế
bào khác khi cần biến đổi.
Bộ xương là CaCO3 hay SiO2 hoặc chất hữu cơ (sợi spongin) giống tơ tằm với
hàm lượng iốt cao (14%). Có thể có nhiều trục hay một trục, xếp riêng lẻ hay thành
từng bó. Sợi spongin do nhiều tế bào hình thành, mỗi tế bào là một đoạn, từ các tấm
spongin có thể hủy từng đám tế bào để hình thành nên các lưới sợi.
Hoạt động dinh dưỡng và hô hấp nhờ vào tế bào cổ áo tạo dòng nước liên tục
mang thức ăn và ôxy qua các lỗ và thải ra theo osculum (thức ăn gồm vụn bã hữu cơ và sinh
vật nhỏ). Trong xoang vị giả có các tế bào amip thực bào và có sự trợ giúp của các
vi sợi quanh các lỗ
BuiXuanTung
BuiXuanTung
THẠC SĨ
THẠC SĨ

Tổng số bài gửi : 450
Điểm : 18132
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1967
Join date : 20/04/2010
Age : 57
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://HOCHANH.FORUM-VIET.NET

Về Đầu Trang Go down

ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN  Empty Re: ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN

Bài gửi by TÔN NỮ BÍCH LIÊN 10/6/2011, 12:21

Cho em nhận anh làm sư phụ nha. Em là sinh viên khoa Sinh. Kiến thức của anh rộng thiệt. lol!
TÔN NỮ BÍCH LIÊN
TÔN NỮ BÍCH LIÊN
Thành viên VIP
Thành viên VIP

Tổng số bài gửi : 69
Điểm : 10002
Reputation : 2
Birthday : 23/04/1992
Join date : 21/04/2011
Age : 32
Đến từ : Thừa Thiên Huế

Về Đầu Trang Go down

ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN  Empty Re: ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ ĐẶC TÍNH MONG MUỐN

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết