Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
ĐỀ KIỂM TRA VĂN CẤP 2
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
ĐỀ KIỂM TRA VĂN CẤP 2
Đề KIểM TRA THáNG 01
MôN: VăN 8 (90’)
Đề 1
A. Trắc nghiệm (2đ):
1. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “nhớ rừng”?
a. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ. c. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ.
b. Để gây ấn tượng đối với người đọc. d. Để thực hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ.
2. Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ “Nhớ rừng”?
a. Cảnh núi rừng kì vĩ, khoáng đạt và bí hiểm.
b. Cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường, giả dối.
c. Cảnh đại ngàn bao la, rộng lớn.
d. Gồm a và b.
3. Từ nào có thể thay thế được từ “thét” trong câu thơ “Với khi thét khúc trường ca dữ dội”?
a. Hét. c. rú
b. gầm. d. gào
4. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
a. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên. c. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế.
b. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ. d. Lòng thương người và niềm hoài cổ.
5. Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra như thế nào?
a. Được mọi người yêu quí vì đúc độ.
b. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp.
c. Bị mọi người quên lãng theo thời gian.
d. Cả a, b, c đều sai.
6. Trong bài thơ “Quê hương” đoạn thứ hai (từ câu 3 đến câu nói đến cảnh gì?
a. Cảnh đoàn thuyền ra khơi. c. Cảnh đón thuyền cá về bến.
b. Cảnh đánh cá ngoài khơi. d. Cảnh đợi chờ thuyền về của người dân làng chài.
7. Hai câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã – Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” sử dụng biện pháp tu từ gì?
a. Hoán dụ. c. Điệp từ.
b. ẩn dụ. d. So sánh.
8. Hai câu thơ”
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
sử dụng biện pháp tu từ gì?
a. So sánh c. Hoán dụ.
b. ẩn dụ. d. Nhân hoá.
B. Tự luận:
I. Câu hỏi (2đ):
1. Em hãy chép lại các câu nghi vấn có trong bài thơ “ông đồ” của Vũ Đình Liên.
2. Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
II. Làm văn (6đ):
Em hãy giới thiệu một loài hoa được xem là biểu tượng cho mùa xuân trên quê hương Việt Nam.
Đề KIểM TRA THáNG 01
MôN: VăN 8 (90’)
Đề 2
A. Trắc nghiệm (2đ):
1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
a. Trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945. c. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
b. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. d. Trước năm 1930.
2. ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng”?
a. Niềm khao khát tự do mãnh liệt.
b. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối.
c. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc.
d. Cả 3 ý kiến trên.
3. ý nghĩa của câu “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” là gì?
a. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh núi non hùng vĩ.
b. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất.
c. Thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt.
d. Nỗi chán ghét cảnh sống thực tại tù túng.
4. Hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?
a. So sánh. c. Nhân hoá.
b. Hoán dụ. d. ẩn dụ.
5. Dòng thơ nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?
a. Nhưng mỗi năm mỗi vắng _ c. ông đồ vẫn ngồi đấy.
Người thuê viết nay đâu Qua đường không ai hay.
b. Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
6. Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của 2 câu đầu trong bài thơ “Quê hương”?
a. Giới thiệu nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
b. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
c. Miêu tả cảnh sinh hoạt lao động của người dân làng chài.
d. Cả a, b, c đều sai.
7. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới”?
a. Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng c. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
b. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ d. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
8. Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?
a. Con tuấn mã. c. Dân làng.
b. Mảnh hồn làng. d. Quê hương.
B. Tự luận:
I. Câu hỏi (2đ):
1. Em hãy gạch chân các dấu hiệu hình thức nghi vấn trong các câu nghi vấn sau:
a. Em có thấy lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không?
(O Hen - ri)
b. Bác này! Lúc nào chúng ta lại trở về nhỉ?
(Lỗ Tấn)
c. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ)
d. Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?
(An – đec – xen)
2. Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ “ông đồ” của Vũ Đình Liên.
II. Làm văn (6đ):
Hãy giới thiệu một loài hoa tượng trưng cho ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam.
Đề KIểM TRA THáNG 01
MôN: VăN 7 (90’)
Đề A
I. Văn học (3đ):
Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về thiên nhiên?
a. Tấc đất tấc vàng. c. Nhất thì nhì thục.
b. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ. d. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và đất đai?
a. Nhất thì nhì thục. c. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
b. Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống. d. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật:
a. So sánh. c. Nhân hoá.
b. ẩn dụ. d. Hoán dụ.
Câu 4: Tìm câu tục ngữ đồng nghĩa với: “Người sống hơn đống vàng”:
a. Cái răng cái tóc là góc con người. c. Không thầy đố mày làm nên.
b. Một mặt người bằng mười mặt của. d. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 5: Trả lời câu hỏi (1đ)
1. Em hiểu như thế nào về tục ngữ?
2. Cho 2 ví dụ:
- Một câu tục ngữ về lao động sản xuất.
- Một câu tục ngữ về con người và xã hội.
II. Tiếng Việt (1đ):
Câu 1: Câu nào dưới đây thuộc câu rút gọn: (0, 25đ)
a. ăn xem nồi, ngồi xem hướng. c. Bạn Nam học tốt.
b. Người ta là hoa đất. d. Câu a và b là đúng.
Câu 2: Câu sau đây rút gọn thành phần nào? (0, 25đ)
Một, hai người hát quốc ca. Rồi bo bốn người, năm sáu người.
Câu 3: Trình bày mục đích việc rút gọn câu? (0, 5đ)
III. Tập làm văn (6đ):
Phần 1 (Câu hỏi):
Trình bày khái niệm về văn Nghị luận? (0.5đ)
Một bài văn Nghị luận gồm mấy yếu tố chính để tạo nên văn bản? (0, 5đ)
Phần 2 (Ñeà): (5đ)
Vì sao ta phải bảo vệ rừng? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Đề KIểM TRA THáNG 01
MôN: VăN 7 (90’)
Đề B
I. Văn học (3đ):
Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây nói có nội dung về lao động sản xuất?
a. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt. c. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
b. Nhất thì nhì thục. d. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây khẳng định giá trị của đất quí hơn vàng?
a. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. c. Người sống đống vàng.
b. Nhất thì nhì thục. d. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.
Câu 3: Câu: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật:
a. So sánh. c. Nhân hoá.
b. ẩn dụ. d. Hoán dụ.
Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây đề cao cách sống trong sạch?
a. ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c. Đói cho sạch rách cho thơm.
b. Thương người như thể thương thân. d. Học thầy không tày học bạn.
Câu 5: Trả lời câu hỏi (1đ)
1. Em hiểu như thế nào về tục ngữ?
2. Cho 2 ví dụ:
- Một câu về thiên nhiên.
- Một câu về xã hội.
II. Tiếng Việt (1đ):
Câu 1: Câu nào dưới đây thuộc câu rút gọn: (0, 25đ)
a. Tấc đất tấc vàng. c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
b. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. d. Cả 2 câu a và b đều đúng.
Câu 2: Câu sau đây đã rút gọn thành phần nào trong câu? (0, 25đ)
- Khi nào anh về quê anh Tết?
- Ngày mai.
Câu 3: Trình bày cách sử dụng câu rút gọn? (0, 5đ)
III. Tập làm văn (6đ):
Phần 1 (Câu hỏi):
Trình bày luận điểm của một bài văn nghị luận? (0.5đ)
Có mấy yếu tố tạo nên luận cứ trong một bài văn nghị luận? (0, 5đ)
Phần 2 (Ñeà): (5đ)
Vì sao ta phải bảo vệ rừng? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Đề KIểM TRA THáNG 01
MôN: VăN 6 (90’)
Đề A
I. Phần trắc nghiệm (3đ):
1. Điền ngắn gọn những từ miêu tả hình dáng Dế Mèn vào dấu chấm lửng: (1đ)
- Đôi càng . . . . . . . .
- Vuốt . . . . . . . . . . .
- Đôi cánh . . . . . . .
- Đầu . . . . . . . . . . .
2. Những ý kiến trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0, 5đ)
3. Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp: (0, 5đ)
a. Thanh bình, yên ả.
b. Rực rỡ, đầy sức sống.
c. Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống.
4. Chỉ ra phó từ trong các câu sau: (0, 5đ)
- Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng . . .
5. Đặt 1 câu có sử dụng phép so sánh. (0, 5đ)
II. Tự luận (7đ):
1. Em có nhận xét gì về hình ảnh Dế Mèn trong đoạn trích: “Bài học đường đời đầu tiên”?( 1đ)
2. Qua đoạn trích: “Sông nước Cà Mau”, em cảm nhận gì về vùng Cà Mau, cực nam của Tổ quốc? (1đ)
3. Em hãy tả cảnh trường em. (5đ)
Đề KIểM TRA THáNG 01
MôN: VăN 6 (90’)
Đề B
I. Phần trắc nghiệm (3đ):
1. Hãy trình bày những chi tiết miêu tả đặc điểm dòng sông Năm Căn: (1đ)
- Nước:
- Cá:
- Rừng đước:
2. Những ý kiến trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0, 5đ)
3. Chợ Năm Căn có đặc điểm: (0, 5đ)
a. ồn ào, đông vui, tấp nập.
b. Cảnh buôn bán diễn ra trên sông nước.
c. Có nhiều dân tộc đến làm ăn sinh sống.
d. Tất cả các ý trên.
4. Chỉ ra phó từ trong các câu sau: (0, 5đ)
- Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh . . . Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.
5. Đặt 1 câu có sử dụng phép so sánh. (0, 5đ)
II. Tự luận (7đ):
1. Em có nhận xét gì về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích: “Bài học đường đời đầu tiên”?( 1đ)
2. Qua đoạn trích: “Sông nước Cà Mau”, em hiểu gì về vùng đất cực nam của Tổ quốc?( 1đ)
3. Em hãy tả cảnh trường em. (5đ)
Đề KIểM TRA THáNG 02
MôN: VăN 6 (90’)
Đề A
I. Phần trắc nghiệm (3đ):
1. Trong câu chuyện: “Bức tranh của em gái tôi”, ai là nhân vật chính?
a. Người em gái.
b. Người anh trai.
c. Người em gái và người anh trai.
2. Truyện được kể bằng lời của:
a. Lời của người anh, ngôi thứ nhất. c. Lời tác giả, ngôi thứ ba.
b. Lời của người em, ngôi thứ hai. d. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai.
3. Khi tài năng của người em được khẳng định, người anh đã có tâm trạng:
a. Chê bai, không thèm quan tâm tới tài năng của em.
b. Ghét bỏ, luôn quát mắng em vô cớ.
c. Buồn bã, khó chịu, không thân với em như trước.
d. Vui mừng vì thấy em có tài.
4. “Vượt thác” được trích từ tác phẩm:
a. Đất Quảng Nam. c. Quê hương.
b. Quê nội. d. Đất rừng phương Nam.
5. Hai ý so sánh: “như một pho tượng đồng đúc”, “như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” cho thấy dượng Hương Thư là người:
a. Khoẻ mạnh, dũng mãnh, vững chắc.
b. dày dạn kinh nghiệm vượt thác.
c. Chậm nhưng chắc, khó ai dịch nổi.
6. Câu văn: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” đã sử dụng phép tu từ:
a. So sánh. c. ẩn dụ.
b. Nhân hoá. d. Hoán dụ.
II. Tự luận (7đ):
* Câu hỏi:
1. Điều gì đã khiến người anh trong câu chuyện: “Bức tranh của em gái tôi” nhận ra khiếm khuyết của mình? (1đ)
2. Đặt một câu có sử dụng phép nhân hoá. (1đ)
* Tập làm văn: (5đ)
Hãy tả hình ảnh cây đào hoặc cây mai vào dịp tết đến, xuân về.
Đề KIểM TRA THáNG 02
MôN: VăN 6 (90’)
Đề B
I. Phần trắc nghiệm (3đ):
1. Trong câu chuyện: “Bức tranh của em gái tôi”, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt:
a. Miêu tả. c. Biểu cảm.
b. Tự sự. d. Miêu tả và tự sự.
2. Nhận xét nào sau đây không đúng với nhân vật Kiều Phương:
a. Hồn nhiên, hiếu động. c. Không yêu thương, quí trọng, anh trai.
b. Tình cảm trong sáng, nhân hậu. d. Có tài năng hội họa.
3. ý văn nào thể hiện tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình:
a. Bực bội, ngượng ngùng, xấu hổ. c. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
b. Ngạc nhiên, bực bội, xấu hổ. d. Sung sướng, vui mừng, xấu hổ.
4. Chuyện: “Bức tranh của em gái tôi” là của tác giả:
a. Tô Hoài. c. Tạ Duy Anh
b. Đoàn Giỏi. d. Võ Quảng.
5. Đoạn trích: “Vượt thác” của con thuyền trên sông Thu Bồn đã làm nổi bật:
a. Cảnh dượng Hương Thư dũng cảm điều khiển con thuyền vượt qua thác dữ.
b. Miêu tả sức mạnh và vẻ hùng dũng của người lao động.
c. Miêu tả bức tranh thiên nhiên hiểm trở, hùng vĩ.
d. Tất cả các ý trên.
6. Câu văn: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt” đã sử dụng phép tu từ:
a. ẩn dụ. c. So sánh.
b. Hoán dụ. d. Nhân hoá.
II. Tự luận (7đ):
* Câu hỏi:
1. Điều gì đã khiến người anh trong câu chuyện: “Bức tranh của em gái tôi” nhận ra khiếm khuyết của mình? (1đ)
2. Đặt một câu có sử dụng phép nhân hoá. (1đ)
* Tập làm văn: (5đ)
Hãy tả hình ảnh cây đào hoặc cây mai vào dịp tết đến, xuân về.
Đề KIểM TRA THáNG 02
MôN: VăN 7 (90’)
Đề A
I. Văn học (3đ):
1. Trắc nghiệm (2đ):
Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây trái nghĩa với “ăn cháo đá bát”
a. Đói cho sạch, rách cho thơm. c. Một mặt người bằng mười mặt của.
b. Học ăn, học nói, học gói, học mở. d. ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 2: Câu tục ngữ: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” gieo vần gì?
a. Vần chân. b. Vần lưng.V
Câu 3: Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết theo phương thức:
a. Tự sự. c. Biểu cảm.
b. Nghị luận. d. Miêu tả.
Câu 4: Tác giả bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là:
a. Đặng Thai Mai. c. Lí Lan.
b. Vũ Bằng. d. Hồ Chí Minh.
Câu 5: Theo em trong bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” có những nét nổi bật nào về nghệ thuật nghị luận:
a. Kết hợp giải thích với chứng minh và bình luận.
b. Dẫn chứng toàn diện bao quát làm nổi bật cái hay, cái đẹp.
c. Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
d. a, b, c đều đúng.
Câu 6: Câu văn sau đây được trích trong bài nào?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày”.
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. c. Cả a và b đều sai.
b. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. d. Mùa xuân của tôi.
Câu 7: Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết vào thời gian:
a. Tháng 6 năm 1954. c. Tháng 3 năm 1951.
b. Tháng 2 năm 1951. d. Chưa rõ thời gian.
Câu 8: Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” được trích trong:
a. “Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức mạnh dân tộc”.
b. “Báo cáo chính trị tại Đại hội lần II”.
c. “Tuyển tập Đặng Thai Mai tập II”.
d. Tất cả không đúng.
2. Trả lời câu hỏi (1đ):
Trình bày nội dung và nghệ thuật bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.
II. Tiếng Việt (1đ):
Câu 1: Câu rút gọn “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy” đã được bỏ thành phần:
a. Chủ ngữ. c. Chủ ngữ và vị ngữ.
b. Vị ngữ. d. Trạng ngữ.
Câu 2: Cụm từ “mùa xuân” trong câu sau đây giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
“Tự nhiên như thỏ: ai cũng chuộng mùa xuân”
a. Trạng ngữ. c. Định ngữ.
b. Bổ ngữ. d. Chủ ngữ.
Câu 3: Về ý nghĩa, trạng ngữ “Để cha mẹ vui lòng, tôi cần phải chăm chỉ học tập” xác định rõ:
a. Nơi chốn. c. Nguyên nhân.
b. Mục đích. d. Phương tiện.
Câu 4: Câu đặc biệt: “Một hồi còi” được dùng để:
a. Xác định thời gian. c. Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
b. Gọi đáp. d. Bộc lộ cảm xúc.
III. Tập làm văn (6đ):
1. Câu hỏi (1đ): Trình bày bố cục một bài văn nghị luận.
2. Tự luận (5đ):
Em hiểu như thế nào về câu nói:
“Sách là người bạn lớn của con người”.
Đề KIểM TRA THáNG 02
MôN: VăN 7 (90’)
Đề B
I. Văn học (3đ):
1. Trắc nghiệm (2đ):
Câu 1: Câu tục ngữ nào đề cao vai trò quan trọng của người thầy đối với sự thành đạt của trò.
a. ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c. Học thầy không tày học bạn.
b. Lá lành đùm lá rách. d. Không thầy đố mày làm nên.
Câu 2: Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” gieo vần gì?
a. Vần lưng. b. Vần chân.V
Câu 3: Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” được viết theo phương thức:
a. Miêu tả. c. Nghị luận.
b. Biểu cảm. d. Tự sự.
Câu 4: Tác giả “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là:
a. Vũ Bằng. c. Hồ Chí Minh.
b. Đặng Thai Mai. d. Lí Lan.
Câu 5: Bài văn “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên những phương diện nào:
a. Về mặt ngữ âm. c. Về mặt ngữ pháp.
b. Về mặt từ vựng. d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 6: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có những nét nổi bật nào về nghệ thuật nghị luận:
a. Dẫn chứng cụ thể. c. Lập luận sắc bén.
b. Có nhiều phương thức so sánh, nhân hoá, ẩn dụ. d. a và c đều đúng.
Câu 7: Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được trích trong:
a. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần II.
b. Báo văn nghệ.
c. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần IV.
d. a, b, c đều sai.
Câu 8: Câu văn sau đây thuộc bài văn nào:
“Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình . . .”
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b. Mùa xuân của tôi.
c. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
d. Sài Gòn tôi yêu.
2. Trả lời câu hỏi (1đ):
Trình bày nội dung và nghệ thuật bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
II. Tiếng Việt (1đ):
Câu 1: Câu rút gọn sau đây đã lược bỏ thành phần nào?
“Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”.
a. Chủ ngữ. c. Vị ngữ và chủ ngữ.
b. Trạng ngữ. d. Vị ngữ.
Câu 2: Cụm từ “từ nghìn đới nay” trong câu sau đây giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
“Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”
a. Trạng ngữ. c. Định ngữ.
b. Bổ ngữ. d. Chủ ngữ.
Câu 3: Về ý nghĩa, trạng ngữ: “Với chiếc xe đạp, tôi đến trường mỗi ngày” xác định rõ:
a. Nguyên nhân. c. Phương tiện.
b. Mục đích. d. Nơi chốn.
Câu 4: Câu đặc biệt “ôi, em Thuỷ!” được dùng để:
a. Xác định thời gian. c. Bộc lộ cảm xúc.
b. Thông báo sự tồn tại của sự vật. d. Gọi đáp.
III. Tập làm văn (6đ):
1. Câu hỏi (1đ):
a. Có mấy yếu tố chính để tạo nên một bài văn nghị luận?
b. Ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận nào trong một bài văn nghị luận?
2. Tự luận (5đ):
Em hiểu như thế nào về câu nói:
“Sách là người bạn lớn của con người”.
Đề KIểM TRA THáNG 02
MôN: VăN 8 (90’)
Đề A
A. Phần trắc nghiệm (3đ):
1. Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài “Tức cảnh Pắc Bó”.
a. Giọng thiết tha trìu mến. c. Giọng nghiêm trang chừng mực.
b. Giọng vui đùa, dí dỏm. d. Giọng buồn thương, phiền muộn.
2. Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó”?
a. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
b. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống Cách Mạng đầy khó khăn.
c. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế Cách Mạng.
d. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ Quốc.
3. Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến?
a. Sử dụng từ cầu khiến. c. Thường kết thúc bằng dấu chấm than.
b. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến. d. Cả a, b, c đều đúng.
4. Câu cầu khiến sau đây dùng để làm gì?
Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn sớm mà!
a. Khuyên bảo. b. Ra lệnh. c. Yêu cầu. d. Đề nghị.
5. “Nhật kí trong tù” được sáng tac bằng chữ gì ?
a. Chữ Hán. b. Chữ Nôm . c. Chữ quốc ngữ. d. Chữ Pháp.
6. Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” là kiểu câu gì?
a. Trần thuật. b. Nghi vấn. c. Cầu khiến. d. Cảm thán.
7. “Minh nguyệt” có nghĩa là gì ?
a. Trăng sáng. b. Trăng đẹp. c. Trăng soi. d. Ngắm trăng.
8. Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ?
a. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.
b. Trong đêm không ngủ vì lo cho vận mệnh đất nước.
c. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
9. Câu thơ “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
a. So sánh. b. Điệp từ. c. ẩn dụ. d. Nhân hoá.
10. Từ “Trùng san” lặp lại mấy lần trong bài “Đi đường”?
a. Hai lần. b. Ba lần. c. Bốn lần. d. Không lặp lại.
11. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài “Đi đường”?
a. Điệp từ. b. Nhân hoá. c. So sánh. d. ẩn dụ.
12. Câu trần thuật sau có chức năng gì?
- Trời không u ám, toàn một màu trắng đục.
a. Kể. b. Miêu tả. c. Nhận định. d. Thông báo.
B. Tự luận (7đ):
I. Câu hỏi:
1. Chép bằng trí nhớ bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó” và cho biết cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
2. Đặt 5 câu trần thuật có các chức năng: Thông báo, Miêu tả, yêu cầu, bộc lộ cảm xúc, nhận định.
II. Làm văn (5đ):
Em hãy thuyết minh bài thơ “Ngắm trăng” của Bác Hồ.
Đề KIểM TRA THáNG 02
MôN: VăN 8 (90’)
Đề B
A. Phần trắc nghiệm (3đ):
1. ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó”.
a. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động Cách Mạng ở Cao Bằng.
b. Trong thời gian Bác lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.
c. Trong thời gian Bác bôn ba hoạt động ở nước ngoài.
2. Dòng nào diễn tả đúng nhất nghĩa của từ “chông chênh”?
a. Không vững chãi vì không có chỗ dựa chắc chắn.
b. Cao và không có chỗ bám víu, luôn đu đưa, nguy hiểm.
c. ở trạng thái bất định, khi lên khi xuống, khi nghiêng qua khi ngả lại.
3. Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác qua câu thơ “Cuộc đời Cách Mạng thật là sang”.
a. Vui thích vì được sống chan hoà với thiên nhiên.
b. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
c. Lạc quan với cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.
d. Gồm cả 3 ý trên.
4. Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b. Người thuê viết nay đâu?
c. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội?
5. Tập “Nhật kí trong tù” được sáng tac trong hoàn cảnh nào?
a. Bác Hồ đang hoạt động Cách Mạng ở Pháp.
b. Bác bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).
c. Bác ở Việt Bắc lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp.
6. Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì?
a. Lục bát. b. Thất ngôn tứ tuyệt. c. Thất ngôn bát cú.
7. Câu “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” là kiểu câu gì?
a. Trần thuật. b. Cầu khiến. c. Nghi vấn. d. Cảm thán.
8. Hai câu thơ “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng nghệ thuật gì?
a. ẩn dụ. b. Hoán dụ. c. So sánh. d. Đối xứng.
9. Tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng là gì?
a. Xao xuyến, bối rối. c. Buồn bã, chán nản.
b. Mừng rỡ niềm nở. d. Bất bình, giận dữ.
10. Bản dịch bài “Đi đường” thuộc thể thơ gì?
a. Tứ tuyệt. b. Lục bát. c. Song thất lục bát. d. Cả a, b, c sai.
11. Câu thơ nào trong bài đi đường diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ?
a. Câu 1. b. Câu 2. c. Câu 3. d. Câu 4.
12. Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào phổ biến nhất?
a. Nghi vấn. b. Cầu khiến. c. Trần thuật. d. Cảm thán.
B. Tự luận (7đ):
I. Câu hỏi:
1. Chép bằng trí nhớ phần dịch thơ của bài “Đi đường” và trình bày cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
2. Viết 1 đoạn văn đối thoại có sử dụng 4 kiểu câu đã học (Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật).
II. Làm văn (5đ):
Thuyết minh bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
Đề KIểM TRA THáNG 03
MôN: VăN 6 (90’)
Đề A
I. Trắc nghiệm (3đ):
1. An – phông – xơ Đô – đê là nhà văn nước nào?
a. Đức. c. Mĩ.
b. Anh. d. Pháp.
2. Chú bé Phrăng có tâm trạng như thế nào trong buổi học cuối cùng.
a. Hồi hợp và xúc động.
b. Cảm thấy bình thường như những buổi học khác.
c. Ngạc nhiên vì thấy những người dân trong làng có mặt.
d. Lúc đầu lười học, ham chơi, nhưng sau đó rất ân hận và xúc động, tức giận vì không còn được học tiếng Pháp.
3. Bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” ra đời trong hoàn cảnh
a. Trước cách mạng tháng Tám. c. Trong thời kì chống mĩ.
b. Trong thời kì chống Pháp. d. Khi đất nước hoà bình.
4. Tại sao trong đêm ấy, Bác Hồ không ngủ.
a. Bác lo lắng cho các chiến sĩ ở chiến trường. c. Bác lo cho chiến dịch.
b. Bác thương đoàn dân công phải ngủ đêm trong rừng. d. Tất cả các ý trên.
5. Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá
a. Cây dừa sải tay bơi. c. Kiến hành quân đầy đường.
b. Bố em đi cày về. d. Cỏ gà rung tai nghe.
6. Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi miêu tả một em bé 4 – 5 tuổi:
a. Khuôn mặt bầu bĩnh.
b. Đôi mắt đen sáng, luôn mở to.
c. Mái tóc dài thướt tha, duyên dáng phủ ngang vai.
d. Thân hình bụ bẫm, vẻ hồn nhiên, đáng yêu.
II. Tự luận (7đ):
1. Chép 1 khổ thơ trong bài: “Lượm”. Cho biết ý chính của đoạn. (1đ)
2. Viết 1 câu có sử dụng phép nhân hoá trong đó có dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ sự hoạt động của vật. (0, 5đ)
3. Viết 1 câu tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng lối nói ẩn dụ. (0, 5đ)
4. Hãy tả hình ảnh một thầy giáo (hoặc cô) mà em yêu quí khi đang giảng bài. (5đ)
Đề KIểM TRA THáNG 03
MôN: VăN 6 (90’)
Đề B
I. Trắc nghiệm (3đ):
1. Thầy giáo Ha – men có tâm trạng như thế nào trong buổi học cuối cùng:
a. Tự hào về vùng quê An – dat của mình.
b. Muốn kêu gọi mọi người chống kẻ thù xâm lược.
c. Yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, muốn truyền thụ cho học sinh kiến thức về tiếng nói của dân tộc.
d. Nuối tiếc khi phải giã từ ngôi trường.
2. Dòng nào nói đúng thái độ của thầy giáo Ha – men trong buổi học cuối cùng:
a. Đau đớn và rất xúc động. c. Bình thường như những buổi học khác.
b. Bình tĩnh, tự tin. d. Tức tối, căm phẫn.
3. Tác giả bài thờ: “Đêm nay Bác không ngủ” là:
a. Tố Hữu. b. Tế Hanh. c. Minh Huệ. d. Viễn Phương.
4. ý nghĩa của khổ thơ sau là gì?
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
a. Tâm hồn Lượm thơm ngát như hương lúa đồng quê.
b. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng.
c. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh Lượm vẫn mãi gắn bó với quê hương.
d. Gồm tất cả các ý trên.
5. Hai câu sau thuộc kiểu hoán dụ nào?
Vì sao Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh
a. Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể.
b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
6. Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi miêu tả một cụ già:
a. Khuôn mặt nhiều nếp nhăn in những đốm đồi mồi.
b. Mái tóc bạc phơ.
c. Đôi mắt tròn, đen lay láy.
d. Dáng đi không còn vẻ nhanh nhẹn.
II. Tự luận (7đ):
1. Chép 1 khổ thơ trong bài: “Đêm nay Bác không ngủ”. Cho biết ý chính của khổ thơ. (1đ)
2. Viết 1 câu tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng hình ảnh ẩn dụ. (0, 5đ)
3. Lấy 1 ví dụ về hoán dụ. (0, 5đ)
4. Hãy tả hình ảnh một thầy giáo (hoặc cô giáo) mà em yêu quí khi đang giảng bài. (5đ)
Đề KIểM TRA THáNG 03
MôN: VăN 7 (90’)
Đề A
I. Văn học (2đ):
A. Trắc nghiệm (1đ):
Câu 1: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được viết theo phương thức biểu đạt nào?(0, 25đ)
a. Tự sự. b. Miêu tả. c. Biểu cảm. d. Nghị luận.
Câu 2: “ý nghĩa văn chương” của tác giả: (0, 25đ)
a. Hoài Thanh. b. Hồ Chí Minh. c. Phạm Văn Đồng.P d. Phạm Duy Tốn.
Câu 3: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là: (0, 25đ)
a. Lòng thương người, muôn vật, muôn loài. c. Lòng vị tha.
b. Đời sống hiện thực. d. a và c đều đúng.
Câu 4: Theo em đức tính giản dị của Bác là: (0, 25đ)
a. Không xa hoa, không cầu kì trong lối sống. c. Cầu kì trong lối sống.
b. Giản dị trong lời nói, bài viết. d. a và b đều đúng.
B. Câu hỏi (1đ):
Trình bày nội dung và nghệ thuật bài “ý nghĩa văn chương”.
II. Tiếng Việt (2đ):
A. Trắc nghiệm (0, 5đ):
Câu 1: Chọn câu bị động phù hợp với câu chủ động sau đây: (0, 25đ)
Người ta xây một công viên trước trường em.
a. Người ta xây trường em. c. Một công viên được xây trước trường em.
b. Trước trường em một công viên. d. Trường em xây một công viên.
Câu 2: Câu nào sau đây không phải là câu bị động: (0, 25đ)
a. Em được thầy giáo khen. c. Em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.
b. Em bị phạt. d. Em được bạn Nam giúp đỡ.
B. Câu hỏi – trả lời (1, 5đ):
Câu 1 (0, 5đ: a. Tách trạng ngữ của câu sau đây thành câu riêng: Tôi thi tốt nghiệp lớp 5 năm 92.
b. Nêu tác dụng của trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng.
Câu 2 (1đ): Thế nào là câu chủ động – câu bị động? Cho ví dụ.
III. Tập làm văn (6đ):
A. Lý thuyết (1đ): Trình bày dàn bài của một bài văn chứng minh.
B. Tự luận (5đ):
Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Đề KIểM TRA THáNG 03
MôN: VăN 7 (90’)
Đề B
I. Văn học (2đ):
A. Trắc nghiệm (1đ):
Câu 1: “ý nghĩa văn chương” được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0, 25đ)
a. Tự sự. b. Miêu tả. c. Nghị luận văn chương. d. Biểu cảm.
Câu 2: “ý nghĩa văn chương” của tác giả: (0, 25đ)
a. Hoài Thanh. b. Hồ Chí Minh. c. Phạm Văn Đồng.P d. Phạm Duy Tốn.
Câu 3: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là: (0, 25đ)
a. Lòng thương người, muôn vật, muôn loài. c. Lòng vị tha.
b. Đời sống hiện thực. d. a và c đều đúng.
Câu 4: Theo em đức tính giản dị của Bác là: (0, 25đ)
a. Không xa hoa, không cầu kì trong lối sống. c. Cầu kì trong lối sống.
b. Giản dị trong lời nói, bài viết. d. a và b đều đúng.
Câu hỏi (1đ):
Trình bày nội dung và nghệ thuật bài “ý nghĩa văn chương”.
II. Tiếng Việt (2đ):
A. Trắc nghiệm (0, 5đ):
Câu 1: Chọn câu bị động phù hợp với câu chủ động sau đây: (0, 25đ)
Người ta xây một công viên trước trường em.
a. Người ta xây trường em. c. Một công viên được xây trước trường em.
b. Trước trường em một công viên. d. Trường em xây một công viên.
Câu 2: Câu nào sau đây không phải là câu bị động: (0, 25đ)
a. Em được thầy giáo khen. c. Em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.
b. Em bị phạt. d. Em được bạn Nam giúp đỡ.
B. Câu hỏi – trả lời (1, 5đ):
Câu 1 (0, 5đ: a. Tách trạng ngữ của câu sau đây thành câu riêng: Tôi thi tốt nghiệp lớp 5 năm 92.
b. Nêu tác dụng của trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng.
Câu 2 (1đ): Thế nào là câu chủ động – câu bị động? Cho ví dụ.
III. Tập làm văn (6đ):
A. Lý thuyết (1đ): Trình bày dàn bài của một bài văn chứng minh.
B. Tự luận (5đ):
Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Đề KIểM TRA THáNG 03
MôN: VăN 8 (90’)
Đề A
A. Trắc nghiệm (3đ):
1. Chiếu dời đô được viết theo phương thức biểu đạt nào?
a. Tự sự. b. Biểu cảm. c. Thuyết minh. d. Nghị luận.
2. Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh, Lê là gì?
a. Huế. b. Cổ Loa. c. Hoa Lư. d. Thăng Long.
3. ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
a. Giãi bày tình cảm của người viết.
b. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
c. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.
d. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
4. Những lợi thế của thành Đại La là gì?
a. ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.
b. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.
c. Địa thế rộntg mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
d. Cả 3 ý trên.
5. Hịch tướng sĩ được viết theo thể văn gì?
a. Văn xuôi. b. Văn vần. c. Văn biền ngẫu. d. Cả a, b, c đều sai.
6. Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu ‘Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”?
a. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.
b. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.
c. Miêu tả hoàn cảnh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.
d. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.
7. Từ nào có thể thay thế từ “vui lòng” trong câu “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”?
a. Cam chịu. b. Bình thường. c. Cam lòng. d. Mặc kệ.
8. Trong “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã kết hợp linh hoạt nhiều giọng điệu khác nhau.
a. Đúng. b. Sai.
9. Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất chức năng của thể cáo?
a. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh phong trào.
b. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một việc lớn để mọi người cùng biết.
c. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.
d. Dùng để tâu lên vua những ý kiến đề nghị của bề tôi.
10. “Bình Ngô Đại Cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta từ xưa đến nay.
a. Đúng. b. Sai.
11. Mục đích của “Việc nhân nghĩa” thể hiện trong Bình Ngô Đại Cáo?
a. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
b. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.
c. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
d. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
12. Dòng nào nói đúng nhất những yếu tố được nêu ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc trong bài “Nước Đại Việt Ta”.
a. Lãnh thổ, chủ quyền. c. Truyền thống lịch sử.
b. Phong tục, văn hiến. d. Cả 3 ý trên.
B. Tự luận (7đ):
I. Câu hỏi (2đ):
1. Thế nào là hành động nói? Kể tên một số hành động nói trường gặp? Cho 4 ví dụ về hành động nói và gọi tên của chúng?
2. Viết một đoạn văn đối thoại và phân tích các vai xã hội trong đoạn văn ấy, phân tích cách đối xử giữa các vai giao tiếp ấy!
II. Làm văn (5đ):
Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đề KIểM TRA THáNG 03
MôN: VăN 8 (90’)
Đề B
A. Trắc nghiệm (3đ):
1. “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào ?
a. 1010. b. 958. c. 1789. d. 1858.
2. Ai là người thường dùng thể chiếu?
a. Nhà sư. b. Nhà vua. c. Nhà nho ở ẩn. d. Cả a, b, c sai.
3. Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn?
a. Phải đâu các vua thời tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời?
b. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
c. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể dời đổi.
d. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
4. Người ta thường viết “hịch” khi nào?
a. Khi đất nước có ngoại xâm.
b. Khi đất nước thanh bình.
c. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh.
5. ý nào nói đúng nhất chức năng của thể “hịch”
a. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
b. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp.
c. Dùng để trình bày với nhà vua một ý kiến, đề nghị, sự việc.
d. Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
6. Trần Quốc Tuấn sáng tác “Hịch tướng sĩ” khi nào?
a. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257).
b. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).
c. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287).
d. Sau chiến thắng Mông – Nguyên lần thứ hai.
7. Trần Quốc Tuấn nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ vốn được lưu danh trong sử sách nước Nam ta.
a. Đúng. b. Sai.
8. “Bình Ngô Đại Cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta từ xưa đến nay.
a. Đúng. b. Sai.
9. Từ nào có thể thay thế từ “nghênh ngang” trong câu “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường”?
a. Hiên ngang. c. Thất thểu.
b. Ngật ngưỡng. d. Ngông nghênh.
10. Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của “Bình Ngô đại cáo”?
a. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.
b. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược.
c. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.
d. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta.
11. Tác phẩm nào trước “Bình Ngô Đại Cáo” cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta?
a. Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải.
b. Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.
c. Nam Quốc Sơn Hà – Lí Thường Kiệt.
d. Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão.
12. Trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
a. Nghị luận. b. Tự sự. c. Thuyết minh. d. Miêu tả.
B. Tự luận (7đ):
I. Câu hỏi (2đ):
1. Thế nào là hành động nói? Có mấy cách thực hiện hành động nói? Cho 4 ví dụ về hành động nói và cho biết chúng được thực hiện theo cách nào?
2. Viết một đoạn văn đối thoại, phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau.
II. Làm văn (5đ):
Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đề KIểM TRA THáNG 04
MôN: VăN 7 (90’)
Đề A
I. Văn học (2, 5đ):
A. Trắc nghiệm (1, 5đ):
Câu 1: Tác giả của “Sống chết mặc bay” là:
a. Phạm Duy Tốn. b. Hoài Thanh. c. Nguyễn ái Quốc. d. Phạm Văn Đồng.
Câu 2: “Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu” được viết theo phương thức:
a. Miêu tả. b. Tự sự. c. Biểu cảmB . d. Nghị luận.
Câu 3: Các hình thức ngôn ngữ nào không được vận dụng trong truyện “Sống chết mặc bay”?
a. Ngôn ngữ tự sự, miêu tả, biểu cảm. c. Ngôn ngữ đối thoại.
b. Ngôn ngữ nhân vật, người dẫn chuyện. d. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
Câu 4: Theo em cái “mỉm cười” của Phan Bội Châu “như cánh ruồi lướt qua” có ý nghĩa:
a. Thích thú trước những lời ngon ngọt của Va – ren. c. Coi thường lời dụ dỗ của Va – ren.
b. Khinh miệt tên toàn quyền Va – ren. d. Câu b và c đều đúng.
Câu 5: Lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ là:
a. 4 nhạc cụ dùng để ca Huế. c. 4 khúc nhạc mở đầu dân ca Huế.
b. 4 làn điệu dân ca Huế. d. 4 động tác của người nhạc công.
Câu 6: Ca Huế là một thú tao nhã vì thanh cao, lịch sự, sang trọng, được thể hiện:
a. Từ nội dung đến hình thức của bài hát. c. Từ ca công và nhạc công.
b. Từ cách biểu diễn. d. Tất cả a, b, c đều đúng.
B. Trả lời câu hỏi (1đ):
Trình bày nội dung nghệ thuật bài văn “Sống chết mặc bay”.
II. Tiếng Việt (1, 5đ):
Câu 1: Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu sau đây và phân tích: (0, 5đ)
Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa.
Câu 2: Điền cụm C – V vào chỗ trống để có dạng cụm C – V mở rộng câu: (0, 5đ)
- . . . . . . . . . . . . . làm cho mọi người giật mình.
- Lớp trưởng Hoài Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Câu 3: Thế nào là dùng cụm C – V mở rộng câu? (0, 5đ)
II. Tập làm văn (6đ):
A. Lý thuyết (1đ): Trình bày dàn bài một bài văn lập luận giải thích.
B. Tự luận (5đ):
Em hãy giải thích câu tục ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
Đề KIểM TRA THáNG 04
MôN: VăN 7 (90’)
Đề B
I. Văn học (2, 5đ):
A. Trắc nghiệm (1, 5đ):
Câu 1: Tác giả của “Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu” là:
a. Phạm Duy Tốn. b. Nguyễn ái Quốc. c. Hoài Thanh. d. Phạm Văn Đồng.
Câu 2: “Ca Huế trên sông Hương” được viết theo thể:
a. Bút kí. b. Tự sự. c. Nghị luận.N d. Biểu cảm .
Câu 3: Nghệ thuật chính trong văn bản “Sống chết mặc bay” là:
a. So sánh. b. Tăng cấp. c. Tương phản. d. Cả b và c đều đúng.
Câu 4: “Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu” là tác phẩm:
a. Ghi chép sự thật. b. Tưởng tượng hư cấu.
Câu 5: Ca Huế được hình thành từ:
a. Ca nhạc dân gian. c. Ca nhạc cung đình.
b. Ca nhạc hiện đại. d. a và c là đúng.
Câu 6: Các nhạc cụ dùng để ca Huế:
a. Đàn tranh, đàn bầu. c. Đàn Vi – ô – lông và ghi – ta.
b. Cặp sanh và sáo. d. Đàn nguyệt, tranh, tì bà, sáo và cặp sanh,v.v.
B. Trả lời câu hỏi (1đ):
Trình bày nội dung và nghệ thuật bài “Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu”.
II. Tiếng Việt (1, 5đ):
Câu 1: Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu sau: (0, 5đ)
Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương, trầm bổng . . .
Câu 2: Điền cụm từ vào chỗ trống để câu có cụm C – V mở rộng: (0, 5đ)
- . . . . . . . . . . . . . khiến em rất vui.
- Cô giáo Lan . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Câu 3: Trình bày các trường hợp dùng cụm C – V để mở rộng câu. (0, 5đ)
II. Tập làm văn (6đ):
A. Lý thuyết (1đ):
Câu 1: Có mấy bước làm một bài văn lập luận giải thích?
Câu 2: Lời văn và bố cục một bài văn giải thích phải đáp ứng yêu cầu nào?
B. Tự luận (5đ):
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
Đề KIểM TRA THáNG 04
MôN: VăN 6 (90’) _ Đề A
I. Trắc nghiệm (2đ):
1. Tác phẩm “Cô Tô” là của nhà văn:
a. Thép Mới. b. Nguyễn Tuân. c. Nguyên Hồng.
2. Để tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô, tác giả đã tả:
a. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
b. Khi mặt trời đã lên một vài con sào, tức là lúc nó trở về sự bình dị hàng ngày.
3. Trong câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam”. Cây tre là:
a. Chủ ngữ. b. Vị ngữ. c. Trạng ngữ.
4. Trong 2 câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn:
a. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
b. Tôi chăm học còn bạn thì không được như thế.
II. Nêu ý nghĩa của bài Lòng yêu nước. (1đ)
III. Viết một câu trần thuật đơn có từ là. (1đ)
IV. Tập làm văn (6đ):
Miêu tả một em bé chừng 4 đến 5 tuổi.
Đề KIểM TRA THáNG 04
MôN: VăN 6 (90’) _ Đề B
I. Trắc nghiệm (2đ):
1. Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” là của nhà văn:
a. Nguyễn Tuân. b. Thép Mới. c. Nguyên Hồng.
2. Tác giả đã miêu tả quần đảo Cô Tô sau cơn bão như sau:
a. Cây trên đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi.
b. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc.
3. Trong câu “Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn”. Bóng tre là:
a. Chủ ngữ. b. Vị ngữ. c. Trạng ngữ.
4. Trong 2 câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn:
a. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
b. Tôi đang chăm chỉ làm việc thì anh đến.
II. Nêu ý nghĩa của bài Cây tre Việt Nam. (1đ)
III. Viết một câu trần thuật đơn không có từ là. (1đ)
IV. Tập làm văn (6đ):
Miêu tả một em bé chừng 4 đến 5 tuổi.
Đề KIểM TRA THáNG 04
MôN: VăN 8 (90’)
Đề A
A. Trắc nghiệm (2đ):
1. Văn bản “Đi bộ ngao du” được trích từ tác phẩm nào?
a. Chiếc lá cuối cùng. c. Những người khốn khổ.
b. Đôn Ki – hô – tê. d. ê – min hay về giáo dục.
2. Chú bé được nói đến trong “Đi bộ ngao du” có tên là gì?
a. ê – min. c. Giôn – xi.
b. Pi – ta – go. d. Xiu.
3. Luận điểm nào được nêu trong đoạn hai của văn bản “Đi bộ ngao du”?
a. Đi bộ là cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa.
b. Các niềm hứng thú khác nhau mà đi bộ ngao du đem lại cho người.
c. Đi bộ ngao du giúp con người có dịp trau dồi vốn kiến thức.
d. Tác dụng của việc đi bộ ngao du.
4. Qua đoạn trích có thể thấy nhà văn Ru – xô là người như thế nào?
a. Giản dị. c. Yêu mến thiên nhiên.
b. Quí trọng tự do. d. Gồm cả a, b, c.
5. Nguyễn ái Quốc là tên gọi của Bác Hồ thời kì nào?
a. Thời niên thiếu Bác sống ở Huế.
b. Thời kì Bác hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
c. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp.
d. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.
6. “Bản án chế độ thực dân Pháp” được viết bằng tiếng gì ?
a. Tiếng Trung Quốc. c. Tiếng Pháp.
b. Tiếng Việt. d. Tiếng Nga.
7. Có thể thay từ “bỏ xác” trong câu “Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban – căng” bằng từ nào?
a. Hi sinh. c. Bỏ mạng.
b. Từ trần. d. Qua đời.
8. Một người cha nói chuyện với một người con về công việc gia đình. Trong cuộc hội thoại đó, quan hệ giữa hai người là quan hệ gì?
a. Quan hệ gia đình. c. Quan hệ tuổi tác.
b. Quan hệ chức vụ xã hội. d. Quan hệ họ hàng.
B. Tự luận (8đ):
I. Câu hỏi (2đ):
1. Hãy chỉ ra các từ xưng hô địa phương trong đoạn văn sau:
a. ổng đâu rồi? Sao không thấy ổng về? Xóm mình nhất định đền ơn ổng một số tiền, nuôi ổng cho tới già ở xóm này.
(Sơn Nam)
b. Chiều hôm đó, về tới nhà, má mới khóc. Thím năm vừa khóc vừa kể thôi là kể. Má chỉ nằm khóc chứ không kể gì hết.
(Nguyễn Thi)
2. Hãy điền các cụm từ “dừng lại, đạp xe, trông theo, chạy theo” vào chỗ trống trong câu văn sau để trật tự từ trong câu thể hiện trình tự quan sát của người nói:
- Con chó mực ____ chủ của nó, nhưng chủ của nó ____ nhanh quá; không kịp, nó đành ____, đứng ____ mãi.
(Chép đoạn văn vào bài thi)
II. Làm văn (6đ):
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề KIểM TRA THáNG 04
MôN: VăN 8 (90’)
Đề B
A. Trắc nghiệm (2đ):
1. Tác giả của đoạn trích “Đi bộ ngao du”là nhà văn nước nào?
a. Anh. c. Tây Ban Nha.
b. Pháp. d. Mĩ.
2. Luận điểm nào được nêu trong đoạn một của văn bản “Đi bộ ngao du”?
a. Niềm hạnh phúc của con người khi không phải đi ngựa.
b. Sự tự do, tuỳ theo ý thích của con người khi đi bộ ngao du.
c. Đi bộ ngao du là phải vừa đi vừa quan sát và nghiền ngẫm.
d. Cả a, b, c đều đúng.
3. Theo tác giả, người đi bộ ngao du phải phụ thuộc vào điều gì?
a. Những con ngựa. c. Những con đường thuận tiện.
b. Gã phu trạm. d. Bản thân họ.
4. Những thứ nào có trong phòng sưu tập của chú bé ê – min?
a. Hoa lá. c. Cả trái đất.
b. Những hòn sỏi. d. Các hoá thạch.
5. Đoạn trích “Thuế máu” nằm ở chương thứ mấy của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”?
a. Chương I. c. Chương III.
b. Chương II. d. Chương IV.
6. Nguyên nhân chính của việc các quan cai trị thực dân thay đổi thái độ đối với người dân thuộc địa?
a. Vì chính quyền thực dân muốn thực hiện chính sách cai trị mới.
b. Vì chúng muốn biến người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nggĩa.
7. Có thể thay từ “tấp nập” trong câu “Các bạn đã tấp nập đầu quân” bằng từ nào?
a. Tất bật. c. Tấp tểnh.
b. Huyên náo. d. Nô nức.
8. Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?
a. Ngưỡng mộ. c. Sùng kính.
b. Kính trọng. d. Thân mật.
B. Tự luận (8đ):
I. Câu hỏi (2đ):
1. Xác định kiểu câu của các câu sau:
a. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy.
b. Sao bảo nhà mày có con chó cái khôn lắm?
c. Béo ơi là béo!
2. Hãy viết lại câu sau đây bằng cách chuyển từ in đậm vào những vị trí có thể được.
- Thơ thẩn, chị đón lấy con bé con và ngồi ghé vào bên mép chõng.
II. Làm văn (6đ):
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề THI LạI
MôN: VăN 11 (90’)
I. CâU HỏI (3đ):
1. Chép lại bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. (1đ)
2. Tóm tắt truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao. (1đ)
3. Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của phát ngôn sau: (1đ)
“Trúc xinh trúc mọc bờ ao,
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh”.
(Ca dao)
II. LàM VăN (7đ):
Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Đề THI LạI
MôN: VăN 11 (90’)
I. CâU HỏI (3đ):
4. Chép lại bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. (1đ)
5. Tóm tắt truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao. (1đ)
6. Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của phát ngôn sau: (1đ)
“Trúc xinh trúc mọc bờ ao,
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh”.
(Ca dao)
II. LàM VăN (7đ):
Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
MôN: VăN 8 (90’)
Đề 1
A. Trắc nghiệm (2đ):
1. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “nhớ rừng”?
a. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ. c. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ.
b. Để gây ấn tượng đối với người đọc. d. Để thực hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ.
2. Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ “Nhớ rừng”?
a. Cảnh núi rừng kì vĩ, khoáng đạt và bí hiểm.
b. Cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường, giả dối.
c. Cảnh đại ngàn bao la, rộng lớn.
d. Gồm a và b.
3. Từ nào có thể thay thế được từ “thét” trong câu thơ “Với khi thét khúc trường ca dữ dội”?
a. Hét. c. rú
b. gầm. d. gào
4. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
a. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên. c. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế.
b. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ. d. Lòng thương người và niềm hoài cổ.
5. Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra như thế nào?
a. Được mọi người yêu quí vì đúc độ.
b. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp.
c. Bị mọi người quên lãng theo thời gian.
d. Cả a, b, c đều sai.
6. Trong bài thơ “Quê hương” đoạn thứ hai (từ câu 3 đến câu nói đến cảnh gì?
a. Cảnh đoàn thuyền ra khơi. c. Cảnh đón thuyền cá về bến.
b. Cảnh đánh cá ngoài khơi. d. Cảnh đợi chờ thuyền về của người dân làng chài.
7. Hai câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã – Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” sử dụng biện pháp tu từ gì?
a. Hoán dụ. c. Điệp từ.
b. ẩn dụ. d. So sánh.
8. Hai câu thơ”
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
sử dụng biện pháp tu từ gì?
a. So sánh c. Hoán dụ.
b. ẩn dụ. d. Nhân hoá.
B. Tự luận:
I. Câu hỏi (2đ):
1. Em hãy chép lại các câu nghi vấn có trong bài thơ “ông đồ” của Vũ Đình Liên.
2. Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
II. Làm văn (6đ):
Em hãy giới thiệu một loài hoa được xem là biểu tượng cho mùa xuân trên quê hương Việt Nam.
Đề KIểM TRA THáNG 01
MôN: VăN 8 (90’)
Đề 2
A. Trắc nghiệm (2đ):
1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
a. Trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945. c. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
b. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. d. Trước năm 1930.
2. ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng”?
a. Niềm khao khát tự do mãnh liệt.
b. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối.
c. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc.
d. Cả 3 ý kiến trên.
3. ý nghĩa của câu “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” là gì?
a. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh núi non hùng vĩ.
b. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất.
c. Thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt.
d. Nỗi chán ghét cảnh sống thực tại tù túng.
4. Hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?
a. So sánh. c. Nhân hoá.
b. Hoán dụ. d. ẩn dụ.
5. Dòng thơ nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?
a. Nhưng mỗi năm mỗi vắng _ c. ông đồ vẫn ngồi đấy.
Người thuê viết nay đâu Qua đường không ai hay.
b. Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
6. Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của 2 câu đầu trong bài thơ “Quê hương”?
a. Giới thiệu nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
b. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
c. Miêu tả cảnh sinh hoạt lao động của người dân làng chài.
d. Cả a, b, c đều sai.
7. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới”?
a. Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng c. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
b. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ d. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
8. Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?
a. Con tuấn mã. c. Dân làng.
b. Mảnh hồn làng. d. Quê hương.
B. Tự luận:
I. Câu hỏi (2đ):
1. Em hãy gạch chân các dấu hiệu hình thức nghi vấn trong các câu nghi vấn sau:
a. Em có thấy lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không?
(O Hen - ri)
b. Bác này! Lúc nào chúng ta lại trở về nhỉ?
(Lỗ Tấn)
c. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ)
d. Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?
(An – đec – xen)
2. Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ “ông đồ” của Vũ Đình Liên.
II. Làm văn (6đ):
Hãy giới thiệu một loài hoa tượng trưng cho ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam.
Đề KIểM TRA THáNG 01
MôN: VăN 7 (90’)
Đề A
I. Văn học (3đ):
Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về thiên nhiên?
a. Tấc đất tấc vàng. c. Nhất thì nhì thục.
b. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ. d. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và đất đai?
a. Nhất thì nhì thục. c. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
b. Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống. d. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật:
a. So sánh. c. Nhân hoá.
b. ẩn dụ. d. Hoán dụ.
Câu 4: Tìm câu tục ngữ đồng nghĩa với: “Người sống hơn đống vàng”:
a. Cái răng cái tóc là góc con người. c. Không thầy đố mày làm nên.
b. Một mặt người bằng mười mặt của. d. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 5: Trả lời câu hỏi (1đ)
1. Em hiểu như thế nào về tục ngữ?
2. Cho 2 ví dụ:
- Một câu tục ngữ về lao động sản xuất.
- Một câu tục ngữ về con người và xã hội.
II. Tiếng Việt (1đ):
Câu 1: Câu nào dưới đây thuộc câu rút gọn: (0, 25đ)
a. ăn xem nồi, ngồi xem hướng. c. Bạn Nam học tốt.
b. Người ta là hoa đất. d. Câu a và b là đúng.
Câu 2: Câu sau đây rút gọn thành phần nào? (0, 25đ)
Một, hai người hát quốc ca. Rồi bo bốn người, năm sáu người.
Câu 3: Trình bày mục đích việc rút gọn câu? (0, 5đ)
III. Tập làm văn (6đ):
Phần 1 (Câu hỏi):
Trình bày khái niệm về văn Nghị luận? (0.5đ)
Một bài văn Nghị luận gồm mấy yếu tố chính để tạo nên văn bản? (0, 5đ)
Phần 2 (Ñeà): (5đ)
Vì sao ta phải bảo vệ rừng? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Đề KIểM TRA THáNG 01
MôN: VăN 7 (90’)
Đề B
I. Văn học (3đ):
Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây nói có nội dung về lao động sản xuất?
a. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt. c. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
b. Nhất thì nhì thục. d. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây khẳng định giá trị của đất quí hơn vàng?
a. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. c. Người sống đống vàng.
b. Nhất thì nhì thục. d. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.
Câu 3: Câu: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật:
a. So sánh. c. Nhân hoá.
b. ẩn dụ. d. Hoán dụ.
Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây đề cao cách sống trong sạch?
a. ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c. Đói cho sạch rách cho thơm.
b. Thương người như thể thương thân. d. Học thầy không tày học bạn.
Câu 5: Trả lời câu hỏi (1đ)
1. Em hiểu như thế nào về tục ngữ?
2. Cho 2 ví dụ:
- Một câu về thiên nhiên.
- Một câu về xã hội.
II. Tiếng Việt (1đ):
Câu 1: Câu nào dưới đây thuộc câu rút gọn: (0, 25đ)
a. Tấc đất tấc vàng. c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
b. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. d. Cả 2 câu a và b đều đúng.
Câu 2: Câu sau đây đã rút gọn thành phần nào trong câu? (0, 25đ)
- Khi nào anh về quê anh Tết?
- Ngày mai.
Câu 3: Trình bày cách sử dụng câu rút gọn? (0, 5đ)
III. Tập làm văn (6đ):
Phần 1 (Câu hỏi):
Trình bày luận điểm của một bài văn nghị luận? (0.5đ)
Có mấy yếu tố tạo nên luận cứ trong một bài văn nghị luận? (0, 5đ)
Phần 2 (Ñeà): (5đ)
Vì sao ta phải bảo vệ rừng? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Đề KIểM TRA THáNG 01
MôN: VăN 6 (90’)
Đề A
I. Phần trắc nghiệm (3đ):
1. Điền ngắn gọn những từ miêu tả hình dáng Dế Mèn vào dấu chấm lửng: (1đ)
- Đôi càng . . . . . . . .
- Vuốt . . . . . . . . . . .
- Đôi cánh . . . . . . .
- Đầu . . . . . . . . . . .
2. Những ý kiến trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0, 5đ)
3. Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp: (0, 5đ)
a. Thanh bình, yên ả.
b. Rực rỡ, đầy sức sống.
c. Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống.
4. Chỉ ra phó từ trong các câu sau: (0, 5đ)
- Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng . . .
5. Đặt 1 câu có sử dụng phép so sánh. (0, 5đ)
II. Tự luận (7đ):
1. Em có nhận xét gì về hình ảnh Dế Mèn trong đoạn trích: “Bài học đường đời đầu tiên”?( 1đ)
2. Qua đoạn trích: “Sông nước Cà Mau”, em cảm nhận gì về vùng Cà Mau, cực nam của Tổ quốc? (1đ)
3. Em hãy tả cảnh trường em. (5đ)
Đề KIểM TRA THáNG 01
MôN: VăN 6 (90’)
Đề B
I. Phần trắc nghiệm (3đ):
1. Hãy trình bày những chi tiết miêu tả đặc điểm dòng sông Năm Căn: (1đ)
- Nước:
- Cá:
- Rừng đước:
2. Những ý kiến trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0, 5đ)
3. Chợ Năm Căn có đặc điểm: (0, 5đ)
a. ồn ào, đông vui, tấp nập.
b. Cảnh buôn bán diễn ra trên sông nước.
c. Có nhiều dân tộc đến làm ăn sinh sống.
d. Tất cả các ý trên.
4. Chỉ ra phó từ trong các câu sau: (0, 5đ)
- Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh . . . Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.
5. Đặt 1 câu có sử dụng phép so sánh. (0, 5đ)
II. Tự luận (7đ):
1. Em có nhận xét gì về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích: “Bài học đường đời đầu tiên”?( 1đ)
2. Qua đoạn trích: “Sông nước Cà Mau”, em hiểu gì về vùng đất cực nam của Tổ quốc?( 1đ)
3. Em hãy tả cảnh trường em. (5đ)
Đề KIểM TRA THáNG 02
MôN: VăN 6 (90’)
Đề A
I. Phần trắc nghiệm (3đ):
1. Trong câu chuyện: “Bức tranh của em gái tôi”, ai là nhân vật chính?
a. Người em gái.
b. Người anh trai.
c. Người em gái và người anh trai.
2. Truyện được kể bằng lời của:
a. Lời của người anh, ngôi thứ nhất. c. Lời tác giả, ngôi thứ ba.
b. Lời của người em, ngôi thứ hai. d. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai.
3. Khi tài năng của người em được khẳng định, người anh đã có tâm trạng:
a. Chê bai, không thèm quan tâm tới tài năng của em.
b. Ghét bỏ, luôn quát mắng em vô cớ.
c. Buồn bã, khó chịu, không thân với em như trước.
d. Vui mừng vì thấy em có tài.
4. “Vượt thác” được trích từ tác phẩm:
a. Đất Quảng Nam. c. Quê hương.
b. Quê nội. d. Đất rừng phương Nam.
5. Hai ý so sánh: “như một pho tượng đồng đúc”, “như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” cho thấy dượng Hương Thư là người:
a. Khoẻ mạnh, dũng mãnh, vững chắc.
b. dày dạn kinh nghiệm vượt thác.
c. Chậm nhưng chắc, khó ai dịch nổi.
6. Câu văn: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” đã sử dụng phép tu từ:
a. So sánh. c. ẩn dụ.
b. Nhân hoá. d. Hoán dụ.
II. Tự luận (7đ):
* Câu hỏi:
1. Điều gì đã khiến người anh trong câu chuyện: “Bức tranh của em gái tôi” nhận ra khiếm khuyết của mình? (1đ)
2. Đặt một câu có sử dụng phép nhân hoá. (1đ)
* Tập làm văn: (5đ)
Hãy tả hình ảnh cây đào hoặc cây mai vào dịp tết đến, xuân về.
Đề KIểM TRA THáNG 02
MôN: VăN 6 (90’)
Đề B
I. Phần trắc nghiệm (3đ):
1. Trong câu chuyện: “Bức tranh của em gái tôi”, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt:
a. Miêu tả. c. Biểu cảm.
b. Tự sự. d. Miêu tả và tự sự.
2. Nhận xét nào sau đây không đúng với nhân vật Kiều Phương:
a. Hồn nhiên, hiếu động. c. Không yêu thương, quí trọng, anh trai.
b. Tình cảm trong sáng, nhân hậu. d. Có tài năng hội họa.
3. ý văn nào thể hiện tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình:
a. Bực bội, ngượng ngùng, xấu hổ. c. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
b. Ngạc nhiên, bực bội, xấu hổ. d. Sung sướng, vui mừng, xấu hổ.
4. Chuyện: “Bức tranh của em gái tôi” là của tác giả:
a. Tô Hoài. c. Tạ Duy Anh
b. Đoàn Giỏi. d. Võ Quảng.
5. Đoạn trích: “Vượt thác” của con thuyền trên sông Thu Bồn đã làm nổi bật:
a. Cảnh dượng Hương Thư dũng cảm điều khiển con thuyền vượt qua thác dữ.
b. Miêu tả sức mạnh và vẻ hùng dũng của người lao động.
c. Miêu tả bức tranh thiên nhiên hiểm trở, hùng vĩ.
d. Tất cả các ý trên.
6. Câu văn: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt” đã sử dụng phép tu từ:
a. ẩn dụ. c. So sánh.
b. Hoán dụ. d. Nhân hoá.
II. Tự luận (7đ):
* Câu hỏi:
1. Điều gì đã khiến người anh trong câu chuyện: “Bức tranh của em gái tôi” nhận ra khiếm khuyết của mình? (1đ)
2. Đặt một câu có sử dụng phép nhân hoá. (1đ)
* Tập làm văn: (5đ)
Hãy tả hình ảnh cây đào hoặc cây mai vào dịp tết đến, xuân về.
Đề KIểM TRA THáNG 02
MôN: VăN 7 (90’)
Đề A
I. Văn học (3đ):
1. Trắc nghiệm (2đ):
Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây trái nghĩa với “ăn cháo đá bát”
a. Đói cho sạch, rách cho thơm. c. Một mặt người bằng mười mặt của.
b. Học ăn, học nói, học gói, học mở. d. ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 2: Câu tục ngữ: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” gieo vần gì?
a. Vần chân. b. Vần lưng.V
Câu 3: Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết theo phương thức:
a. Tự sự. c. Biểu cảm.
b. Nghị luận. d. Miêu tả.
Câu 4: Tác giả bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là:
a. Đặng Thai Mai. c. Lí Lan.
b. Vũ Bằng. d. Hồ Chí Minh.
Câu 5: Theo em trong bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” có những nét nổi bật nào về nghệ thuật nghị luận:
a. Kết hợp giải thích với chứng minh và bình luận.
b. Dẫn chứng toàn diện bao quát làm nổi bật cái hay, cái đẹp.
c. Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
d. a, b, c đều đúng.
Câu 6: Câu văn sau đây được trích trong bài nào?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày”.
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. c. Cả a và b đều sai.
b. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. d. Mùa xuân của tôi.
Câu 7: Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết vào thời gian:
a. Tháng 6 năm 1954. c. Tháng 3 năm 1951.
b. Tháng 2 năm 1951. d. Chưa rõ thời gian.
Câu 8: Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” được trích trong:
a. “Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức mạnh dân tộc”.
b. “Báo cáo chính trị tại Đại hội lần II”.
c. “Tuyển tập Đặng Thai Mai tập II”.
d. Tất cả không đúng.
2. Trả lời câu hỏi (1đ):
Trình bày nội dung và nghệ thuật bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.
II. Tiếng Việt (1đ):
Câu 1: Câu rút gọn “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy” đã được bỏ thành phần:
a. Chủ ngữ. c. Chủ ngữ và vị ngữ.
b. Vị ngữ. d. Trạng ngữ.
Câu 2: Cụm từ “mùa xuân” trong câu sau đây giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
“Tự nhiên như thỏ: ai cũng chuộng mùa xuân”
a. Trạng ngữ. c. Định ngữ.
b. Bổ ngữ. d. Chủ ngữ.
Câu 3: Về ý nghĩa, trạng ngữ “Để cha mẹ vui lòng, tôi cần phải chăm chỉ học tập” xác định rõ:
a. Nơi chốn. c. Nguyên nhân.
b. Mục đích. d. Phương tiện.
Câu 4: Câu đặc biệt: “Một hồi còi” được dùng để:
a. Xác định thời gian. c. Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
b. Gọi đáp. d. Bộc lộ cảm xúc.
III. Tập làm văn (6đ):
1. Câu hỏi (1đ): Trình bày bố cục một bài văn nghị luận.
2. Tự luận (5đ):
Em hiểu như thế nào về câu nói:
“Sách là người bạn lớn của con người”.
Đề KIểM TRA THáNG 02
MôN: VăN 7 (90’)
Đề B
I. Văn học (3đ):
1. Trắc nghiệm (2đ):
Câu 1: Câu tục ngữ nào đề cao vai trò quan trọng của người thầy đối với sự thành đạt của trò.
a. ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c. Học thầy không tày học bạn.
b. Lá lành đùm lá rách. d. Không thầy đố mày làm nên.
Câu 2: Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” gieo vần gì?
a. Vần lưng. b. Vần chân.V
Câu 3: Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” được viết theo phương thức:
a. Miêu tả. c. Nghị luận.
b. Biểu cảm. d. Tự sự.
Câu 4: Tác giả “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là:
a. Vũ Bằng. c. Hồ Chí Minh.
b. Đặng Thai Mai. d. Lí Lan.
Câu 5: Bài văn “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên những phương diện nào:
a. Về mặt ngữ âm. c. Về mặt ngữ pháp.
b. Về mặt từ vựng. d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 6: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có những nét nổi bật nào về nghệ thuật nghị luận:
a. Dẫn chứng cụ thể. c. Lập luận sắc bén.
b. Có nhiều phương thức so sánh, nhân hoá, ẩn dụ. d. a và c đều đúng.
Câu 7: Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được trích trong:
a. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần II.
b. Báo văn nghệ.
c. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần IV.
d. a, b, c đều sai.
Câu 8: Câu văn sau đây thuộc bài văn nào:
“Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình . . .”
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b. Mùa xuân của tôi.
c. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
d. Sài Gòn tôi yêu.
2. Trả lời câu hỏi (1đ):
Trình bày nội dung và nghệ thuật bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
II. Tiếng Việt (1đ):
Câu 1: Câu rút gọn sau đây đã lược bỏ thành phần nào?
“Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”.
a. Chủ ngữ. c. Vị ngữ và chủ ngữ.
b. Trạng ngữ. d. Vị ngữ.
Câu 2: Cụm từ “từ nghìn đới nay” trong câu sau đây giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
“Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”
a. Trạng ngữ. c. Định ngữ.
b. Bổ ngữ. d. Chủ ngữ.
Câu 3: Về ý nghĩa, trạng ngữ: “Với chiếc xe đạp, tôi đến trường mỗi ngày” xác định rõ:
a. Nguyên nhân. c. Phương tiện.
b. Mục đích. d. Nơi chốn.
Câu 4: Câu đặc biệt “ôi, em Thuỷ!” được dùng để:
a. Xác định thời gian. c. Bộc lộ cảm xúc.
b. Thông báo sự tồn tại của sự vật. d. Gọi đáp.
III. Tập làm văn (6đ):
1. Câu hỏi (1đ):
a. Có mấy yếu tố chính để tạo nên một bài văn nghị luận?
b. Ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận nào trong một bài văn nghị luận?
2. Tự luận (5đ):
Em hiểu như thế nào về câu nói:
“Sách là người bạn lớn của con người”.
Đề KIểM TRA THáNG 02
MôN: VăN 8 (90’)
Đề A
A. Phần trắc nghiệm (3đ):
1. Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài “Tức cảnh Pắc Bó”.
a. Giọng thiết tha trìu mến. c. Giọng nghiêm trang chừng mực.
b. Giọng vui đùa, dí dỏm. d. Giọng buồn thương, phiền muộn.
2. Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó”?
a. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
b. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống Cách Mạng đầy khó khăn.
c. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế Cách Mạng.
d. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ Quốc.
3. Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến?
a. Sử dụng từ cầu khiến. c. Thường kết thúc bằng dấu chấm than.
b. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến. d. Cả a, b, c đều đúng.
4. Câu cầu khiến sau đây dùng để làm gì?
Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn sớm mà!
a. Khuyên bảo. b. Ra lệnh. c. Yêu cầu. d. Đề nghị.
5. “Nhật kí trong tù” được sáng tac bằng chữ gì ?
a. Chữ Hán. b. Chữ Nôm . c. Chữ quốc ngữ. d. Chữ Pháp.
6. Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” là kiểu câu gì?
a. Trần thuật. b. Nghi vấn. c. Cầu khiến. d. Cảm thán.
7. “Minh nguyệt” có nghĩa là gì ?
a. Trăng sáng. b. Trăng đẹp. c. Trăng soi. d. Ngắm trăng.
8. Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ?
a. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.
b. Trong đêm không ngủ vì lo cho vận mệnh đất nước.
c. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
9. Câu thơ “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
a. So sánh. b. Điệp từ. c. ẩn dụ. d. Nhân hoá.
10. Từ “Trùng san” lặp lại mấy lần trong bài “Đi đường”?
a. Hai lần. b. Ba lần. c. Bốn lần. d. Không lặp lại.
11. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài “Đi đường”?
a. Điệp từ. b. Nhân hoá. c. So sánh. d. ẩn dụ.
12. Câu trần thuật sau có chức năng gì?
- Trời không u ám, toàn một màu trắng đục.
a. Kể. b. Miêu tả. c. Nhận định. d. Thông báo.
B. Tự luận (7đ):
I. Câu hỏi:
1. Chép bằng trí nhớ bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó” và cho biết cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
2. Đặt 5 câu trần thuật có các chức năng: Thông báo, Miêu tả, yêu cầu, bộc lộ cảm xúc, nhận định.
II. Làm văn (5đ):
Em hãy thuyết minh bài thơ “Ngắm trăng” của Bác Hồ.
Đề KIểM TRA THáNG 02
MôN: VăN 8 (90’)
Đề B
A. Phần trắc nghiệm (3đ):
1. ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó”.
a. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động Cách Mạng ở Cao Bằng.
b. Trong thời gian Bác lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.
c. Trong thời gian Bác bôn ba hoạt động ở nước ngoài.
2. Dòng nào diễn tả đúng nhất nghĩa của từ “chông chênh”?
a. Không vững chãi vì không có chỗ dựa chắc chắn.
b. Cao và không có chỗ bám víu, luôn đu đưa, nguy hiểm.
c. ở trạng thái bất định, khi lên khi xuống, khi nghiêng qua khi ngả lại.
3. Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác qua câu thơ “Cuộc đời Cách Mạng thật là sang”.
a. Vui thích vì được sống chan hoà với thiên nhiên.
b. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
c. Lạc quan với cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.
d. Gồm cả 3 ý trên.
4. Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b. Người thuê viết nay đâu?
c. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội?
5. Tập “Nhật kí trong tù” được sáng tac trong hoàn cảnh nào?
a. Bác Hồ đang hoạt động Cách Mạng ở Pháp.
b. Bác bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).
c. Bác ở Việt Bắc lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp.
6. Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì?
a. Lục bát. b. Thất ngôn tứ tuyệt. c. Thất ngôn bát cú.
7. Câu “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” là kiểu câu gì?
a. Trần thuật. b. Cầu khiến. c. Nghi vấn. d. Cảm thán.
8. Hai câu thơ “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng nghệ thuật gì?
a. ẩn dụ. b. Hoán dụ. c. So sánh. d. Đối xứng.
9. Tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng là gì?
a. Xao xuyến, bối rối. c. Buồn bã, chán nản.
b. Mừng rỡ niềm nở. d. Bất bình, giận dữ.
10. Bản dịch bài “Đi đường” thuộc thể thơ gì?
a. Tứ tuyệt. b. Lục bát. c. Song thất lục bát. d. Cả a, b, c sai.
11. Câu thơ nào trong bài đi đường diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ?
a. Câu 1. b. Câu 2. c. Câu 3. d. Câu 4.
12. Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào phổ biến nhất?
a. Nghi vấn. b. Cầu khiến. c. Trần thuật. d. Cảm thán.
B. Tự luận (7đ):
I. Câu hỏi:
1. Chép bằng trí nhớ phần dịch thơ của bài “Đi đường” và trình bày cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
2. Viết 1 đoạn văn đối thoại có sử dụng 4 kiểu câu đã học (Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật).
II. Làm văn (5đ):
Thuyết minh bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
Đề KIểM TRA THáNG 03
MôN: VăN 6 (90’)
Đề A
I. Trắc nghiệm (3đ):
1. An – phông – xơ Đô – đê là nhà văn nước nào?
a. Đức. c. Mĩ.
b. Anh. d. Pháp.
2. Chú bé Phrăng có tâm trạng như thế nào trong buổi học cuối cùng.
a. Hồi hợp và xúc động.
b. Cảm thấy bình thường như những buổi học khác.
c. Ngạc nhiên vì thấy những người dân trong làng có mặt.
d. Lúc đầu lười học, ham chơi, nhưng sau đó rất ân hận và xúc động, tức giận vì không còn được học tiếng Pháp.
3. Bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” ra đời trong hoàn cảnh
a. Trước cách mạng tháng Tám. c. Trong thời kì chống mĩ.
b. Trong thời kì chống Pháp. d. Khi đất nước hoà bình.
4. Tại sao trong đêm ấy, Bác Hồ không ngủ.
a. Bác lo lắng cho các chiến sĩ ở chiến trường. c. Bác lo cho chiến dịch.
b. Bác thương đoàn dân công phải ngủ đêm trong rừng. d. Tất cả các ý trên.
5. Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá
a. Cây dừa sải tay bơi. c. Kiến hành quân đầy đường.
b. Bố em đi cày về. d. Cỏ gà rung tai nghe.
6. Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi miêu tả một em bé 4 – 5 tuổi:
a. Khuôn mặt bầu bĩnh.
b. Đôi mắt đen sáng, luôn mở to.
c. Mái tóc dài thướt tha, duyên dáng phủ ngang vai.
d. Thân hình bụ bẫm, vẻ hồn nhiên, đáng yêu.
II. Tự luận (7đ):
1. Chép 1 khổ thơ trong bài: “Lượm”. Cho biết ý chính của đoạn. (1đ)
2. Viết 1 câu có sử dụng phép nhân hoá trong đó có dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ sự hoạt động của vật. (0, 5đ)
3. Viết 1 câu tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng lối nói ẩn dụ. (0, 5đ)
4. Hãy tả hình ảnh một thầy giáo (hoặc cô) mà em yêu quí khi đang giảng bài. (5đ)
Đề KIểM TRA THáNG 03
MôN: VăN 6 (90’)
Đề B
I. Trắc nghiệm (3đ):
1. Thầy giáo Ha – men có tâm trạng như thế nào trong buổi học cuối cùng:
a. Tự hào về vùng quê An – dat của mình.
b. Muốn kêu gọi mọi người chống kẻ thù xâm lược.
c. Yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, muốn truyền thụ cho học sinh kiến thức về tiếng nói của dân tộc.
d. Nuối tiếc khi phải giã từ ngôi trường.
2. Dòng nào nói đúng thái độ của thầy giáo Ha – men trong buổi học cuối cùng:
a. Đau đớn và rất xúc động. c. Bình thường như những buổi học khác.
b. Bình tĩnh, tự tin. d. Tức tối, căm phẫn.
3. Tác giả bài thờ: “Đêm nay Bác không ngủ” là:
a. Tố Hữu. b. Tế Hanh. c. Minh Huệ. d. Viễn Phương.
4. ý nghĩa của khổ thơ sau là gì?
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
a. Tâm hồn Lượm thơm ngát như hương lúa đồng quê.
b. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng.
c. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh Lượm vẫn mãi gắn bó với quê hương.
d. Gồm tất cả các ý trên.
5. Hai câu sau thuộc kiểu hoán dụ nào?
Vì sao Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh
a. Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể.
b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
6. Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi miêu tả một cụ già:
a. Khuôn mặt nhiều nếp nhăn in những đốm đồi mồi.
b. Mái tóc bạc phơ.
c. Đôi mắt tròn, đen lay láy.
d. Dáng đi không còn vẻ nhanh nhẹn.
II. Tự luận (7đ):
1. Chép 1 khổ thơ trong bài: “Đêm nay Bác không ngủ”. Cho biết ý chính của khổ thơ. (1đ)
2. Viết 1 câu tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng hình ảnh ẩn dụ. (0, 5đ)
3. Lấy 1 ví dụ về hoán dụ. (0, 5đ)
4. Hãy tả hình ảnh một thầy giáo (hoặc cô giáo) mà em yêu quí khi đang giảng bài. (5đ)
Đề KIểM TRA THáNG 03
MôN: VăN 7 (90’)
Đề A
I. Văn học (2đ):
A. Trắc nghiệm (1đ):
Câu 1: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được viết theo phương thức biểu đạt nào?(0, 25đ)
a. Tự sự. b. Miêu tả. c. Biểu cảm. d. Nghị luận.
Câu 2: “ý nghĩa văn chương” của tác giả: (0, 25đ)
a. Hoài Thanh. b. Hồ Chí Minh. c. Phạm Văn Đồng.P d. Phạm Duy Tốn.
Câu 3: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là: (0, 25đ)
a. Lòng thương người, muôn vật, muôn loài. c. Lòng vị tha.
b. Đời sống hiện thực. d. a và c đều đúng.
Câu 4: Theo em đức tính giản dị của Bác là: (0, 25đ)
a. Không xa hoa, không cầu kì trong lối sống. c. Cầu kì trong lối sống.
b. Giản dị trong lời nói, bài viết. d. a và b đều đúng.
B. Câu hỏi (1đ):
Trình bày nội dung và nghệ thuật bài “ý nghĩa văn chương”.
II. Tiếng Việt (2đ):
A. Trắc nghiệm (0, 5đ):
Câu 1: Chọn câu bị động phù hợp với câu chủ động sau đây: (0, 25đ)
Người ta xây một công viên trước trường em.
a. Người ta xây trường em. c. Một công viên được xây trước trường em.
b. Trước trường em một công viên. d. Trường em xây một công viên.
Câu 2: Câu nào sau đây không phải là câu bị động: (0, 25đ)
a. Em được thầy giáo khen. c. Em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.
b. Em bị phạt. d. Em được bạn Nam giúp đỡ.
B. Câu hỏi – trả lời (1, 5đ):
Câu 1 (0, 5đ: a. Tách trạng ngữ của câu sau đây thành câu riêng: Tôi thi tốt nghiệp lớp 5 năm 92.
b. Nêu tác dụng của trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng.
Câu 2 (1đ): Thế nào là câu chủ động – câu bị động? Cho ví dụ.
III. Tập làm văn (6đ):
A. Lý thuyết (1đ): Trình bày dàn bài của một bài văn chứng minh.
B. Tự luận (5đ):
Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Đề KIểM TRA THáNG 03
MôN: VăN 7 (90’)
Đề B
I. Văn học (2đ):
A. Trắc nghiệm (1đ):
Câu 1: “ý nghĩa văn chương” được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0, 25đ)
a. Tự sự. b. Miêu tả. c. Nghị luận văn chương. d. Biểu cảm.
Câu 2: “ý nghĩa văn chương” của tác giả: (0, 25đ)
a. Hoài Thanh. b. Hồ Chí Minh. c. Phạm Văn Đồng.P d. Phạm Duy Tốn.
Câu 3: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là: (0, 25đ)
a. Lòng thương người, muôn vật, muôn loài. c. Lòng vị tha.
b. Đời sống hiện thực. d. a và c đều đúng.
Câu 4: Theo em đức tính giản dị của Bác là: (0, 25đ)
a. Không xa hoa, không cầu kì trong lối sống. c. Cầu kì trong lối sống.
b. Giản dị trong lời nói, bài viết. d. a và b đều đúng.
Câu hỏi (1đ):
Trình bày nội dung và nghệ thuật bài “ý nghĩa văn chương”.
II. Tiếng Việt (2đ):
A. Trắc nghiệm (0, 5đ):
Câu 1: Chọn câu bị động phù hợp với câu chủ động sau đây: (0, 25đ)
Người ta xây một công viên trước trường em.
a. Người ta xây trường em. c. Một công viên được xây trước trường em.
b. Trước trường em một công viên. d. Trường em xây một công viên.
Câu 2: Câu nào sau đây không phải là câu bị động: (0, 25đ)
a. Em được thầy giáo khen. c. Em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.
b. Em bị phạt. d. Em được bạn Nam giúp đỡ.
B. Câu hỏi – trả lời (1, 5đ):
Câu 1 (0, 5đ: a. Tách trạng ngữ của câu sau đây thành câu riêng: Tôi thi tốt nghiệp lớp 5 năm 92.
b. Nêu tác dụng của trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng.
Câu 2 (1đ): Thế nào là câu chủ động – câu bị động? Cho ví dụ.
III. Tập làm văn (6đ):
A. Lý thuyết (1đ): Trình bày dàn bài của một bài văn chứng minh.
B. Tự luận (5đ):
Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Đề KIểM TRA THáNG 03
MôN: VăN 8 (90’)
Đề A
A. Trắc nghiệm (3đ):
1. Chiếu dời đô được viết theo phương thức biểu đạt nào?
a. Tự sự. b. Biểu cảm. c. Thuyết minh. d. Nghị luận.
2. Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh, Lê là gì?
a. Huế. b. Cổ Loa. c. Hoa Lư. d. Thăng Long.
3. ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
a. Giãi bày tình cảm của người viết.
b. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
c. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.
d. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
4. Những lợi thế của thành Đại La là gì?
a. ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.
b. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.
c. Địa thế rộntg mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
d. Cả 3 ý trên.
5. Hịch tướng sĩ được viết theo thể văn gì?
a. Văn xuôi. b. Văn vần. c. Văn biền ngẫu. d. Cả a, b, c đều sai.
6. Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu ‘Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”?
a. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.
b. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.
c. Miêu tả hoàn cảnh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.
d. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.
7. Từ nào có thể thay thế từ “vui lòng” trong câu “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”?
a. Cam chịu. b. Bình thường. c. Cam lòng. d. Mặc kệ.
8. Trong “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã kết hợp linh hoạt nhiều giọng điệu khác nhau.
a. Đúng. b. Sai.
9. Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất chức năng của thể cáo?
a. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh phong trào.
b. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một việc lớn để mọi người cùng biết.
c. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.
d. Dùng để tâu lên vua những ý kiến đề nghị của bề tôi.
10. “Bình Ngô Đại Cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta từ xưa đến nay.
a. Đúng. b. Sai.
11. Mục đích của “Việc nhân nghĩa” thể hiện trong Bình Ngô Đại Cáo?
a. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
b. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.
c. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
d. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
12. Dòng nào nói đúng nhất những yếu tố được nêu ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc trong bài “Nước Đại Việt Ta”.
a. Lãnh thổ, chủ quyền. c. Truyền thống lịch sử.
b. Phong tục, văn hiến. d. Cả 3 ý trên.
B. Tự luận (7đ):
I. Câu hỏi (2đ):
1. Thế nào là hành động nói? Kể tên một số hành động nói trường gặp? Cho 4 ví dụ về hành động nói và gọi tên của chúng?
2. Viết một đoạn văn đối thoại và phân tích các vai xã hội trong đoạn văn ấy, phân tích cách đối xử giữa các vai giao tiếp ấy!
II. Làm văn (5đ):
Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đề KIểM TRA THáNG 03
MôN: VăN 8 (90’)
Đề B
A. Trắc nghiệm (3đ):
1. “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào ?
a. 1010. b. 958. c. 1789. d. 1858.
2. Ai là người thường dùng thể chiếu?
a. Nhà sư. b. Nhà vua. c. Nhà nho ở ẩn. d. Cả a, b, c sai.
3. Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn?
a. Phải đâu các vua thời tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời?
b. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
c. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể dời đổi.
d. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
4. Người ta thường viết “hịch” khi nào?
a. Khi đất nước có ngoại xâm.
b. Khi đất nước thanh bình.
c. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh.
5. ý nào nói đúng nhất chức năng của thể “hịch”
a. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
b. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp.
c. Dùng để trình bày với nhà vua một ý kiến, đề nghị, sự việc.
d. Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
6. Trần Quốc Tuấn sáng tác “Hịch tướng sĩ” khi nào?
a. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257).
b. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).
c. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287).
d. Sau chiến thắng Mông – Nguyên lần thứ hai.
7. Trần Quốc Tuấn nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ vốn được lưu danh trong sử sách nước Nam ta.
a. Đúng. b. Sai.
8. “Bình Ngô Đại Cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta từ xưa đến nay.
a. Đúng. b. Sai.
9. Từ nào có thể thay thế từ “nghênh ngang” trong câu “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường”?
a. Hiên ngang. c. Thất thểu.
b. Ngật ngưỡng. d. Ngông nghênh.
10. Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của “Bình Ngô đại cáo”?
a. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.
b. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược.
c. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.
d. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta.
11. Tác phẩm nào trước “Bình Ngô Đại Cáo” cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta?
a. Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải.
b. Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.
c. Nam Quốc Sơn Hà – Lí Thường Kiệt.
d. Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão.
12. Trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
a. Nghị luận. b. Tự sự. c. Thuyết minh. d. Miêu tả.
B. Tự luận (7đ):
I. Câu hỏi (2đ):
1. Thế nào là hành động nói? Có mấy cách thực hiện hành động nói? Cho 4 ví dụ về hành động nói và cho biết chúng được thực hiện theo cách nào?
2. Viết một đoạn văn đối thoại, phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau.
II. Làm văn (5đ):
Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đề KIểM TRA THáNG 04
MôN: VăN 7 (90’)
Đề A
I. Văn học (2, 5đ):
A. Trắc nghiệm (1, 5đ):
Câu 1: Tác giả của “Sống chết mặc bay” là:
a. Phạm Duy Tốn. b. Hoài Thanh. c. Nguyễn ái Quốc. d. Phạm Văn Đồng.
Câu 2: “Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu” được viết theo phương thức:
a. Miêu tả. b. Tự sự. c. Biểu cảmB . d. Nghị luận.
Câu 3: Các hình thức ngôn ngữ nào không được vận dụng trong truyện “Sống chết mặc bay”?
a. Ngôn ngữ tự sự, miêu tả, biểu cảm. c. Ngôn ngữ đối thoại.
b. Ngôn ngữ nhân vật, người dẫn chuyện. d. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
Câu 4: Theo em cái “mỉm cười” của Phan Bội Châu “như cánh ruồi lướt qua” có ý nghĩa:
a. Thích thú trước những lời ngon ngọt của Va – ren. c. Coi thường lời dụ dỗ của Va – ren.
b. Khinh miệt tên toàn quyền Va – ren. d. Câu b và c đều đúng.
Câu 5: Lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ là:
a. 4 nhạc cụ dùng để ca Huế. c. 4 khúc nhạc mở đầu dân ca Huế.
b. 4 làn điệu dân ca Huế. d. 4 động tác của người nhạc công.
Câu 6: Ca Huế là một thú tao nhã vì thanh cao, lịch sự, sang trọng, được thể hiện:
a. Từ nội dung đến hình thức của bài hát. c. Từ ca công và nhạc công.
b. Từ cách biểu diễn. d. Tất cả a, b, c đều đúng.
B. Trả lời câu hỏi (1đ):
Trình bày nội dung nghệ thuật bài văn “Sống chết mặc bay”.
II. Tiếng Việt (1, 5đ):
Câu 1: Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu sau đây và phân tích: (0, 5đ)
Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa.
Câu 2: Điền cụm C – V vào chỗ trống để có dạng cụm C – V mở rộng câu: (0, 5đ)
- . . . . . . . . . . . . . làm cho mọi người giật mình.
- Lớp trưởng Hoài Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Câu 3: Thế nào là dùng cụm C – V mở rộng câu? (0, 5đ)
II. Tập làm văn (6đ):
A. Lý thuyết (1đ): Trình bày dàn bài một bài văn lập luận giải thích.
B. Tự luận (5đ):
Em hãy giải thích câu tục ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
Đề KIểM TRA THáNG 04
MôN: VăN 7 (90’)
Đề B
I. Văn học (2, 5đ):
A. Trắc nghiệm (1, 5đ):
Câu 1: Tác giả của “Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu” là:
a. Phạm Duy Tốn. b. Nguyễn ái Quốc. c. Hoài Thanh. d. Phạm Văn Đồng.
Câu 2: “Ca Huế trên sông Hương” được viết theo thể:
a. Bút kí. b. Tự sự. c. Nghị luận.N d. Biểu cảm .
Câu 3: Nghệ thuật chính trong văn bản “Sống chết mặc bay” là:
a. So sánh. b. Tăng cấp. c. Tương phản. d. Cả b và c đều đúng.
Câu 4: “Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu” là tác phẩm:
a. Ghi chép sự thật. b. Tưởng tượng hư cấu.
Câu 5: Ca Huế được hình thành từ:
a. Ca nhạc dân gian. c. Ca nhạc cung đình.
b. Ca nhạc hiện đại. d. a và c là đúng.
Câu 6: Các nhạc cụ dùng để ca Huế:
a. Đàn tranh, đàn bầu. c. Đàn Vi – ô – lông và ghi – ta.
b. Cặp sanh và sáo. d. Đàn nguyệt, tranh, tì bà, sáo và cặp sanh,v.v.
B. Trả lời câu hỏi (1đ):
Trình bày nội dung và nghệ thuật bài “Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu”.
II. Tiếng Việt (1, 5đ):
Câu 1: Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu sau: (0, 5đ)
Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương, trầm bổng . . .
Câu 2: Điền cụm từ vào chỗ trống để câu có cụm C – V mở rộng: (0, 5đ)
- . . . . . . . . . . . . . khiến em rất vui.
- Cô giáo Lan . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Câu 3: Trình bày các trường hợp dùng cụm C – V để mở rộng câu. (0, 5đ)
II. Tập làm văn (6đ):
A. Lý thuyết (1đ):
Câu 1: Có mấy bước làm một bài văn lập luận giải thích?
Câu 2: Lời văn và bố cục một bài văn giải thích phải đáp ứng yêu cầu nào?
B. Tự luận (5đ):
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
Đề KIểM TRA THáNG 04
MôN: VăN 6 (90’) _ Đề A
I. Trắc nghiệm (2đ):
1. Tác phẩm “Cô Tô” là của nhà văn:
a. Thép Mới. b. Nguyễn Tuân. c. Nguyên Hồng.
2. Để tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô, tác giả đã tả:
a. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
b. Khi mặt trời đã lên một vài con sào, tức là lúc nó trở về sự bình dị hàng ngày.
3. Trong câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam”. Cây tre là:
a. Chủ ngữ. b. Vị ngữ. c. Trạng ngữ.
4. Trong 2 câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn:
a. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
b. Tôi chăm học còn bạn thì không được như thế.
II. Nêu ý nghĩa của bài Lòng yêu nước. (1đ)
III. Viết một câu trần thuật đơn có từ là. (1đ)
IV. Tập làm văn (6đ):
Miêu tả một em bé chừng 4 đến 5 tuổi.
Đề KIểM TRA THáNG 04
MôN: VăN 6 (90’) _ Đề B
I. Trắc nghiệm (2đ):
1. Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” là của nhà văn:
a. Nguyễn Tuân. b. Thép Mới. c. Nguyên Hồng.
2. Tác giả đã miêu tả quần đảo Cô Tô sau cơn bão như sau:
a. Cây trên đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi.
b. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc.
3. Trong câu “Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn”. Bóng tre là:
a. Chủ ngữ. b. Vị ngữ. c. Trạng ngữ.
4. Trong 2 câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn:
a. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
b. Tôi đang chăm chỉ làm việc thì anh đến.
II. Nêu ý nghĩa của bài Cây tre Việt Nam. (1đ)
III. Viết một câu trần thuật đơn không có từ là. (1đ)
IV. Tập làm văn (6đ):
Miêu tả một em bé chừng 4 đến 5 tuổi.
Đề KIểM TRA THáNG 04
MôN: VăN 8 (90’)
Đề A
A. Trắc nghiệm (2đ):
1. Văn bản “Đi bộ ngao du” được trích từ tác phẩm nào?
a. Chiếc lá cuối cùng. c. Những người khốn khổ.
b. Đôn Ki – hô – tê. d. ê – min hay về giáo dục.
2. Chú bé được nói đến trong “Đi bộ ngao du” có tên là gì?
a. ê – min. c. Giôn – xi.
b. Pi – ta – go. d. Xiu.
3. Luận điểm nào được nêu trong đoạn hai của văn bản “Đi bộ ngao du”?
a. Đi bộ là cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa.
b. Các niềm hứng thú khác nhau mà đi bộ ngao du đem lại cho người.
c. Đi bộ ngao du giúp con người có dịp trau dồi vốn kiến thức.
d. Tác dụng của việc đi bộ ngao du.
4. Qua đoạn trích có thể thấy nhà văn Ru – xô là người như thế nào?
a. Giản dị. c. Yêu mến thiên nhiên.
b. Quí trọng tự do. d. Gồm cả a, b, c.
5. Nguyễn ái Quốc là tên gọi của Bác Hồ thời kì nào?
a. Thời niên thiếu Bác sống ở Huế.
b. Thời kì Bác hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
c. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp.
d. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.
6. “Bản án chế độ thực dân Pháp” được viết bằng tiếng gì ?
a. Tiếng Trung Quốc. c. Tiếng Pháp.
b. Tiếng Việt. d. Tiếng Nga.
7. Có thể thay từ “bỏ xác” trong câu “Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban – căng” bằng từ nào?
a. Hi sinh. c. Bỏ mạng.
b. Từ trần. d. Qua đời.
8. Một người cha nói chuyện với một người con về công việc gia đình. Trong cuộc hội thoại đó, quan hệ giữa hai người là quan hệ gì?
a. Quan hệ gia đình. c. Quan hệ tuổi tác.
b. Quan hệ chức vụ xã hội. d. Quan hệ họ hàng.
B. Tự luận (8đ):
I. Câu hỏi (2đ):
1. Hãy chỉ ra các từ xưng hô địa phương trong đoạn văn sau:
a. ổng đâu rồi? Sao không thấy ổng về? Xóm mình nhất định đền ơn ổng một số tiền, nuôi ổng cho tới già ở xóm này.
(Sơn Nam)
b. Chiều hôm đó, về tới nhà, má mới khóc. Thím năm vừa khóc vừa kể thôi là kể. Má chỉ nằm khóc chứ không kể gì hết.
(Nguyễn Thi)
2. Hãy điền các cụm từ “dừng lại, đạp xe, trông theo, chạy theo” vào chỗ trống trong câu văn sau để trật tự từ trong câu thể hiện trình tự quan sát của người nói:
- Con chó mực ____ chủ của nó, nhưng chủ của nó ____ nhanh quá; không kịp, nó đành ____, đứng ____ mãi.
(Chép đoạn văn vào bài thi)
II. Làm văn (6đ):
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề KIểM TRA THáNG 04
MôN: VăN 8 (90’)
Đề B
A. Trắc nghiệm (2đ):
1. Tác giả của đoạn trích “Đi bộ ngao du”là nhà văn nước nào?
a. Anh. c. Tây Ban Nha.
b. Pháp. d. Mĩ.
2. Luận điểm nào được nêu trong đoạn một của văn bản “Đi bộ ngao du”?
a. Niềm hạnh phúc của con người khi không phải đi ngựa.
b. Sự tự do, tuỳ theo ý thích của con người khi đi bộ ngao du.
c. Đi bộ ngao du là phải vừa đi vừa quan sát và nghiền ngẫm.
d. Cả a, b, c đều đúng.
3. Theo tác giả, người đi bộ ngao du phải phụ thuộc vào điều gì?
a. Những con ngựa. c. Những con đường thuận tiện.
b. Gã phu trạm. d. Bản thân họ.
4. Những thứ nào có trong phòng sưu tập của chú bé ê – min?
a. Hoa lá. c. Cả trái đất.
b. Những hòn sỏi. d. Các hoá thạch.
5. Đoạn trích “Thuế máu” nằm ở chương thứ mấy của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”?
a. Chương I. c. Chương III.
b. Chương II. d. Chương IV.
6. Nguyên nhân chính của việc các quan cai trị thực dân thay đổi thái độ đối với người dân thuộc địa?
a. Vì chính quyền thực dân muốn thực hiện chính sách cai trị mới.
b. Vì chúng muốn biến người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nggĩa.
7. Có thể thay từ “tấp nập” trong câu “Các bạn đã tấp nập đầu quân” bằng từ nào?
a. Tất bật. c. Tấp tểnh.
b. Huyên náo. d. Nô nức.
8. Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?
a. Ngưỡng mộ. c. Sùng kính.
b. Kính trọng. d. Thân mật.
B. Tự luận (8đ):
I. Câu hỏi (2đ):
1. Xác định kiểu câu của các câu sau:
a. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy.
b. Sao bảo nhà mày có con chó cái khôn lắm?
c. Béo ơi là béo!
2. Hãy viết lại câu sau đây bằng cách chuyển từ in đậm vào những vị trí có thể được.
- Thơ thẩn, chị đón lấy con bé con và ngồi ghé vào bên mép chõng.
II. Làm văn (6đ):
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề THI LạI
MôN: VăN 11 (90’)
I. CâU HỏI (3đ):
1. Chép lại bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. (1đ)
2. Tóm tắt truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao. (1đ)
3. Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của phát ngôn sau: (1đ)
“Trúc xinh trúc mọc bờ ao,
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh”.
(Ca dao)
II. LàM VăN (7đ):
Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Đề THI LạI
MôN: VăN 11 (90’)
I. CâU HỏI (3đ):
4. Chép lại bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. (1đ)
5. Tóm tắt truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao. (1đ)
6. Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của phát ngôn sau: (1đ)
“Trúc xinh trúc mọc bờ ao,
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh”.
(Ca dao)
II. LàM VăN (7đ):
Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
ABC- Admin
- Tổng số bài gửi : 305
Điểm : 15339
Reputation : 0
Join date : 10/05/2010
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer