DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


Phương Pháp Học Tập  Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

Phân  phẩm  tích  


Phương Pháp Học Tập

3 posters

Go down

Phương Pháp Học Tập  Empty Phương Pháp Học Tập

Bài gửi by BuiXuanTung 25/6/2010, 20:47

Phương Pháp Học Tập Làm việc gì người ta cũng cần phải có phương pháp, vì có phương pháp mới dẫn tới thành công. Việc học đòi hỏi bạn phải có phương pháp một các chặt chẽ hơn.



I. Lập sẵn chương trình:


Như đã trình bày với bạn, muốn có phương pháp học tập tốt, phải vạch ra chương trình cụ thể. Trong thời khóa biểu, bạn cần lưu ý phác họa chương trình của từng ngày, từng tuần và tháng ăn khớp với nhau. Tránh để xảy ra việc nọ chồng chéo lên việc kia, để rồi cuối cùng không việc nào hoàn thành một cách chắc chắn cả.
Vậy bạn phải lập chương trình thế nào để được sít sao?

Trước nhất, bạn nắm chắc thời khóa biểu ở trường, ngày nào có những môn gì. Nếu buối sáng bạn học ở trường thì buổi chiều bạn nên vận dụng thời khóa biểu của chương trình học bài kết hợp với chương trình sinh hoạt ở nhà.


II. Cụ thể đi vào các môn học


Bạn đã có sẵn chương trình rồi, bây giờ bạn phải làm sao để mỗi môn học bạn đều áp dụng đúng phương pháp cho môn học đó, có vậy nó mới đem lại cho bạn một kết quả mỹ mãn. Xin lần lượt trình bày cụ thể các môn học.

1. Môn lý :

Bạn đã nghe qua bài giảng của thầy cô ở lớp rồi. Nghe giảng cho nghiêm túc là điều quan trọng bước đầu cho bạn. Môn học này có hai 2 phần. Phần học bài và phần làm toán.Trước tiên, bạn nên đọc qua bài một lần. Ðọc thật chậm. Phần nào khó hiểu bạn nên ghi ra giấy nháp ngay. Sau khi đọc xong một lượt bài ghi, bạn nên lập ngay dàn bài. Nhớ là từ phần của dàn bài, có đoạn quan trọng, bạn cần ghi cụ thể và gạch dưới những đoạn ấy. Lập dàn bàn xong là bạn khai triển bài học rất đê dàng. Về môn Vật lý, bao giờ cũng có những công thức, những định luật, bạn nên học thật nhuần nhuyễn các công thức, các định luật ấy. Không học sơ sơ mà nhớ phải thật nằm lòng. Bạn nên có những quyển sổ tay để ghi những công thức này. Một phương pháp giúp bạn dễ nhớ là bạn nên học trên bảng, dùng phấn viết những định luật, những công thức để khi đi qua đi lại luôn nhìn thấy và khắc sâu vào tâm óc bạn. Khi nào đã thuộc thì xóa đi để ghi nội dung khác. Hoặc bạn cũng có thể ghi dàn bài, các định luật, các công thức của môn học này trong một mảnh giấy, xếp bỏ vào túi, và bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể lấy ra nhẩm lại được. Với môn Vật lý bạn nên áp dụng làm bài tập toán ứng đụng, đừng bỏ qua một bài tập nào của sách bài tập. Vì nếu không thực hành bạn sẽ không thể giỏi về môn Lý được.

2. Môn Hóa:

Cũng không khác với môn Lý, môn học này cũng có nhiều công thức. Ðiều quan trọng là bạn phải nắm chắc các hóa trị của các chất trong bảng tuần hoàn Hóa học Mendéliep. Về phương pháp học, bạn cũng áp dụng như môn Vật lý. Với môn học này bạn chịu khó nắm chắc kiến thức ngay từ ban đầu thì sẽ không khó gì cho bạn về sau. Bạn muốn nhớ nằm lòng về hóa trị của các chất hóa học trong bảng tuần hoàn ?

Xin đơn cử vài câu đơn giản để bạn dễ nhớ khi sử dụng làm bài:

Ví dụ: Với bảng phân loại tuần hoàn hóa học, những câu sau đây bạn sẽ phân biệt được chất nào đứng trước Hydro: "Khi nào cần may áo giáp sắt phải nhìn sang phố, hỏi cửa hàng Á Phi Âu"

Có nghĩa là: K - Na - Ca - Mg - Ag - Zn - Fe - P - Ni - Sn - Pb - H - C - Hg-Ar - Pt - Au.
Và nữa, bằng những câu thơ sau đây sẽ giúp các bạn nhớ lại các hóa trị để dễ cho việc cân bằng phương trình khi làm toán :

"Kali, iot Hydro

Natri với Bạc, Clo một loài.

Là hóa trị một, em ơi.

Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi phân vân

Ma-giê với Kẽm, Thủy ngăn

Ôxy, Ðồng đấy cũng gần Ba- ri

Cuối cùng thêm chú Can-xi

Hóa trị hai đó, có ngày nào quên"

Các bạn học hết lớp 12, đừng nghĩ rằng nình đã thông chương trình hóa học một cách thành thạo rồi. Bạn nên xem lại việc thi cử. Nếu bạn thi vào đại học (như chọn ban B, A) mà hóa học mất căn bản thì nguy. Vậy bây giờ cũng chưa muộn bạn hãy bắt đầu học đi. Nếu mà mất căn bản thì ôn tập lại từ đầu. Việc ghép thành những câu vần vè dễ đọc cũng là cách "học mò", nhưng sẽ giúp bạn mau nắm vấn đề hơn.

3. Môn toán:

Này là môn học quan trọng nhất của bạn,nó đòi hỏi quá trình rèn luyện liên tục từ thấp lên cao. Muốn làm toán giỏi, trước tiên bạn phải hết sức chú trọng việc nghe giảng ở lớp. Bạn ghi nhanh vào sổ tay những phần bài khó hiểu, để về nghiên cứu lại. Bạn phải phân loại và nắm chắc từng dạng toán. Ðây là phần quan trọng, nếu bạn chỉ học vẹt, mà không phân biệt rõ các dạng thì muôn đời bạn không thể giỏi toán được. Ðiều thứ 2 là bạn phải học thuộc các công thức, định lý, định đề, đây là "chìa khóa" cho bạn đi vào các bài toán khó. Không thuộc công thức, bạn không sao giải nổi một bài toán cho dù rất đơn giản ví như người đứng trước một kho tàng nhưng không có chìa khóa để mở. Các giáo viên toán học cũng thấy được môn toán là môn học khó khăn "khó nuốt", nên đã làm ra những bài thơ để kích thích học sinh để dễ nhớ. Mỗi thầy dạy theo một phương pháp khác nhau. Ở đây, xin gửi đến các bạn một phương pháp dễ nhớ khi tính các góc hoặc cạnh trong một tam giác vuông có liên quan đến hàm số lượng giác.

Sin = đ/h

Cos = k/h

tg = đ/h

cotg= k/đ

Qua công thức này, bạn có thể hiểu máy móc như sau :

Sin : đi học (cạnh đối - cạnh huyền)

Cos: không hư (cạnh đối - cạnh huyền)

Tg: đoàn kết (cạnh đối - cạnh kề)

Cotg: kết đoàn (cạnh kề - cạnh đối)

Phương pháp học toán cũng không đơn giản như các môn khác. Bạn cũng rất cần ghi các công thức ra bảng học. Hoặc đối với môn hình học không gian, cần vẽ hình cho thật chính xác lên bảng để đi qua đi lại, bạn nhìn hình vẽ cho quen, mà cũng có thể bạn tìm phương pháp giải một cách bất ngờ. - Về công thức, định lý, định đề ghi như vậy bạn sẽ thấy quen mắt. Bạn có thể nhẩm nhớ mà không phải "gò đầu, bó gối" để học một cách khổ sở.lMặt khác, bạn cũng có thể ghi tắt các côngthức ra mảnh giấy nhỏ cho vào túi: Ði đâu bạn cũng nhẩm, làm việc gì bạn cũng tranh thủ nhẩm lại được. Học mệt, dạo chơi trên công viên bạn cũng có điều kiện ôn lại mà, nếu quên bạn lôi "lá bùa hộ mệnh" đó ra. Chắc chắn điều đó sẽ nằm lòng bạn, và bạn sẽ không bao giờ quên nó một cách dễ dàng hoặc lẫn lộn.

4. Môn Sinh ngữ:

Bất kỳ là sinh ngữ nào: Anh, Pháp, Nga .v.v...thì xin bạn lưu ý là không thể học như các môn tiếng Việt của ta được. Trước tiên bạn chưa biết, chưa quen tí gì về ngoại ngữ, nhất định bạn phải tìm đến thầy dạy.

+ Phần học quan trọng nhất của ngoại ngữ là giọng đọc.

Bạn phải đọc, phát âm như giáo viên chỉ dẫn dù có há to miệng hay làm bẹt miệng ra, hoặc thè lưỡi thì cũng chẳng có gì xấu cả. Mục đích chính của bạn là phải luyện giọng sao cho đúng âm chuẩn.

Học ngoại ngữ mà đọc không đúng âm chuẩn thì chưa thể gọi là học tốt.

* Về cách học: Khác với các môn bài khác, bạn chỉ học bài bằng trí, dùng đôi mắt mà đọc thầm là được. Còn ở đây, với môn sinh ngữ bạn không thể đọc như vậy mà phải phát âm thành tiếng rõ ràng.

Vậy phương pháp học sinh ngữ thế nào để mau đạt kết quả tốt ?

- Bạn phải dùng phấn và bảng. Giấy nháp và bút chì. Vừa học, vừa viết. Ðọc to mục đích là để luyện giọng, nhớ đọc cho chính xác. Từ nào biết mình đọc sai là phải hỏi lại thầy dạy, hoặc bạn nào khá sinh ngữ hơn để sửa ngay. Bạn nên phân chia, cứ mỗi lần là năm tiếng, bạn đọc rồi viết, viết rồi đọc, rồi lại xóa đi. Cứ thế cho đến bao giờ năm từ đó bạn đọc cảm thấy rất chuẩn và thuộc bạn mới bỏ nó sang một bên và bắt đầu năm từ khác, cũng vừa đọc vừa viết như trên. Sau đó thì bạn nên nghỉ một chút rồi dùng bút chì, giấy nháp kiểm tra lại toàn bộ các từ đã học, xem "bộ nhớ" của mình cùng với cách viết đã chính xác chưa. Bạn học Văn phạm hoặc Ðộng từ cũng vậy. Phải nắm nguyên tắc của nó.

- Động từ thì học những động từ chính thật nằm lòng còn các phần phụ bạn không phải học, chỉ dựa vào đó mà chia.

Nói tóm lại, với môn sinh ngữ sau khi học xong, bạn nên tự kiểm tra mình bằng cách đọc to lên, chia bảng ra thành nhiều cột, cột nào là tiếng một, cột nào là văn phạm, cột nào là động từ bạn vừa đọc to, vừa ghi lên bảng. Vì tự kiểm tra mình nên không nhìn sách. Nếu bạn đã ghi xong toàn bộ các phần bài, khi mở sách kiểm tra thấy chính xác rồi: bạn nên giữ nguyên phần bảng đã ghi. Chi vậy? Trong ngày đi tới đi lui bạn đọc to lên nữa để luyện giọng và khắc sâu vào tâm óc bạn hơn. Lại nữa, bạn nên ghi vào giấy nháp, cũng bằng cách tự kiểm tra như đã làm trên bảng với mảnh giấy ấy, mỗi không khi đi bách bộ, hoặc bận làm một việc gì đó, bạn đừng lãng phí thời gian, hãy tận dụng từng thời khắc một để ôn lại, chỗ nào quên mở "bửu bối" ra xem. Cứ thế bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể học được môn này mà chẳng phiền phức ai cả.

Bạn cũng có thể học với các bạn cùng nhóm tổ. Hoặc tập nói, tập thực hành khi nói chuyện các bài đã học bằng ngoại ngữ với bạn bè. Hoặc ở nhà có anh chị em cùng học, bạn cũng hạn chế nói chuyện bằng tiếng Việt (tôi không cố ý khuyên bạn quên tiếng mẹ đẻ mà học đòi lai căng đâu nghe). Nhưng nói chuyện bằng ngoại ngữ thường xuyên là hình thức giúp bạn "ôn luyện" về môn học này rất tốt.

Nếu bạn thực hành phương pháp học ngoại ngữ như tôi đã gợi ý trên chắc chắn bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn trong việc học tiếng nước ngoài mà ngược lại rất ham thích. Nếu nhà bạn có điều kiện bạn nên nghe bằng cassette, cũng dễ giúp cho bạn luyện giọng hoặc luyện theo truyền hình cũng có mục hướng dẫn và giảng dạy sinh ngữ. Tùy theo trình độ nếu bạn thấy có thể hợp với bạn thì bạn nên theo bằng mọi hình thức.

5. Môn Văn:

Văn là một môn học tiếng mẹ đẻ. Nhưng nếu bạn không am tường, không nắm vững câu cú ngữ pháp, thì rõ ràng bạn cần xem lại nguyên nhân khác nữa khiến bạn học chưa tốt môn này?

Hoặc tại bạn xem thường môn học hay vì ỷ lại nó là môn học không mấy động não? Hay tại bạn chủ quan coi nó như các bài học khác, chỉ lúc nào cần là mở sách ra đọc? Một quan niệm khác: Văn thì có gì mà tìm hiểu đâu, chỉ chịu khó học thuộc bài là được rồi v.v...

Chắc chắn có lần bạn nghe thầy cô giáo hay ai đó nhắc câu này:

"Nếu cần luyện cho một học sinh giỏi toán người ta chỉ dùng thời gian năm năm. Nhưng muốn luyện một học sinh trở thành giỏi văn, người ta phải bỏ công ra mười năm". Thì đó bạn thấy không? Bạn đừng nên coi thường môn học này, ngoại trừ bạn có sẵn năng khiếu về văn chương. Vậy nếu bạn chỉ là một học sinh với một bộ óc bình thường mà muốn học văn cho giỏi bạn phải làm sao?

Ở đây xin gợi ý thêm về học bài. Muốn học bài đỡ nhọc sức, bạn nên nghe giảng ở lớp cho tốt. Nghe và ghi nhận những câu, những lời giảng hay của thầy cô thậm chí của cả bạn bè nữa, rồi tập:

- Chia bài thành dàn bài, bố cục. Tham khảo sách đọc, có liên quan đến bài dạy học. Học văn thì không "khó nhọc" lắm như các môn khác. Bạn có thể mơ màng, tưởng tượng một chút, tản bộ trong vườn, trên lan can hay sân thượng hoặc là công viên. Nhưng là học chứ chẳng phải "nhàn du". Môn văn thì phần ngữ pháp là quan trọng, chính phần này giúp bạn ăn, nói, ghi chép thành câu, thành lời gãy gọn, trôi chảy. Cũng tùy thuộc vào ngữ pháp, tuy nhiên phần ngữ pháp cũng chưa đủ, nó cần kết hợp với văn chương. Vậy bạn nên học văn của các nhà học giả để bạn tích lũy được cái vốn văn chương mà nhất là đừng nên coi thường môn học nào cả mà chính nó cũng là ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ. "Người Việt nhất định là phải giỏi tiếng Việt". Ðó là điều bạn nên tâm niệm và phải xem là mục đích của mình.

Tôi không dám có cao vọng muốn các bạn đều trở thành "văn sĩ" của tương lai - hay hiện tại. Nếu được thế tôi vui mừng lắm. Nhưng ngụ ý của tôi là thiết tha mong bạn đừng coi thường văn học vì ngày còn dạy ở một trường trung học có em học sinh lớp 10 mà viết một bài luận văn tôi không biết em viết gì?!. Tôi không nỡ cho em điểm 01 - dù chỉ còn có điểm đó mới xứng đáng với bài luận văn đó mà thôi?

Nhưng em vẫn không xem việc học dở văn chương là phần thiệt thòi. Ðâu phải môn văn là môn học phụ. Mãi mãi nó là môn chính của nhà trường chúng ta. Vậy mà gần hết học kỳ một chính em học sinh "kém cỏi văn chương" nhất lớp đó đã vượt lên ngoài sức tưởng tượng của cả lớp. Sao vậy Tất nhiên trong đó có phần công sức của tôi. Và chính em học sinh đó tâm sự như vậy: "Trước khi em chưa học được văn, em ngán nó lắm và em xem thường nó nữa. Em ghét nhất giờ văn. Sau khi được cô dạy, bước đầu em cũng chán, sau dần em thử áp dụng. Và em thấy em có tiến bộ, thế là em có đà để tiến luôn".

Bạn thấy không, môn gì cũng vậy, đừng xem thường. Học tập cần phải có phương pháp thì sẽ tiến bộ và tạo ra níềm vui.

6. Các môn học Sử và Ðịa:

Là những môn bài học thông thừơng. Tuy nhiên muốn bài học được tốt, bạn nên tạo ra cách học phù hợp cho từng môn, ngoài việc nghe giảng và ghi những chi tiết cần thiết. Nên lưu ý:

+ Môn Ðịa cần nhớ gì (tên lãnh thổ, địa danh...)

+ Môn Sử cần nhớ gì (mốc thời gian, sự kiện)

Rồi lập sẵn dàn bài: và học vài lượt rồi tóm tắt lại. Nắm chắc các phần trọng tâm của bộ môn (Sử hoặc Ðịa).

- Cũng cần ghi lên bảng các mốc thời gian (nếu là Sử), tên sông ngòi, địa thế (nếu là Ðịa), cuối cùng lập dàn bài và ghi phần trọng tâm ra giấy nháp. Thỉnh thoảng lôi ra ôn lại.

7. Môn Sinh:

Ðây là một môn họcnhưng không phải chỉ là môn học bài thuộc như môn sử địa mà với lớp 11 bạn đã bắt đầu làm quen với số ít bài toán sinh đơn giản. Lên lớp 12, dạng toán nặng hơn, và môn học này sẽ trở thành quan trọng khá "khó nuốt" đối với những học sinh mất căn bản.

Kỳ thực muốn học đạt môn học này cũng không có gì khó lắm. Ngay từ đầu bạn đừng để mất căn bản có nghĩa là tránh sự biếng lười.

Cách học bộ môn Sinh:

Muốn cho bộ môn này học chóng thuộc:

- Bạn nghe giảng ở lớp với một số quyển sổ ghi chép. Phải ghi nhanh những vấn đề chính vì thời gian ít, thầy cô chỉ lướt qua. Nếu bạn khó hiểu chỗ nào phải ghi lại.

- Về nhà phải nghiên cứu ngay bài giảng đó, áp dụng sách giáo khoa. Và học ngay các đề mục đã được nghe giảng.

- Thực hiện, làm các bài toán Sinh. Cố gắng làm hết đừng bỏ qua bài nào.

Phương pháp học cũng ghi dàn bài, ghi những điểm cần thiết ra giấy, rồi phân chia bảng, ghi bằng nhiều màu phấn để dễ phân biệt, dễ nhớ. Nếu đã đúng, vẫn để bảng đó khi đi qua đi lại trong phòng học dễ "nhắc nhở" bạn.


Tóm lại:

Tất cả các môn học, nếu muốn học bài mau thuộc, bạn nên học ngay những bài của môn mà ngày đó đã được thầy cô giảng, dù ngày mai chưa phải là ngày trả bài.

Đó là học lần một. Còn học lần hai là ngày có môn học đó, bạn chỉ việc ôn lại. Thường đêm, trước khi lên giường ngủ (ví dụ: Bạn ngủ lúc 10 giờ đêm thì 9 giờ bạn tắt đèn lên giường đi). Trong bóng đêm - bạn lần lượt nhớ lại bài - phần nào nhớ bạn khắc ghi - phần nào quên bạn bỏ qua một bên và bạn lưu ý điểm quên đó để ngày mai xem lại.

- Buổi sáng bạn chịu khó thức dậy sớm. Sau khi làm các động tác vệ sinh và thể dục, bạn nên ngồi vào bàn học khoảng 1 tiếng, ôn lại bài trước khi ăn điểm tâm và đến lớp..

Một điều cần nhắc bạn trong phương pháp học bài là: Ngoài môn sinh ngữ ra, tất cả các môn học khác bạn nên lập dàn bài, trong dàn bài bạn ghi những phần quan trọng một cách chi tiết. Nhất là các công thức, các định lý, các định đề.

- Bạn ghi vào giấy để bỏ túi.
- Ghi lên bảng học và để dễ vào tim vào óc.

- Học thầm bằng mắt, suy nghĩ bằng óc, không nên học lớn tiếng, sẽ dễ quên. Không học vẹt, phải học hiểu, và ghi nhận phần nào ra phần đó. Nhẩm bài sẽ nhớ bài ngay cả những lúc bạn đã rời bàn học. Dù trong lúc rửa bát, hoặc làm vườn, tưới cây vv... bạn đừng để đầu óc xao nhãng, luôn suy nghĩ và ôn nhẩm lại bài. Đặc biệt phải cố nhớ ra những chỗ còn lơ mơ hoặc có quên ít nhiều.
BuiXuanTung
BuiXuanTung
THẠC SĨ
THẠC SĨ

Tổng số bài gửi : 450
Điểm : 18132
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1967
Join date : 20/04/2010
Age : 57
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://HOCHANH.FORUM-VIET.NET

Về Đầu Trang Go down

Phương Pháp Học Tập  Empty Re: Phương Pháp Học Tập

Bài gửi by mm 26/6/2010, 04:38

Bây giờ hoc sinh học toán hình rất yếu, gần như không biết gì hết. Tớ còn nhớ ngày đi học được nhìn cuốn vở hình của bạn ghi trong tập giấy kẻ ngang là tớ biết bạn học hình rất giỏi. Có một lần được bạn dạy cho cách vẽ hình từ gt->kl và từ kl->gt cho đến giờ tớ vẫn dùng nó. Nếu có tg ghi lại pp học tập môn hình... để bày cho con rồi tiện thể phổ biến cho HS luôn. Ông giáo làng có sẳn lòng chia sẻ không?
mm
mm
GIÁO SƯ
GIÁO SƯ

Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58

Về Đầu Trang Go down

Phương Pháp Học Tập  Empty Re: Phương Pháp Học Tập

Bài gửi by Admin 26/6/2010, 21:18

Cũng định làm mấy cái flash hướng dẫn cách vẽ hình cũng như phương pháp giải phân tích đi lên" mà bận qúa chưa thực hiện được
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 480
Điểm : 14631
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1964
Join date : 19/04/2010
Age : 60
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://hochanh.net.vn

Về Đầu Trang Go down

Phương Pháp Học Tập  Empty Re: Phương Pháp Học Tập

Bài gửi by BuiXuanTung 30/6/2010, 23:18

Phương pháp học các môn tự nhiên


Phương pháp học các môn tự nhiên



Phương Pháp Học Tập  Main

(Hieuhoc): Đọc kỹ lý thuyết và dành nhiều thời gian làm bài tập nhưng điểm số của bạn vẫn chưa cải thiện bao nhiêu. Có lẽ bạn chưa có được một phương pháp tốt nhất để học tốt những môn khô khan này. Đừng nản chí, vì khi bạn đã quyết tâm, chỉ cần đi đúng con đường, bạn sẽ thành công.

Hầu hết những học sinh gặp khó khăn với những môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa, sinh đều cho rằng mình học không giỏi là do bản thân không thông minh như những bạn khác. Thực tế chỉ số thông mình của những người ngang tuổi nhau là rất gần nhau, có nghĩa là bạn và cậu học sinh giỏi toán nhất lớp thông mình ngang nhau đấy. Nhưng bạn tiếp thu bài chưa tốt hay điểm số của bạn thấp hơn những bạn cùng lớp có lẽ là do bạn chưa thực sự cố gắng hoặc chưa biết làm chủ cái đầu của mình.
Sau đây, Hiếu Học xin đưa ra một số phương pháp giúp bạn học hiệu quả các môn tự nhiên này.

1.Học với thái độ tích cực

Bước vào bàn học với tâm lý ngao ngán, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích nuốt vào bụng mớ công thức đầy số và chữ cái Latinh - bạn đang có thái độ học rất tiêu cực, bị động đấy! Bạn sẽ mau chóng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu ấy thôi.

Hãy tạo cho mình thái độ học tập tích cực. Bạn hãy tự hỏi mình rằng bạn học những môn đó để làm gì? Nếu câu trả lời là để sau này thi đỗ đai học rồi là bác sĩ, kĩ sư thì bạn sẽ biết rằng mình phải học tốt để đạt được cái đích đó. Nếu không phải vậy, bạn cũng nên nghĩ rằng mình học tốt những môn này để thi đậu các kì thi học kì, thi tốt nghiệp. Hãy suy nghĩ về những ích lợi mà các môn này mang lại cho bạn như khả năng tư duy logic, óc phân tích, sự chính xác, những kiến thức thực tế có thể áp dụng… thay vì ngồi than vãn về những khó khăn.

2. Cách thức “nạp” thông tin vào bộ não

Não người gần như không có giới hạn, thế nhưng nó chỉ xử lý được từ 3-5 luồng thông tin một lúc và cần phải có thời gian, sự lặp đi lặp lại để lưu tất cả vào bộ nhớ. Nếu bạn chỉ dùng mắt để ngốn hết bài giảng vào đầu thì e rằng bạn đang ép não làm việc quá sức đấy. Hãy nhờ đến sự trợ giúp của giấy nháp, viết. Kiên trì đọc chầm chậm từng dòng sách giáo khoa, viết ra những gì cần suy nghĩ, tự chứng minh những gì còn chưa hiểu. Đó là cách tốt nhất để kiến thức đi vào đầu và mãi mãi nằm lại trong đó.

3. Hãy bắt đầu từ ngày hôm qua

Các môn tự nhiên luôn được giảng dạy theo trình tự logic, cái dễ trước, cái khó sau, cái sau phải vận dụng cái trước. Vì vậy, nếu chưa hiểu rõ bài ngày hôm qua, làm sao bạn có thể hiểu được ngày hôm nay thầy giảng về cái gì. Hãy bắt đầu từ những vấn đề cơ bản nhất, dễ nhất. Có thể là bắt đầu từ trang đầu tiên của sách giáo khoa. Đừng sợ mất thời gian vì cái tháp nào cũng phải xây từ mặt đất mà lên.

4. Học thầy không tày học bạn


Ngại đem những gì chưa hiểu để hỏi bạn bè, thầy cô là sai lầm chết người dễ dẫn đến mất căn bản nhất. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng ta không thể một mình hiểu hết tất cả những gì từ thầy cô và sách giáo khoa. Cần phải có đồng đội trong học tập. Không có ai thành công mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Bạn có thể lập một nhóm bạn, không cần phải cùng trình độ nhưng nghiêm túc trong học tập để học nhóm định kỳ. Học nhóm tăng sự hứng khởi, làm não tiếp thu nhanh hơn, có động lực cạnh tranh làm bạn cố gắng hơn. Tuy vậy, chú ý đừng nói chuyện đùa giỡn quá trớn sẽ làm phản tác dụng của những buổi học nhóm đấy nhé.

5. Cần có thời gian và sự kiên trì


Cho dù bạn có cố gắng bao nhiêu đi nữa, thành công không thể đến với bạn ngay trong ngày mai. Có thể bạn sẽ tiếp tuc lãnh điểm xấu, tiếp tục không hiểu bài nhưng đừng bỏ cuộc. Người ta thường ví cậu học sinh chăm học như con ong cần mẫn. Và người ta cũng hay nói chỉ có mười phần trăm thành công của thiên tài là do trời phú, còn chín mươi phần trăm là do nỗ lực bản thân. Như vậy cũng đủ hiểu sự chăm chỉ quan trọng như thế nào trong việc học tập. Có thể mảnh ghép cuối cùng để bạn học tốt đến từ chính sự siêng năng, cần cù của bản thân bạn. Có thể bạn còn quan tâm nhiều đến những vấn đề khác ngoài những công thức khô khan kia. Tập trung và cố gắng dành nhiều thời gian và khoảng trống trong đầu cho việc học bạn nhé.


sưu tầm


BuiXuanTung
BuiXuanTung
THẠC SĨ
THẠC SĨ

Tổng số bài gửi : 450
Điểm : 18132
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1967
Join date : 20/04/2010
Age : 57
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://HOCHANH.FORUM-VIET.NET

Về Đầu Trang Go down

Phương Pháp Học Tập  Empty Re: Phương Pháp Học Tập

Bài gửi by BuiXuanTung 30/6/2010, 23:20

CÁCH HỌC CÁC MÔN XÃ HỘI


1. Xác định: Học là để có kiến thức

Trước khi ngồi vào bàn học, Teen phải xác định học là để có kiến thức chứ không phải chỉ để đối phó.

Nếu Teen nào có ý định học vẹt, học tủ thì hãy coi chừng! Teen sẽ có nguy cơ bị "tủ đè" đấy! Không những thế, Teen còn tạo ra một lỗ hổng kiến thức rất nguy hiểm nữa. Hãy học để hiểu thay vì học để rồi hôm sau lại "trả hết cho thầy". Như vậy, Teen cũng sẽ tiết kiệm được thời gian học lại cho đợt kiểm tra khác.

Muốn học hiểu, Teen cần chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài trên lớp và học lại bài ngay ngày hôm đó. Bời vì nếu để lâu, kiến thức Teen tiếp thu được từ thầy cô sẽ ‘"ay theo chiều gió".Teen cũng cần chú ý đừng để "Nước đên chân mới nhảy". Hãy giải quyết tất cả những việc cần làm trong ngày, đừng dồn đến gần kì thi mới học. Khi đó Teen sẽ không có đủ thời gian học và hiểu bài cặn kẽ, rồi lại sinh ra học vẹt, học tủ. Hãy nhớ "Việc hôm nay chớ để ngày mai", Teen nhé !

2. Hãy tập trung !

Không chỉ với các môn Xã hội mà với tất cả các môn học, Teen cần phải tập trung khi học. Đây là một số gợi ý để Teen có thể tập trung vào bài học :

+ Chọn cho mình góc học tập lí tưởng: yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng, sạch sẽ và gọn gàng.

+ Mỗi người có thói quen học vào các thời gian khác nhau, nhưng thời gian để Teen có thể tiếp thu bài tốt nhất thường là buổi sáng sớm (từ 5 - 9h) và đầu giờ tối (6h30 - 9h).

+ Một thời khóa biểu hợp lý cũng sẽ giúp Teen nhiều trong việc tập trung vào bài học.

+ Tạo cho mình một tâm trạng thoải mái khi ngồi vào bàn học. Nếu Teen ngồi vào bàn học với 1 núi áp lực thì sẽ chẳng nhét được vào đầu tí kiến thức nào đâu.

+ Chuẩn bị những thứ cần thiết trước khi bắt đầu học nếu Teen không muốn cắt ngang sự tập trung của mình để đi lấy chúng.

Một thời khóa biểu hợp lý sẽ giúp Teen nhiều trong việc tập trung vào bài học. (Ảnh minh họa)

3. Đánh dấu những ý quan trọng

Riêng đối với các môn Xã hội, Teen cần dành nhiều thời gian hơn các môn khác. Teen thật sự sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" nếu cố nhồi nhét hết mớ kiến thức đồ sộ của các môn Xã hội này vào đầu Teen hãy đọc qua bài học rồi đánh dấu những ý chính, quan trọng, những điểm cần lưu ý (có thể dùng bút highlight). Trên cơ sở những ý chính đó, Teen hãy trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ của chính mình. Việc này sẽ giúp Teen tiết kiệm thời gian và nhớ lâu hơn những kiến thức đã học.

Nếu gặp một vấn đề Teen cảm thấy khó hiểu, một câu hỏi Teen không trả lời được thì cũng đánh dấu lại. Teen sẽ quay lại phần này sau khi giải quyết xong những phần khác. Nếu Teen vẫn không giải quyết được thì hãy nhờ đến bạn bè hay thầy cô giáo nhé.

4. Thay đổi chủ đề

Teen không nên học mãi một môn học quá lâu, sẽ gây cho Teen nhàm chán và xao lãng. Teen có thể đổi qua học môn khác sau 1-2 tiếng.

5. Đọc sách tham khảo

Ngoài việc học và trả lời câu hỏi trong SGK, Teen cũng nên tham khảo thêm những sách liên quan, sách nâng cao v..v.. Bởi vì những tài liệu liên quan sẽ giúp Teen có sự hiểu biết sâu sắc, rõ ràng hơn về một số vấn đề mà SGK chỉ nói chung chung. Những tài liệu này cũng giúp Teen có thêm những góc độ nhìn nhận vấn đề khác so với SGK. Nếu được, Teen cũng có thể tự đặt ra những câu hỏi cho mình để luyện tập thêm.

6. Hãy để đầu óc được nghỉ ngơi

Đầu óc của Teen chỉ có thể tập trung làm việc tối đa từ 1-2 tiếng đồng hồ. Vì vậy sau mỗi môn học (sau 1-2 tiếng), Teen hãy cho đầu óc mình được "relax" từ 10-20 phút rồi mới tiếp tục với môn học khác. Hãy dành khoảng 5 phút để cho đôi mắt thư giãn bằng cách nhắm mắt lại hoặc nhìn vô định vào không gian (tốt nhất là nhắm mắt lại và có thể mát xa mắt). Sau đó Teen có thể "relax" bằng cách đi dạo và hít thở không khí, Teen cũng có thể nghe một bản nhạc nhẹ nào đó,… nhưng nhớ đừng quá say sưa vào những việc đó. Sau khi được thư giãn, chắc chắn Teen sẽ lại "powerful" và có thể tập trung chiến đấu tiếp.

7. Ôn tập
Cuối tuần là thời gian thích hợp để ôn tập lại những kiến thức Teen đã học được trong tuần. Teen chỉ cần dành 30’ - 1 tiếng lúc sáng sớm hoặc buổi tối để xem lại những kiến thức này. Dành một chút thời gian để ôn tập, những kiến thức sẽ ở lại với Teen lâu hơn đấy !

Teen hãy thử áp dụng những phương pháp trên và xem thử thành tích học tập của mình có gì biến chuyển không nhé!

SƯU TẦM
BuiXuanTung
BuiXuanTung
THẠC SĨ
THẠC SĨ

Tổng số bài gửi : 450
Điểm : 18132
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1967
Join date : 20/04/2010
Age : 57
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://HOCHANH.FORUM-VIET.NET

Về Đầu Trang Go down

Phương Pháp Học Tập  Empty Re: Phương Pháp Học Tập

Bài gửi by BuiXuanTung 30/6/2010, 23:20

10 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TỐT


1. lập thời khóa biểu, thời gian biểu:
ngoài thời khóa biểu trên lớp, bạn hãy lập thời gian biểu cụ thể, trong đó bạn có thể vạch ra mục tiêu để phấn đấu.
cần phải biết vào thời gian nào trong ngày bạn thường làm việc hiệu quả nhất.
2. dành thời gian nghỉ ngơi:
đừng quá tập trung vào công việc, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi, giải trí.
3. đặt ra các nguyên tắc & phải nghiêm khắc tuân theo.
4. không nên trốn học, bỏ giờ, bỏ tiết.
5. hãy đến thư viện:
học ở thư viện bạn có ngay những tài liệu khi cần, không gian yên tĩnh giúp bạn tập trung cao độ.
6. hãy chủ động gặp thầy cô:
bao giờ thầy cô cũng là người rất nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ bạn tìm kiếm những tài liệu cần thiết, vì thầy cô rất quý những học sinh ham học hỏi và thông minh.
7. thường xuyên có quyển sổ và cây bút:
để có thể ghi chép kịp thời ý tưởng & nội dung hay.
8. đừng nên quá căng thẳng khi ôn thi, đừng thức trắng đêm trước khi đi thi.
9. đừng để khi có lịch thi mới bắt đầu học & ôn tập.
10. hãy học cách trình bày các vấn đề một cách khoa học, rõ ràng.
BuiXuanTung
BuiXuanTung
THẠC SĨ
THẠC SĨ

Tổng số bài gửi : 450
Điểm : 18132
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1967
Join date : 20/04/2010
Age : 57
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://HOCHANH.FORUM-VIET.NET

Về Đầu Trang Go down

Phương Pháp Học Tập  Empty Re: Phương Pháp Học Tập

Bài gửi by BuiXuanTung 30/6/2010, 23:21

10 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TỐT


1. lập thời khóa biểu, thời gian biểu:
ngoài thời khóa biểu trên lớp, bạn hãy lập thời gian biểu cụ thể, trong đó bạn có thể vạch ra mục tiêu để phấn đấu.
cần phải biết vào thời gian nào trong ngày bạn thường làm việc hiệu quả nhất.
2. dành thời gian nghỉ ngơi:
đừng quá tập trung vào công việc, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi, giải trí.
3. đặt ra các nguyên tắc & phải nghiêm khắc tuân theo.
4. không nên trốn học, bỏ giờ, bỏ tiết.
5. hãy đến thư viện:
học ở thư viện bạn có ngay những tài liệu khi cần, không gian yên tĩnh giúp bạn tập trung cao độ.
6. hãy chủ động gặp thầy cô:
bao giờ thầy cô cũng là người rất nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ bạn tìm kiếm những tài liệu cần thiết, vì thầy cô rất quý những học sinh ham học hỏi và thông minh.
7. thường xuyên có quyển sổ và cây bút:
để có thể ghi chép kịp thời ý tưởng & nội dung hay.
8. đừng nên quá căng thẳng khi ôn thi, đừng thức trắng đêm trước khi đi thi.
9. đừng để khi có lịch thi mới bắt đầu học & ôn tập.
10. hãy học cách trình bày các vấn đề một cách khoa học, rõ ràng.























youtube mp music
BuiXuanTung
BuiXuanTung
THẠC SĨ
THẠC SĨ

Tổng số bài gửi : 450
Điểm : 18132
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1967
Join date : 20/04/2010
Age : 57
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://HOCHANH.FORUM-VIET.NET

Về Đầu Trang Go down

Phương Pháp Học Tập  Empty Re: Phương Pháp Học Tập

Bài gửi by mm 1/7/2010, 04:21

Đã làm gv nhiều năm, Mình thực sự ngao ngán cho HS.
Lắm lúc mình bỏ mặt luôn. Vì nó vừa dốt vùa phá...
Đọc những PP này mình điều chỉnh cách dạy của mình cũng tốt lắm.
mm
mm
GIÁO SƯ
GIÁO SƯ

Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58

Về Đầu Trang Go down

Phương Pháp Học Tập  Empty Re: Phương Pháp Học Tập

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết