Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
Những tấm gương vượt khó
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những tấm gương vượt khó
Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc năm 2007:
Lễ tuyên dương 72 thủ khoa trong tổng số 124 thủ khoa được tuyên dương năm 2007 với tên gọi Tự hào nòi giống Tiên Rồng, được tổ chức hôm qua (31/3) tại Hà Nội.
Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Võ Văn Thưởng với các thủ khoa tại Lễ Tuyên dương Ảnh: Phạm Yên
Tới dự có Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Võ Văn Thưởng, Phó trưởng Ban TTVH Đào Duy Quát cùng các đồng chí trong Ban Bí thư T.Ư Đoàn, lãnh đạo các bộ, ngành và hàng trăm sinh viên.
Trong số 72 thủ khoa xuất sắc có mặt trong buổi lễ, có ba gương mặt tiêu biểu nhất tham gia giao lưu trên sân khấu. Không khí lễ tuyên dương như lặng đi khi thủ khoa Nguyễn Duy Tưởng (Khoa Công nghệ thông tin - ĐH Thái Nguyên) xuất hiện trên chiếc xe lăn.
Tưởng bị liệt hai chân từ nhỏ. Câu chuyện mà thủ khoa đặc biệt này kể khiến cả hội trường xúc động: “Năm lên 6 tuổi, mình được mẹ cõng đến lớp. Nhưng nhà mình nghèo quá.
Hết lớp 1, mình phải nghỉ học tới 4 năm để chờ em trai mình lớn. Khi em trai học đến lớp 2 mới đủ sức cõng mình, mình lại được đến trường. Em cứ cõng mình đến mãi năm hai anh em học lớp 6 thì mới có xe đạp để tập đi, quãng đường đến trường bớt gian truân...”.
Tưởng kể, chính tấm gương của Hiệp sĩ thông tin Nguyễn Công Hùng, người vừa được bình chọn Gương mặt tiêu biểu năm 2006 đã nâng bước cho em vượt qua mọi khó khăn để học tập và trở thành thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm 2006.
Tưởng đang phấn đấu để trở thành Hiệp sĩ thông tin như Nguyễn Công Hùng. Ở phía dưới, cậu em Nguyễn Duy Tin, người đã cõng anh đến trường hiện là sinh viên năm thứ hai ĐH Bách khoa Hà Nội nở nụ cười đầy tự hào và xúc động cổ vũ cho anh trai.
Gương mặt thủ khoa trong Lễ tuyên dương
Là thủ khoa đạt số điểm tuyệt đối 30/30 trong kỳ thi tuyển sinh năm 2006 của trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Phạm Thu Thủy (sinh năm 1988) là gương mặt nữ mạnh mẽ, quyết đoán.
Ngay trong học kỳ đầu đại học, số điểm của Thủy đạt gần 9,0. Để có được kết quả cao trong học tập, Thủy luôn đặt cho mình những thách thức mới đồng thời sắp xếp thời gian một cách hợp lý giữa việc học, nghỉ ngơi và giúp bố mẹ việc nhà.
Đối với thủ khoa tốt nghiệp khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TPHCM) Lâm Vũ Gia Minh, việc luôn nỗ lực trong học tập đã mang lại kết quả như mong đợi.
Minh được một tập đoàn tài chính nổi tiếng nhận vào làm ngay sau khi ra trường. Với vốn kiến thức vững, tinh thần ham học hỏi, Minh luôn được giao những công việc quan trọng và làm hài lòng nhà tuyển dụng.
Một trong số ít phụ huynh ngoại tỉnh về Hà Nội trong ngày con trai được tuyên dương, chị Trần Thị Hạnh (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) vui mừng chỉ về phía cậu con trai vinh dự mặc áo mũ thủ khoa.
Chị Hạnh là mẹ của Nguyễn Văn Tài, thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm 2006 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Chị Hạnh xúc động: “Vợ chồng tôi đều làm nghề nông, nhà chẳng có gì đáng giá nhưng bù lại cả 3 đứa con tôi đều học giỏi, nhất là cháu Tài.
Biết tin con được lựa chọn có mặt trong lễ tuyên dương, vợ chồng tôi phải chắt chiu tiền ăn để xuống Hà Nội động viên cháu. Nhìn thấy tôi tay xách, nách mang, nó ôm chầm lấy nói: “Mẹ à, nhà mình nghèo nên con càng phải học giỏi hơn để giúp cho gia đình mình thoát nghèo...”.
"Tôi muốn chuyển lời ngợi khen đến tất cả các tài năng trẻ trong cả nước đã vì sự tiến bộ của mình, vì gia đình, vì quê hương, đất nước mà rèn đức, luyện tài.
Tôi đề nghị các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm đầu tư và chăm lo cho sự nghiệp trồng người, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, đào tạo, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ phát huy hết tài năng, trí tuệ". Phát biểu tại Lễ tuyên dương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.
Lễ tuyên dương 72 thủ khoa trong tổng số 124 thủ khoa được tuyên dương năm 2007 với tên gọi Tự hào nòi giống Tiên Rồng, được tổ chức hôm qua (31/3) tại Hà Nội.
Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Võ Văn Thưởng với các thủ khoa tại Lễ Tuyên dương Ảnh: Phạm Yên
Tới dự có Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Võ Văn Thưởng, Phó trưởng Ban TTVH Đào Duy Quát cùng các đồng chí trong Ban Bí thư T.Ư Đoàn, lãnh đạo các bộ, ngành và hàng trăm sinh viên.
Trong số 72 thủ khoa xuất sắc có mặt trong buổi lễ, có ba gương mặt tiêu biểu nhất tham gia giao lưu trên sân khấu. Không khí lễ tuyên dương như lặng đi khi thủ khoa Nguyễn Duy Tưởng (Khoa Công nghệ thông tin - ĐH Thái Nguyên) xuất hiện trên chiếc xe lăn.
Tưởng bị liệt hai chân từ nhỏ. Câu chuyện mà thủ khoa đặc biệt này kể khiến cả hội trường xúc động: “Năm lên 6 tuổi, mình được mẹ cõng đến lớp. Nhưng nhà mình nghèo quá.
Hết lớp 1, mình phải nghỉ học tới 4 năm để chờ em trai mình lớn. Khi em trai học đến lớp 2 mới đủ sức cõng mình, mình lại được đến trường. Em cứ cõng mình đến mãi năm hai anh em học lớp 6 thì mới có xe đạp để tập đi, quãng đường đến trường bớt gian truân...”.
Tưởng kể, chính tấm gương của Hiệp sĩ thông tin Nguyễn Công Hùng, người vừa được bình chọn Gương mặt tiêu biểu năm 2006 đã nâng bước cho em vượt qua mọi khó khăn để học tập và trở thành thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm 2006.
Tưởng đang phấn đấu để trở thành Hiệp sĩ thông tin như Nguyễn Công Hùng. Ở phía dưới, cậu em Nguyễn Duy Tin, người đã cõng anh đến trường hiện là sinh viên năm thứ hai ĐH Bách khoa Hà Nội nở nụ cười đầy tự hào và xúc động cổ vũ cho anh trai.
Gương mặt thủ khoa trong Lễ tuyên dương
Là thủ khoa đạt số điểm tuyệt đối 30/30 trong kỳ thi tuyển sinh năm 2006 của trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Phạm Thu Thủy (sinh năm 1988) là gương mặt nữ mạnh mẽ, quyết đoán.
Ngay trong học kỳ đầu đại học, số điểm của Thủy đạt gần 9,0. Để có được kết quả cao trong học tập, Thủy luôn đặt cho mình những thách thức mới đồng thời sắp xếp thời gian một cách hợp lý giữa việc học, nghỉ ngơi và giúp bố mẹ việc nhà.
Đối với thủ khoa tốt nghiệp khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TPHCM) Lâm Vũ Gia Minh, việc luôn nỗ lực trong học tập đã mang lại kết quả như mong đợi.
Minh được một tập đoàn tài chính nổi tiếng nhận vào làm ngay sau khi ra trường. Với vốn kiến thức vững, tinh thần ham học hỏi, Minh luôn được giao những công việc quan trọng và làm hài lòng nhà tuyển dụng.
Một trong số ít phụ huynh ngoại tỉnh về Hà Nội trong ngày con trai được tuyên dương, chị Trần Thị Hạnh (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) vui mừng chỉ về phía cậu con trai vinh dự mặc áo mũ thủ khoa.
Chị Hạnh là mẹ của Nguyễn Văn Tài, thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm 2006 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Chị Hạnh xúc động: “Vợ chồng tôi đều làm nghề nông, nhà chẳng có gì đáng giá nhưng bù lại cả 3 đứa con tôi đều học giỏi, nhất là cháu Tài.
Biết tin con được lựa chọn có mặt trong lễ tuyên dương, vợ chồng tôi phải chắt chiu tiền ăn để xuống Hà Nội động viên cháu. Nhìn thấy tôi tay xách, nách mang, nó ôm chầm lấy nói: “Mẹ à, nhà mình nghèo nên con càng phải học giỏi hơn để giúp cho gia đình mình thoát nghèo...”.
"Tôi muốn chuyển lời ngợi khen đến tất cả các tài năng trẻ trong cả nước đã vì sự tiến bộ của mình, vì gia đình, vì quê hương, đất nước mà rèn đức, luyện tài.
Tôi đề nghị các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm đầu tư và chăm lo cho sự nghiệp trồng người, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, đào tạo, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ phát huy hết tài năng, trí tuệ". Phát biểu tại Lễ tuyên dương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.
dâutâyvuivẻ- CỬ NHÂN
- Tổng số bài gửi : 140
Điểm : 12379
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1997
Join date : 29/04/2010
Age : 27
Đến từ : binh thuan
Cô bé tí hon học giỏi
15 tuổi, nhưng chỉ cao 80cm, cân nặng chưa tới 10kg, vậy mà cô bé Võ Thị Thanh Thảo, trú ở thôn Lộc Phước, xã Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam, đã lập thành tích xuất sắc trong học tập. Từ bậc tiểu học đến THCS, 9 năm liền, em liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Cô bé tí hon ấy là niềm tự hào của nhà trường, bạn bè và người thân...
Thanh Thảo là con gái thứ hai của vợ chồng anh Võ Đông Liêm và chị Đỗ Thị Đào. Đang tuổi 15, học lớp 9, song trông em như đứa trẻ mới lên 5. Chị Đào nói rằng, Thảo ra đời và sống được đến hôm nay cũng là điều hy hữu. Bởi, khi có bầu Thảo được 7 tháng thì trong một lần đi gánh nước tưới rau, chị bị vấp ngã nên sinh non. Cái hài nhi đỏ hỏn, bé xíu ấy phải nuôi dưỡng trong lồng kính hơn 3 tháng trời tại Bệnh viện Đa khoa Đại Lộc, rồi tới Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Lúc đưa ra khỏi lồng kính, Thảo cân nặng chưa được 8 lạng, xét hoàn cảnh gia đình chị khó khăn nên Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đã hỗ trợ sữa nuôi cháu liên tục trong gần 2 năm sau… Lên 3 tuổi, Thảo mới biết ngồi, song cân nặng chỉ 6kg. Đến 5 tuổi, em mới biết đi lẫm chẫm.
Trong suốt quãng thời gian đó, em đau ốm liên miên; vợ chồng chị đưa con đi bệnh viện chữa bệnh đến nỗi các y, bác sĩ đều nhẵn mặt. Mỗi khi thấy hai người xuất hiện tại bệnh viện, họ thường nói đùa: "Đưa con đi học bác sĩ đó à!". Làm lụng dành dụm được bao nhiêu, hai vợ chồng đều mang ra chạy chữa thuốc men, mua sữa bồi dưỡng cho Thảo, với hy vọng lớn lên em sẽ phát triển như bao đứa bé bình thường khác. Thế nhưng, Thảo vẫn queo quắt, còm cõi…
Thanh Thảo và mẹ trước những giấy khen về thành tích học tập xuất sắc của em.
Niềm an ủi duy nhất của vợ chồng chị Đào là đứa con tí hon, bé bỏng của mình rất thông minh. Năm mới lẫm chẫm biết đi, mặc dầu chưa được tới trường, song Thảo thường được chị gái là Võ Thị Minh Thương lúc này đang học lớp 2, bày cho đọc và viết các chữ cái. Từ đó, em dùng phấn viết chữ trên nền nhà để tự học. Dần dần em biết đọc và viết chữ rõ ràng, ngay ngắn y như một đứa trẻ đã đi học thật sự.
Chị Đào rưng rưng nước mắt: "Hồi ấy, ba của cháu (anh Liêm) đi làm ăn ở tận trong Khánh Hòa. Cháu đã viết thư vào thăm làm anh bất ngờ và ngạc nhiên quá đỗi nên vội vàng đón xe về. Cũng từ đó, vợ chồng tui quyết định cho cháu đi học…".
Do đã đọc thông, viết thạo nên Thảo chỉ học mẫu giáo một năm rồi chuyển lên lớp 1. Từ lớp 1 cho đến nay, Thảo học mỗi năm mỗi lớp và năm nào cũng được xếp loại giỏi nhất, nhì trong lớp; được chọn trong đội tuyển học sinh giỏi của trường đi thi cấp huyện, tỉnh…
Trò chuyện với chúng tôi, cô giáo Ngô Thị Lệ Thanh, dạy môn Văn, cũng là chủ nhiệm lớp 9/1 của Thảo tại Trường THCS Kim Đồng, cho biết thêm: Lớp 9/1 có 38 học sinh, năm học này có 5 em được xếp loại giỏi, trong đó Thảo đứng thứ 2. Thảo học giỏi đều các môn, song trội nhất vẫn là môn Anh văn và Văn. Kết quả điểm học tập của Thảo năm học cuối cùng của cấp 2 rất cao, như: Văn 8,6; Toán 8,3; Anh văn 9,1; Lý 8,5; Hóa 8,7…
Nói về tấm gương học tập của Thảo, thầy hiệu trưởng Nguyễn Đắc Duân cũng không giấu được tự hào, rằng: Thảo luôn là một tấm gương sáng để các học sinh trong trường noi theo về sự chuyên cần trong học tập; ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè. Cô học trò bé xíu này đã góp phần không nhỏ trong việc xốc dậy và động viên, cổ vũ phong trào thi đua học tập tốt của nhà trường trong các năm học vừa qua…
Cô bé tí hon ấy là niềm tự hào của nhà trường, bạn bè và người thân...
Thanh Thảo là con gái thứ hai của vợ chồng anh Võ Đông Liêm và chị Đỗ Thị Đào. Đang tuổi 15, học lớp 9, song trông em như đứa trẻ mới lên 5. Chị Đào nói rằng, Thảo ra đời và sống được đến hôm nay cũng là điều hy hữu. Bởi, khi có bầu Thảo được 7 tháng thì trong một lần đi gánh nước tưới rau, chị bị vấp ngã nên sinh non. Cái hài nhi đỏ hỏn, bé xíu ấy phải nuôi dưỡng trong lồng kính hơn 3 tháng trời tại Bệnh viện Đa khoa Đại Lộc, rồi tới Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Lúc đưa ra khỏi lồng kính, Thảo cân nặng chưa được 8 lạng, xét hoàn cảnh gia đình chị khó khăn nên Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đã hỗ trợ sữa nuôi cháu liên tục trong gần 2 năm sau… Lên 3 tuổi, Thảo mới biết ngồi, song cân nặng chỉ 6kg. Đến 5 tuổi, em mới biết đi lẫm chẫm.
Trong suốt quãng thời gian đó, em đau ốm liên miên; vợ chồng chị đưa con đi bệnh viện chữa bệnh đến nỗi các y, bác sĩ đều nhẵn mặt. Mỗi khi thấy hai người xuất hiện tại bệnh viện, họ thường nói đùa: "Đưa con đi học bác sĩ đó à!". Làm lụng dành dụm được bao nhiêu, hai vợ chồng đều mang ra chạy chữa thuốc men, mua sữa bồi dưỡng cho Thảo, với hy vọng lớn lên em sẽ phát triển như bao đứa bé bình thường khác. Thế nhưng, Thảo vẫn queo quắt, còm cõi…
Thanh Thảo và mẹ trước những giấy khen về thành tích học tập xuất sắc của em.
Niềm an ủi duy nhất của vợ chồng chị Đào là đứa con tí hon, bé bỏng của mình rất thông minh. Năm mới lẫm chẫm biết đi, mặc dầu chưa được tới trường, song Thảo thường được chị gái là Võ Thị Minh Thương lúc này đang học lớp 2, bày cho đọc và viết các chữ cái. Từ đó, em dùng phấn viết chữ trên nền nhà để tự học. Dần dần em biết đọc và viết chữ rõ ràng, ngay ngắn y như một đứa trẻ đã đi học thật sự.
Chị Đào rưng rưng nước mắt: "Hồi ấy, ba của cháu (anh Liêm) đi làm ăn ở tận trong Khánh Hòa. Cháu đã viết thư vào thăm làm anh bất ngờ và ngạc nhiên quá đỗi nên vội vàng đón xe về. Cũng từ đó, vợ chồng tui quyết định cho cháu đi học…".
Do đã đọc thông, viết thạo nên Thảo chỉ học mẫu giáo một năm rồi chuyển lên lớp 1. Từ lớp 1 cho đến nay, Thảo học mỗi năm mỗi lớp và năm nào cũng được xếp loại giỏi nhất, nhì trong lớp; được chọn trong đội tuyển học sinh giỏi của trường đi thi cấp huyện, tỉnh…
Trò chuyện với chúng tôi, cô giáo Ngô Thị Lệ Thanh, dạy môn Văn, cũng là chủ nhiệm lớp 9/1 của Thảo tại Trường THCS Kim Đồng, cho biết thêm: Lớp 9/1 có 38 học sinh, năm học này có 5 em được xếp loại giỏi, trong đó Thảo đứng thứ 2. Thảo học giỏi đều các môn, song trội nhất vẫn là môn Anh văn và Văn. Kết quả điểm học tập của Thảo năm học cuối cùng của cấp 2 rất cao, như: Văn 8,6; Toán 8,3; Anh văn 9,1; Lý 8,5; Hóa 8,7…
Nói về tấm gương học tập của Thảo, thầy hiệu trưởng Nguyễn Đắc Duân cũng không giấu được tự hào, rằng: Thảo luôn là một tấm gương sáng để các học sinh trong trường noi theo về sự chuyên cần trong học tập; ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè. Cô học trò bé xíu này đã góp phần không nhỏ trong việc xốc dậy và động viên, cổ vũ phong trào thi đua học tập tốt của nhà trường trong các năm học vừa qua…
buiquanghung3- Thành viên trung thành
- Tổng số bài gửi : 44
Điểm : 10615
Reputation : 0
Join date : 26/05/2010
Uớc mơ của thầy giáo khiếm thị dạy Tin học
(Dân trí) - Người ta thường nói “giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”. Vậy mà có một chàng trai khiếm thị đã vượt qua số phận để vươn lên, khẳng định mình trong cuộc sống và đem lại ánh sáng tri thức cho những người đồng tật. Đó là anh Nguyễn Trung Thái, sinh năm 1985.
Hiện Nguyễn Trung Thái là Ủy viên Ban chấp hành Hội Người mù quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Nỗi đau bất ngờ
Nguyễn Trung Thái là con út trong một gia đình có 3 anh em, Thái cũng có một tuổi thơ bình thường như bao đứa trẻ khác, được vui chơi, được cắp sách đến trường… Nhưng đến năm học lớp 8 (năm 1999), Thái thấy mắt mình mờ dần. Mẹ đã đưa anh đi khám vì chỉ nghĩ là con bị cận thị nhưng kết quả khám nghiệm đã kết luận: Thái bị bong võng mạc cả 2 mắt.
Với ý nghĩ “còn nước còn tát” gia đình hy vọng tìm lại cho Thái một chút ánh sáng. Hành trình đi tìm ánh sáng của Thái kéo dài suốt 7 năm ròng rã (1999 - 2006) với 9 lần lên bàn mổ nhưng rồi kết quả vẫn là con số không.
Lúc này Thái phải đối mặt với sự thật là sẽ không bao giờ nhìn thấy bố mẹ và những người thân yêu của mình nữa. Chút hy vọng cuối cùng đã khép lại. Cuộc sống phía trước của Thái chỉ còn là bóng tối. Từ đó, Thái sinh ra chán nản, tuyệt vọng tưởng chừng cuộc sống thế là hết bởi mọi hoạt động của Thái đều phải nhờ vào bố mẹ và người thân giúp đỡ. Thái mặc cảm với bạn bè, sống khép mình và chỉ biết làm bạn với chiếc đài nhỏ.
Trở thành thầy giáo dạy Tin học
Song với ý nghĩ “Sống đâu phải chỉ cho riêng mình”, Thái quyết định làm lại cuộc đời. Giữa năm 2006, chị gái Thái đã động viên và giới thiệu em trai đến với Hội Người mù quận Thanh Xuân.
Tại đây Thái đã được gặp những người cùng cảnh ngộ với mình, anh không còn mặc cảm nữa vì đã tìm được cho mình những niềm vui mới. Nụ cười đã trở lại trên môi Thái như ngày nào.
Cũng bắt đầu từ đây Thái được làm quen với chữ nổi và tiếp tục theo học lại lớp 7 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố. Hiện tại Thái đã học hết văn hóa lớp 10 và sẽ tiếp tục học lên cao nữa để thực hiện ước mơ được làm sinh viên khoa Giáo dục đặc biệt của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng cùng cách sống hoà đồng, luôn quan tâm đến mọi người Thái đã chiếm được cảm tình của mọi người trong hội. Năm 2007, anh được bầu làm Uỷ viên Ban chấp hành Hội Người mù quận Thanh Xuân. Khi được cử đi học lớp Tin học tại Trung tâm Tin học Tia Sáng, anh nhanh chóng bị hấp dẫn bởi những tiện ích của công nghệ thông tin và đã nắm được một số kiến thức cơ bản về máy tính.
Để nâng cao khả năng vi tính, anh đã tham gia hai lớp tin học tại Trung tâm phục hồi chức năng của Trung ương Hội Người mù Việt Nam. Trong đó có một lớp đào tạo giáo viên nguồn do Trung ương Hội phối hợp cùng Trung tâm tin học Sao Mai TPHCM và Tổ chức ONET mở.
Tháng 8 năm 2008, Thái được mời giảng dạy 1 lớp vi tính cơ bản tại Thành Hội Người mù Hà Nội. Tiếp đó anh tham gia giảng dạy thêm các lớp tin học do Thành hội và các Quận Hội tổ chức.
Nguyễn Trung Thái hiện là thầy giáo dạy Tin học.
Ước mơ lập 1 trang web
Thái luôn nung nấu suy nghĩ phải làm sao để tất cả những người khiếm thị đều có thể sử dụng được máy tính. Với bản tính luôn nhiệt tình và hòa đồng với mọi người, anh cũng thường xuyên đi cài đặt máy và tư vấn qua điện thoại cho các hội viên trong Hội. Sau ngày trực ở Hội, anh thường lên mạng để cập nhật các tiện ích mới và chia sẻ những kiến thức tin học cùng bạn bè. Nhờ có tin học mà Thái đã có thể tìm được những cuốn sách nói mà mình yêu thích.
Từ sở thích của bản thân, Thái đã quyết định thành lập thư viện sách nói cho người mù tại Quận Hội Thanh Xuân. Những ngày đầu anh thường lên mạng tìm kiếm những cuốn sách nói hay những bộ truyện audio rồi chia sẻ cho mọi người. Nhưng do chưa có kinh phí nên Thái chưa thể in ra đĩa CD để gửi cho các hội viên nghe. Anh thường chia sẻ các đường link qua diễn đàn HBAC và SMCC - hai diễn đàn trao đổi qua thư của người khiếm thị.
Với nickname: thai.mu, Thái gửi nhiều bộ audio cho mọi người thưởng thức. Tính đến nay anh đã sưu tầm được hơn 200 bộ audio với nhiều thể loại khác nhau.
Khi được hỏi về mong muốn của mình, Thái tâm sự: “Mình muốn có 1 trang web của riêng mình để chia sẻ những kiến thức về tin học và là nơi những người khiếm thị có thể tìm kiếm dễ dàng những cuốn sách nói audio”.
Trước khi tiễn chúng tôi ra về, anh nói: “Không phải mình muốn lên báo để thành người nổi tiếng mà mình chỉ mong qua các bạn mọi người sẽ hiểu và cảm thông hơn cho những người khiếm thị như bọn mình. Họ chỉ mất đi ánh sáng của đôi mắt chứ không mất đi ánh sáng của tâm hồn và tri thức”.
Hiện Nguyễn Trung Thái là Ủy viên Ban chấp hành Hội Người mù quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Nỗi đau bất ngờ
Nguyễn Trung Thái là con út trong một gia đình có 3 anh em, Thái cũng có một tuổi thơ bình thường như bao đứa trẻ khác, được vui chơi, được cắp sách đến trường… Nhưng đến năm học lớp 8 (năm 1999), Thái thấy mắt mình mờ dần. Mẹ đã đưa anh đi khám vì chỉ nghĩ là con bị cận thị nhưng kết quả khám nghiệm đã kết luận: Thái bị bong võng mạc cả 2 mắt.
Với ý nghĩ “còn nước còn tát” gia đình hy vọng tìm lại cho Thái một chút ánh sáng. Hành trình đi tìm ánh sáng của Thái kéo dài suốt 7 năm ròng rã (1999 - 2006) với 9 lần lên bàn mổ nhưng rồi kết quả vẫn là con số không.
Lúc này Thái phải đối mặt với sự thật là sẽ không bao giờ nhìn thấy bố mẹ và những người thân yêu của mình nữa. Chút hy vọng cuối cùng đã khép lại. Cuộc sống phía trước của Thái chỉ còn là bóng tối. Từ đó, Thái sinh ra chán nản, tuyệt vọng tưởng chừng cuộc sống thế là hết bởi mọi hoạt động của Thái đều phải nhờ vào bố mẹ và người thân giúp đỡ. Thái mặc cảm với bạn bè, sống khép mình và chỉ biết làm bạn với chiếc đài nhỏ.
Trở thành thầy giáo dạy Tin học
Song với ý nghĩ “Sống đâu phải chỉ cho riêng mình”, Thái quyết định làm lại cuộc đời. Giữa năm 2006, chị gái Thái đã động viên và giới thiệu em trai đến với Hội Người mù quận Thanh Xuân.
Tại đây Thái đã được gặp những người cùng cảnh ngộ với mình, anh không còn mặc cảm nữa vì đã tìm được cho mình những niềm vui mới. Nụ cười đã trở lại trên môi Thái như ngày nào.
Cũng bắt đầu từ đây Thái được làm quen với chữ nổi và tiếp tục theo học lại lớp 7 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố. Hiện tại Thái đã học hết văn hóa lớp 10 và sẽ tiếp tục học lên cao nữa để thực hiện ước mơ được làm sinh viên khoa Giáo dục đặc biệt của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng cùng cách sống hoà đồng, luôn quan tâm đến mọi người Thái đã chiếm được cảm tình của mọi người trong hội. Năm 2007, anh được bầu làm Uỷ viên Ban chấp hành Hội Người mù quận Thanh Xuân. Khi được cử đi học lớp Tin học tại Trung tâm Tin học Tia Sáng, anh nhanh chóng bị hấp dẫn bởi những tiện ích của công nghệ thông tin và đã nắm được một số kiến thức cơ bản về máy tính.
Để nâng cao khả năng vi tính, anh đã tham gia hai lớp tin học tại Trung tâm phục hồi chức năng của Trung ương Hội Người mù Việt Nam. Trong đó có một lớp đào tạo giáo viên nguồn do Trung ương Hội phối hợp cùng Trung tâm tin học Sao Mai TPHCM và Tổ chức ONET mở.
Tháng 8 năm 2008, Thái được mời giảng dạy 1 lớp vi tính cơ bản tại Thành Hội Người mù Hà Nội. Tiếp đó anh tham gia giảng dạy thêm các lớp tin học do Thành hội và các Quận Hội tổ chức.
Nguyễn Trung Thái hiện là thầy giáo dạy Tin học.
Ước mơ lập 1 trang web
Thái luôn nung nấu suy nghĩ phải làm sao để tất cả những người khiếm thị đều có thể sử dụng được máy tính. Với bản tính luôn nhiệt tình và hòa đồng với mọi người, anh cũng thường xuyên đi cài đặt máy và tư vấn qua điện thoại cho các hội viên trong Hội. Sau ngày trực ở Hội, anh thường lên mạng để cập nhật các tiện ích mới và chia sẻ những kiến thức tin học cùng bạn bè. Nhờ có tin học mà Thái đã có thể tìm được những cuốn sách nói mà mình yêu thích.
Từ sở thích của bản thân, Thái đã quyết định thành lập thư viện sách nói cho người mù tại Quận Hội Thanh Xuân. Những ngày đầu anh thường lên mạng tìm kiếm những cuốn sách nói hay những bộ truyện audio rồi chia sẻ cho mọi người. Nhưng do chưa có kinh phí nên Thái chưa thể in ra đĩa CD để gửi cho các hội viên nghe. Anh thường chia sẻ các đường link qua diễn đàn HBAC và SMCC - hai diễn đàn trao đổi qua thư của người khiếm thị.
Với nickname: thai.mu, Thái gửi nhiều bộ audio cho mọi người thưởng thức. Tính đến nay anh đã sưu tầm được hơn 200 bộ audio với nhiều thể loại khác nhau.
Khi được hỏi về mong muốn của mình, Thái tâm sự: “Mình muốn có 1 trang web của riêng mình để chia sẻ những kiến thức về tin học và là nơi những người khiếm thị có thể tìm kiếm dễ dàng những cuốn sách nói audio”.
Trước khi tiễn chúng tôi ra về, anh nói: “Không phải mình muốn lên báo để thành người nổi tiếng mà mình chỉ mong qua các bạn mọi người sẽ hiểu và cảm thông hơn cho những người khiếm thị như bọn mình. Họ chỉ mất đi ánh sáng của đôi mắt chứ không mất đi ánh sáng của tâm hồn và tri thức”.
buiquanghung3- Thành viên trung thành
- Tổng số bài gửi : 44
Điểm : 10615
Reputation : 0
Join date : 26/05/2010
Cậu bạn chuyên Lý “siêu” thực nghiệm
(Dân trí) - Gương mặt trắng trẻo toát lên vẻ thư sinh. Đó là ấn tượng đầu tiên của mọi người khi tiếp xúc với Phạm Tiến Hùng, lớp B0K22A, khối THPT chuyên Vật lý, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), chủ nhân Huy chương bạc cuộc thi Olympic Vật lý châu Á 2010.
Phạm Tiến Hùng cũng chính là thí sinh đạt giải cao nhất của đoàn Việt Nam trong kỳ thi Olympic Vật lý châu Á 2010 vừa tổ chức tại Đài Loan.
Phạm Tiến Hùng vừa giành Huy chương bạc Olympic Vật lý châu Á 2010.
“Giá may mắn hơn một chút thì tớ có thể đạt Huy chương vàng”
Yêu thích, muốn tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng trong thiên nhiên đã đưa Hùng đến với môn Vật lý. Ngay khi tiếp cận với môn học này, Hùng đã có niềm say mê đặc biệt. Bản thân cậu cũng không lý giải được tại sao mình lại có thể đam mê và học tốt môn Lý đến vậy.
Cách tiếp thu môn Lý của Hùng cũng khác với mọi người. Hùng thường sử dụng hình ảnh liên tưởng để ghi lại các hiện tượng và lý thuyết. Do vậy, bạn có thể nhớ rất lâu các hiện tượng vật lý.
Không thích “cày trâu bò” với một đống công thức, bài tập, Hùng “khoái” nhất thực hành thí nghiệm. Đây là sở thích và cũng là thế mạnh của Hùng.
Do vậy, trong quá trình ôn đội tuyển thi Olympic châu Á, không như những thí sinh khác chú tâm nhiều đến phần lý thuyết, Hùng đặc biệt coi trọng phần thực hành thí nghiệm vì đó là phần yếu chung của học sinh Việt Nam.
Được biết, đội tuyển thi Olympic Vật lý châu Á của Việt Nam có 8 thành viên được chia ra 4 cặp để làm thí nghiệm, cứ 2 người một cặp. Hùng và một bạn khác trong đoàn làm 1 cặp. Và trong quá trình tập thực hành ở ĐH Sư phạm Hà Nội, Hùng luôn “giành” lấy nhiệm vụ làm thực hành, bạn còn lại viết báo cáo. Do vậy, kỹ năng thực hành của Hùng đã nâng lên đáng kể.
Cuộc thi Olympic Vật lý châu Á có 2 phần lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết Hùng làm khá tốt. Đến phần thi thực hành, vốn là thế mạnh của Hùng, lẽ ra Hùng đã có thể làm tốt hơn nếu không gặp sự cố trong quá trình làm thí nghiệm.
Hùng chia sẻ: “Nhận được kết quả, tớ cảm thấy hơi tiếc. Tớ nghĩ là mình có thể đạt kết quả tốt hơn nếu may mắn hơn một chút. Trong lúc làm bài thí nghiệm tớ bị hỏng mất một phần của bộ dụng cụ. Tớ được 29 điểm, trong khi 32 điểm là đạt HCV. Nếu không gặp sự cố trong lúc thực hành thí nghiệm, chắc là tớ sẽ đạt được số điểm ấy”.
“Tớ thích chơi guitar”
Học giỏi Toán và Lý, khi còn học cấp 2, Hùng đã ghi dấu ấn với giải nhất Toán quận Thanh Xuân (Hà Nội) năm lớp 6, giải khuyến khích Vật lý quận Thanh Xuân năm lớp 9.
Thi đầu vào cấp 3, không chỉ đỗ thủ khoa khối chuyên Lý, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, Hùng còn giành được một suất vào khối THPT chuyên của ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, Hùng đã chọn đầu quân vào khối chuyên Lý của ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội.
Ở đây, Hùng đã đạt được những thành tích mà nhiều bạn phải mơ ước. Năm lớp 11, Hùng đã xuất sắc vượt qua nhiều anh chị để lọt vào đội tuyển thi quốc gia của khối chuyên Lý. Kết quả, Hùng “rinh” về giải nhì quốc gia môn Lý và được tham dự vòng loại chọn đội tuyển quốc gia thi Olympic quốc tế. Cũng trong năm đó, Hùng được nhận học bổng Odolvallet. Năm 2009, Hùng trở thành một trong bốn học sinh của Việt Nam đạt giải nhất cuộc thi Vật lý Nanyang Concept Test.
Lên lớp 12, sẵn có kinh nghiệm thi cử, cậu bạn chuyên Lý bước vào các kỳ thi đầy quyết tâm. Không làm gia đình, thầy cô, bạn bè thất vọng, Hùng đã “ẵm” giải nhất quốc gia môn Vật lý, được tham dự vòng loại chọn đội tuyển quốc gia thi Olympic quốc tế. Và gần đây nhất là tấm Huy chương bạc kỳ thi Olympic Vật lý châu Á 2010.
Cậu bạn 9X đạt được những thành tích mà nhiều bạn phải mơ ước.
Học hành chăm chỉ nhưng cậu bạn 9X cũng không quên tìm cho mình những trò giải trí tiêu khiển. Hùng thích nghe nhạc, bóng đá, chơi đàn guitar, chơi điện tử.
Nói về kế hoạch tương lai của mình, Hùng bật mí: “Tớ dự định sẽ tiếp tục học về Vật lý để tạo nền tảng cơ bản rồi sẽ học tiếp về ứng dụng. Tớ đã nộp hồ sơ vào khoa Lý, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội. Tuy vậy, tớ sẽ cố gắng học tiếng Anh để tìm học bổng du học”.
Phạm Tiến Hùng cũng chính là thí sinh đạt giải cao nhất của đoàn Việt Nam trong kỳ thi Olympic Vật lý châu Á 2010 vừa tổ chức tại Đài Loan.
Phạm Tiến Hùng vừa giành Huy chương bạc Olympic Vật lý châu Á 2010.
“Giá may mắn hơn một chút thì tớ có thể đạt Huy chương vàng”
Yêu thích, muốn tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng trong thiên nhiên đã đưa Hùng đến với môn Vật lý. Ngay khi tiếp cận với môn học này, Hùng đã có niềm say mê đặc biệt. Bản thân cậu cũng không lý giải được tại sao mình lại có thể đam mê và học tốt môn Lý đến vậy.
Cách tiếp thu môn Lý của Hùng cũng khác với mọi người. Hùng thường sử dụng hình ảnh liên tưởng để ghi lại các hiện tượng và lý thuyết. Do vậy, bạn có thể nhớ rất lâu các hiện tượng vật lý.
Không thích “cày trâu bò” với một đống công thức, bài tập, Hùng “khoái” nhất thực hành thí nghiệm. Đây là sở thích và cũng là thế mạnh của Hùng.
Do vậy, trong quá trình ôn đội tuyển thi Olympic châu Á, không như những thí sinh khác chú tâm nhiều đến phần lý thuyết, Hùng đặc biệt coi trọng phần thực hành thí nghiệm vì đó là phần yếu chung của học sinh Việt Nam.
Được biết, đội tuyển thi Olympic Vật lý châu Á của Việt Nam có 8 thành viên được chia ra 4 cặp để làm thí nghiệm, cứ 2 người một cặp. Hùng và một bạn khác trong đoàn làm 1 cặp. Và trong quá trình tập thực hành ở ĐH Sư phạm Hà Nội, Hùng luôn “giành” lấy nhiệm vụ làm thực hành, bạn còn lại viết báo cáo. Do vậy, kỹ năng thực hành của Hùng đã nâng lên đáng kể.
Cuộc thi Olympic Vật lý châu Á có 2 phần lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết Hùng làm khá tốt. Đến phần thi thực hành, vốn là thế mạnh của Hùng, lẽ ra Hùng đã có thể làm tốt hơn nếu không gặp sự cố trong quá trình làm thí nghiệm.
Hùng chia sẻ: “Nhận được kết quả, tớ cảm thấy hơi tiếc. Tớ nghĩ là mình có thể đạt kết quả tốt hơn nếu may mắn hơn một chút. Trong lúc làm bài thí nghiệm tớ bị hỏng mất một phần của bộ dụng cụ. Tớ được 29 điểm, trong khi 32 điểm là đạt HCV. Nếu không gặp sự cố trong lúc thực hành thí nghiệm, chắc là tớ sẽ đạt được số điểm ấy”.
“Tớ thích chơi guitar”
Học giỏi Toán và Lý, khi còn học cấp 2, Hùng đã ghi dấu ấn với giải nhất Toán quận Thanh Xuân (Hà Nội) năm lớp 6, giải khuyến khích Vật lý quận Thanh Xuân năm lớp 9.
Thi đầu vào cấp 3, không chỉ đỗ thủ khoa khối chuyên Lý, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, Hùng còn giành được một suất vào khối THPT chuyên của ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, Hùng đã chọn đầu quân vào khối chuyên Lý của ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội.
Ở đây, Hùng đã đạt được những thành tích mà nhiều bạn phải mơ ước. Năm lớp 11, Hùng đã xuất sắc vượt qua nhiều anh chị để lọt vào đội tuyển thi quốc gia của khối chuyên Lý. Kết quả, Hùng “rinh” về giải nhì quốc gia môn Lý và được tham dự vòng loại chọn đội tuyển quốc gia thi Olympic quốc tế. Cũng trong năm đó, Hùng được nhận học bổng Odolvallet. Năm 2009, Hùng trở thành một trong bốn học sinh của Việt Nam đạt giải nhất cuộc thi Vật lý Nanyang Concept Test.
Lên lớp 12, sẵn có kinh nghiệm thi cử, cậu bạn chuyên Lý bước vào các kỳ thi đầy quyết tâm. Không làm gia đình, thầy cô, bạn bè thất vọng, Hùng đã “ẵm” giải nhất quốc gia môn Vật lý, được tham dự vòng loại chọn đội tuyển quốc gia thi Olympic quốc tế. Và gần đây nhất là tấm Huy chương bạc kỳ thi Olympic Vật lý châu Á 2010.
Cậu bạn 9X đạt được những thành tích mà nhiều bạn phải mơ ước.
Học hành chăm chỉ nhưng cậu bạn 9X cũng không quên tìm cho mình những trò giải trí tiêu khiển. Hùng thích nghe nhạc, bóng đá, chơi đàn guitar, chơi điện tử.
Nói về kế hoạch tương lai của mình, Hùng bật mí: “Tớ dự định sẽ tiếp tục học về Vật lý để tạo nền tảng cơ bản rồi sẽ học tiếp về ứng dụng. Tớ đã nộp hồ sơ vào khoa Lý, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội. Tuy vậy, tớ sẽ cố gắng học tiếng Anh để tìm học bổng du học”.
buiquanghung3- Thành viên trung thành
- Tổng số bài gửi : 44
Điểm : 10615
Reputation : 0
Join date : 26/05/2010
Re: Những tấm gương vượt khó
Cô học trò “9 phẩy” ở Sóc Trăng
(Dân trí) - Là học sinh giỏi trong suốt 11 năm học liền, với số điểm trung bình cả năm từ 9,0 trở lên, cô học trò xinh xắn Cao Phương Bảo Trân, lớp 11A1, Trường THPT Phú Tâm, huyện Châu Thành, Sóc Trăng luôn là tấm gương sáng được nhiều bạn bè noi theo.
Sinh ra trong một gia đình cha mẹ đều là cán bộ công chức, từ nhỏ Bảo Trân đã được cha mẹ rèn giũa cho tính siêng năng, kiên nhẫn. Trân là con út trong số 3 anh chị em. Các anh chị Trân có những thành tích học tập rất tốt. Hiện nay chị gái của Trân là Cao Xuân Hồng đã tốt nghiệp đại học và đang công tác tại một ngân hàng của tỉnh Hậu Giang. Còn anh trai Trân là Cao Văn Đức đang là sinh viên năm thứ tư của Trường đại học Bách khoa TPHCM.
Noi gương các anh chị, Trân luôn cố gắng học tập. Trong suốt 11 năm học, Trân luôn theo tinh thần tự học là chính và chưa bao giờ em đi học thêm. Những gì không hiểu, em hỏi ngay thầy cô hoặc nhờ bạn bè giải thích thêm.
Suốt 11 năm học phổ thông, Bảo Trân chủ yếu tự học là chính.
(Ảnh: Tuấn Thành)
Khi chúng tôi hỏi bí quyết gì giúp em học tốt như vậy, cô học trò xinh xắn Bảo Trân trả lời với một nụ cười hiền khô: "Em học cũng bình thường như bao các bạn khác, và cố gắng nắm chắc kiến thức khi nghe thầy cô giảng bài. Những gì không hiểu là em giơ tay hỏi ngay thầy cô. Khi về nhà thì em cố gắng làm hết bài tập ở nhà và học hỏi thêm những kiến thức trên sách báo. Những công thức nào khó nhớ, em ghi vào giấy và dán nhiều trên góc học tập để hàng ngày em vừa ngồi học bài và vừa nhìn vào nó mà ghi nhớ mãi".
Trò chuyện với chúng tôi, thầy Võ Văn Liền - bí thư đoàn Trường THPT Phú Tâm cho biết: "Bảo Trân học giỏi lắm, lại ngoan hiền và lễ phép với thầy cô giáo, luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè, tham gia tích cực trong các phong trào".
Ngoài những thành tích trong học tập của mình, trong những năm học vừa qua Bảo Trân còn đạt được giải ba trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện và giải nhất cấp tỉnh ở môn hóa học. Trong năm học 2009-2010, Bảo Trân là 1 trong 15 nữ sinh học giỏi ở Sóc Trăng được nhận học bổng Kotex vì nữ sinh tài năng Việt Nam.
Khi được hỏi về ước mơ sau này, Bảo Trân bộc bạch: "Em ước mơ mình sẽ trở thành một bác sĩ để được chữa bệnh cho người nghèo".
(Dân trí) - Là học sinh giỏi trong suốt 11 năm học liền, với số điểm trung bình cả năm từ 9,0 trở lên, cô học trò xinh xắn Cao Phương Bảo Trân, lớp 11A1, Trường THPT Phú Tâm, huyện Châu Thành, Sóc Trăng luôn là tấm gương sáng được nhiều bạn bè noi theo.
Sinh ra trong một gia đình cha mẹ đều là cán bộ công chức, từ nhỏ Bảo Trân đã được cha mẹ rèn giũa cho tính siêng năng, kiên nhẫn. Trân là con út trong số 3 anh chị em. Các anh chị Trân có những thành tích học tập rất tốt. Hiện nay chị gái của Trân là Cao Xuân Hồng đã tốt nghiệp đại học và đang công tác tại một ngân hàng của tỉnh Hậu Giang. Còn anh trai Trân là Cao Văn Đức đang là sinh viên năm thứ tư của Trường đại học Bách khoa TPHCM.
Noi gương các anh chị, Trân luôn cố gắng học tập. Trong suốt 11 năm học, Trân luôn theo tinh thần tự học là chính và chưa bao giờ em đi học thêm. Những gì không hiểu, em hỏi ngay thầy cô hoặc nhờ bạn bè giải thích thêm.
Suốt 11 năm học phổ thông, Bảo Trân chủ yếu tự học là chính.
(Ảnh: Tuấn Thành)
Khi chúng tôi hỏi bí quyết gì giúp em học tốt như vậy, cô học trò xinh xắn Bảo Trân trả lời với một nụ cười hiền khô: "Em học cũng bình thường như bao các bạn khác, và cố gắng nắm chắc kiến thức khi nghe thầy cô giảng bài. Những gì không hiểu là em giơ tay hỏi ngay thầy cô. Khi về nhà thì em cố gắng làm hết bài tập ở nhà và học hỏi thêm những kiến thức trên sách báo. Những công thức nào khó nhớ, em ghi vào giấy và dán nhiều trên góc học tập để hàng ngày em vừa ngồi học bài và vừa nhìn vào nó mà ghi nhớ mãi".
Trò chuyện với chúng tôi, thầy Võ Văn Liền - bí thư đoàn Trường THPT Phú Tâm cho biết: "Bảo Trân học giỏi lắm, lại ngoan hiền và lễ phép với thầy cô giáo, luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè, tham gia tích cực trong các phong trào".
Ngoài những thành tích trong học tập của mình, trong những năm học vừa qua Bảo Trân còn đạt được giải ba trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện và giải nhất cấp tỉnh ở môn hóa học. Trong năm học 2009-2010, Bảo Trân là 1 trong 15 nữ sinh học giỏi ở Sóc Trăng được nhận học bổng Kotex vì nữ sinh tài năng Việt Nam.
Khi được hỏi về ước mơ sau này, Bảo Trân bộc bạch: "Em ước mơ mình sẽ trở thành một bác sĩ để được chữa bệnh cho người nghèo".
buiquanghung3- Thành viên trung thành
- Tổng số bài gửi : 44
Điểm : 10615
Reputation : 0
Join date : 26/05/2010
“Lúc nào tớ cũng thấy thiếu thời gian học Lý”
(Dân trí) - Với phương châm “cần cù bù thông minh”, Nguyễn Đăng Minh, lớp B0K22B, khối THPT chuyên Vật lý, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) đã giành được giải nhất quốc gia. Mới đây, Minh đã mang về tấm Huy chương đồng Olympic Vật lý châu Á 2010 vừa diễn ra tại Đài Loan.
Luôn coi thi cử là một sân chơi để thử sức nên Nguyễn Đăng Minh không phải chịu nhiều sức ép cho các kỳ thi, đặc biệt là Olympic Vật lý châu Á (APHO) 2010. Tuy nhiên, Minh tự nhận thấy mình phải cố gắng hết sức để xứng đáng là đại diện của học sinh Việt Nam “đem chuông đi đấm xứ người”.
Chuẩn bị cho kỳ thi APHO, Minh tích cực làm lại các đề thi châu Á và quốc tế các năm trước để quen với cách ra đề. Phần thực nghiệm, bạn được ôn tập trung cùng đội tuyển ở ĐH Sư phạm Hà Nội nên cũng phần nào tích lũy được kinh nghiệm thực hành.
Minh chia sẻ: “Thành công nào cũng có phần may mắn. Để đạt được thành tích này, may mắn lớn nhất của tớ là được học tập ở khối chuyên Lý, được dạy bảo bởi các thầy đầu ngành. Hôm thi, tớ cũng thấy may vì dụng cụ thực hành không bị hỏng hóc, không mắc những sai lầm ngớ ngẩn. Tớ làm bài khá đúng sức của mình”.
Nguyễn Đăng Minh vừa giành Huy chương đồng Olympic Vật lý châu Á 2010.
Với Minh, thật khó để đánh giá đề thi quốc gia, vòng loại chọn đội tuyển quốc tế và đề thi châu Á vì cách ra đề ở những cuộc thi này theo hướng khác hẳn nhau.
Minh tâm sự: “Đề thi quốc gia không quá khó còn đề thi vòng loại chọn đội tuyển quốc tế khó hơn thi quốc gia rất nhiều. Cách ra đề châu Á lại khác hẳn. Đề thi rất dài, cần khả năng tư duy cao, đôi chỗ còn hơi khó hiểu nữa”.
Tuy nhiên, Minh cũng thừa nhận có một chút tiếc nuối: “Phần thi thực nghiệm tớ làm cẩn thận, cầu toàn quá nên làm chậm. Kết thúc phần thi mà tớ chỉ làm được có một nửa. Giá mà tớ làm phần này tốt hơn thì có lẽ kết quả sẽ cao hơn”.
Nói về tình yêu với môn Vật lý, Minh cho biết mình cũng không thể lý giải được lý do tại sao lại thích môn Lý. “Có thể một phần vì tớ thấy đây là môn học sát với thực tế. Tớ rất tâm đắc với câu khẩu hiệu của APHO 2010 là “Physics, the key to understanding nature” (tạm dịch Vật lý, chìa khóa để hiểu tự nhiên)”.
Cũng bởi say mê Vật lý mà với Minh, không có khái niệm thời gian cho môn Lý. Bạn học Vật lý bất cứ khi nào có thể. Trong thời gian học đội tuyển để thi quốc gia, ngày nào Minh cũng học Lý ở trường cả sáng, chiều, tối về lại học Lý, Tuy vậy, lúc nào Minh cũng cảm thấy thiếu thời gian.
Minh cho biết: “Tớ thấy mình không quá thông minh nên với tớ, để học tốt Lý chỉ còn cách “cày trâu bò” thôi. Có một điều đặc biệt là tớ không đi học thêm nhiều bởi tớ thấy tự học có chất lượng hơn. Tớ chủ yếu mua sách về và tự “cày”.
Minh cho biết bạn không đi học thêm nhiều bởi thấy tự học có chất lượng hơn.
Trong môn Vật lý, Minh đặc biệt thích những bài tập thiên về tư duy hay giải bằng mẹo, nhất là những bài nghĩ nhiều nhưng viết ít. Theo Minh, những bài đó khi ra kết quả có sự thú vị đặc biệt.
Trước mắt, Minh dự định vào học ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) rồi cố gắng thi lấy học bổng sang Singapore du học.
Ít ai biết được rằng cậu bạn này thích làm một công việc giản dị, không bon chen là giáo viên. Ước mơ sau này của Minh là được làm chủ nhiệm khối chuyên Lý để đóng góp sức mình, làm vẻ vang thành tích của khối.
Thành tích của Nguyễn Đăng Minh:
- 12 năm liền là học sinh giỏi
- Giải nhì kỳ thi Học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm lớp 5
- Giải nhì Toán và Lý quận Hoàn Kiếm năm lớp 6
- Giải nhì Vật lý thành phố Hà Nội năm lớp 9
- Giải ba Vật lý quốc gia năm lớp 11
- Nhận học bổng Odolvallet lớp 11
- Giải nhất cuộc thi Vật lý Nanyang Concept Test năm 2009
- Giải nhất Vật lý quốc gia năm lớp 12
- Tham dự vòng loại chọn đội tuyển quốc gia thi Olympic Vật lý quốc tế 2010
- Huy chương đồng Olympic Vật lý châu Á 2010.
Luôn coi thi cử là một sân chơi để thử sức nên Nguyễn Đăng Minh không phải chịu nhiều sức ép cho các kỳ thi, đặc biệt là Olympic Vật lý châu Á (APHO) 2010. Tuy nhiên, Minh tự nhận thấy mình phải cố gắng hết sức để xứng đáng là đại diện của học sinh Việt Nam “đem chuông đi đấm xứ người”.
Chuẩn bị cho kỳ thi APHO, Minh tích cực làm lại các đề thi châu Á và quốc tế các năm trước để quen với cách ra đề. Phần thực nghiệm, bạn được ôn tập trung cùng đội tuyển ở ĐH Sư phạm Hà Nội nên cũng phần nào tích lũy được kinh nghiệm thực hành.
Minh chia sẻ: “Thành công nào cũng có phần may mắn. Để đạt được thành tích này, may mắn lớn nhất của tớ là được học tập ở khối chuyên Lý, được dạy bảo bởi các thầy đầu ngành. Hôm thi, tớ cũng thấy may vì dụng cụ thực hành không bị hỏng hóc, không mắc những sai lầm ngớ ngẩn. Tớ làm bài khá đúng sức của mình”.
Nguyễn Đăng Minh vừa giành Huy chương đồng Olympic Vật lý châu Á 2010.
Với Minh, thật khó để đánh giá đề thi quốc gia, vòng loại chọn đội tuyển quốc tế và đề thi châu Á vì cách ra đề ở những cuộc thi này theo hướng khác hẳn nhau.
Minh tâm sự: “Đề thi quốc gia không quá khó còn đề thi vòng loại chọn đội tuyển quốc tế khó hơn thi quốc gia rất nhiều. Cách ra đề châu Á lại khác hẳn. Đề thi rất dài, cần khả năng tư duy cao, đôi chỗ còn hơi khó hiểu nữa”.
Tuy nhiên, Minh cũng thừa nhận có một chút tiếc nuối: “Phần thi thực nghiệm tớ làm cẩn thận, cầu toàn quá nên làm chậm. Kết thúc phần thi mà tớ chỉ làm được có một nửa. Giá mà tớ làm phần này tốt hơn thì có lẽ kết quả sẽ cao hơn”.
Nói về tình yêu với môn Vật lý, Minh cho biết mình cũng không thể lý giải được lý do tại sao lại thích môn Lý. “Có thể một phần vì tớ thấy đây là môn học sát với thực tế. Tớ rất tâm đắc với câu khẩu hiệu của APHO 2010 là “Physics, the key to understanding nature” (tạm dịch Vật lý, chìa khóa để hiểu tự nhiên)”.
Cũng bởi say mê Vật lý mà với Minh, không có khái niệm thời gian cho môn Lý. Bạn học Vật lý bất cứ khi nào có thể. Trong thời gian học đội tuyển để thi quốc gia, ngày nào Minh cũng học Lý ở trường cả sáng, chiều, tối về lại học Lý, Tuy vậy, lúc nào Minh cũng cảm thấy thiếu thời gian.
Minh cho biết: “Tớ thấy mình không quá thông minh nên với tớ, để học tốt Lý chỉ còn cách “cày trâu bò” thôi. Có một điều đặc biệt là tớ không đi học thêm nhiều bởi tớ thấy tự học có chất lượng hơn. Tớ chủ yếu mua sách về và tự “cày”.
Minh cho biết bạn không đi học thêm nhiều bởi thấy tự học có chất lượng hơn.
Trong môn Vật lý, Minh đặc biệt thích những bài tập thiên về tư duy hay giải bằng mẹo, nhất là những bài nghĩ nhiều nhưng viết ít. Theo Minh, những bài đó khi ra kết quả có sự thú vị đặc biệt.
Trước mắt, Minh dự định vào học ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) rồi cố gắng thi lấy học bổng sang Singapore du học.
Ít ai biết được rằng cậu bạn này thích làm một công việc giản dị, không bon chen là giáo viên. Ước mơ sau này của Minh là được làm chủ nhiệm khối chuyên Lý để đóng góp sức mình, làm vẻ vang thành tích của khối.
Thành tích của Nguyễn Đăng Minh:
- 12 năm liền là học sinh giỏi
- Giải nhì kỳ thi Học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm lớp 5
- Giải nhì Toán và Lý quận Hoàn Kiếm năm lớp 6
- Giải nhì Vật lý thành phố Hà Nội năm lớp 9
- Giải ba Vật lý quốc gia năm lớp 11
- Nhận học bổng Odolvallet lớp 11
- Giải nhất cuộc thi Vật lý Nanyang Concept Test năm 2009
- Giải nhất Vật lý quốc gia năm lớp 12
- Tham dự vòng loại chọn đội tuyển quốc gia thi Olympic Vật lý quốc tế 2010
- Huy chương đồng Olympic Vật lý châu Á 2010.
buiquanghung3- Thành viên trung thành
- Tổng số bài gửi : 44
Điểm : 10615
Reputation : 0
Join date : 26/05/2010
Trung “sumo” giành suất tham dự Olympic Vật lý quốc tế
(Dân trí) - Trở về từ cuộc thi Olympic Vật lý châu Á, Phan Văn Trung, lớp 11 L1, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đang nỗ lực chuẩn bị cho mốc chinh phục cao hơn là Olympic Vật lý quốc tế vào tháng 7 tới tại Croatia.
>> Học giỏi Tin học vì… mê phim hoạt hình
Phan Văn Trung là một trong hai thí sinh của đội tuyển Lý thành phố Hà Nội giành giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, được tham dự vòng loại chọn đội tuyển thi Olympic quốc tế và được tham gia kỳ thi Olympic Vật lý châu Á diễn ra tại Đài Loan. Và bạn cũng là thí sinh duy nhất của đội Lý Hà Nội xuất sắc giành vé tham dự Olympic Vật Lý quốc tế (IPHO).
Phan Văn Trung sắp tham dự Olympic Vật lý quốc tế vào tháng 7 tới tại Croatia.
Với Trung, mỗi kỳ thi học sinh giỏi đơn giản chỉ là một cuộc chơi thử sức mình. Do vậy, bạn không bao giờ tự tạo áp lực cho chính mình.
Trung tâm sự: “Đạt giải khuyến khích châu Á, tớ cảm thấy chưa hài lòng lắm về kết quả lần thi này, do vậy, tớ sẽ cố gắng thể hiện tốt hơn trong kỳ thi IPHO sắp tới”.
Một điều thú vị là Trung sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, không có ai làm việc trong ngành Vật lý. Ông ngoại bạn là nhà viết kịch quân đội, bà ngoại là nghệ sĩ múa ưu tú, Ông nội, bà nội và bố Trung đều công tác trong nhà hát Nhạc-Vũ-Kịch.
Trung cho biết trong học tập, bạn luôn được bố mẹ tạo điều kiện mọi mặt. “Bất cứ sách vở cần thiết cho việc học cũng như cho niềm đam mê tìm tòi của tớ bố mẹ đều đồng ý cho tớ được phép mua”, Trung tâm sự.
Được biết con đường đến với Vật lý của Trung thật lắm gian nan. Hồi lớp 8, Trung học Vật lý khá “chập chờn” nên bố mẹ quyết định cho bạn đi học thêm lớp Vật lý của thầy Lê Trọng Tuấn, giáo viên Trường Hà Nội - Amsterdam. Những bài giảng của thầy về Vật lý tuy rất đơn giản nhưng đã khiến Trung có được tình cảm với môn Vật lý. Thầy chính là người truyền cho Trung tình yêu với môn Vật lý.
Sau đó, cũng thời gian này, bạn quyết định học thêm một lớp Vật lý nữa, là lớp cô Nguyễn Thị Nam, giảng viên Trường đại học Xây dựng. Cô đã dạy cho Trung tầm quan trọng của tốc độ trong các bài thi Vật Lý, dạy Trung cách làm bài nhanh nhất có thể. Nhờ sự giúp đỡ của cô, bạn đã đạt được những thành tích đầu tiên về trong môn Vật lý.
Vào lớp 10, Trung được thầy Nguyễn Xuân Quang, giáo viên chủ nhiệm lớp chuyên Lý dạy về những bài Vật lý có tính chất nâng cao. Dần dần Trung luyện được khả năng giải quyết những bài toán khó với tốc độ rất cao, ngang với tốc độ trung bình giải một bài thi đại học.
Có thể nói rằng nhờ "duyên" được học những thầy cô giỏi mà Trung đã đạt được những thành công như hiện giờ.
Để học tốt Lý, bí quyết số một của Trung là đam mê. Tuy nhiên, Trung cũng thừa nhận: “Tuy gọi là bí quyết nhưng hầu như rất khó để truyền cho người khác, vì mỗi người có một niềm đam mê riêng”.
Bí quyết học tốt Vật lý của Trung là đam mê.
Ngoài Vật lý, Trung đặc biệt say mê Toán học bởi “Vật lý không thể thiếu Toán học. Muốn tiếp tục học lên cao hơn về Vật lý, có thể chúng ta cần phải học Toán nhiều hơn học Lý”.
Sở hữu một gương mặt khá già dặn và thân hình “sumo” so với lứa tuổi, cậu bạn chuyên Lý này vẫn cực kỳ “teen”. Món giải trí khoái khẩu của cậu là nói chuyện với bạn bè, tập đá cầu và chơi Pokemon - thú vui của Trung từ hồi nhỏ.
Tin rằng với niềm đam mê và khả năng học Lý tuyệt vời, Trung sẽ còn tiến xa hơn nữa với môn Vật lý. Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế sắp tới chính là cơ hội để Trung được thể hiện mình.
Cùng “ngắm” bảng thành tích của bạn Phan Văn Trung:
-Lớp 9: Giải Nhất Vật lý quận Ba Đình, Hà Nội
Giải Nhất Vật lý thành phố Hà Nội
-Lớp 10: Giải Nhất môn Vật lý chuyên lớp 10 Olympic Hà Nội - Amsterdam
Nhận học bổng OdonVallet
-Lớp 11: Giải Nhất môn Vật lý chuyên lớp 11 Olympic Hà Nội - Amsterdam
Giải Nhất Vật lý thành phố Hà Nội
Giải Nhất Quốc gia môn Vật lý
Giải Khuyến khích Vật lý châu Á - Thái Bình Dương
Thành viên đội tuyển Vật lý Việt Nam tham dự Olympic Vật lý quốc tế 2010
>> Học giỏi Tin học vì… mê phim hoạt hình
Phan Văn Trung là một trong hai thí sinh của đội tuyển Lý thành phố Hà Nội giành giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, được tham dự vòng loại chọn đội tuyển thi Olympic quốc tế và được tham gia kỳ thi Olympic Vật lý châu Á diễn ra tại Đài Loan. Và bạn cũng là thí sinh duy nhất của đội Lý Hà Nội xuất sắc giành vé tham dự Olympic Vật Lý quốc tế (IPHO).
Phan Văn Trung sắp tham dự Olympic Vật lý quốc tế vào tháng 7 tới tại Croatia.
Với Trung, mỗi kỳ thi học sinh giỏi đơn giản chỉ là một cuộc chơi thử sức mình. Do vậy, bạn không bao giờ tự tạo áp lực cho chính mình.
Trung tâm sự: “Đạt giải khuyến khích châu Á, tớ cảm thấy chưa hài lòng lắm về kết quả lần thi này, do vậy, tớ sẽ cố gắng thể hiện tốt hơn trong kỳ thi IPHO sắp tới”.
Một điều thú vị là Trung sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, không có ai làm việc trong ngành Vật lý. Ông ngoại bạn là nhà viết kịch quân đội, bà ngoại là nghệ sĩ múa ưu tú, Ông nội, bà nội và bố Trung đều công tác trong nhà hát Nhạc-Vũ-Kịch.
Trung cho biết trong học tập, bạn luôn được bố mẹ tạo điều kiện mọi mặt. “Bất cứ sách vở cần thiết cho việc học cũng như cho niềm đam mê tìm tòi của tớ bố mẹ đều đồng ý cho tớ được phép mua”, Trung tâm sự.
Được biết con đường đến với Vật lý của Trung thật lắm gian nan. Hồi lớp 8, Trung học Vật lý khá “chập chờn” nên bố mẹ quyết định cho bạn đi học thêm lớp Vật lý của thầy Lê Trọng Tuấn, giáo viên Trường Hà Nội - Amsterdam. Những bài giảng của thầy về Vật lý tuy rất đơn giản nhưng đã khiến Trung có được tình cảm với môn Vật lý. Thầy chính là người truyền cho Trung tình yêu với môn Vật lý.
Sau đó, cũng thời gian này, bạn quyết định học thêm một lớp Vật lý nữa, là lớp cô Nguyễn Thị Nam, giảng viên Trường đại học Xây dựng. Cô đã dạy cho Trung tầm quan trọng của tốc độ trong các bài thi Vật Lý, dạy Trung cách làm bài nhanh nhất có thể. Nhờ sự giúp đỡ của cô, bạn đã đạt được những thành tích đầu tiên về trong môn Vật lý.
Vào lớp 10, Trung được thầy Nguyễn Xuân Quang, giáo viên chủ nhiệm lớp chuyên Lý dạy về những bài Vật lý có tính chất nâng cao. Dần dần Trung luyện được khả năng giải quyết những bài toán khó với tốc độ rất cao, ngang với tốc độ trung bình giải một bài thi đại học.
Có thể nói rằng nhờ "duyên" được học những thầy cô giỏi mà Trung đã đạt được những thành công như hiện giờ.
Để học tốt Lý, bí quyết số một của Trung là đam mê. Tuy nhiên, Trung cũng thừa nhận: “Tuy gọi là bí quyết nhưng hầu như rất khó để truyền cho người khác, vì mỗi người có một niềm đam mê riêng”.
Bí quyết học tốt Vật lý của Trung là đam mê.
Ngoài Vật lý, Trung đặc biệt say mê Toán học bởi “Vật lý không thể thiếu Toán học. Muốn tiếp tục học lên cao hơn về Vật lý, có thể chúng ta cần phải học Toán nhiều hơn học Lý”.
Sở hữu một gương mặt khá già dặn và thân hình “sumo” so với lứa tuổi, cậu bạn chuyên Lý này vẫn cực kỳ “teen”. Món giải trí khoái khẩu của cậu là nói chuyện với bạn bè, tập đá cầu và chơi Pokemon - thú vui của Trung từ hồi nhỏ.
Tin rằng với niềm đam mê và khả năng học Lý tuyệt vời, Trung sẽ còn tiến xa hơn nữa với môn Vật lý. Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế sắp tới chính là cơ hội để Trung được thể hiện mình.
Cùng “ngắm” bảng thành tích của bạn Phan Văn Trung:
-Lớp 9: Giải Nhất Vật lý quận Ba Đình, Hà Nội
Giải Nhất Vật lý thành phố Hà Nội
-Lớp 10: Giải Nhất môn Vật lý chuyên lớp 10 Olympic Hà Nội - Amsterdam
Nhận học bổng OdonVallet
-Lớp 11: Giải Nhất môn Vật lý chuyên lớp 11 Olympic Hà Nội - Amsterdam
Giải Nhất Vật lý thành phố Hà Nội
Giải Nhất Quốc gia môn Vật lý
Giải Khuyến khích Vật lý châu Á - Thái Bình Dương
Thành viên đội tuyển Vật lý Việt Nam tham dự Olympic Vật lý quốc tế 2010
buiquanghung3- Thành viên trung thành
- Tổng số bài gửi : 44
Điểm : 10615
Reputation : 0
Join date : 26/05/2010
Từ trẻ đường phố trở thành thầy dạy tiếng Anh
(Dân trí) - Một đứa trẻ lang thang đường phố kiếm sống bằng đủ thứ nghề: bán vé số, đánh giày… thậm chí đôi khi để có được miếng ăn phải móc túi, giật đồ. Vượt lên tuổi thơ đầy khắc nghiệt ấy, Nguyễn Chí Thoại trở thành một thầy giáo dạy tiếng Anh cho trẻ đường phố.
>> Học Anh văn chỉ với mức học phí 10 - 20 ngàn
Sinh năm 1988 nhưng hiện tại Nguyễn Chí Thoại mới đang học lớp 9 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận, TPHCM. Chưa có chứng chỉ ngoại ngữ nào nhưng trình độ tiếng Anh lẫn khả năng sư phạm của Thoại đã chinh phục anh Trần Minh Hải, người điều hành dự án Tương lai (quận 3, TPHCM). Tháng 1 năm nay, Nguyễn Chí Thoại được mời về dạy lớp tiếng Anh cho trẻ đường phố của dự án.
Thầy giáo trẻ Nguyễn Chí Thoại trong lớp học của dự án Tương lai.
Thời tuổi trẻ giang hồ
Năm 1999, khi Thoại mới 11 tuổi, cái “máu khùng” của tuổi trẻ (chữ của nhân vật) đã cuốn em lang thang ngoài đường phố, dù rằng em có hẳn một gia đình có cha, mẹ và anh chị ở Bạc Liêu. Lần ra đi sau khi bị đòn roi của cha vào lúc nửa đêm đã sớm dứt cậu bé khỏi vòng tay người thân. 4 năm sống ngoài đường phố, Thoại phải giành giật, đi xin, đi lượm mới có miếng cơm, manh áo. 11 năm xa nhà, Thoại làm đủ mọi nghề từ lượm bọc, bán vé số, đánh giày, sơn gỗ, phục vụ nhà hàng, sửa xe máy...; phiêu bạt khắp nơi từ công viên, bến xe, nhà ga, các khu chợ, mái ấm…
Những tháng ngày khắc nghiệt đó, như lời tâm sự của Thoại, đã giúp em hiểu được giá trị của đồng tiền, hiểu được cách sử dụng và tiết kiệm đồng tiền. Đến tận bây giờ, khi cuộc sống đã có phần tinh tươm thì Thoại vẫn nhớ như in những ngày đi bụi. Nhớ về lần đầu tiên phải lượm chiếc bánh mì xẹp lép vì bị xe chở than cán qua. Sau mấy ngày đói meo ngoài đường, đó là món ngon nhất trần đời mà cậu biết được… Thoại vẫn nhớ những ngày phải ăn mì gói trọn tháng để dành tiền đi học và gửi về quê cho cha mẹ. Ăn mì tôm nhiều quá đến nỗi khi đó, mọi người nói cái mặt em y chang như… gói mì.
Năm 2003, nhận được sự giúp đỡ của những nhân viên xã hội, Thoại về ở dưới mái ấm Tre Xanh (Hội Bảo trợ trẻ em TPHCM). Quãng thời gian ngắn ngủi đi lượm banh tennis ở quận Tân Bình, chạy hàng chục km mỗi ngày, từ 6 giờ sáng đến tối mịt đã giúp em sớm nhận ra phải đi học mới vươn lên được. Thoại cũng hiểu rằng một “chiếc chìa khóa” để thay đổi cuộc đời mình là phải giỏi tiếng Anh. Cũng từ đó, Thoại tự đi xin học bổ túc ở Trung tâm bồi dưỡng văn hóa quận Tân Bình.
“Cuống quýt” học và làm
Xuất phát từ điểm khởi đầu thấp và dường như không được cuộc đời dành cho nhiều ưu ái, mỗi một dự định của mình, Thoại phải mất nhiều thời gian và ý chí mới đạt được. Việc học văn hóa chỉ mới bắt đầu được 4 tháng thì phải dừng lại vì công việc lượm banh tennis không còn tiếp tục được. Được dự án Tương lai giới thiệu đi học nhà hàng khách sạn ở trường nghiệp vụ dành cho trẻ đường phố (quận Bình Thạnh), Thoại trở thành một trong những học viên xuất sắc nhất khóa học, theo lời chị Phan Thị Hường - nhân viên xã hội của dự án. Nhưng sau khi tốt nghiệp khóa học, Thoại lại đi… sửa xe máy.
Thoại học nghề gì cũng nhanh, làm gì cũng được nhưng cuộc đời dường như không để cậu ở yên một chỗ. Một thời gian sau, khi đã cứng tay nghề sửa xe, Thoại lại làm tiếp tân ở một nhà hàng ở quận 1. Đến lúc này, em mới nối lại con đường học văn hóa của mình ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận.
Quãng thời gian làm tiếp tân, với sự tiếp xúc thường xuyên với khách nước ngoài đã trở thành cơ hội để Thoại luyện tiếng Anh. Không ngại ngần, Thoại cứ nói dù đúng hay sai. Tích cóp được ít tiền, Thoại đăng kí học từ những lớp Anh ngữ vỡ lòng. Trong căn phòng trọ của mình, em dán đầy vách tường những tờ giấy A4 ghi chi chít những từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh để học ngoại ngữ bất kì lúc nào. Khi đi làm, Thoại cũng viết từ vựng vào lòng bàn tay, tranh thủ học lúc rảnh. Bây giờ, khi đã có điện thoại di động thì Thoại chụp hình lại những tờ giấy dán ở tường để ngồi đâu cũng xem được.
Nguyễn Chí Thoại dạy trẻ đường phố phát âm tiếng Anh.
Một ngày của Thoại bắt đầu từ 6 giờ sáng kéo dài đến tận 2 giờ khuya. Không còn làm ở nhà hàng nữa thì sau giờ học văn hóa Thoại có ít nhất là 3 ca dạy tiếng Anh: dạy kèm cho học sinh và dạy cho lớp học ở dự án Tương lai. Thời gian học bài và ôn bài của em toàn vào lúc đêm khuya.
Trước khi đi ngủ, Thoại cố gắng tìm ra cách để học trò mau thuộc bài. Không để các em thụ động ngồi một chỗ, thầy giáo trẻ yêu cầu học sinh học tiếng Anh bằng cách vận động. Chẳng hạn như Thoại sử dụng tiếng Anh yêu cầu các em tập hợp lại, xếp thành hàng rồi về lại chỗ ngồi. Biết học trò hay ngại ngùng khi sử dụng tiếng Anh nên Thoại nhất quyết yêu cầu từng em phải đối đáp với thầy giáo. Rồi có khi là dùng hành động, cử chỉ để diễn tả ý nghĩa một từ vựng. Như từ cold (lạnh) thì Thoại để 2 tay chéo ngực, rùng người như đang trong cơn giá rét và phát âm từ này ngắt quãng. Với từ hot (nóng) thì Thoại chỉ vào chiếc áo sơ mi trắng đang bết đầy mồ hôi của mình.
Hơn một năm trời sống với lịch làm việc dày đặc như vậy khiến Thoại có lúc tưởng chịu không nổi, tóc bắt đầu rụng nhiều. Nhờ học tiếng Anh “cuống quýt” như vậy, năm lớp 8 (2009), Thoại đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh hệ Giáo dục thường xuyên. Năm nay, em cũng sẽ đi thi học sinh giỏi. Thoại dự định qua kỳ thi học sinh giỏi này thì sẽ giảm bớt việc đi dạy để tập trung việc học. Mục đích của Thoại là khi tốt nghiệp lớp 12 xong sẽ kiếm được một suất học bổng để tiếp tục rèn tiếng Anh hoặc tích lũy một bằng cấp về giáo dục để sau này truyền lại kiến thức cho trẻ đường phố, cả kinh nghiệm sống lẫn kỹ năng học ngoại ngữ.
>> Học Anh văn chỉ với mức học phí 10 - 20 ngàn
Sinh năm 1988 nhưng hiện tại Nguyễn Chí Thoại mới đang học lớp 9 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận, TPHCM. Chưa có chứng chỉ ngoại ngữ nào nhưng trình độ tiếng Anh lẫn khả năng sư phạm của Thoại đã chinh phục anh Trần Minh Hải, người điều hành dự án Tương lai (quận 3, TPHCM). Tháng 1 năm nay, Nguyễn Chí Thoại được mời về dạy lớp tiếng Anh cho trẻ đường phố của dự án.
Thầy giáo trẻ Nguyễn Chí Thoại trong lớp học của dự án Tương lai.
Thời tuổi trẻ giang hồ
Năm 1999, khi Thoại mới 11 tuổi, cái “máu khùng” của tuổi trẻ (chữ của nhân vật) đã cuốn em lang thang ngoài đường phố, dù rằng em có hẳn một gia đình có cha, mẹ và anh chị ở Bạc Liêu. Lần ra đi sau khi bị đòn roi của cha vào lúc nửa đêm đã sớm dứt cậu bé khỏi vòng tay người thân. 4 năm sống ngoài đường phố, Thoại phải giành giật, đi xin, đi lượm mới có miếng cơm, manh áo. 11 năm xa nhà, Thoại làm đủ mọi nghề từ lượm bọc, bán vé số, đánh giày, sơn gỗ, phục vụ nhà hàng, sửa xe máy...; phiêu bạt khắp nơi từ công viên, bến xe, nhà ga, các khu chợ, mái ấm…
Những tháng ngày khắc nghiệt đó, như lời tâm sự của Thoại, đã giúp em hiểu được giá trị của đồng tiền, hiểu được cách sử dụng và tiết kiệm đồng tiền. Đến tận bây giờ, khi cuộc sống đã có phần tinh tươm thì Thoại vẫn nhớ như in những ngày đi bụi. Nhớ về lần đầu tiên phải lượm chiếc bánh mì xẹp lép vì bị xe chở than cán qua. Sau mấy ngày đói meo ngoài đường, đó là món ngon nhất trần đời mà cậu biết được… Thoại vẫn nhớ những ngày phải ăn mì gói trọn tháng để dành tiền đi học và gửi về quê cho cha mẹ. Ăn mì tôm nhiều quá đến nỗi khi đó, mọi người nói cái mặt em y chang như… gói mì.
Năm 2003, nhận được sự giúp đỡ của những nhân viên xã hội, Thoại về ở dưới mái ấm Tre Xanh (Hội Bảo trợ trẻ em TPHCM). Quãng thời gian ngắn ngủi đi lượm banh tennis ở quận Tân Bình, chạy hàng chục km mỗi ngày, từ 6 giờ sáng đến tối mịt đã giúp em sớm nhận ra phải đi học mới vươn lên được. Thoại cũng hiểu rằng một “chiếc chìa khóa” để thay đổi cuộc đời mình là phải giỏi tiếng Anh. Cũng từ đó, Thoại tự đi xin học bổ túc ở Trung tâm bồi dưỡng văn hóa quận Tân Bình.
“Cuống quýt” học và làm
Xuất phát từ điểm khởi đầu thấp và dường như không được cuộc đời dành cho nhiều ưu ái, mỗi một dự định của mình, Thoại phải mất nhiều thời gian và ý chí mới đạt được. Việc học văn hóa chỉ mới bắt đầu được 4 tháng thì phải dừng lại vì công việc lượm banh tennis không còn tiếp tục được. Được dự án Tương lai giới thiệu đi học nhà hàng khách sạn ở trường nghiệp vụ dành cho trẻ đường phố (quận Bình Thạnh), Thoại trở thành một trong những học viên xuất sắc nhất khóa học, theo lời chị Phan Thị Hường - nhân viên xã hội của dự án. Nhưng sau khi tốt nghiệp khóa học, Thoại lại đi… sửa xe máy.
Thoại học nghề gì cũng nhanh, làm gì cũng được nhưng cuộc đời dường như không để cậu ở yên một chỗ. Một thời gian sau, khi đã cứng tay nghề sửa xe, Thoại lại làm tiếp tân ở một nhà hàng ở quận 1. Đến lúc này, em mới nối lại con đường học văn hóa của mình ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận.
Quãng thời gian làm tiếp tân, với sự tiếp xúc thường xuyên với khách nước ngoài đã trở thành cơ hội để Thoại luyện tiếng Anh. Không ngại ngần, Thoại cứ nói dù đúng hay sai. Tích cóp được ít tiền, Thoại đăng kí học từ những lớp Anh ngữ vỡ lòng. Trong căn phòng trọ của mình, em dán đầy vách tường những tờ giấy A4 ghi chi chít những từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh để học ngoại ngữ bất kì lúc nào. Khi đi làm, Thoại cũng viết từ vựng vào lòng bàn tay, tranh thủ học lúc rảnh. Bây giờ, khi đã có điện thoại di động thì Thoại chụp hình lại những tờ giấy dán ở tường để ngồi đâu cũng xem được.
Nguyễn Chí Thoại dạy trẻ đường phố phát âm tiếng Anh.
Một ngày của Thoại bắt đầu từ 6 giờ sáng kéo dài đến tận 2 giờ khuya. Không còn làm ở nhà hàng nữa thì sau giờ học văn hóa Thoại có ít nhất là 3 ca dạy tiếng Anh: dạy kèm cho học sinh và dạy cho lớp học ở dự án Tương lai. Thời gian học bài và ôn bài của em toàn vào lúc đêm khuya.
Trước khi đi ngủ, Thoại cố gắng tìm ra cách để học trò mau thuộc bài. Không để các em thụ động ngồi một chỗ, thầy giáo trẻ yêu cầu học sinh học tiếng Anh bằng cách vận động. Chẳng hạn như Thoại sử dụng tiếng Anh yêu cầu các em tập hợp lại, xếp thành hàng rồi về lại chỗ ngồi. Biết học trò hay ngại ngùng khi sử dụng tiếng Anh nên Thoại nhất quyết yêu cầu từng em phải đối đáp với thầy giáo. Rồi có khi là dùng hành động, cử chỉ để diễn tả ý nghĩa một từ vựng. Như từ cold (lạnh) thì Thoại để 2 tay chéo ngực, rùng người như đang trong cơn giá rét và phát âm từ này ngắt quãng. Với từ hot (nóng) thì Thoại chỉ vào chiếc áo sơ mi trắng đang bết đầy mồ hôi của mình.
Hơn một năm trời sống với lịch làm việc dày đặc như vậy khiến Thoại có lúc tưởng chịu không nổi, tóc bắt đầu rụng nhiều. Nhờ học tiếng Anh “cuống quýt” như vậy, năm lớp 8 (2009), Thoại đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh hệ Giáo dục thường xuyên. Năm nay, em cũng sẽ đi thi học sinh giỏi. Thoại dự định qua kỳ thi học sinh giỏi này thì sẽ giảm bớt việc đi dạy để tập trung việc học. Mục đích của Thoại là khi tốt nghiệp lớp 12 xong sẽ kiếm được một suất học bổng để tiếp tục rèn tiếng Anh hoặc tích lũy một bằng cấp về giáo dục để sau này truyền lại kiến thức cho trẻ đường phố, cả kinh nghiệm sống lẫn kỹ năng học ngoại ngữ.
buiquanghung3- Thành viên trung thành
- Tổng số bài gửi : 44
Điểm : 10615
Reputation : 0
Join date : 26/05/2010
Học giỏi Tin học vì… mê phim hoạt hình
(Dân trí) - Giành giải nhất quốc gia môn Tin học với số điểm tuyệt đối 20/20, Thái Công Khanh vừa xuất sắc vượt qua vòng 2 để trở thành một trong bốn đại diện của Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế 2010 môn Tin học diễn ra tháng 8 tới tại Canada.
Thái Công Khanh hiện là học sinh lớp 12 Tin, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội.
Sắp tới, Thái Công Khanh là một trong bốn đại diện của Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế 2010 môn Tin học.
Luôn tin tưởng vào chính mình
Say mê những bộ phim hoạt hình 3D do Walt Disney và hãng Pixar sản xuất, ước mong được làm việc trong hãng Pixar và tạo nên những nhân vật kì diệu. Đó là nguyên do đưa Khanh đến với môn Tin học. Từ đó, niềm đam mê Tin học đã “ngấm” dần vào cậu bạn chuyên Tin và là chủ nhân giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học này.
Đây không phải lần đầu tiên thi HSG nên của Khanh thấy khá thoải mái. Bạn chỉ tự nhủ phải cố gắng thực hiện theo những điều thầy dặn: “Bình tĩnh và thể hiện tất cả những gì bản thân có!”
Khanh chia sẻ: “Trước hôm thi quốc gia tớ bị ốm nên không chuẩn bị gì cả. May mà lúc thi tớ vẫn đủ tỉnh táo để làm bài”.
Vào những ngày bình thường, Khanh chỉ dành ra khoảng 1 đến 2 tiếng để học Tin, chủ yếu là Code (làm bài tập Tin trên máy tính). Nhưng trước mỗi kỳ thi, Khanh dồn toàn tâm toàn sức cho môn Tin. Bạn học cả ngày, sáng Code, chiều Code, tối lên mạng Code, nửa đêm ngủ dậy cũng Code. Đỉnh điểm có hôm bạn ngồi học liền 10 tiếng đồng hồ.
Cố gắng Code thật nhiều để rèn luyện kỹ năng cài đặt, hạn chế vấp phải sai sót không đáng có khi làm bài, đó là kinh nghiệm giúp Khanh chiến thắng trong các kỳ thi.
Ngoài ra, bạn cũng tích cực tham khảo tài liệu trên mạng, tham gia diễn đàn vnoi.info nơi Khanh đã học hỏi được nhiều kiến thức.
Và hơn hết, người truyền cảm hứng và niềm say mê cho Khanh chính là thầy giáo dạy Tin. Kết quả Khanh đạt được ngày hôm nay có công lớn của thầy.
Khanh bật mí: “Thầy giáo dạy Tin bọn tớ luôn nhiệt tình trong việc dạy đội tuyển. Thầy cũng là thần tượng của tớ đấy. Đặc biệt có một điều khiến tớ nhớ mãi, đó là từ hôm thầy phát hiện ra là bọn tớ toàn thức khuya dậy muộn quên cả ăn sáng, vậy là sáng nào thầy cũng… mua bánh bao cho bọn tớ”.
Say mê Manga
Ngoài thời gian học khá bận rộn, khi rảnh Khanh thường lướt web, đọc tin tức thời sự. Tuy nhiên, bạn cũng thừa nhận mình rất say mê Manga (một loại truyện tranh của Nhật Bản).
Cậu bạn này từng có ý định sáng tác một Manga tầm cỡ Conan hay Naruto. Khanh cho biết, hiện công việc vẫn tiến triển tốt đẹp, sau 4 năm, cậu đã sáng tác được tới… 73 trang.
Khanh rất say mê Manga.
Món giải trí sở thích của Khanh là âm nhạc. Với Khanh, bất kể lúc nào cảm thấy căng thẳng, chỉ cần nghe 1 bản nhạc ưa thích là mọi thứ dường như sẽ ổn ngay. Khanh đặc biệt thích nghe các bài hát trong các bộ phim đã từng xem, lắng nghe giai điệu bài hát và cảm nhận lại các đoạn phim trong đó.
Được đặc cách cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, Khanh đã nộp hồ sơ vào Đại học Công Nghệ (ĐH QG Hà Nội). Bạn tự nhủ phải học tiếng Anh thật tốt và cố gắng kiếm học bổng du học.
Trước mắt, cậu bạn sẽ dồn sức cho kỳ thi Olympic quốc tế Tin học diễn ra vào tháng 8 tại Canada. Khanh cho biết: “Tâm trạng tớ hoàn toàn thoải mái. Tớ sẽ cố gắng hết sức để không phụ lòng tin của thầy cô và bạn bè”.
Chúc Khanh đạt kết quả cao trong kỳ thi Olympic quốc tế sắp tới.
Thành tích của bạn Thái Công Khanh:
-12 năm liền là học sinh giỏi
- Lớp 9: Giải Khuyến khích thị xã Hà Đông môn Toán
-Lớp 11: -Giải Nhất môn Tin học cấp trường
-Giải Nhì môn Tin học thành phố Hà Nội
-Giải khuyến khích quốc gia môn Tin học
-Giải Nhất môn Tin học cụm Hà Đông - Hoài Đức
-Được nhận học bổng Odolvalet
-Lớp 12:-Giải Nhất môn Tin học cấp trường
-Giải Nhất thành phố Hà Nội môn Tin học
-Giải Nhất quốc gia môn Tin học
-Là thành viên đội tuyển Tin học của Việt Nam tham dự Olympic quốc tế 2010 môn Tin học.
Thái Công Khanh hiện là học sinh lớp 12 Tin, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội.
Sắp tới, Thái Công Khanh là một trong bốn đại diện của Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế 2010 môn Tin học.
Luôn tin tưởng vào chính mình
Say mê những bộ phim hoạt hình 3D do Walt Disney và hãng Pixar sản xuất, ước mong được làm việc trong hãng Pixar và tạo nên những nhân vật kì diệu. Đó là nguyên do đưa Khanh đến với môn Tin học. Từ đó, niềm đam mê Tin học đã “ngấm” dần vào cậu bạn chuyên Tin và là chủ nhân giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học này.
Đây không phải lần đầu tiên thi HSG nên của Khanh thấy khá thoải mái. Bạn chỉ tự nhủ phải cố gắng thực hiện theo những điều thầy dặn: “Bình tĩnh và thể hiện tất cả những gì bản thân có!”
Khanh chia sẻ: “Trước hôm thi quốc gia tớ bị ốm nên không chuẩn bị gì cả. May mà lúc thi tớ vẫn đủ tỉnh táo để làm bài”.
Vào những ngày bình thường, Khanh chỉ dành ra khoảng 1 đến 2 tiếng để học Tin, chủ yếu là Code (làm bài tập Tin trên máy tính). Nhưng trước mỗi kỳ thi, Khanh dồn toàn tâm toàn sức cho môn Tin. Bạn học cả ngày, sáng Code, chiều Code, tối lên mạng Code, nửa đêm ngủ dậy cũng Code. Đỉnh điểm có hôm bạn ngồi học liền 10 tiếng đồng hồ.
Cố gắng Code thật nhiều để rèn luyện kỹ năng cài đặt, hạn chế vấp phải sai sót không đáng có khi làm bài, đó là kinh nghiệm giúp Khanh chiến thắng trong các kỳ thi.
Ngoài ra, bạn cũng tích cực tham khảo tài liệu trên mạng, tham gia diễn đàn vnoi.info nơi Khanh đã học hỏi được nhiều kiến thức.
Và hơn hết, người truyền cảm hứng và niềm say mê cho Khanh chính là thầy giáo dạy Tin. Kết quả Khanh đạt được ngày hôm nay có công lớn của thầy.
Khanh bật mí: “Thầy giáo dạy Tin bọn tớ luôn nhiệt tình trong việc dạy đội tuyển. Thầy cũng là thần tượng của tớ đấy. Đặc biệt có một điều khiến tớ nhớ mãi, đó là từ hôm thầy phát hiện ra là bọn tớ toàn thức khuya dậy muộn quên cả ăn sáng, vậy là sáng nào thầy cũng… mua bánh bao cho bọn tớ”.
Say mê Manga
Ngoài thời gian học khá bận rộn, khi rảnh Khanh thường lướt web, đọc tin tức thời sự. Tuy nhiên, bạn cũng thừa nhận mình rất say mê Manga (một loại truyện tranh của Nhật Bản).
Cậu bạn này từng có ý định sáng tác một Manga tầm cỡ Conan hay Naruto. Khanh cho biết, hiện công việc vẫn tiến triển tốt đẹp, sau 4 năm, cậu đã sáng tác được tới… 73 trang.
Khanh rất say mê Manga.
Món giải trí sở thích của Khanh là âm nhạc. Với Khanh, bất kể lúc nào cảm thấy căng thẳng, chỉ cần nghe 1 bản nhạc ưa thích là mọi thứ dường như sẽ ổn ngay. Khanh đặc biệt thích nghe các bài hát trong các bộ phim đã từng xem, lắng nghe giai điệu bài hát và cảm nhận lại các đoạn phim trong đó.
Được đặc cách cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, Khanh đã nộp hồ sơ vào Đại học Công Nghệ (ĐH QG Hà Nội). Bạn tự nhủ phải học tiếng Anh thật tốt và cố gắng kiếm học bổng du học.
Trước mắt, cậu bạn sẽ dồn sức cho kỳ thi Olympic quốc tế Tin học diễn ra vào tháng 8 tại Canada. Khanh cho biết: “Tâm trạng tớ hoàn toàn thoải mái. Tớ sẽ cố gắng hết sức để không phụ lòng tin của thầy cô và bạn bè”.
Chúc Khanh đạt kết quả cao trong kỳ thi Olympic quốc tế sắp tới.
Thành tích của bạn Thái Công Khanh:
-12 năm liền là học sinh giỏi
- Lớp 9: Giải Khuyến khích thị xã Hà Đông môn Toán
-Lớp 11: -Giải Nhất môn Tin học cấp trường
-Giải Nhì môn Tin học thành phố Hà Nội
-Giải khuyến khích quốc gia môn Tin học
-Giải Nhất môn Tin học cụm Hà Đông - Hoài Đức
-Được nhận học bổng Odolvalet
-Lớp 12:-Giải Nhất môn Tin học cấp trường
-Giải Nhất thành phố Hà Nội môn Tin học
-Giải Nhất quốc gia môn Tin học
-Là thành viên đội tuyển Tin học của Việt Nam tham dự Olympic quốc tế 2010 môn Tin học.
buiquanghung3- Thành viên trung thành
- Tổng số bài gửi : 44
Điểm : 10615
Reputation : 0
Join date : 26/05/2010
Cậu học trò có tài “ngửi chữ”
Tiếng đồn về một cậu học trò "ngửi chữ", 9 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi; thậm chí còn đạt nhiều giải trong các kỳ thi HSG của trường, của huyện, tỉnh đã khiến tôi không khỏi tò mò. Tìm gặp em, mới hay, đây là một trường hợp khiếm thị do dị dạng giác mạc.
Sự nỗ lực, kiên trì vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt trong học tập của em thật sự đã làm cho tôi khâm phục…
Em tên là Phạm Phú Thịnh, học sinh lớp 9/2, Trường THCS Nguyễn Hiền, huyện Phú Ninh, Quảng Nam. Nhà Thịnh nằm đối diện với cánh đồng lúa và ngọn núi Chò Gó, thuộc thôn Đức Thạnh, xã Tam Vinh, Phú Ninh. Chiều 25/4, tôi đến nhà Thịnh và bắt gặp hình ảnh em ngồi trên bậc thềm hiên, đang áp sát mặt vào một cuốn vở. Thoạt đầu, tôi có chút băn khoăn về lời đồn đại là cậu bé này có tài "ngửi chữ" để học. Song, khi trò chuyện với Thịnh thì tôi vỡ vạc ra nhiều điều...
Phạm Phú Thịnh đang đọc và giải bài toán bằng máy tính.
Năm nay Thịnh đã bước sang tuổi 15, thân thể của em phát triển cao, to như bao đứa trẻ bình thường khác. Duy chỉ có đôi mắt trên gương mặt sáng sủa, thông minh lại bị dị dạng. Em cố sức mở to mắt để tôi xem, nhưng đôi mắt cũng chỉ he hé như người đang mơ ngủ. Mỗi tròng đen của mắt chỉ nhỉnh hơn hạt cát. Vì vậy, em chỉ nhìn thấy mọi vật lờ mờ trong chừng non nửa thước. Muốn phân biệt màu sắc, những vật dụng phải đặt cách mắt em chừng gang tay; còn để đọc được chữ viết, em áp sát trang sách, trang vở vào mặt mà rà qua, rà lại… Cũng từ đó mà nhiều người lầm tưởng Thịnh "ngửi chữ".
Có điều thành tích học tập của Thịnh quả đáng nể phục. Trong 8 năm học, từ lớp 1 đến lớp 8, năm nào em cũng "bợ" phần thưởng học sinh giỏi về nhà. Học kỳ I, năm học lớp 9 niên khóa 2009-2010, em đã đạt điểm trung bình các môn học khá cao; trong đó: Hóa: 9,3; Văn: 8,0; Anh văn: 8,0; Lý: 9,6, Sử: 9,8…
Chị Lưu Thị Huệ (41 tuổi), mẹ Thịnh, ứa nước mắt, kể rằng: Lúc mới sinh ra, thấy đôi mắt của Thịnh khác thường. Vợ chồng chị đưa con ra Đà Nẵng, tìm bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và chạy chữa, nhưng ai cũng lắc đầu. Các bác sĩ khám và bảo, Thịnh bị dị dạng giác mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh...
Thương con bị tật nguyền nên khi Thịnh lên 5, lên 6, vợ chồng chị giữ con trong nhà, không dám cho ra đường, vì sợ xe cộ đụng hay trâu, bò dẫm phải. Song, Thịnh không chịu ở nhà mà la khóc, nằng nặc đòi ba, mẹ mua cho sách, vở, cặp, bút để đi học mẫu giáo. Buộc lòng, vợ chồng chị phải cho Thịnh tới trường. Họ nghĩ, dù sao tới trường, vui chơi với các bạn Thịnh cũng đỡ buồn rầu. Nào hay, năm học mẫu giáo ấy là năm cuối cùng để vào lớp 1, Thịnh nhận được phần thưởng học sinh xuất sắc.
Vợ chồng chị Huệ và các thầy cô giáo ở huyện Phú Ninh, cùng bà con trong xã Tam Vinh, ai cũng bất ngờ, vì năm học nào Thịnh cũng đạt thành tích học sinh giỏi. Thậm chí, thi học sinh giỏi của khối lớp trong trường, trong huyện và tỉnh, Thịnh cũng đạt nhiều giải cao, như: giải nhì môn Anh văn, giải khuyến khích các môn: Toán, Văn, Hóa...
Chị Huệ giải thích, năm học lớp 5, đi thi tỉnh về các môn: Toán và Văn, các thầy cô giáo chấm thi bảo Thịnh làm bài rất tốt, song chữ viết gần như dính vào với nhau nên mới đạt giải khuyến khích. Nếu hồi đó mà khắc phục được chữ viết thì đã đạt giải nhất, nhì...
Tôi hỏi Thịnh, mắt không nhìn thấy thì làm sao có thể đọc chữ thầy, cô viết trên bảng mà ghi vào vở? Thịnh lặng thinh hồi lâu, mới nói rằng, nhờ các bạn ngồi cạnh đọc giùm. Thì ra, Thịnh có trí nhớ khá tốt, các bạn ngồi cạnh chép bài, chỉ cần đọc qua là Thịnh nhớ và ghi vào vở mình đầy đủ bài học như mọi người trong lớp. Khi lên bảng giải bài, Thịnh cũng áp sát mặt vào bảng đen mà viết...
Nhưng, năm học lớp 9 này Thịnh không có tên trong danh sách đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường đi thi tỉnh. Mặc dù Thịnh học rất giỏi, song với một học trò khiếm thị nên không ít thầy, cô e ngại chuyện cho em "mang chuông đi đánh xứ người". Bạn bè cùng lớp với Thịnh thẳng thắn phát biểu rằng, đây là thiệt thòi lớn cho lớp 9/2 của các em. Còn Thịnh thì lặng lẽ...
Khi tôi ra về, em nắm chặt lấy tay tôi tâm sự rằng, em mong ước được mọi người giúp đỡ kinh phí để phẫu thuật, chữa trị bệnh mắt. Có được đôi mắt sáng như người bình thường là cơ hội để em học tập thành tài, giúp ích cho gia đình và góp phần xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.
Sự nỗ lực, kiên trì vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt trong học tập của em thật sự đã làm cho tôi khâm phục…
Em tên là Phạm Phú Thịnh, học sinh lớp 9/2, Trường THCS Nguyễn Hiền, huyện Phú Ninh, Quảng Nam. Nhà Thịnh nằm đối diện với cánh đồng lúa và ngọn núi Chò Gó, thuộc thôn Đức Thạnh, xã Tam Vinh, Phú Ninh. Chiều 25/4, tôi đến nhà Thịnh và bắt gặp hình ảnh em ngồi trên bậc thềm hiên, đang áp sát mặt vào một cuốn vở. Thoạt đầu, tôi có chút băn khoăn về lời đồn đại là cậu bé này có tài "ngửi chữ" để học. Song, khi trò chuyện với Thịnh thì tôi vỡ vạc ra nhiều điều...
Phạm Phú Thịnh đang đọc và giải bài toán bằng máy tính.
Năm nay Thịnh đã bước sang tuổi 15, thân thể của em phát triển cao, to như bao đứa trẻ bình thường khác. Duy chỉ có đôi mắt trên gương mặt sáng sủa, thông minh lại bị dị dạng. Em cố sức mở to mắt để tôi xem, nhưng đôi mắt cũng chỉ he hé như người đang mơ ngủ. Mỗi tròng đen của mắt chỉ nhỉnh hơn hạt cát. Vì vậy, em chỉ nhìn thấy mọi vật lờ mờ trong chừng non nửa thước. Muốn phân biệt màu sắc, những vật dụng phải đặt cách mắt em chừng gang tay; còn để đọc được chữ viết, em áp sát trang sách, trang vở vào mặt mà rà qua, rà lại… Cũng từ đó mà nhiều người lầm tưởng Thịnh "ngửi chữ".
Có điều thành tích học tập của Thịnh quả đáng nể phục. Trong 8 năm học, từ lớp 1 đến lớp 8, năm nào em cũng "bợ" phần thưởng học sinh giỏi về nhà. Học kỳ I, năm học lớp 9 niên khóa 2009-2010, em đã đạt điểm trung bình các môn học khá cao; trong đó: Hóa: 9,3; Văn: 8,0; Anh văn: 8,0; Lý: 9,6, Sử: 9,8…
Chị Lưu Thị Huệ (41 tuổi), mẹ Thịnh, ứa nước mắt, kể rằng: Lúc mới sinh ra, thấy đôi mắt của Thịnh khác thường. Vợ chồng chị đưa con ra Đà Nẵng, tìm bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và chạy chữa, nhưng ai cũng lắc đầu. Các bác sĩ khám và bảo, Thịnh bị dị dạng giác mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh...
Thương con bị tật nguyền nên khi Thịnh lên 5, lên 6, vợ chồng chị giữ con trong nhà, không dám cho ra đường, vì sợ xe cộ đụng hay trâu, bò dẫm phải. Song, Thịnh không chịu ở nhà mà la khóc, nằng nặc đòi ba, mẹ mua cho sách, vở, cặp, bút để đi học mẫu giáo. Buộc lòng, vợ chồng chị phải cho Thịnh tới trường. Họ nghĩ, dù sao tới trường, vui chơi với các bạn Thịnh cũng đỡ buồn rầu. Nào hay, năm học mẫu giáo ấy là năm cuối cùng để vào lớp 1, Thịnh nhận được phần thưởng học sinh xuất sắc.
Vợ chồng chị Huệ và các thầy cô giáo ở huyện Phú Ninh, cùng bà con trong xã Tam Vinh, ai cũng bất ngờ, vì năm học nào Thịnh cũng đạt thành tích học sinh giỏi. Thậm chí, thi học sinh giỏi của khối lớp trong trường, trong huyện và tỉnh, Thịnh cũng đạt nhiều giải cao, như: giải nhì môn Anh văn, giải khuyến khích các môn: Toán, Văn, Hóa...
Chị Huệ giải thích, năm học lớp 5, đi thi tỉnh về các môn: Toán và Văn, các thầy cô giáo chấm thi bảo Thịnh làm bài rất tốt, song chữ viết gần như dính vào với nhau nên mới đạt giải khuyến khích. Nếu hồi đó mà khắc phục được chữ viết thì đã đạt giải nhất, nhì...
Tôi hỏi Thịnh, mắt không nhìn thấy thì làm sao có thể đọc chữ thầy, cô viết trên bảng mà ghi vào vở? Thịnh lặng thinh hồi lâu, mới nói rằng, nhờ các bạn ngồi cạnh đọc giùm. Thì ra, Thịnh có trí nhớ khá tốt, các bạn ngồi cạnh chép bài, chỉ cần đọc qua là Thịnh nhớ và ghi vào vở mình đầy đủ bài học như mọi người trong lớp. Khi lên bảng giải bài, Thịnh cũng áp sát mặt vào bảng đen mà viết...
Nhưng, năm học lớp 9 này Thịnh không có tên trong danh sách đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường đi thi tỉnh. Mặc dù Thịnh học rất giỏi, song với một học trò khiếm thị nên không ít thầy, cô e ngại chuyện cho em "mang chuông đi đánh xứ người". Bạn bè cùng lớp với Thịnh thẳng thắn phát biểu rằng, đây là thiệt thòi lớn cho lớp 9/2 của các em. Còn Thịnh thì lặng lẽ...
Khi tôi ra về, em nắm chặt lấy tay tôi tâm sự rằng, em mong ước được mọi người giúp đỡ kinh phí để phẫu thuật, chữa trị bệnh mắt. Có được đôi mắt sáng như người bình thường là cơ hội để em học tập thành tài, giúp ích cho gia đình và góp phần xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.
buiquanghung3- Thành viên trung thành
- Tổng số bài gửi : 44
Điểm : 10615
Reputation : 0
Join date : 26/05/2010
Similar topics
» Các tấm gương vượt khó học tập
» VƯỢT TRÊN NGHỊCH CẢNH
» nhúng những Video Clip từ trang YouTube vào forum
» VƯỢT TRÊN NGHỊCH CẢNH
» nhúng những Video Clip từ trang YouTube vào forum
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer