Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
VƯỢT TRÊN NGHỊCH CẢNH
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Re: VƯỢT TRÊN NGHỊCH CẢNH
20 năm sống cảnh không nhà vẫn nuôi con vào ĐH
Bài viết cập nhật lúc: 07:10 ngày 12/03/2010 Hơn 20 năm qua sống nơi đất khách quê người, làm bạn bên chiếc cân kiếm dăm ba ngàn mỗi ngày, tối đến thuê nhà trọ ngủ qua đêm, vậy mà bà Khổng Thị Hoài, 58 tuổi, quê Thái Bình vẫn gắng gượng nuôi con vào đại học.
Ngày ở Thái Bình, bà Hoài cũng có một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống giản dị với sào ruộng, đôi lợn. Đến năm 1992, người chồng qua đời để lại cho bà hai đứa con thơ dại. Cuộc sống mưu sinh khiến bà phải ôm hai con thơ rời quê hương vào Huế.
Thời gian chân ướt chân ráo vào Huế, không nơi nương tựa, không người thân thích, bà Hoài phải làm đủ mọi nghề như rửa bát, giặt quần áo thuê thậm chí là những công việc bốc vác nặng nhọc để lo cho các con miếng ăn trong ngày. Khi ấy người con trai của bà là cháu Lê Tấn Nhân chưa đầy 10 tuổi đã phải đi trông xe ở các quán cà phê giúp mẹ. Còn bé Lê Thị Uyên chưa đầy 3 tuổi phải nằm trên lưng mẹ mỗi khi mẹ đi làm.
Đến khi hai con lớn lên được đi học và sống trong nhà trẻ em đường phố (130 Chi Lăng, TP Huế) cũng là lúc người mẹ phải sống một mình. Ngày ngày đi cân sức khỏe kiếm vài ba ngàn gửi vào cho con có tiền mua sách vở, tối đến người mẹ lại thuê nhà trọ ngủ qua đêm. Bà Hoài không muốn để những người bạn của con mình biết bạn có một người mẹ vất vả như thế.
Hơn 20 năm nay, bà Hoài chỉ quanh quẩn bên cây cầu Trường Tiền để ngày ngày được ngắm hai con đi học ngang qua. Nhiều lúc nhìn con đi học cùng các bạn, thoáng qua trước mắt mà mẹ con không dám nhìn mặt nhau. Lúc đó mẹ lại khóc. Người mẹ đã hơn 20 năm ở cạnh con mà không được chăm sóc cho con.
Tâm sự với mẹ trong giây phút mẹ con gặp nhau, em Lê Tấn Nhân nghẹn ngào: “Cả cuộc đời mẹ dành cho các con tất cả. Công ơn này suốt cả cuộc đời con cũng không thể đền đáp nổi. Con sẽ phấn đấu học thành tài để xứng với công lao của mẹ”.
Còn bà Hoài thì bảo: “Mẹ không hối hận đã hi sinh cả cuộc đời cho các con. Mẹ chấp nhận hết chỉ cần các con học hành thành tài là cả cuộc đời mẹ vui lắm rồi”.
Giây phút hiếm hoi bà Hoài được gặp con trai Lê Tấn Nhân. Còn lúc này bé Uyên đang đi học thêm.
Biết được hoàn cảnh của mẹ, hai anh em Nhân, Uyên đã phấn đấu học hành để bù đắp cho những tháng ngày khó nhọc của mẹ. Năm 2007, Nhân đã thi đậu vào Trường ĐH Dân lập Phú Xuân, Khoa Ngoại ngữ. Còn bé Uyên cũng đang học lớp 11 Trường PTTH Nguyễn Huệ, một trường chuyên của TP Huế. Ước mơ sau này của em là sẽ thi vào ngành Kinh tế để “kiếm được nhiều tiền lo cho mẹ”.
Giờ đây, với bà Hoài, không có gì hạnh phúc bằng các con đã khôn lớn trưởng thành hơn. Hàng ngày bà vẫn làm bạn với chiếc cân ven cầu Trường Tiền để tiếp tục một phần ba cuộc đời còn lại của mình chăm lo cho các con mua đủ quyển sách quyển vở.
“Ngày nghe tin con đậu đại học, ba mẹ con gặp nhau mừng chảy nước mắt. Hôm đó ba mẹ con ăn mừng liên hoan bằng ba tô phở bò. Bên cạnh cái mừng còn biết bao nhiêu điều phải lo, sợ không có tiền để con theo nổi con đường đại học. Giờ đây thì tôi yên tâm rồi, thằng Nhân còn đi phiên dịch ở những điểm du lịch, dạy thêm nên cũng bớt đi được gánh nặng phần nào”, bà Hoài tâm sự.
Niềm vui mới nhất của bà Hoài là em Nhân vừa làm được hộ khẩu ở TP Huế. Tuy không hay đến chỗ các con nhưng ngày nào bà Hoài cũng ra bưu điện gọi điện hỏi thăm sức khỏe các con, để động viên con học hành.
Chia tay chúng tôi, bà lại tiếp tục hành trình mưu sinh của mình để có thể trợ giúp các con học hành.
Bài viết cập nhật lúc: 07:10 ngày 12/03/2010 Hơn 20 năm qua sống nơi đất khách quê người, làm bạn bên chiếc cân kiếm dăm ba ngàn mỗi ngày, tối đến thuê nhà trọ ngủ qua đêm, vậy mà bà Khổng Thị Hoài, 58 tuổi, quê Thái Bình vẫn gắng gượng nuôi con vào đại học.
Ngày ở Thái Bình, bà Hoài cũng có một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống giản dị với sào ruộng, đôi lợn. Đến năm 1992, người chồng qua đời để lại cho bà hai đứa con thơ dại. Cuộc sống mưu sinh khiến bà phải ôm hai con thơ rời quê hương vào Huế.
Thời gian chân ướt chân ráo vào Huế, không nơi nương tựa, không người thân thích, bà Hoài phải làm đủ mọi nghề như rửa bát, giặt quần áo thuê thậm chí là những công việc bốc vác nặng nhọc để lo cho các con miếng ăn trong ngày. Khi ấy người con trai của bà là cháu Lê Tấn Nhân chưa đầy 10 tuổi đã phải đi trông xe ở các quán cà phê giúp mẹ. Còn bé Lê Thị Uyên chưa đầy 3 tuổi phải nằm trên lưng mẹ mỗi khi mẹ đi làm.
Đến khi hai con lớn lên được đi học và sống trong nhà trẻ em đường phố (130 Chi Lăng, TP Huế) cũng là lúc người mẹ phải sống một mình. Ngày ngày đi cân sức khỏe kiếm vài ba ngàn gửi vào cho con có tiền mua sách vở, tối đến người mẹ lại thuê nhà trọ ngủ qua đêm. Bà Hoài không muốn để những người bạn của con mình biết bạn có một người mẹ vất vả như thế.
Hơn 20 năm nay, bà Hoài chỉ quanh quẩn bên cây cầu Trường Tiền để ngày ngày được ngắm hai con đi học ngang qua. Nhiều lúc nhìn con đi học cùng các bạn, thoáng qua trước mắt mà mẹ con không dám nhìn mặt nhau. Lúc đó mẹ lại khóc. Người mẹ đã hơn 20 năm ở cạnh con mà không được chăm sóc cho con.
Tâm sự với mẹ trong giây phút mẹ con gặp nhau, em Lê Tấn Nhân nghẹn ngào: “Cả cuộc đời mẹ dành cho các con tất cả. Công ơn này suốt cả cuộc đời con cũng không thể đền đáp nổi. Con sẽ phấn đấu học thành tài để xứng với công lao của mẹ”.
Còn bà Hoài thì bảo: “Mẹ không hối hận đã hi sinh cả cuộc đời cho các con. Mẹ chấp nhận hết chỉ cần các con học hành thành tài là cả cuộc đời mẹ vui lắm rồi”.
Giây phút hiếm hoi bà Hoài được gặp con trai Lê Tấn Nhân. Còn lúc này bé Uyên đang đi học thêm.
Biết được hoàn cảnh của mẹ, hai anh em Nhân, Uyên đã phấn đấu học hành để bù đắp cho những tháng ngày khó nhọc của mẹ. Năm 2007, Nhân đã thi đậu vào Trường ĐH Dân lập Phú Xuân, Khoa Ngoại ngữ. Còn bé Uyên cũng đang học lớp 11 Trường PTTH Nguyễn Huệ, một trường chuyên của TP Huế. Ước mơ sau này của em là sẽ thi vào ngành Kinh tế để “kiếm được nhiều tiền lo cho mẹ”.
Giờ đây, với bà Hoài, không có gì hạnh phúc bằng các con đã khôn lớn trưởng thành hơn. Hàng ngày bà vẫn làm bạn với chiếc cân ven cầu Trường Tiền để tiếp tục một phần ba cuộc đời còn lại của mình chăm lo cho các con mua đủ quyển sách quyển vở.
“Ngày nghe tin con đậu đại học, ba mẹ con gặp nhau mừng chảy nước mắt. Hôm đó ba mẹ con ăn mừng liên hoan bằng ba tô phở bò. Bên cạnh cái mừng còn biết bao nhiêu điều phải lo, sợ không có tiền để con theo nổi con đường đại học. Giờ đây thì tôi yên tâm rồi, thằng Nhân còn đi phiên dịch ở những điểm du lịch, dạy thêm nên cũng bớt đi được gánh nặng phần nào”, bà Hoài tâm sự.
Niềm vui mới nhất của bà Hoài là em Nhân vừa làm được hộ khẩu ở TP Huế. Tuy không hay đến chỗ các con nhưng ngày nào bà Hoài cũng ra bưu điện gọi điện hỏi thăm sức khỏe các con, để động viên con học hành.
Chia tay chúng tôi, bà lại tiếp tục hành trình mưu sinh của mình để có thể trợ giúp các con học hành.
Bài và ảnh: Núi Phấn
Theo dantri.com.vn
Re: VƯỢT TRÊN NGHỊCH CẢNH
Thứ Tư, 10/06/2009 - 2:00 PM Thanh Hoá: Cô trò nhỏ không tay viết chữ tuyệt đẹp (Dân trí) - Từ khi sinh ra em đã không có đôi tay, tuổi thơ em không được như những đứa trẻ bình thường khác, nhưng với tình yêu thương của gia đình và nghị lực phi thường, em gái tật nguyền ấy đã khẳng định bản thân bằng một thành tích học tập xuất sắc. Về xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá, hỏi thăm em Lê Thị Thắm (SN 1998) ai cũng biết; không phải vì từ khi sinh ra em đã không có đôi tay mà bởi nghị lực phi thường của cô bé. Chị Nguyễn Thị Tình (mẹ của Thắm) kể lại: “Sinh cháu được một tuần tuổi, tôi mới biết con gái đầu lòng của mình không có hai tay”. Thương con tật nguyền, bố mẹ Thắm cố dành thật nhiều tình yêu thương cho em. Thắm đã lớn lên trong tình yêu thương tràn ngập đó. Do khiếm khuyết về thân thể nên phải 6 tháng Thắm mới biết lật, một tuổi rưỡi mới biết trườn và hai năm sau bắt đầu tập đi. Lên 4 tuổi Thắm mới nói rõ. Lên 5 tuổi, Thắm được mẹ cho vào học lớp mẫu giáo. Cảm thương số phận của Thắm, cô giáo đã hết lòng tập cho em viết những nét chữ đầu tiên bằng chân. Thấy con mình có thể viết được bằng chân, cả gia đình Thắm ai cũng mừng. Cuộc sống gia đình khó khăn nên anh Lê Xuân Ân (bố Thắm) đã phải vào tận miền Nam làm nghề phụ hồ. Ở nhà chị Tình thay chồng chăm sóc con, ngày 2 buổi đưa đón con tới trường. Những ngày đầu, để giúp con gái thêm phần tự tin khi ngồi học trong lớp cùng bạn bè, chị Tình luôn túc trực ngoài cửa lớp. Chỉ với đôi chân nhưng Thắm có thể làm những điều mà ngay cả người bình thường cũng khó làm được. Đôi chân không chỉ giúp Thắm đến trường mà còn giúp cho em khả năng viết chữ, vẽ tranh. Cũng bằng đôi chân đó, em có thể tự chải đầu, đánh răng, rửa mặt, chuẩn bị đồ dùng học tập… Để tạo điều kiện giúp Thắm hoà nhập cùng lớp học, một bộ bàn ghế đã được thiết kế riêng cho em, đặt tại vị trí bàn đầu tiên trong lớp. Ở trường, các thầy cô giáo cùng bạn bè luôn sẵn sàng giúp đỡ em thực hiện những sinh hoạt cá nhân trong lớp. Ở nhà, bàn học của Thắm cũng chính là chiếc giường nhỏ mà hai mẹ con thường ngủ vào buổi tối. Hiện tại Thắm đã học đến lớp 5, nhìn những trang vở ngay ngắn, sạch sẽ, với những điểm 10 đỏ chói, ít ai nghĩ rằng người viết nên những dòng chữ đó là một cô bé không tay. Từ những ngày đầu tới trường, Thắm luôn chứng tỏ mình là cô trò giỏi, ngoan ngoãn, luôn đạt danh hiệu “vở sạch, chữ đẹp”. Thầy giáo Nguyễn Xuân Liêm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đông Thịnh, nơi Thắm theo học, cho biết: “Thắm là một tấm gương sáng để học sinh cả trường noi theo, những gì mà các thầy cô giáo đã đánh giá nhận xét về kết quả học tập và nỗ lực của em là hoàn toàn có cơ sở”. Với nỗ lực vượt lên số phận để đạt được những thành tích cao trong học tập, Thắm đã được Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam tặng bằng khen. Những niềm động viên đó như tiếp thêm sức mạnh cho Thắm và gia đình em tiếp tục phấn đấu trên chặng đường dài nhiều chông gai phía trước. Khi được hỏi về ước mơ sau này, Thắm không ngần ngại trả lời muốn trở thành một cô giáo. Nhớ về người thầy Nguyễn Ngọc Ký, chúng tôi thầm mong ước mơ của cô bé sẽ thành hiện thực. Duy Tuyên - Nguyễn Duy |
Similar topics
» Winzip là một tiện ích nén và giải nén files mạnh trên máy tính được sử dụng rộng rãi trên hệ điều hành Windows
» 10 nghịch lý
» Các tấm gương vượt khó học tập
» 10 nghịch lý
» Các tấm gương vượt khó học tập
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer