Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
Tưởng con là thần đồng, hóa mắc bệnh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tưởng con là thần đồng, hóa mắc bệnh
Tưởng con là thần đồng, hóa mắc bệnh
Trẻ Asperger thường bị tẩy chay vì không biết cách giao tiếp. Ảnh minh họa: ADDitude magazine.
Khi thấy vợ chồng chị Thuận trầm trồ khoe cậu con trai lớp 1 làm toán siêu, đọc sách làu làu, người dì liền đưa cho Tũn cuốn truyện. Cu cậu đọc trôi chảy nhưng khi bảo tóm tắt lại hoặc hỏi về nội dung thì không biết gì.
> 'Thần đồng' có thể là dấu hiệu tự kỷ / Phát hoảng vì tưởng nhầm con bị tự kỷ/ Thiên tài và hội chứng Asperger
Hè năm nay, để thưởng cho cậu con trai vừa đạt học sinh giỏi lớp 1, chị Thuận đưa cháu từ Quảng Ninh lên Hà Nội chơi, ghé thăm vài người thân. Đi đâu, chị cũng tự hào kể về cậu nhóc với nhiều khả năng như "thần đồng" của mình: "Nó siêu lắm, từ lúc bé tí đã biết hết các số, chữ, chơi trên máy tính nhoay nhoáy, dù không ai dạy. Đến lớp được vài buổi thì đọc thông, làm toán thạo luôn, khiến cô giáo cũng 'choáng'".
Thế nhưng, khi nhìn cậu cháu trai, với vẻ ngoài sáng sủa nhưng chân tay lại hết sức lóng ngóng, không thể tự đi vệ sinh, hay nói lan man khi được hỏi những điều đơn giản..., người dì cảm thấy lo lắng. Chị thử đưa cho Tũn một cuốn truyện, cu cậu đọc rất lưu loát nhưng sau đó hỏi lại thì không hiểu ý nghĩa gì trong sách. Làm về giáo dục, chị thấy bất ổn và khuyên chị Thuận nên đưa con đi khám. Khi bác sĩ xác định cu Tũn mắc một rối loạn về phát triển, gọi là hội chứng Asperger, chị Thuận mới bàng hoàng.
Thật ra, trước đó, ông bà ngoại bé và một số người quen từng góp ý nhưng chị Thuận thường gạt đi vì thấy con biết nói sớm, nhận biết nhanh, ở lớp luôn đạt điểm tốt, thậm chí còn nổi trội hẳn về môn toán so với các bạn. Bấy lâu nay, chị chỉ hơi buồn vì thấy cháu không gắn bó, chẳng thích chơi hay thể hiện tình cảm với mẹ, nhưng lại nghĩ do tính cách của bé trai là vậy.
Trái ngược với chị Thuận, chị Ngọc (Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) thấy con "khang khác" từ lúc cháu hơn 2 tuổi nhưng thổ lộ điều này với ai chị cũng bị mắng vì mọi người đều cho là cháu rất thông minh, lanh lợi. Lúc cháu hơn 3 tuổi, khi cho con đến trường mầm non, chị Ngọc mới tìm được sự đồng cảm từ cô giáo của bé.
Cô cho biết, trong lớp cháu không thích chơi với các bạn, cô hỏi không nói, nhưng thỉnh thoảng lại nói một mình hoặc nói những điều chẳng liên quan. Trong những giờ tập vận động như ném bóng, bật cao... cháu không làm được như các bạn. Cháu nhận biết chữ, số nhanh, thậm chí đọc sách tốt nhưng những việc dễ dàng như gọi tên bố mẹ, đồ vật, phân biệt màu sắc thì lại không làm được dù mẹ và cô đã dạy.
Cho con đi khám, chị Ngọc không ngạc nhiên nhưng vẫn thẫn thờ khi bác sĩ nói cháu bị Asperger. Hiện chị cho cháu đi trị liệu tuần hai buổi ngoài thời gian lên lớp bình thường.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam, cố vấn đường dây tư vấn bảo vệ trẻ em 18001567, cho biết, Asperger là một bệnh rối loạn về sự phát triển. Người ta mới biết đến bệnh này chỉ từ hơn chục năm nay dù những trẻ bị hội chứng đã được bác sĩ nhi khoa Hans Asperger (Áo) mô tả từ năm 1944. Đây là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, thuộc phổ nhẹ và có khả năng sinh hoạt cao nhất của tự kỷ. Tỷ lệ trẻ trai bị bệnh cao hơn trẻ gái 3 lần.
"Nếu một bên là trẻ tự kỷ, một bên là trẻ bình thưởng thì trẻ Asperger ở giữa, gần với bình thường hơn, và bác sĩ sẽ không gọi trẻ Asperger là trẻ tự kỷ", nhà tâm lý giải thích.
Vì lý do đó, những trẻ mắc hội chứng này thường dễ can thiệp, tác động, nhất là được phát hiện sớm, và có thể trở thành trẻ gần như bình thường.
Tuy nhiên, việc phát hiện trẻ mắc Asperger khá khó khăn, khiến nhiều phụ huynh chỉ đưa con đi khám khi trẻ đã vào tiểu học. Không như trẻ tự kỷ, thường chậm nói và kém phát triển trí tuệ, các em Asperger phần lớn vẫn nói bình thường, thậm chí nói khá nhiều, và có trí tuệ trung bình, khá.
Nhiều bậc phụ huynh còn nhầm tưởng con có khả năng vượt trội do những trẻ này thường có tư duy về toán, kỹ thuật tốt. Không ít em từ nhỏ đã có sở thích đặc biệt về mặt tri thức như toán, vật lý, có khả năng đọc sách, thuộc lòng thơ, truyện, say mê nghiên cứu máy móc, đồ điện tử, tin học... Trẻ cũng có thể có trí nhớ phi thường, khả năng tự học những gì mình yêu thích.
Những em mắc chứng này thường có vốn từ nhiều, nhưng lại hay nói rườm rà, không đúng hoàn cảnh. Kỹ năng xã hội của các em kém, không biết chủ động giao tiếp và gặp khó khăn trong việc sử dụng cử chỉ như nét mặt, điệu bộ... để diễn đạt. Các em giao tiếp bằng mắt kém, ít có khả năng hiểu được người đối diện nói gì. Những trẻ này thường thích sống cô đơn. Hơn nữa, khả năng phối hợp vận động tay chân của các em không tốt khiến trẻ rất vụng về, lóng ngóng.
Theo tiến sĩ Kim Quý, hiện nay, người ta chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh này và cũng không có thuốc đặc hiệu nào để điều trị. Bởi thế, không còn cách nào khác là bố mẹ, kết hợp với các thày cô giáo tìm ra những cách giáo dục phù hợp, giúp trẻ khắc phục những điểm yếu như dạy giao tiếp, ứng xử... và phát huy các thế mạnh, là khả năng tư duy thiên về kỹ thuật, toán, tin học...
Nhà tâm lý giáo dục cũng khẳng định, với bệnh này, phát hiện càng sớm thì việc can thiệp càng hiệu quả và càng giúp trẻ dễ hòa đồng với môi trường, xã hội, tốt nhất là trong 3 năm đầu đời.
"Để làm được việc này, không có cách nào khác là bố mẹ cần luôn quan tâm theo sát từng mốc trưởng thành của con, tham khảo thêm các thang đánh giá về chuẩn phát triển theo độ tuổi, các dấu hiệu bất thường... để kịp thời phát hiện và trị liệu, mang đến cơ hội được hòa nhập và sống như những người bình thường cho trẻ", bà nói.
Minh Thùy
* Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi
Hội chứng Asperger, tự kỷ, cách dạy con, tiến sĩ Nguyễn Kim Quý, rối nhiễu tâm lý, cách phát hiện bệnh tâm lý ở trẻ
Ý kiến bạn đọc (9) Sắp xếp theo:
Làm thế nào để các bé mắc hội chứng Asperger có thể hội nhập được khi đi học?
Khi đọc bài viết này tôi thực sự giật mình bởi những gì tôi ngờ ngợ về con mình lâu nay tôi thấy đúng quá. Tôi có một bé trai năm nay vào lớp 1, bé cũng có những dấu hiệu như trong bài viết. Hai tuổi bé mới bắt đầu nói, hai tuổi rưỡi biết đọc báo và thích Toán học và tiếng Anh. 4 tuổi bé đã học xong toán lớp 1 và có một vốn tiếng Anh tương đối. Nhìn vào "kiến thức" của bé, ai cũng nói con là thần đồng.
Song những giao tiếp thông thường thì bé lại chậm hơn so với các bạn cùng tuổi. Ví dụ như, đến 5 tuổi bé vẫn chào "con chào các anh", "con chào em Tít". Đến bây giờ, khái niệm thời gian, không gian vẫn mơ hồ lắm. Sáng tối, ngày mai ngày kia, cái gì cũng lẫn lộn. Nói thì toàn nói ngược và làm cái gì mà mình thích thôi. Tôi mới cho bé đi học thêm ít ngày để chuẩn bị đi học, bé đọc và làm toán tốt, nhưng học đến cả tháng trời mới biết tên một số bạn.
Thoạt đầu tôi nghĩ do tôi không cho bé đi mẫu giáo, nên bé ít tiếp xúc với các bạn cùng lứa nên nhút nhát và không có nề nếp như các bạn đi lớp. Tuy nhiên, có thể đó chỉ là một phần. Hiện tại, tôi rất băn khoăn, ko biết vào lớp 1 con tôi liệu có hoà nhập với các bạn được bình thường ko vì khả năng giao tiếp của bé kém quá, có thể sẽ rất khó hoà nhập với các bạn. Tôi chưa đưa bé đi khám ở đâu cả. Qua một thời gian ngắn học thêm tôi thấy khả năng giao tiếp của bé có khá hơn, bé đã biết quan tâm hơn đến các bạn, song tôi vẫn muốn đưa bé đi kiểm tra. Đây thực sự là vấn đề mà gia đình tôi rất quan tâm.
( Chị Hiền )
Gửi chị Hiền
Nếu chị ở SG, chị có thể đắt bé đến phòng khám Tâm Gia An ở đường Trần Đình Xu, Q.1 để bác sỹ Diệp khám cho bé.
( Định )
Phương pháp và nơi chữa trị bệnh esperger
Sau khi đọc bài viết trên tôi thấy con tôi cũng có những biểu hiện giống như tác giả miêu tả. Tôi có một bé trai năm nay 16 tuổi, cháu đã học hết lớp 7, khi đi học cháu học rất nhanh nhưng lại rất chóng quên. Tôi phát hiện ra sự "khang khác" của cháu so với những trẻ khác từ khi cháu bắt đầu học lớp một, cháu không thích đi học, khi đến trường cháu chỉ chơi một mình không chơi với ai.
Hiện tại tôi đang cho cháu nghỉ học để chữa bệnh. Tôi đã đi rất nhiều bệnh viện để chữa trị cho cháu nhưng chưa có bệnh viện nào chuẩn đoán ra bệnh của cháu mà chỉ chuẩn đoán là cháu bị rối loạn hành vi. Hiện tại cháu rất hay nói một mình, hay múa chân tay, và đặc biệt rất thích xem tivi kênh nước ngoài như HBO... xem phim thì cháu rất nhớ từng chi tiết một, nếu không được xem tivi thì cháu rất khó chịu và tìm mọi cách để có thể được xem, cháu rất ngại giao tiếp. Theo bác sĩ nói nếu cháu bị bệnh rối loạn hành vi thì hạn chế tối đa việc cho xem ti vi nhưng dường như việc hạn chế xem tivi đối với cháu hiện nay là không thể. Đây thực sự đang là vấn đề mà cả gia đình tôi đang rất quan tâm, rất mong tòa soạn củng như những cha mẹ có con có hoàn cảnh tương tự như gia đình tôi chỉ giúp nơi chữa trị bệnh, cách chữa trị bệnh cho cháu Tôi xin chân thành cảm ơn tòa soạn và những chia sẻ của bạn đoc.
( Nguyễn Thị Thanh Hương )
vấn đề ngược lại
Khi viết về vấn đề này, tác giả chưa đưa ra một vấn đề ngược lại hoàn toàn : Những đứa trẻ thực sự có tài năng trong một lĩnh vưc nào đó, song lại không được chú ý phát triển, hoặc do nền giáo dục Việt Nam ta chưa thực sự có một phương thức phát hiện, đào tạo thích hợp cho những tài năng đó, dẫn đến việc chúng ta mất đi nhiều thần đồng, nhiều tài năng trẻ. Bởi tôi có được đọc một nghiên cứu rằng : khi các tài năng, thần đồng trong giai đoạn phát triển trí tuệ của mình mà bị kìm hãm, không có môi trường thích hợp để phát triển tài năng thì sẽ bị rơi vào tình trạng trầm uất, tự kỷ, suy nhược tinh thần.
( Hiếu )
Asperger_hội chứng
mình vẫn còn giữ tờ báo tuổi trẻ của năm 2010,trong đó có nói về những người mắc hội chứng asperger.ngay đến cả bill gates cũng nhận mình là 1 trong những người hội asperger gồm các nhà khoa học nổi tiếng einstein. Hãy để các bé này sống hòa đồng với bè ban thiên nhiên,hãy đầu tư giáo dục.vì tôi tin các bé này sau này sẽ làm được những thành tựu to lớn, như bill hay einstein.
( ngô huy )
Tuổi học, tuổi chơi
Đọc bài này càng thấm thía rằng các bậc cha mẹ phải biết cách nuôi dạy con. KHông nên nhồi nhét chữ nghĩa, tính toán khi trẻ chưa đủ 6 tuổi. Dưới 6 tuổi là tuổi làm quen với môi trường sống (đồ vât, con người bên cạnh bé, màu sắc ... ) Công chúa nhà mình 5 tuổi mà cứ đòi mẹ dạy chữ, rồi cứ tự ngồi viết chữ (bắt chước chữ ở khắp nơi), mình phải bảo rằng con chưa đến tuổi viết chữ và nhất định không cho bé viết hay học chữ trước. Mình muốn bé đầy hào hứng học chữ khi ngồi trên ghế lớp 1. Mình nghĩ, nếu vào lớp 1 mà cô giáo chê bé chậm chạp hay chê cháu không biết chữ thì mình sẽ nói thẳng đó là do cô không biết dạy học. Mình sẽ cho cháu đi học trường công trước, nếu tình hình cô trò không ổn mình sẽ cho cháu học trường Quốc tế (giờ có nhiều trường kiểu này lắm), nơi mà cháu được "học mà chơi", thầy trò tôn trọng nhau.
( Mai )
Chị Hiền hãy thử cách này
Chị Hiền đừng lo,nếu chị thấy không yên tâm thì chị cứ cho con đi khám đi, vì em cũng có một đứa em hàng xóm, em chơi cùng nó khi còn học lớp mầm, nó cũng có những triệu chứng như con của chị vậy, nó học cực giỏi, nhưng hay ngồi và nói lẩm bẩm một mình, và cũng y như con chị, nó chậm hơn các bạn nhiều về mặt xã giao, và cũng rất hay làm những gì mà mình thích,và người lớn hỏi thì 3 phút sau mới trả lời được.
Tuy thế, ai cũng nghĩ nó bị bệnh, riêng em thấy cũng có phần đúng, nhưng khi gặp lại nó sau 1 năm, em thấy nó hoàn toàn y như những dấu hiệu ở bài viết trên, nhưng khi em tiếp cận và chơi và chia sẻ tâm sự với nó, em thấy nó đỡ hơn rất nhiều,mọi triệu chứng gần như không còn.
Theo em,nhưng đứa trẻ như thế này là vì không có một người bạn thân để chơi cùng hoặc là vì không biết cách để làm quen với các bạn khác, nên chị hãy quan tâm và chia sẻ với con chị nhiều hơn. Đó là cách tốt nhất mà em thử với thằng em của em, nếu chị thấy vẫn ko yên tâm thì hãy cho con mình đi khám,
( BDT )
kham cho be o dau
Con toi cung co mot so bieu hien tuong tu. toi da nghi ngo con minh bi tu ki hoac cham hat trien han
QOI
Con tôi có biểu hiện giống thế này
Đọc bài viết này tôi cũng giật mình sửng sốt và đọc to cho ông xã cùng nghe. Tôi có con trai năm nay vào lớp 1 các biểu hiện của cháu cũng khá giống như bài viết nêu .năm cháu 2 tuổi mới bắt đầu bập bẹ biết nói nhưng khoảng 2.5 tuổi cháu đọc vánh vách mặc dù không ai dạy nên rất nhiều người gọi cháu là thần đồng và trí nhớ của cháu rất tốt .cháu rất thích học tiếng anh xem ti vi nhưng cháu cũng hay nói một mình, nhiều khi cháu trả lời những câu hỏi không liên quan và không đúng trọng tâm câu hỏi, khi đưọc hỏi câu gì đó thì cháu hay trả lời lan man, khả năng diễn giải kém hơn so với các bạn cùng lứa. Tôi ở Hà Nội có ai biết chỗ chữa trị bệnh này chỉ giúp tôi .
( Duong thi Bien )
Trẻ Asperger thường bị tẩy chay vì không biết cách giao tiếp. Ảnh minh họa: ADDitude magazine.
Khi thấy vợ chồng chị Thuận trầm trồ khoe cậu con trai lớp 1 làm toán siêu, đọc sách làu làu, người dì liền đưa cho Tũn cuốn truyện. Cu cậu đọc trôi chảy nhưng khi bảo tóm tắt lại hoặc hỏi về nội dung thì không biết gì.
> 'Thần đồng' có thể là dấu hiệu tự kỷ / Phát hoảng vì tưởng nhầm con bị tự kỷ/ Thiên tài và hội chứng Asperger
Hè năm nay, để thưởng cho cậu con trai vừa đạt học sinh giỏi lớp 1, chị Thuận đưa cháu từ Quảng Ninh lên Hà Nội chơi, ghé thăm vài người thân. Đi đâu, chị cũng tự hào kể về cậu nhóc với nhiều khả năng như "thần đồng" của mình: "Nó siêu lắm, từ lúc bé tí đã biết hết các số, chữ, chơi trên máy tính nhoay nhoáy, dù không ai dạy. Đến lớp được vài buổi thì đọc thông, làm toán thạo luôn, khiến cô giáo cũng 'choáng'".
Thế nhưng, khi nhìn cậu cháu trai, với vẻ ngoài sáng sủa nhưng chân tay lại hết sức lóng ngóng, không thể tự đi vệ sinh, hay nói lan man khi được hỏi những điều đơn giản..., người dì cảm thấy lo lắng. Chị thử đưa cho Tũn một cuốn truyện, cu cậu đọc rất lưu loát nhưng sau đó hỏi lại thì không hiểu ý nghĩa gì trong sách. Làm về giáo dục, chị thấy bất ổn và khuyên chị Thuận nên đưa con đi khám. Khi bác sĩ xác định cu Tũn mắc một rối loạn về phát triển, gọi là hội chứng Asperger, chị Thuận mới bàng hoàng.
Thật ra, trước đó, ông bà ngoại bé và một số người quen từng góp ý nhưng chị Thuận thường gạt đi vì thấy con biết nói sớm, nhận biết nhanh, ở lớp luôn đạt điểm tốt, thậm chí còn nổi trội hẳn về môn toán so với các bạn. Bấy lâu nay, chị chỉ hơi buồn vì thấy cháu không gắn bó, chẳng thích chơi hay thể hiện tình cảm với mẹ, nhưng lại nghĩ do tính cách của bé trai là vậy.
Trái ngược với chị Thuận, chị Ngọc (Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) thấy con "khang khác" từ lúc cháu hơn 2 tuổi nhưng thổ lộ điều này với ai chị cũng bị mắng vì mọi người đều cho là cháu rất thông minh, lanh lợi. Lúc cháu hơn 3 tuổi, khi cho con đến trường mầm non, chị Ngọc mới tìm được sự đồng cảm từ cô giáo của bé.
Cô cho biết, trong lớp cháu không thích chơi với các bạn, cô hỏi không nói, nhưng thỉnh thoảng lại nói một mình hoặc nói những điều chẳng liên quan. Trong những giờ tập vận động như ném bóng, bật cao... cháu không làm được như các bạn. Cháu nhận biết chữ, số nhanh, thậm chí đọc sách tốt nhưng những việc dễ dàng như gọi tên bố mẹ, đồ vật, phân biệt màu sắc thì lại không làm được dù mẹ và cô đã dạy.
Cho con đi khám, chị Ngọc không ngạc nhiên nhưng vẫn thẫn thờ khi bác sĩ nói cháu bị Asperger. Hiện chị cho cháu đi trị liệu tuần hai buổi ngoài thời gian lên lớp bình thường.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam, cố vấn đường dây tư vấn bảo vệ trẻ em 18001567, cho biết, Asperger là một bệnh rối loạn về sự phát triển. Người ta mới biết đến bệnh này chỉ từ hơn chục năm nay dù những trẻ bị hội chứng đã được bác sĩ nhi khoa Hans Asperger (Áo) mô tả từ năm 1944. Đây là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, thuộc phổ nhẹ và có khả năng sinh hoạt cao nhất của tự kỷ. Tỷ lệ trẻ trai bị bệnh cao hơn trẻ gái 3 lần.
"Nếu một bên là trẻ tự kỷ, một bên là trẻ bình thưởng thì trẻ Asperger ở giữa, gần với bình thường hơn, và bác sĩ sẽ không gọi trẻ Asperger là trẻ tự kỷ", nhà tâm lý giải thích.
Vì lý do đó, những trẻ mắc hội chứng này thường dễ can thiệp, tác động, nhất là được phát hiện sớm, và có thể trở thành trẻ gần như bình thường.
Tuy nhiên, việc phát hiện trẻ mắc Asperger khá khó khăn, khiến nhiều phụ huynh chỉ đưa con đi khám khi trẻ đã vào tiểu học. Không như trẻ tự kỷ, thường chậm nói và kém phát triển trí tuệ, các em Asperger phần lớn vẫn nói bình thường, thậm chí nói khá nhiều, và có trí tuệ trung bình, khá.
Nhiều bậc phụ huynh còn nhầm tưởng con có khả năng vượt trội do những trẻ này thường có tư duy về toán, kỹ thuật tốt. Không ít em từ nhỏ đã có sở thích đặc biệt về mặt tri thức như toán, vật lý, có khả năng đọc sách, thuộc lòng thơ, truyện, say mê nghiên cứu máy móc, đồ điện tử, tin học... Trẻ cũng có thể có trí nhớ phi thường, khả năng tự học những gì mình yêu thích.
Những em mắc chứng này thường có vốn từ nhiều, nhưng lại hay nói rườm rà, không đúng hoàn cảnh. Kỹ năng xã hội của các em kém, không biết chủ động giao tiếp và gặp khó khăn trong việc sử dụng cử chỉ như nét mặt, điệu bộ... để diễn đạt. Các em giao tiếp bằng mắt kém, ít có khả năng hiểu được người đối diện nói gì. Những trẻ này thường thích sống cô đơn. Hơn nữa, khả năng phối hợp vận động tay chân của các em không tốt khiến trẻ rất vụng về, lóng ngóng.
Theo tiến sĩ Kim Quý, hiện nay, người ta chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh này và cũng không có thuốc đặc hiệu nào để điều trị. Bởi thế, không còn cách nào khác là bố mẹ, kết hợp với các thày cô giáo tìm ra những cách giáo dục phù hợp, giúp trẻ khắc phục những điểm yếu như dạy giao tiếp, ứng xử... và phát huy các thế mạnh, là khả năng tư duy thiên về kỹ thuật, toán, tin học...
Nhà tâm lý giáo dục cũng khẳng định, với bệnh này, phát hiện càng sớm thì việc can thiệp càng hiệu quả và càng giúp trẻ dễ hòa đồng với môi trường, xã hội, tốt nhất là trong 3 năm đầu đời.
"Để làm được việc này, không có cách nào khác là bố mẹ cần luôn quan tâm theo sát từng mốc trưởng thành của con, tham khảo thêm các thang đánh giá về chuẩn phát triển theo độ tuổi, các dấu hiệu bất thường... để kịp thời phát hiện và trị liệu, mang đến cơ hội được hòa nhập và sống như những người bình thường cho trẻ", bà nói.
Minh Thùy
* Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi
Hội chứng Asperger, tự kỷ, cách dạy con, tiến sĩ Nguyễn Kim Quý, rối nhiễu tâm lý, cách phát hiện bệnh tâm lý ở trẻ
Ý kiến bạn đọc (9) Sắp xếp theo:
Làm thế nào để các bé mắc hội chứng Asperger có thể hội nhập được khi đi học?
Khi đọc bài viết này tôi thực sự giật mình bởi những gì tôi ngờ ngợ về con mình lâu nay tôi thấy đúng quá. Tôi có một bé trai năm nay vào lớp 1, bé cũng có những dấu hiệu như trong bài viết. Hai tuổi bé mới bắt đầu nói, hai tuổi rưỡi biết đọc báo và thích Toán học và tiếng Anh. 4 tuổi bé đã học xong toán lớp 1 và có một vốn tiếng Anh tương đối. Nhìn vào "kiến thức" của bé, ai cũng nói con là thần đồng.
Song những giao tiếp thông thường thì bé lại chậm hơn so với các bạn cùng tuổi. Ví dụ như, đến 5 tuổi bé vẫn chào "con chào các anh", "con chào em Tít". Đến bây giờ, khái niệm thời gian, không gian vẫn mơ hồ lắm. Sáng tối, ngày mai ngày kia, cái gì cũng lẫn lộn. Nói thì toàn nói ngược và làm cái gì mà mình thích thôi. Tôi mới cho bé đi học thêm ít ngày để chuẩn bị đi học, bé đọc và làm toán tốt, nhưng học đến cả tháng trời mới biết tên một số bạn.
Thoạt đầu tôi nghĩ do tôi không cho bé đi mẫu giáo, nên bé ít tiếp xúc với các bạn cùng lứa nên nhút nhát và không có nề nếp như các bạn đi lớp. Tuy nhiên, có thể đó chỉ là một phần. Hiện tại, tôi rất băn khoăn, ko biết vào lớp 1 con tôi liệu có hoà nhập với các bạn được bình thường ko vì khả năng giao tiếp của bé kém quá, có thể sẽ rất khó hoà nhập với các bạn. Tôi chưa đưa bé đi khám ở đâu cả. Qua một thời gian ngắn học thêm tôi thấy khả năng giao tiếp của bé có khá hơn, bé đã biết quan tâm hơn đến các bạn, song tôi vẫn muốn đưa bé đi kiểm tra. Đây thực sự là vấn đề mà gia đình tôi rất quan tâm.
( Chị Hiền )
Gửi chị Hiền
Nếu chị ở SG, chị có thể đắt bé đến phòng khám Tâm Gia An ở đường Trần Đình Xu, Q.1 để bác sỹ Diệp khám cho bé.
( Định )
Phương pháp và nơi chữa trị bệnh esperger
Sau khi đọc bài viết trên tôi thấy con tôi cũng có những biểu hiện giống như tác giả miêu tả. Tôi có một bé trai năm nay 16 tuổi, cháu đã học hết lớp 7, khi đi học cháu học rất nhanh nhưng lại rất chóng quên. Tôi phát hiện ra sự "khang khác" của cháu so với những trẻ khác từ khi cháu bắt đầu học lớp một, cháu không thích đi học, khi đến trường cháu chỉ chơi một mình không chơi với ai.
Hiện tại tôi đang cho cháu nghỉ học để chữa bệnh. Tôi đã đi rất nhiều bệnh viện để chữa trị cho cháu nhưng chưa có bệnh viện nào chuẩn đoán ra bệnh của cháu mà chỉ chuẩn đoán là cháu bị rối loạn hành vi. Hiện tại cháu rất hay nói một mình, hay múa chân tay, và đặc biệt rất thích xem tivi kênh nước ngoài như HBO... xem phim thì cháu rất nhớ từng chi tiết một, nếu không được xem tivi thì cháu rất khó chịu và tìm mọi cách để có thể được xem, cháu rất ngại giao tiếp. Theo bác sĩ nói nếu cháu bị bệnh rối loạn hành vi thì hạn chế tối đa việc cho xem ti vi nhưng dường như việc hạn chế xem tivi đối với cháu hiện nay là không thể. Đây thực sự đang là vấn đề mà cả gia đình tôi đang rất quan tâm, rất mong tòa soạn củng như những cha mẹ có con có hoàn cảnh tương tự như gia đình tôi chỉ giúp nơi chữa trị bệnh, cách chữa trị bệnh cho cháu Tôi xin chân thành cảm ơn tòa soạn và những chia sẻ của bạn đoc.
( Nguyễn Thị Thanh Hương )
vấn đề ngược lại
Khi viết về vấn đề này, tác giả chưa đưa ra một vấn đề ngược lại hoàn toàn : Những đứa trẻ thực sự có tài năng trong một lĩnh vưc nào đó, song lại không được chú ý phát triển, hoặc do nền giáo dục Việt Nam ta chưa thực sự có một phương thức phát hiện, đào tạo thích hợp cho những tài năng đó, dẫn đến việc chúng ta mất đi nhiều thần đồng, nhiều tài năng trẻ. Bởi tôi có được đọc một nghiên cứu rằng : khi các tài năng, thần đồng trong giai đoạn phát triển trí tuệ của mình mà bị kìm hãm, không có môi trường thích hợp để phát triển tài năng thì sẽ bị rơi vào tình trạng trầm uất, tự kỷ, suy nhược tinh thần.
( Hiếu )
Asperger_hội chứng
mình vẫn còn giữ tờ báo tuổi trẻ của năm 2010,trong đó có nói về những người mắc hội chứng asperger.ngay đến cả bill gates cũng nhận mình là 1 trong những người hội asperger gồm các nhà khoa học nổi tiếng einstein. Hãy để các bé này sống hòa đồng với bè ban thiên nhiên,hãy đầu tư giáo dục.vì tôi tin các bé này sau này sẽ làm được những thành tựu to lớn, như bill hay einstein.
( ngô huy )
Tuổi học, tuổi chơi
Đọc bài này càng thấm thía rằng các bậc cha mẹ phải biết cách nuôi dạy con. KHông nên nhồi nhét chữ nghĩa, tính toán khi trẻ chưa đủ 6 tuổi. Dưới 6 tuổi là tuổi làm quen với môi trường sống (đồ vât, con người bên cạnh bé, màu sắc ... ) Công chúa nhà mình 5 tuổi mà cứ đòi mẹ dạy chữ, rồi cứ tự ngồi viết chữ (bắt chước chữ ở khắp nơi), mình phải bảo rằng con chưa đến tuổi viết chữ và nhất định không cho bé viết hay học chữ trước. Mình muốn bé đầy hào hứng học chữ khi ngồi trên ghế lớp 1. Mình nghĩ, nếu vào lớp 1 mà cô giáo chê bé chậm chạp hay chê cháu không biết chữ thì mình sẽ nói thẳng đó là do cô không biết dạy học. Mình sẽ cho cháu đi học trường công trước, nếu tình hình cô trò không ổn mình sẽ cho cháu học trường Quốc tế (giờ có nhiều trường kiểu này lắm), nơi mà cháu được "học mà chơi", thầy trò tôn trọng nhau.
( Mai )
Chị Hiền hãy thử cách này
Chị Hiền đừng lo,nếu chị thấy không yên tâm thì chị cứ cho con đi khám đi, vì em cũng có một đứa em hàng xóm, em chơi cùng nó khi còn học lớp mầm, nó cũng có những triệu chứng như con của chị vậy, nó học cực giỏi, nhưng hay ngồi và nói lẩm bẩm một mình, và cũng y như con chị, nó chậm hơn các bạn nhiều về mặt xã giao, và cũng rất hay làm những gì mà mình thích,và người lớn hỏi thì 3 phút sau mới trả lời được.
Tuy thế, ai cũng nghĩ nó bị bệnh, riêng em thấy cũng có phần đúng, nhưng khi gặp lại nó sau 1 năm, em thấy nó hoàn toàn y như những dấu hiệu ở bài viết trên, nhưng khi em tiếp cận và chơi và chia sẻ tâm sự với nó, em thấy nó đỡ hơn rất nhiều,mọi triệu chứng gần như không còn.
Theo em,nhưng đứa trẻ như thế này là vì không có một người bạn thân để chơi cùng hoặc là vì không biết cách để làm quen với các bạn khác, nên chị hãy quan tâm và chia sẻ với con chị nhiều hơn. Đó là cách tốt nhất mà em thử với thằng em của em, nếu chị thấy vẫn ko yên tâm thì hãy cho con mình đi khám,
( BDT )
kham cho be o dau
Con toi cung co mot so bieu hien tuong tu. toi da nghi ngo con minh bi tu ki hoac cham hat trien han
QOI
Con tôi có biểu hiện giống thế này
Đọc bài viết này tôi cũng giật mình sửng sốt và đọc to cho ông xã cùng nghe. Tôi có con trai năm nay vào lớp 1 các biểu hiện của cháu cũng khá giống như bài viết nêu .năm cháu 2 tuổi mới bắt đầu bập bẹ biết nói nhưng khoảng 2.5 tuổi cháu đọc vánh vách mặc dù không ai dạy nên rất nhiều người gọi cháu là thần đồng và trí nhớ của cháu rất tốt .cháu rất thích học tiếng anh xem ti vi nhưng cháu cũng hay nói một mình, nhiều khi cháu trả lời những câu hỏi không liên quan và không đúng trọng tâm câu hỏi, khi đưọc hỏi câu gì đó thì cháu hay trả lời lan man, khả năng diễn giải kém hơn so với các bạn cùng lứa. Tôi ở Hà Nội có ai biết chỗ chữa trị bệnh này chỉ giúp tôi .
( Duong thi Bien )
nấmlùn- Thành viên trung thành
- Tổng số bài gửi : 33
Điểm : 9834
Reputation : 2
Birthday : 14/03/1966
Join date : 27/06/2011
Age : 58
Đến từ : cố đô huế
Similar topics
» Hãy bệnh một lần để thấy vui
» Chiến thắng bệnh tật, “chàng trai da cam” đỗ điểm cao vào ĐH
» THỦ TƯỚNG VIỆT NAM
» Chiến thắng bệnh tật, “chàng trai da cam” đỗ điểm cao vào ĐH
» THỦ TƯỚNG VIỆT NAM
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer