DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


Những phụ huynh đơn độc Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

Phân  tích  phẩm  


Những phụ huynh đơn độc

4 posters

Go down

Những phụ huynh đơn độc Empty Những phụ huynh đơn độc

Bài gửi by Admin 13/5/2011, 08:30

Những phụ huynh đơn độc

SGTT – Thứ năm, ngày 12 tháng năm năm 2011


Email
In ra
SGTT.VN - Khi mùa hè trở lại, không ít bậc phụ huynh có con sắp vào lớp 1 rơi vào tình trạng loay hoay giữa các luồng thông tin trái ngược nhau: có nên cho con học chữ trước hay không? Thậm chí, câu hỏi này đến với họ từ rất sớm, khi đứa trẻ mới được 4 – 5 tuổi.
Còn nhớ cách đây hơn hai năm, khi con chuẩn bị vào lớp lá, tôi đã cất công đi tham khảo ý kiến những phụ huynh có con đang học lớp 1 và cả một số giáo viên dạy tiểu học thì đa số đều khẳng định rằng phải cho con học chữ trước. Họ doạ rằng không học trước trẻ sẽ không theo kịp bạn, đâm ra tự ti, chán học. Rồi còn bị cô rầy la, sẽ sợ hãi, mất tinh thần…
Nhưng theo những gì tôi đọc trên báo chí, tất cả các chuyên gia về giáo dục và tâm lý cho rằng, việc cho trẻ học chữ sớm sẽ làm mất tuổi thơ của chúng, cũng như khiến trẻ chủ quan lơ là việc học. Thậm chí có người còn “kết tội” rằng cha mẹ bắt ép con học trước chỉ vì sĩ diện, muốn con hơn người. Các nhà giáo dục cũng nhắn nhủ rằng hãy yên tâm, chương trình lớp 1 sẽ giúp trẻ bắt đầu làm quen từ những con số, nét chữ đầu tiên.
Tôi thật sự không biết phải theo hướng nào. Tất nhiên, tôi không muốn con đánh mất tuổi thơ. Cũng không muốn con bị hụt hẫng. Sau nhiều cuộc tranh luận với chồng, tôi quyết định làm theo “điều đúng đắn”, đó là để con phát triển tự nhiên, thoải mái. Con tôi khoẻ mạnh, lanh lợi, lại được cô giáo ở mầm non dạy nhận mặt 24 chữ cái và ghép vài vần đơn giản. Cô nói bé tiếp thu rất tốt. Tôi yên tâm cùng con vào lớp 1.
Vật vã với… thực tế
Chỉ sau ngày nhập học được vài tuần, chúng tôi bị “khủng bố tinh thần” hàng ngày bằng nước mắt của con và những câu cô giáo viết trong sổ báo bài: “Bé viết chậm và quá xấu!”, “Bé không tập trung”, “Phụ huynh cần rèn thêm chữ viết và chính tả cho bé!”…
Trong buổi họp phụ huynh đầu tiên sau một tháng nhập học, cô giáo dành một nửa thời gian để “kể tội” những học sinh chưa đọc thạo, viết chậm, thiếu tập trung… Một nửa sau, cô phân bua cho điều đó: rằng thời lượng để học nét cơ bản quá ít, trong khi chương trình “chạy” quá nhanh, từ mới chưa kịp rèn luyện đã phải dạy từ khác. Mới học kỳ 1 đã viết chính tả, phân biệt dấu hỏi, dấu ngã. Học những từ rất khó phát âm và dễ nhầm lẫn. Ngay khi kết thúc học kỳ 1 đã chuyển qua viết cả một bài thơ dài với chữ một ô li. Chương trình căng đến độ cô đề nghị luôn là các bài tập thủ công phụ huynh về nhà giúp bé làm sẵn cho cả học kỳ. Để thời gian của môn học đó để cô… cho học trò rèn chữ. Và chính cô giơ lên cho phụ huynh xem cuốn bài tập tự nhiên và xã hội, trong đó có rất nhiều bài tập ngay từ đầu đã yêu cầu trẻ phải biết đọc, viết rồi mới hiểu và làm được. Cô lắc đầu: “Không hiểu nổi luôn!” Ngồi dưới, các phụ huynh nhìn nhau ngao ngán “Đến cô còn không hiểu thì làm sao chúng tôi hiểu nổi?”
Một phụ huynh có con học trước, được cô khen, nói với tôi: “Thực ra hồi trước cũng thương con lắm, đâu có muốn con vất vả, nhưng rút kinh nghiệm thằng anh khổ sở vô cùng vì chưa biết chữ khi vào lớp 1, nên con nhỏ này tui cho học từ năm ngoái. Hỏi chị chứ mới đầu năm học, giáo viên đã cho viết chính tả, viết báo bài, viết thư mời họp phụ huynh rồi, nếu không biết chữ làm sao mà viết...?”
Và chính đứa con bé bỏng của tôi là một trong những nạn nhân của thực tế… không hiểu nổi đó. Cô nhận xét bé sáng dạ, đọc và làm toán tốt. Chỉ có chữ viết chậm và xấu, sai chính tả... Nhưng… do không có thời gian cho các con nắn nót mà trở thành một áp lực đáng sợ. Con tôi vật vã với chữ viết, đến nỗi đi đâu gặp ai cũng tự thú nhận trước: “Con viết chữ xấu lắm, con học không giỏi”.
Nỗi hoang mang của những đứa trẻ
Anh P.L, một nhà báo có con trai bảy tuổi đang học tiểu học kể: “Nhiều chuyên gia tâm lý nhắc đi nhắc lại là phải luôn nói năng nhẹ nhàng, tôn trọng con trẻ. Tôi làm theo nguyên tắc đó một cách nghiêm túc. Nhưng ở nhà thì cha mẹ cố gắng tôn trọng con. Lên trường viết sai chính tả mấy chữ thì bị cô giáo nạt: “Sao ngu quá tui cũng không biết!” Báo hại về nhà mình cứ phải phân bua với nó: “Không, con không ngu, con chỉ hơi thiếu cẩn thận thôi, chỉ cần chú ý một chút con sẽ làm tốt. Nhưng nó không tin mình, nó hoang mang không biết rút cục là mình có ngu hay không? Với nó, lời cô giáo nói luôn là lời đúng nhất. Cô bảo ngu trước mặt cả lớp thì nó nhất định ngu rồi. Khổ vậy đó!”
Chuyện anh P.L kể không phải là cá biệt. Tôi cũng không chấp nhận để con phải đi học cả ngày ở trường rồi về nhà cắm mặt suốt hai tiếng đồng hồ buổi tối vừa làm bài tập cô cho, vừa rèn thêm học thêm nhằm xoá đi tội “viết chữ xấu” của con một cách gấp gáp. Bù lại, phải luôn theo sát để xoa dịu, nâng đỡ tinh thần con từng bước. Tôi chỉ tự hỏi, đến bao giờ thì con tôi không còn tin lời tôi nữa, rằng nó là một đứa trẻ bình thường chứ không hề kém cỏi, đáng bỏ đi?
Dường như chưa bao giờ những bậc phụ huynh như chúng tôi lại thấy mình đơn độc như bây giờ, trong hành trình nuôi dạy con của mình. Trước đây, nhà trường – gia đình – xã hội kết hợp với nhau một cách chặt chẽ như một cái chạc ba vững vàng, như ba đỉnh của một tam giác cân vì lợi ích con trẻ. Xã hội thay đổi quá nhiều, khiến cho tam giác ấy biến dạng. Và chính các bậc cha mẹ đang phải cố níu kéo để mối quan hệ kia có một hình thái cân bằng. Sự bất nhất giữa lý thuyết và thực tế đã tạo nên một thế hệ phụ huynh đầy hoang mang. Ngành giáo dục vẫn kiên quyết cho rằng không bắt học sinh phải học chữ trước, nhưng Nhà nước không thể kiểm soát nổi những cơ sở, thậm chí trường học dạy chữ rèn chữ cho trẻ chưa đủ tuổi đến trường, và chương trình học đè nặng trên vai những đứa trẻ thiếu chuẩn bị. Giữa bối cảnh đó, mỗi phụ huynh phải tự chọn lựa cho mình một quyết định dựa trên những lợi ích cho chính con trẻ. Và điều tồi tệ nhất là dù chọn cách nào thì họ cũng không thể chắc được là mình chọn đúng hay sai.
Lam Anh
ảnh: Zhivago
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 480
Điểm : 14631
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1964
Join date : 19/04/2010
Age : 60
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://hochanh.net.vn

Về Đầu Trang Go down

Những phụ huynh đơn độc Empty Re: Những phụ huynh đơn độc

Bài gửi by HHH 13/5/2011, 08:31

nghề nghiệp tôi là giáo viên mầm non nhưng hiện giờ tôi đã phải bỏ nghề ra đi vì chính sách dạy học của nhà nước và bộ giáo dục nước Việt Nam mình, trẻ mầm non tuổi còn ham chơi ít khi tập trung ghi nhớ khi cô dạy nên cô không gây áp lực cho trẻ học được, cô cố gắng dạy để trẻ ghi nhớ được điều gì thì hay điều đó, trẻ thường nhớ được kiến thức trong vòng 10 ngày hay 1 tuần đỗ lại, chỉ có trẻ giỏi chỉ nhớ 1 it thôi nhưng chương trình dạy thì không chấp nhận, khi đoàn kiểm tra về thì kiểm tra trên trẻ, trẻ trả lời nhấp nhoáng hoặc quên hết thì đánh giá cô không dạy dỗ trẻ thực là nực cười. nên tôi cũng thông cảm cho giáo viên dạy lớp 1 chương trình của cô tôi xem trong sách giáo khoa thì nó cũng rất nặng, nếu cô kiên nhẫn rèn chữ cho trẻ yếu thì dạy không kịp chương trình sẽ bị quở trách nên cô mới khuyến khích phụ huynh nên rèn cho con thêm ở nhà khi đến lớp các trẻ mới tiếp thu kịp vì phụ huynh suy nghĩ thử xem phụ huynh chỉ kèm chỉ có 1 đứa con thôi mà đã học hơi rồi huống hồ chi cô giáo phải dạy 40 đến 45 học sinh, dạy xong cô cũng mệt lắm rồi mà còn bị 1 số phụ huynh trách móc nữa thì buồn lắm chứ, nên tôi muốn góp ý kiến để phụ huynh thông cảm cho giáo viên lớp 1 các cô không cố ý làm tổn thương trẻ đâu.

HHH
Thành Viên Tích cực
Thành Viên Tích cực

Tổng số bài gửi : 17
Điểm : 10901
Reputation : 2
Birthday : 28/01/1998
Join date : 11/07/2010
Age : 26

Về Đầu Trang Go down

Những phụ huynh đơn độc Empty Re: Những phụ huynh đơn độc

Bài gửi by mm 13/5/2011, 22:46

Nền GD ta nói bao giờ cho xong.

GV không thể cho HS không đủ chuẩn ở lại lớp.
vì phổ cập GD mà!!!
Theo bạn phổ cập GD như thế có đúng không ?
Làm sao GV có thể dạy tốt cho HS ngồi nhầm lớp ?
mm
mm
GIÁO SƯ
GIÁO SƯ

Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58

Về Đầu Trang Go down

Những phụ huynh đơn độc Empty Re: Những phụ huynh đơn độc

Bài gửi by darkmonter 30/9/2011, 22:13

Suspect @@
darkmonter
darkmonter
Thành viên trung thành
Thành viên trung thành

Tổng số bài gửi : 32
Điểm : 9687
Reputation : 2
Birthday : 31/08/1998
Join date : 25/08/2011
Age : 26

Về Đầu Trang Go down

Những phụ huynh đơn độc Empty Re: Những phụ huynh đơn độc

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết