Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
nhung bai hoc ntu nhung nguoi thanh dat
Trang 1 trong tổng số 1 trang
nhung bai hoc ntu nhung nguoi thanh dat
Người giàu nhất Việt Nam Đoàn Nguyên Đức: Không đam mê cờ bạc, gái trai Cuộc đời có lắm nỗi đam mê, cám dỗ tầm thường nếu mình không giữ, không tránh được thì chết. Triết lý của đạo Phật cũng đã chỉ ra cho chúng ta, con người khổ là vì lòng tham, sân si… lòng tham vô đáy sẽ tự đánh mất mình và làm khổ mình. Lượt xem: 6148 Bình luận: 1 Gửi ngày: 22/02/2010
Vươn lên từ nghèo khó
Cậu bé Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1962 (năm Nhâm Dần) từ vùng quê Nhơn Mỹ, An Nhơn, Bình Định nghèo lắm! Một thời chiến tranh, đạn bom quân thù cày xới trên quê hương thật dữ dội. Năm 1965 cả gia đình cha mẹ di cư lên An Phú, Pleiku, Gia Lai sinh sống. Lúc ấy cậu bé Đức mới lên 3 tuổi. Nhớ về kỷ niệm một thời lam lũ ở quê nghèo, Ba Đức nói: “Nhà nghèo nên đời mình từ khi nhỏ cái gì khổ cũng kinh qua hết”. Gia đình rời quê Bình Định chuyển lên Tây Nguyên cũng làm ruộng, làm thuê nên Ba Đức càng thêm vất vả. Là con trai thứ 3 trong gia đình, một phần lo miếng cơm, manh áo, phần lo gánh gồng gần 10 đứa em lít nhít. Khi mới lên tám tuổi nhưng sáng phải nhịn đói đi chăn bò. Lũ trẻ chăn bò thường chọc Đức là “beo”, vì nhỏ con đen óm. “Hồi ấy nghèo khổ, nhưng mình mê đánh banh lắm!” - Ba Đức kể.
Có lẽ sớm ý thức được chuyện phải thay đổi cuộc đời làm nông nghèo khổ như cha mẹ mình nên ngay từ nhỏ Ba Đức đã cố gắng học tập. Như bao chàng trai thời đó, Đoàn Nguyên Đức mong muốn thi đỗ đại học cho con đường khởi nghiệp và phải đến lần thứ 3 “dùi mài kinh sử” mới đậu. Nhưng rồi “tính khí bất thường” đã khiến sau một năm học ở Đại học Nông Lâm, Ba Đức bỏ đi làm thợ cưa thuê cho một số chủ gỗ, sau đó biết nghề lại quay về nhà mở một xưởng mộc nho nhỏ ở quê chuyên đóng bàn ghế cho học sinh. Một dịp nọ khoảng năm 1991, tình cờ Ba Đức gặp một chuyên gia người Đài Loan đi tìm hiểu thị trường đầu tư kinh doanh mặt hàng gỗ ở Gia Lai và ông ta muốn hợp tác đầu tư liên doanh. Bên người khách Đài Loan cung cấp máy móc, thiết bị và hướng dẫn kỹ thuật, còn Ba Đức chịu phần sản phẩm gỗ, quản lý lao động sản xuất. Năm 1992, Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku ra đời với hoạt động kinh doanh chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ. Sau bốn năm hợp tác làm ăn với chuyên gia Đài Loan, Ba Đức đã “Thối” lại hết nợ và toàn quyền quản lý khối tài sản máy móc thiết bị nhà máy. Lấy đà đi lên từ đó, Ba Đức mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc tham gia các hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài. Năm 1995, sản phẩm gỗ của Hoàng Anh Pleiku được xuất khẩu sang nhiều nước lớn trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, Đức, Pháp…
Giai đoạn năm 1997, trong bước đà đang tăng trưởng đi lên thì Hoàng Anh Pleiku cũng gặp khó khăn chung là Chính phủ cấm xuất khẩu các mặt hàng gỗ, khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ lao đao. Trong lúc khó khăn ấy nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ xuất khẩu chuyển nghề nhưng Hoàng Anh Pleiku vẫn duy trì hoạt động của mình nhờ làm chủ được thị trường trong nước. Đúng một năm sau, Chính phủ cho phép xuất khẩu mặt hàng gỗ trở lại, Hoàng Anh Pleiku có điều kiện thuận lợi tung mạnh sản phẩm ra thị trường nước ngoài và giữ uy tín lớn đến bây giờ. Cũng với hoạt động kinh doanh chế biến xuất khẩu gỗ, bắt đầu từ những năm 2000, Hoàng Anh Pleiku mở rộng hoạt động kinh doanh như sản xuất đá granit, chế biến mủ cao su, sản xuất bao bì, đầu tư kinh doanh dịch vụ khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản… và chuyển thành Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu từ đây trải dài trên cả nước và đang mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Điều mà Hoàng Anh Gia Lai lợi thế cạnh tranh là tận dụng được ưu thế tác động hỗ trợ giữa các lĩnh vực sản xuất kinh doanh với nhau. Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được giải thưởng Sao Đỏ năm 1999, hàng Việt Nam chất lượng cao 2003, Sao Vàng Đất Việt 2004… Đặc biệt, năm 2001, Ba Đức quyết định đầu tư cho bóng đá với ý nguyện để xây dựng một “thương hiệu” Gia Lai trong tầm nhìn quốc tế. Ba Đức kể: “Có lần tôi đi công tác ở các nơi, có người hỏi Pleiku, Gia Lai có điện không, hay chỉ có rừng, rẫy…?”. Thật khó chịu với những câu hỏi ấy, nhưng sau hai năm đội bóng Hoàng Anh Gia Lai đạt đỉnh vinh quang các giải trong nước, nhiều người càng hiểu hơn về Gia Lai và điều ấy cũng đã giúp cho thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai trong hoạt động kinh doanh.
Năm 2008 là thời điểm gặp khá nhiều khó khăn của Hoàng Anh Gia Lai do thị trường chung đi xuống, đặc biệt là bất động sản, trong khi đó, Tập đoàn phải tập trung vốn để đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn. Để vượt qua cái khó, Tập đoàn đã làm một cuộc “đại cách mạng” về giá nhà đất để vực dậy thị trường. Đó là việc hạ mức giá căn hộ Hoàng Anh Riverside (quận 2, TP Hồ Chí Minh) từ 2.500 USD/m2 xuống còn 1.100 USD/m2, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 50%... Theo báo cáo kết quả tình hình kinh doanh tài chính năm 2009, lợi nhuận của Hoàng Anh Gia Lai trên 1.700 tỷ đồng. Không chỉ trong nước, Hoàng Anh Gia Lai cũng tài trợ và thi công Làng vận động viên SEA Games 2009 và hướng nhiều hoạt động khá “màu mỡ” ra các nước bạn trong khu vực Đông Nam Á…
Nỗi khổ người giàu
Năm nay Đoàn Nguyên Đức đang ở tuổi 48, nhưng nhìn người anh già dặn hơn tuổi khá nhiều. Người nhỏ nhắn, ốm chắc và lạnh le chứ không bệ vệ như các giám đốc, đại gia chúng ta thường gặp. Có điều lạ, Ba Đức đi nhiều, giao du nhiều nhưng đặc biệt rất ít ăn nhậu và uống bia rượu. Hình như Ba Đức không có thời gian dành cho quán xá. Với mức lợi nhuận đạt hàng năm khá cao, bất chấp ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, Đoàn Nguyên Đức là một trong những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009, với giá trị số cổ phiếu mà ông đang nắm giữ ở mức 11.500 tỷ đồng. Thế nhưng gặp anh Ba Đức lúc nào cũng có vẻ như khổ sở lắm, luôn gắn mình trong phong cách của chiếc quần jean, áo sơmi, giày thể thao… Biết tính Ba Đức nên khi được gặp tôi cũng hay “kích”, anh Ba là đại gia mà sao khổ thế. Rồi tôi chỉ những chuyện đại gia làm không giống người khác như câu chuyện mua chiếc máy bay cá nhân đầu tiên tại Việt Nam năm 2008 (chiếc Beechcraft King Air 350), trị giá 7 triệu USD, mỗi tháng anh dành 300 triệu đồng giao Công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO) lo trọn gói; xây dựng Học viện bóng đá và có lúc đòi mua cả câu lạc bộ Arsenal… Ba Đức cười và bảo anh Ba làm cái gì cũng tính đến chín mười bước chứ không phải một hai bước, tuy nhiên không phải lúc nào sự mạnh mẽ, táo bạo cũng được ủng hộ, sự tiên phong ấy đôi lúc nhận được nhiều lời chỉ trích hơn là hưởng ứng, thậm chí kèm theo đó là hàng loạt những thị phi. Nhưng thực tế nếu không có quyết định táo bạo thì khó thành việc lớn. Tuy nhiên, chiến lược của Hoàng Anh Gia Lai những năm tới tập trung vào 4 ngành mũi nhọn là: bất động sản, khoáng sản, cây công nghiệp và thuỷ điện. Ngay ngày mùng 6 đầu năm anh đã họp kín cả ngày và triển khai nhanh những kế hoạch trong nước và điều quân đi nước ngoài…
Với Đoàn Nguyên Đức, được thua hay danh vị không phải là mục tiêu cuối cùng. Con người anh bôn ba thương trường nhiều năm, thành công có, thất bại không phải ít, nên Ba Đức nghiệm ra nhiều thứ, đặc biệt là chuyện giàu có như anh không hề sướng chút nào. Có lần gặp Ba Đức tôi hỏi, đại gia như anh thì sướng lắm, thiếu gì tiền mà vất vả? Ba Đức cười và bảo: “ Càng là đại gia càng khổ, không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hưởng thụ mà phần lớn dồn sức vào công việc”. Phần lớn buổi tối nào cũng 8 – 9h đêm Ba Đức mới ngồi vào bàn ăn. Đi công tác cũng khá bất chợt, đột xuất, không khi nào rảnh đôi chân thoăn thoắt của mình. Nếu tính bình quân, mỗi ngày đi kiểm tra một cơ sở kinh doanh thì Ba Đức phải đi hơn cả tháng trời vẫn không đều khắp trong và ngoài nước. Vậy anh quản lý bằng cách nào cho đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt? Ba Đức trả lời nhanh: “Mỗi nơi tôi đều có cán bộ quản lý tốt nên không cần thị dát tận nơi mà điều hành từ xa là ổn. Hàng tháng, hàng quý mà phát hiện các cơ sở kinh doanh không hiệu quả thì người đứng đầu phải nhận lương thấp, thậm chí sẽ chuyển đổi công tác ngay…”. Ba Đức bảo: “Lợi nhuận của công ty gắn liền với quyền lợi của anh em nên không ai ỷ lại, làm lấy lệ cho xong chuyện mà đều nhiệt tình và sáng tạo. Tôi luôn sòng phẳng với anh em, luôn để lợi ích chung và riêng gắn bó chặt chẽ với nhau”. Người làm việc cho Ba Đức không sợ không công bằng, chỉ sợ anh không giỏi, năng lực yếu kém không trụ được với thời buổi kinh doanh hiện đại này. Vì cơ chế rõ ràng, sòng phẳng và ưu ái cho người làm tốt nên phần lớn những người “đầu quân” cho Ba Đức đều nhiệt tình và giỏi. Đã giỏi, làm tốt thì Ba Đức gắn nhanh cho quyền lợi nhất định. Ngoài lương, thưởng hàng tháng còn có cả những chiếc phong bì riêng, được tạo điều kiện mượn vốn mua ôtô, xây nhà… vì thế nên Ba Đức luôn giữ chân được những người tài giúp mình.
Ba Đức luôn tâm niệm, Hoàng Anh Gia Lai “phất” lên và giữ được “phong độ” trong cơ chế kinh doanh mới là nhờ biết dùng và trọng dụng những người tài. “Vậy có người cho rằng, giàu có bây giờ là nhờ buôn gian, bán lận, Ba Đức nghĩ sao?”. Nghe câu hỏi của tôi, Ba Đức cười và bảo: “Bây giờ cuộc sống xã hội, dân trí ngày càng cao, pháp luật cái gì cũng rõ như ban ngày không giấu đút, che đậy được đâu, làm ăn gian lận thì giàu nhanh nhưng chết cũng nhanh”. Vì vậy nên Ba Đức luôn nghĩ rằng, khó lắm mới gây dựng được cơ đồ như hôm nay, đã thành danh rồi thì dại gì đánh đổ nó đi mà làm bậy. Trong cuộc sống kinh doanh, tranh giành thị trường chỉ cần sơ xuất một chút là dễ gặp tai hoạ. Ba Đức đã từng gặp chuyện ấy, từng đau khổ vì chuyện cạnh tranh không lành mạnh ấy thấm thía lắm.
Bên chuyện kinh doanh, bóng đá là thứ mà Ba Đức mê nó như lẽ sống riêng của tâm hồn mình. Nhưng cũng quanh chuyện bóng đá, có lẽ Ba Đức cũng không giấu được lỗi buồn. Câu chuyện bầu Đức bị đề nghị khởi tố có lẽ mãi là một câu chuyện, một bài học mà cả đời Ba Đức thấm thía, đau đớn. Nhớ chuyện hôm ấy cả phố núi, rồi cả trong và ngoài nước râm ran không ngớt chuyện bầu Đức bị đề nghị khởi tố. Hàng chục ngàn công nhân của Hoàng Anh Gia Lai cũng bất ngờ và mất ăn, mất ngủ. Trong mỗi cuộc chơi bao giờ cũng có sự trả giá, cái gì quá trớn cũng sẽ ân hận. Ba Đức tâm niệm rằng kinh doanh phải biết tính lời, lỗ, nhưng đạo đức kinh doanh sẽ giúp anh đi dài và xa hơn. Thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai đang vang xa cả thế giới hôm nay không phải ngẫu nhiên mà phải nói là trải qua một quá trình xây dựng từng “viên gạch” một.
Ông Đoàn Nguyên Đức (phải) trên sân vận động Emirates của Arsenal.
Tôi hỏi Ba Đức, người ta thường nghĩ rằng là đại gia phải biết ăn chơi và có sự đam mê những điều xưa nay thiên hạ hay nhắc đến với người giàu có như cờ bạc, trai gái…? Ba Đức cười bảo: “Trời cho tôi cái tính không đam mê những thứ ấy, nếu có chắc chết lâu rồi” (cười). Cuộc đời có lắm nỗi đam mê, cám dỗ tầm thường nếu mình không giữ, không tránh được thì chết. Triết lý của đạo Phật cũng đã chỉ ra cho chúng ta, con người khổ là vì lòng tham, sân si… lòng tham vô đáy sẽ tự đánh mất mình và làm khổ mình.
Ba Đức quan niệm, làm doanh nghiệp không chỉ đóng góp cho quốc gia bằng nguồn nộp thuế mà phải làm rạng danh cho quốc gia, dân tộc bằng cả thương hiệu, sự uy tín và lớn mạnh của mình… Quốc gia có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân làm ra của cải vật chất nổi tiếng thì quốc gia ấy sẽ trở nên cường thịnh, giàu có và lớn mạnh. Hy vọng rằng, đất nước Việt Nam chúng ta ngày càng có nhiều doanh nhân, doanh nghiệp làm nên sự nghiệp lớn bằng trái tim và khối óc chân chính của mình để giúp ích cho quê hương, đất nước.
Theo Công an nhân dân
Vươn lên từ nghèo khó
Cậu bé Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1962 (năm Nhâm Dần) từ vùng quê Nhơn Mỹ, An Nhơn, Bình Định nghèo lắm! Một thời chiến tranh, đạn bom quân thù cày xới trên quê hương thật dữ dội. Năm 1965 cả gia đình cha mẹ di cư lên An Phú, Pleiku, Gia Lai sinh sống. Lúc ấy cậu bé Đức mới lên 3 tuổi. Nhớ về kỷ niệm một thời lam lũ ở quê nghèo, Ba Đức nói: “Nhà nghèo nên đời mình từ khi nhỏ cái gì khổ cũng kinh qua hết”. Gia đình rời quê Bình Định chuyển lên Tây Nguyên cũng làm ruộng, làm thuê nên Ba Đức càng thêm vất vả. Là con trai thứ 3 trong gia đình, một phần lo miếng cơm, manh áo, phần lo gánh gồng gần 10 đứa em lít nhít. Khi mới lên tám tuổi nhưng sáng phải nhịn đói đi chăn bò. Lũ trẻ chăn bò thường chọc Đức là “beo”, vì nhỏ con đen óm. “Hồi ấy nghèo khổ, nhưng mình mê đánh banh lắm!” - Ba Đức kể.
Có lẽ sớm ý thức được chuyện phải thay đổi cuộc đời làm nông nghèo khổ như cha mẹ mình nên ngay từ nhỏ Ba Đức đã cố gắng học tập. Như bao chàng trai thời đó, Đoàn Nguyên Đức mong muốn thi đỗ đại học cho con đường khởi nghiệp và phải đến lần thứ 3 “dùi mài kinh sử” mới đậu. Nhưng rồi “tính khí bất thường” đã khiến sau một năm học ở Đại học Nông Lâm, Ba Đức bỏ đi làm thợ cưa thuê cho một số chủ gỗ, sau đó biết nghề lại quay về nhà mở một xưởng mộc nho nhỏ ở quê chuyên đóng bàn ghế cho học sinh. Một dịp nọ khoảng năm 1991, tình cờ Ba Đức gặp một chuyên gia người Đài Loan đi tìm hiểu thị trường đầu tư kinh doanh mặt hàng gỗ ở Gia Lai và ông ta muốn hợp tác đầu tư liên doanh. Bên người khách Đài Loan cung cấp máy móc, thiết bị và hướng dẫn kỹ thuật, còn Ba Đức chịu phần sản phẩm gỗ, quản lý lao động sản xuất. Năm 1992, Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku ra đời với hoạt động kinh doanh chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ. Sau bốn năm hợp tác làm ăn với chuyên gia Đài Loan, Ba Đức đã “Thối” lại hết nợ và toàn quyền quản lý khối tài sản máy móc thiết bị nhà máy. Lấy đà đi lên từ đó, Ba Đức mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc tham gia các hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài. Năm 1995, sản phẩm gỗ của Hoàng Anh Pleiku được xuất khẩu sang nhiều nước lớn trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, Đức, Pháp…
Giai đoạn năm 1997, trong bước đà đang tăng trưởng đi lên thì Hoàng Anh Pleiku cũng gặp khó khăn chung là Chính phủ cấm xuất khẩu các mặt hàng gỗ, khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ lao đao. Trong lúc khó khăn ấy nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ xuất khẩu chuyển nghề nhưng Hoàng Anh Pleiku vẫn duy trì hoạt động của mình nhờ làm chủ được thị trường trong nước. Đúng một năm sau, Chính phủ cho phép xuất khẩu mặt hàng gỗ trở lại, Hoàng Anh Pleiku có điều kiện thuận lợi tung mạnh sản phẩm ra thị trường nước ngoài và giữ uy tín lớn đến bây giờ. Cũng với hoạt động kinh doanh chế biến xuất khẩu gỗ, bắt đầu từ những năm 2000, Hoàng Anh Pleiku mở rộng hoạt động kinh doanh như sản xuất đá granit, chế biến mủ cao su, sản xuất bao bì, đầu tư kinh doanh dịch vụ khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản… và chuyển thành Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu từ đây trải dài trên cả nước và đang mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Điều mà Hoàng Anh Gia Lai lợi thế cạnh tranh là tận dụng được ưu thế tác động hỗ trợ giữa các lĩnh vực sản xuất kinh doanh với nhau. Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được giải thưởng Sao Đỏ năm 1999, hàng Việt Nam chất lượng cao 2003, Sao Vàng Đất Việt 2004… Đặc biệt, năm 2001, Ba Đức quyết định đầu tư cho bóng đá với ý nguyện để xây dựng một “thương hiệu” Gia Lai trong tầm nhìn quốc tế. Ba Đức kể: “Có lần tôi đi công tác ở các nơi, có người hỏi Pleiku, Gia Lai có điện không, hay chỉ có rừng, rẫy…?”. Thật khó chịu với những câu hỏi ấy, nhưng sau hai năm đội bóng Hoàng Anh Gia Lai đạt đỉnh vinh quang các giải trong nước, nhiều người càng hiểu hơn về Gia Lai và điều ấy cũng đã giúp cho thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai trong hoạt động kinh doanh.
Năm 2008 là thời điểm gặp khá nhiều khó khăn của Hoàng Anh Gia Lai do thị trường chung đi xuống, đặc biệt là bất động sản, trong khi đó, Tập đoàn phải tập trung vốn để đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn. Để vượt qua cái khó, Tập đoàn đã làm một cuộc “đại cách mạng” về giá nhà đất để vực dậy thị trường. Đó là việc hạ mức giá căn hộ Hoàng Anh Riverside (quận 2, TP Hồ Chí Minh) từ 2.500 USD/m2 xuống còn 1.100 USD/m2, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 50%... Theo báo cáo kết quả tình hình kinh doanh tài chính năm 2009, lợi nhuận của Hoàng Anh Gia Lai trên 1.700 tỷ đồng. Không chỉ trong nước, Hoàng Anh Gia Lai cũng tài trợ và thi công Làng vận động viên SEA Games 2009 và hướng nhiều hoạt động khá “màu mỡ” ra các nước bạn trong khu vực Đông Nam Á…
Nỗi khổ người giàu
Năm nay Đoàn Nguyên Đức đang ở tuổi 48, nhưng nhìn người anh già dặn hơn tuổi khá nhiều. Người nhỏ nhắn, ốm chắc và lạnh le chứ không bệ vệ như các giám đốc, đại gia chúng ta thường gặp. Có điều lạ, Ba Đức đi nhiều, giao du nhiều nhưng đặc biệt rất ít ăn nhậu và uống bia rượu. Hình như Ba Đức không có thời gian dành cho quán xá. Với mức lợi nhuận đạt hàng năm khá cao, bất chấp ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, Đoàn Nguyên Đức là một trong những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009, với giá trị số cổ phiếu mà ông đang nắm giữ ở mức 11.500 tỷ đồng. Thế nhưng gặp anh Ba Đức lúc nào cũng có vẻ như khổ sở lắm, luôn gắn mình trong phong cách của chiếc quần jean, áo sơmi, giày thể thao… Biết tính Ba Đức nên khi được gặp tôi cũng hay “kích”, anh Ba là đại gia mà sao khổ thế. Rồi tôi chỉ những chuyện đại gia làm không giống người khác như câu chuyện mua chiếc máy bay cá nhân đầu tiên tại Việt Nam năm 2008 (chiếc Beechcraft King Air 350), trị giá 7 triệu USD, mỗi tháng anh dành 300 triệu đồng giao Công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO) lo trọn gói; xây dựng Học viện bóng đá và có lúc đòi mua cả câu lạc bộ Arsenal… Ba Đức cười và bảo anh Ba làm cái gì cũng tính đến chín mười bước chứ không phải một hai bước, tuy nhiên không phải lúc nào sự mạnh mẽ, táo bạo cũng được ủng hộ, sự tiên phong ấy đôi lúc nhận được nhiều lời chỉ trích hơn là hưởng ứng, thậm chí kèm theo đó là hàng loạt những thị phi. Nhưng thực tế nếu không có quyết định táo bạo thì khó thành việc lớn. Tuy nhiên, chiến lược của Hoàng Anh Gia Lai những năm tới tập trung vào 4 ngành mũi nhọn là: bất động sản, khoáng sản, cây công nghiệp và thuỷ điện. Ngay ngày mùng 6 đầu năm anh đã họp kín cả ngày và triển khai nhanh những kế hoạch trong nước và điều quân đi nước ngoài…
Với Đoàn Nguyên Đức, được thua hay danh vị không phải là mục tiêu cuối cùng. Con người anh bôn ba thương trường nhiều năm, thành công có, thất bại không phải ít, nên Ba Đức nghiệm ra nhiều thứ, đặc biệt là chuyện giàu có như anh không hề sướng chút nào. Có lần gặp Ba Đức tôi hỏi, đại gia như anh thì sướng lắm, thiếu gì tiền mà vất vả? Ba Đức cười và bảo: “ Càng là đại gia càng khổ, không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hưởng thụ mà phần lớn dồn sức vào công việc”. Phần lớn buổi tối nào cũng 8 – 9h đêm Ba Đức mới ngồi vào bàn ăn. Đi công tác cũng khá bất chợt, đột xuất, không khi nào rảnh đôi chân thoăn thoắt của mình. Nếu tính bình quân, mỗi ngày đi kiểm tra một cơ sở kinh doanh thì Ba Đức phải đi hơn cả tháng trời vẫn không đều khắp trong và ngoài nước. Vậy anh quản lý bằng cách nào cho đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt? Ba Đức trả lời nhanh: “Mỗi nơi tôi đều có cán bộ quản lý tốt nên không cần thị dát tận nơi mà điều hành từ xa là ổn. Hàng tháng, hàng quý mà phát hiện các cơ sở kinh doanh không hiệu quả thì người đứng đầu phải nhận lương thấp, thậm chí sẽ chuyển đổi công tác ngay…”. Ba Đức bảo: “Lợi nhuận của công ty gắn liền với quyền lợi của anh em nên không ai ỷ lại, làm lấy lệ cho xong chuyện mà đều nhiệt tình và sáng tạo. Tôi luôn sòng phẳng với anh em, luôn để lợi ích chung và riêng gắn bó chặt chẽ với nhau”. Người làm việc cho Ba Đức không sợ không công bằng, chỉ sợ anh không giỏi, năng lực yếu kém không trụ được với thời buổi kinh doanh hiện đại này. Vì cơ chế rõ ràng, sòng phẳng và ưu ái cho người làm tốt nên phần lớn những người “đầu quân” cho Ba Đức đều nhiệt tình và giỏi. Đã giỏi, làm tốt thì Ba Đức gắn nhanh cho quyền lợi nhất định. Ngoài lương, thưởng hàng tháng còn có cả những chiếc phong bì riêng, được tạo điều kiện mượn vốn mua ôtô, xây nhà… vì thế nên Ba Đức luôn giữ chân được những người tài giúp mình.
Ba Đức luôn tâm niệm, Hoàng Anh Gia Lai “phất” lên và giữ được “phong độ” trong cơ chế kinh doanh mới là nhờ biết dùng và trọng dụng những người tài. “Vậy có người cho rằng, giàu có bây giờ là nhờ buôn gian, bán lận, Ba Đức nghĩ sao?”. Nghe câu hỏi của tôi, Ba Đức cười và bảo: “Bây giờ cuộc sống xã hội, dân trí ngày càng cao, pháp luật cái gì cũng rõ như ban ngày không giấu đút, che đậy được đâu, làm ăn gian lận thì giàu nhanh nhưng chết cũng nhanh”. Vì vậy nên Ba Đức luôn nghĩ rằng, khó lắm mới gây dựng được cơ đồ như hôm nay, đã thành danh rồi thì dại gì đánh đổ nó đi mà làm bậy. Trong cuộc sống kinh doanh, tranh giành thị trường chỉ cần sơ xuất một chút là dễ gặp tai hoạ. Ba Đức đã từng gặp chuyện ấy, từng đau khổ vì chuyện cạnh tranh không lành mạnh ấy thấm thía lắm.
Bên chuyện kinh doanh, bóng đá là thứ mà Ba Đức mê nó như lẽ sống riêng của tâm hồn mình. Nhưng cũng quanh chuyện bóng đá, có lẽ Ba Đức cũng không giấu được lỗi buồn. Câu chuyện bầu Đức bị đề nghị khởi tố có lẽ mãi là một câu chuyện, một bài học mà cả đời Ba Đức thấm thía, đau đớn. Nhớ chuyện hôm ấy cả phố núi, rồi cả trong và ngoài nước râm ran không ngớt chuyện bầu Đức bị đề nghị khởi tố. Hàng chục ngàn công nhân của Hoàng Anh Gia Lai cũng bất ngờ và mất ăn, mất ngủ. Trong mỗi cuộc chơi bao giờ cũng có sự trả giá, cái gì quá trớn cũng sẽ ân hận. Ba Đức tâm niệm rằng kinh doanh phải biết tính lời, lỗ, nhưng đạo đức kinh doanh sẽ giúp anh đi dài và xa hơn. Thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai đang vang xa cả thế giới hôm nay không phải ngẫu nhiên mà phải nói là trải qua một quá trình xây dựng từng “viên gạch” một.
Ông Đoàn Nguyên Đức (phải) trên sân vận động Emirates của Arsenal.
Tôi hỏi Ba Đức, người ta thường nghĩ rằng là đại gia phải biết ăn chơi và có sự đam mê những điều xưa nay thiên hạ hay nhắc đến với người giàu có như cờ bạc, trai gái…? Ba Đức cười bảo: “Trời cho tôi cái tính không đam mê những thứ ấy, nếu có chắc chết lâu rồi” (cười). Cuộc đời có lắm nỗi đam mê, cám dỗ tầm thường nếu mình không giữ, không tránh được thì chết. Triết lý của đạo Phật cũng đã chỉ ra cho chúng ta, con người khổ là vì lòng tham, sân si… lòng tham vô đáy sẽ tự đánh mất mình và làm khổ mình.
Ba Đức quan niệm, làm doanh nghiệp không chỉ đóng góp cho quốc gia bằng nguồn nộp thuế mà phải làm rạng danh cho quốc gia, dân tộc bằng cả thương hiệu, sự uy tín và lớn mạnh của mình… Quốc gia có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân làm ra của cải vật chất nổi tiếng thì quốc gia ấy sẽ trở nên cường thịnh, giàu có và lớn mạnh. Hy vọng rằng, đất nước Việt Nam chúng ta ngày càng có nhiều doanh nhân, doanh nghiệp làm nên sự nghiệp lớn bằng trái tim và khối óc chân chính của mình để giúp ích cho quê hương, đất nước.
Theo Công an nhân dân
Re: nhung bai hoc ntu nhung nguoi thanh dat
Thời thơ ấu của tài năng toán học Ngô Bảo Châu Khi còn bé, tài năng toán học Ngô Bảo Châu từng phải uống sữa quá hạn sử dụng và anh thường xuyên rửa bát, quét nhà, giúp mẹ làm thêm. Lượt xem: 573 Bình luận: 0 Gửi ngày: 04/02/2010
Hai mẹ con giáo sư Ngô Bảo Châu ở Amsterdam, Hà Lan. Ảnh do mẹ Bảo Châu cung cấp.
Trò chuyện với VnExpress, mẹ của Bảo Châu là Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền đã kể những câu chuyện về thời khó khăn khi anh còn thơ bé, chuyện học toán và cả tình yêu của người con trai tài năng.
Câu chuyện bắt đầu với đề tài bổ đề cơ bản trong “Chương trình Langlands” của Ngô Bảo Châu – công trình được tạp chí Time xếp vào danh sách “10 phát hiện khoa học tiêu biểu năm 2009”. Theo tiến sĩ Hiền, giáo sư Bảo Châu không coi nghiên cứu của anh là “bom tấn”, “kỳ tích” hay “vĩ đại” như lời một số báo ca ngợi. Vị giáo sư 37 tuổi cũng không muốn người ta gọi anh là nhà toán học “xuất chúng nhất” hay “hàng đầu thế giới”. Quan điểm của Bảo Châu là không nên chú trọng quá mức tới lời khen, bởi chẳng ai trở nên thông minh hơn vì được tán dương.
Bảo Châu sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đất nước còn khó khăn. Khác với trẻ em ở các thành phố thời nay, anh thường xuyên phải uống sữa quá hạn sử dụng, người mẹ kể. Những bữa cơm của gia đình anh cũng đạm bạc như bao gia đình khác. Tuy chỉ có một cậu con trai duy nhất, mẹ và cha anh - tiến sĩ Ngô Huy Cẩn - không hề cưng chiều Bảo Châu. Anh luôn bị phạt nếu mắc lỗi và cũng thường xuyên rửa bát, giặt quần áo cũng như giúp mẹ làm thêm để tăng thu nhập. Giống như nhiều học sinh ham học khác, Bảo Châu không bao giờ để bố, mẹ nhắc nhở việc học bài. Trên thực tế phó giáo sư Hiền chỉ thường xuyên giục con … ngủ sớm để bảo vệ sức khỏe.
Quãng thời gian học ở Trường thực nghiệm Giảng Võ ở Hà Nội có ảnh hưởng tích cực tới cách học của Bảo Châu, giúp anh hình thành cách tư duy phản biện, độc lập và sáng tạo. Mỗi khi mượn hay mua được một cuốn sách toán, Bảo Châu thường giải lần lượt từng bài tập từ đầu đến cuối. Đối với các môn khác, anh cũng không học theo kiểu nhồi nhét hay nhớ từng câu chữ.
Một điểm thú vị là cậu học sinh Bảo Châu hiếm khi xem tivi vì anh không thích. Thói quen này vẫn được duy trì tới tận bây giờ. Trong thời gian sống tại Pháp và Mỹ, anh không sử dụng dịch vụ truyền hình cáp để ba cô con gái có nhiều thời gian hơn cho việc học. Vào buổi tối thứ sáu hàng tuần Bảo Châu cho con xem băng video để thư giãn.
"Cô thường nói đùa rằng ba cô con gái của Châu sống như binh sĩ trong trại lính. Mẹ các cháu cũng nói vậy. Các cháu được chiều khi sống cùng ông bà ngoại ở Hà Nội, song khi trở lại Pháp thì phải vào khuôn khổ vì anh chị không có nhiều thời gian để chiều chuộng con. Châu bảo các kênh truyền hình Mỹ không có lợi cho trẻ em vì toàn chiếu những chương trình quảng cáo. Vì thế không khuyến khích các cháu xem tivi kể từ khi sang Mỹ", tiến sĩ Hiền kể.
Sau khi tài năng toán của Bảo Châu được phát hiện, các thầy giáo đã dành nhiều thời gian cho việc bồi dưỡng anh. Trong số những người đó có giáo sư, tiến sĩ khoa học Lê Tuấn Hoa – hiện là Phó viện trưởng Viện Toán học và chủ tịch Hội Toán học Việt Nam. Tuy đam mê toán và chăm chỉ làm bài tập, Bảo Châu không học theo kiểu “quên ăn quên ngủ”. Anh vẫn dành thời gian để đá bóng, đọc truyện, nghe nhạc, chơi đàn violon, đánh cờ tướng hay giúp mẹ làm việc nhà.
Dù nhiều chuyên gia toán đánh giá cao tài năng của Bảo Châu, phó giáo sư Hiền chưa bao giờ nghĩ con thuộc diện “xuất chúng” hay “thần đồng”. Bà cho biết, khi học chuyên toán, lực học của anh ngang bằng so với nhiều bạn cùng lớp. Khi Bảo Châu giành điểm tuyệt đối 42/42 trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế khi mới 16 tuổi, cô mừng vì thành tựu của con, song vẫn không nghĩ sau này anh sẽ trở thành một nhà toán học tầm cỡ thế giới.
Giáo sư Bảo Châu chụp cùng mẹ và hai con gái. Ảnh do mẹ Bảo Châu cung cấp.
Một điều thú vị là Bảo Châu cũng tin vào yếu tố tâm linh trong việc thi cử. Trước ngày thi anh thường tới chùa. Ngoài ra anh thích được ông ngoại đưa đi thi và đón về vì có vẻ như ông đem lại sự may mắn. Trong những kỳ thi cậu học sinh Bảo Châu luôn mang theo một lọ penixilin đựng nước sâm. Tiến sĩ Hiền kể rằng hồi ấy bà làm tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương nên được ưu tiên mua những mẩu sâm bé xíu rẻ tiền. Vào phòng thi, sau khi đọc đầu bài Bảo Châu lôi lọ nước sâm ra và uống. Sự hiện diện của lọ nước sâm khiến anh cảm thấy vững tâm hơn trong quá trình làm bài.
Bảo Châu lập gia đình ở tuổi 22 với người bạn gái học cùng chuyên toán thời phổ thông. Gia đình giúp anh cân bằng cuộc sống tinh thần với việc nghiên cứu khoa học. Bảo Châu cũng gặp nhiều khó khăn sau khi kết hôn. Tại Đại học Paris 11 anh nhận mức lương 3.000 EUR mỗi tháng, nhưng hàng tháng phải chi 1.500 EUR để trả tiền thuê nhà. Ba cô con gái của anh đều được ông bà nội nuôi tại Hà Nội khi các cháu khoảng một, hai tuổi vì bố mẹ chúng không có nhiều thời gian chăm sóc và không có người giúp việc. Khi được 4-5 tuổi các cháu lại sang Pháp để đoàn tụ với bố mẹ.
Trong mấy năm qua anh hợp tác chặt chẽ với Viện Toán học để nâng cao hoạt động đào tạo toán bậc cao về cả chất lượng và số lượng. Bảo Châu đã mời nhiều giáo sư toán tại Pháp sang Việt Nam để giảng dạy cho Viện Toán học và bản thân anh cũng tham gia giảng dạy. Ngoài ra anh còn liên hệ với một số trường đại học Pháp để các học viên cao học toán có thể tiếp tục học tại những trường đó sau một năm học ở Viện Toán học.
Bảo Châu đang ấp ủ đề án thành lập một viện nghiên cứu đặc biệt giống ở Hàn Quốc. Đó sẽ là nơi mà các nhà khoa học có thể toàn tâm toàn ý với việc nghiên cứu mà không phải lo toan những vấn đề vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày.
Bảo Châu không coi tiền bạc và tiếng tăm là ưu tiên hàng đầu trong cuộc đời. Anh chỉ muốn có một cuộc sống bình thường, giản dị và được làm công việc yêu thích. Châu nói với mẹ rằng, nếu kiếm được nhiều tiền hơn mức cần thiết, anh sẽ sử dụng phần dôi dư vào hoạt động từ thiện, chẳng hạn như giúp đỡ trẻ em nghèo, mồ côi hoặc tật nguyền tại Việt Nam.
Theo VnExpress
Hai mẹ con giáo sư Ngô Bảo Châu ở Amsterdam, Hà Lan. Ảnh do mẹ Bảo Châu cung cấp.
Trò chuyện với VnExpress, mẹ của Bảo Châu là Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền đã kể những câu chuyện về thời khó khăn khi anh còn thơ bé, chuyện học toán và cả tình yêu của người con trai tài năng.
Câu chuyện bắt đầu với đề tài bổ đề cơ bản trong “Chương trình Langlands” của Ngô Bảo Châu – công trình được tạp chí Time xếp vào danh sách “10 phát hiện khoa học tiêu biểu năm 2009”. Theo tiến sĩ Hiền, giáo sư Bảo Châu không coi nghiên cứu của anh là “bom tấn”, “kỳ tích” hay “vĩ đại” như lời một số báo ca ngợi. Vị giáo sư 37 tuổi cũng không muốn người ta gọi anh là nhà toán học “xuất chúng nhất” hay “hàng đầu thế giới”. Quan điểm của Bảo Châu là không nên chú trọng quá mức tới lời khen, bởi chẳng ai trở nên thông minh hơn vì được tán dương.
Bảo Châu sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đất nước còn khó khăn. Khác với trẻ em ở các thành phố thời nay, anh thường xuyên phải uống sữa quá hạn sử dụng, người mẹ kể. Những bữa cơm của gia đình anh cũng đạm bạc như bao gia đình khác. Tuy chỉ có một cậu con trai duy nhất, mẹ và cha anh - tiến sĩ Ngô Huy Cẩn - không hề cưng chiều Bảo Châu. Anh luôn bị phạt nếu mắc lỗi và cũng thường xuyên rửa bát, giặt quần áo cũng như giúp mẹ làm thêm để tăng thu nhập. Giống như nhiều học sinh ham học khác, Bảo Châu không bao giờ để bố, mẹ nhắc nhở việc học bài. Trên thực tế phó giáo sư Hiền chỉ thường xuyên giục con … ngủ sớm để bảo vệ sức khỏe.
Quãng thời gian học ở Trường thực nghiệm Giảng Võ ở Hà Nội có ảnh hưởng tích cực tới cách học của Bảo Châu, giúp anh hình thành cách tư duy phản biện, độc lập và sáng tạo. Mỗi khi mượn hay mua được một cuốn sách toán, Bảo Châu thường giải lần lượt từng bài tập từ đầu đến cuối. Đối với các môn khác, anh cũng không học theo kiểu nhồi nhét hay nhớ từng câu chữ.
Một điểm thú vị là cậu học sinh Bảo Châu hiếm khi xem tivi vì anh không thích. Thói quen này vẫn được duy trì tới tận bây giờ. Trong thời gian sống tại Pháp và Mỹ, anh không sử dụng dịch vụ truyền hình cáp để ba cô con gái có nhiều thời gian hơn cho việc học. Vào buổi tối thứ sáu hàng tuần Bảo Châu cho con xem băng video để thư giãn.
"Cô thường nói đùa rằng ba cô con gái của Châu sống như binh sĩ trong trại lính. Mẹ các cháu cũng nói vậy. Các cháu được chiều khi sống cùng ông bà ngoại ở Hà Nội, song khi trở lại Pháp thì phải vào khuôn khổ vì anh chị không có nhiều thời gian để chiều chuộng con. Châu bảo các kênh truyền hình Mỹ không có lợi cho trẻ em vì toàn chiếu những chương trình quảng cáo. Vì thế không khuyến khích các cháu xem tivi kể từ khi sang Mỹ", tiến sĩ Hiền kể.
Sau khi tài năng toán của Bảo Châu được phát hiện, các thầy giáo đã dành nhiều thời gian cho việc bồi dưỡng anh. Trong số những người đó có giáo sư, tiến sĩ khoa học Lê Tuấn Hoa – hiện là Phó viện trưởng Viện Toán học và chủ tịch Hội Toán học Việt Nam. Tuy đam mê toán và chăm chỉ làm bài tập, Bảo Châu không học theo kiểu “quên ăn quên ngủ”. Anh vẫn dành thời gian để đá bóng, đọc truyện, nghe nhạc, chơi đàn violon, đánh cờ tướng hay giúp mẹ làm việc nhà.
Dù nhiều chuyên gia toán đánh giá cao tài năng của Bảo Châu, phó giáo sư Hiền chưa bao giờ nghĩ con thuộc diện “xuất chúng” hay “thần đồng”. Bà cho biết, khi học chuyên toán, lực học của anh ngang bằng so với nhiều bạn cùng lớp. Khi Bảo Châu giành điểm tuyệt đối 42/42 trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế khi mới 16 tuổi, cô mừng vì thành tựu của con, song vẫn không nghĩ sau này anh sẽ trở thành một nhà toán học tầm cỡ thế giới.
Giáo sư Bảo Châu chụp cùng mẹ và hai con gái. Ảnh do mẹ Bảo Châu cung cấp.
Một điều thú vị là Bảo Châu cũng tin vào yếu tố tâm linh trong việc thi cử. Trước ngày thi anh thường tới chùa. Ngoài ra anh thích được ông ngoại đưa đi thi và đón về vì có vẻ như ông đem lại sự may mắn. Trong những kỳ thi cậu học sinh Bảo Châu luôn mang theo một lọ penixilin đựng nước sâm. Tiến sĩ Hiền kể rằng hồi ấy bà làm tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương nên được ưu tiên mua những mẩu sâm bé xíu rẻ tiền. Vào phòng thi, sau khi đọc đầu bài Bảo Châu lôi lọ nước sâm ra và uống. Sự hiện diện của lọ nước sâm khiến anh cảm thấy vững tâm hơn trong quá trình làm bài.
Bảo Châu lập gia đình ở tuổi 22 với người bạn gái học cùng chuyên toán thời phổ thông. Gia đình giúp anh cân bằng cuộc sống tinh thần với việc nghiên cứu khoa học. Bảo Châu cũng gặp nhiều khó khăn sau khi kết hôn. Tại Đại học Paris 11 anh nhận mức lương 3.000 EUR mỗi tháng, nhưng hàng tháng phải chi 1.500 EUR để trả tiền thuê nhà. Ba cô con gái của anh đều được ông bà nội nuôi tại Hà Nội khi các cháu khoảng một, hai tuổi vì bố mẹ chúng không có nhiều thời gian chăm sóc và không có người giúp việc. Khi được 4-5 tuổi các cháu lại sang Pháp để đoàn tụ với bố mẹ.
Trong mấy năm qua anh hợp tác chặt chẽ với Viện Toán học để nâng cao hoạt động đào tạo toán bậc cao về cả chất lượng và số lượng. Bảo Châu đã mời nhiều giáo sư toán tại Pháp sang Việt Nam để giảng dạy cho Viện Toán học và bản thân anh cũng tham gia giảng dạy. Ngoài ra anh còn liên hệ với một số trường đại học Pháp để các học viên cao học toán có thể tiếp tục học tại những trường đó sau một năm học ở Viện Toán học.
Bảo Châu đang ấp ủ đề án thành lập một viện nghiên cứu đặc biệt giống ở Hàn Quốc. Đó sẽ là nơi mà các nhà khoa học có thể toàn tâm toàn ý với việc nghiên cứu mà không phải lo toan những vấn đề vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày.
Bảo Châu không coi tiền bạc và tiếng tăm là ưu tiên hàng đầu trong cuộc đời. Anh chỉ muốn có một cuộc sống bình thường, giản dị và được làm công việc yêu thích. Châu nói với mẹ rằng, nếu kiếm được nhiều tiền hơn mức cần thiết, anh sẽ sử dụng phần dôi dư vào hoạt động từ thiện, chẳng hạn như giúp đỡ trẻ em nghèo, mồ côi hoặc tật nguyền tại Việt Nam.
Theo VnExpress
Re: nhung bai hoc ntu nhung nguoi thanh dat
Siêu võ sư Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Y dược Bảo Long và bốn bà vợ của số phận Tất cả những người đã từng gặp Nguyễn Hữu Khai (Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long) đều phải thừa nhận đó là một cuộc đời của một con người kì lạ. Từ một anh sinh viên của trường đại học Kiến trúc, sau nhiều năm lăn lộn, “chiến đấu” với đời, với số phận, Nguyễn Hữu Khai giờ đã trở thành một lương y, thành Tổng Giám đốc một tập đoàn lớn. Anh đã trải qua những cay đắng, thăng trầm mà tất cả mọi người đều cho rằng thế là quá nhiều cho một kiếp người. Anh đã từng bôn ba xứ người để học nghề thuốc, từng vào tù ra tội, từng nhiều lần phá sản, từng trải qua cơn bệnh thập tử nhất sinh, tưởng không qua khỏi, từng nhiều lần đổ vỡ hôn nhân đến tưởng như mất niềm tin. Tất cả những điều đó đã không thể ngăn Nguyễn Hữu Khai trở thành một người đàn ông thành đạt và viên mãn trong cuộc sống, Trong “cuộc chiến” với định mệnh, anh là người chiến thắng. Lượt xem: 3413 Bình luận: 1 Gửi ngày: 01/02/2010 Tôi gặp Nguyễn Hữu Khai tại trụ sở của Tập đoàn Y dược Bảo Long, đóng ở xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội. Tòa nhà 10 tầng đứng hiên ngang giữa một vùng dân cư còn vắng vẻ đó là kết quả của gần 30 năm nằm gai nếm mật, kinh qua đủ cay đắng, mặn ngọt của cuộc đời. Thời điểm này có thể nói là giai đoạn thăng hoa nhất trong cuộc đời Nguyễn Hữu Khai: Hạnh phúc với người vợ trong cuộc hôn nhân thứ tư; Thương hiệu Bảo Long ngày càng khẳng định được uy tín và chất lượng ở cả thị trường trong và ngoài nước; Mở bệnh viện Đông y Bảo Long, đầu tư khu trồng dược liệu ở Sìn Hồ, Lai Châu… Nguyễn Hữu Khai đã khiến không ít người phải nghiêng mình kính phục, nhất là khi họ biết về những biến cố, thăng trầm của cuộc đời anh. Anh cho người ta cái cảm giác anh là người có năng lượng vô tận, chỉ biết tiến lên chứ không bao giờ dừng lại hay lùi bước, chỉ hướng tới thành công, tuyệt đối không chịu thất bại.
Từ sinh viên đại học đến nhà tù Hỏa Lò
Khi mấy chục tập của bộ phim “Đường đời” phát sóng trên VTV3, nhiều người đã phải ngỡ ngàng khi đạo diễn của bộ phim tiết lộ nhân vật chính của phim – lương y Hải chính là một nguyên mẫu được xây dựng từ cuộc đời thực của một nhận vật nổi tiếng trong cả giới kinh doanh, y học và võ thuật, là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long – Nguyễn Hữu Khai. Nhà văn Hoàng Dự, người viết tiểu thuyết “Đường đời” đã nói: “Cuộc đời Nguyễn Hữu Khai là một cuộc đời đầy chất liệu cho một cuốn tiểu thuyết và một bộ phim thành công”.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khớ ở Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (cũ), việc Nguyễn Hữu Khai có được sự thành đạt như ngày hôm nay, chính mẹ anh, bà Nguyễn Thị Lảng cũng không hề ngờ tới. Bà kể, sau khi xuất ngũ, anh trở thành sinh viên của trường Đại học Kiến trúc, theo ước nguyện của gia đình. Nhưng số phận đã không cho anh trở thành một kiến trúc sư như đã định mà chọn cho anh con đường để trở thành một lương y cứu người, với nhiều cay đắng, thăng trầm. Năm đó, khi đang học đại học dở dang thì cô em gái mà anh rất mực yêu thương bị mắc bệnh dẫn đến mắt bị kéo màng rồi gây ra mù lòa. Thương em, anh bỏ dở việc học hành. Lăn lội sang Trung Quốc tìm thầy giỏi để học nghề. Suốt mấy năm đó, bố mẹ anh, vợ anh đã khóc hết nước mắt khi không nhận được thông tin gì của anh. Có lúc cả gia đình tưởng anh đã bỏ xác xứ người mà làm giỗ cho anh.
Phải đến năm 1982, Nguyễn Hữu Khai mới trở về nhà, trong tình trạng sức khỏe suy kiệt. Mấy năm xa xứ, anh đã trải qua nhiều biến cố. Nhưng biến cố lớn nhất là sau khi chiến tranh biên giới xảy ra, trên đường trở về Việt Nam, Nguyễn Hữu Khai đã bị công an bắt vì tưởng anh cũng cùng đoàn với những người giả mạo giấy tờ để vượt biên trái phép. Đó là quãng đời đen tối nhất của Nguyễn Hữu Khai. Trong suốt từ năm 1979 đến 1982, anh đã bị giam khắp các nhà giam từ Lạng Sơn đến Hà Bắc rồi về Hỏa Lò. Bản tính hiền lành, chân chất, nên trong tù, dù có võ công, anh vẫn thường bị bạn tù bắt nạt, đánh đập, hành hạ. Sống giữa những tên tội phạm sừng sỏ, những tay anh chị giang hồ máu mặt, anh vẫn giữ được sự trong sạch của mình. Cuối cùng, anh được minh oan, được trở về quê hương trong niềm vui của cả gia đình.
Vinh quang dành cho người không bao giờ nản chí
Nguyễn Hữu Khai kể, trong suốt 2 năm tiếp theo anh đã chữa bệnh thành công cho cô em gái mù lòa. Nghe tiếng anh, người dân ở xung quanh vùng đổ xô đến chữa bệnh. Với nghề thuốc học được, anh tìm kiếm mày mò bào chế các vị thuốc từ thảo dược, chữa được nhiều bệnh, khiến uy tín ngày một tăng. Khi đó để tiết kiệm tối đa chi phí chữa bệnh, anh thường tự mình vào rừng hái lá thuốc. Nhưng có những vị thuốc không tìm được trong rừng, anh phải đến các quầy thuốc đông y mua chịu. Bệnh nhân tìm đến anh để chữa bệnh thì đông, nhưng phần lớn đều nghèo. Có những người thậm chí không có tiền để trả tiền thuốc. Anh kể: “Nhiều bệnh nhân đến nằm ở nhà tôi cả tháng, tôi nuôi cơm ăn, tôi chữa bệnh, nhưng đến lúc về họ bảo họ không có tiền, tôi cũng chỉ biết cười trừ, bảo họ đi. Mình nghèo, họ còn nghèo hơn. Mình hơn họ ở chỗ mình còn có nghề thuốc. Có lần có cô bé mang tiền đến chũa bệnh, nhưng sau một đêm ngủ dậy, số tiền để trong túi không cánh mà bay. Bệnh nhân người ra người vào liên tục, chẳng biết ai là thủ phạm. Thấy cô bé bệnh nhân cứ khóc lóc vật vã vì mất sạch toàn bộ số tiền đem theo, tôi chẳng đành lòng. Trong nhà lúc đó không có tiền, tôi lại chạy đi vay hang xóm, mang về cho cô bé đó, bảo là chú nhặt được, không biết của ai nên mang đi mua thuốc, giờ biết của cháu thì chú trả, Tiếng là chữa bệnh cho nhiều người nhưng tiền thu được thì chẳng mấy. Có bệnh nhân còn mang ngô, mang khoai, mang lúa đến nhà tôi gọi là trả tiền thuốc. Có những thời điểm tôi nợ nần chồng chất, các chủ hiệu thuốc đông y mà tôi mua chịu cứ đến đồi tiền liên tục. Cực chẳng đành, có chiếc giường cưới của hai vợ chồng, tôi cũng phải mang đi bán. Vợ tôi khi đó đã không ít lần nước mắt ngắn dài, trách tôi ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.
Khi những khó khăn ban đầu đi qua, danh tiếng của thầy thuốc Khai được người dân khắp vùng truyền tai nhau thì cũng là lúc sóng gió ập đến. Một số người có chức quyền vì ghen ghét đã vu anh là “lang băm”, vin vào việc anh không có bằng cấp chứng chỉ mà hành nghề để triệt mất của anh con đường sống, khiến gia đình anh rơi vào nợ nần chồng chất. Lúc này, những bạn tù của anh thời còn ở Hỏa Lò, nghe tin đã mang quà cáp đến, rủ anh đi đào vàng. “Có lúc tưởng buông xuôi, bước theo con đường đó nhưng mẹ tôi là người sâu sắc nhạy cảm, bà đã lờ mờ đoán ra chuyện và giữ tôi ở lại. Nhờ mẹ mà tôi mới có ngày hôm nay”. Không nản chí trước thất bại, ban ngày anh đi chở đá thuê cho lò vôi, ban đêm lại tìm đọc sách đông y để nâng cao tay nghề.
Nguyễn Hữu Khai bảo cái số anh phải ly hương mới lập nghiệp được. Năm 1984, vì khó khăn quá, anh phải bỏ xứ theo đoàn kinh tế mới vào tận miền Tây Nam Bộ kiếm kế sinh nhai. Nhưng số phận đã định cho Nguyễn Hữu Khai phải gắn đời mình cho việc cứu người. Sau lần vào Sài Gòn chữa trọng bệnh cho cô em họ, Nguyễn Hữu Khai được nhiều người biết tới, tìm đến nhờ chữa bệnh. Anh lại tiếp tục bào chế các loại thuốc mới, được nhiều người ưa chuộng. Để có thể cạnh tranh được với các thương hiệu lớn, anh đã phải cùng với các nhân viên của mình đi biểu diễn võ thuật trên khắp các đường phồ, khắp các khu vực đông dân cư để quảng bá thương hiệu thuốc. Nhưng giữa đất Sài Gòn – Chợ Lớn nổi tiếng là nơi cạnh tranh của các nhà thuốc Đông y, công việc của Nguyễn Hữu Khai vô cùng khó khăn. Đã có lúc, anh bị nhóm đầu gấu do các chủ hiệu thuốc sai đi đánh vì giành mất thị phần của họ.
Nguyễn Hữu Khai kể rằng, ngay cả khi còn đang bấp bênh với nghiệp bào chế thuốc chữa bệnh, có một chủ hiệu thuốc đông y biết coi tướng số đã nói số anh thế nào cũng vinh hiển, nhưng trước đó sẽ cay đắng đủ điều, nhiều lần gia sản tiêu tán, bị người đời chơi xấu. Đến giờ phút này, nghiệm lại đời mình, anh thấy những điều đó không hề sai. Năm 1986, anh phối hợp với Hội chữ thập đỏ của quận 5 mở phòng mạch chẩn trị y học cổ truyền dân tộc. Uy tín của Nguyễn Hữu Khai trong giới y học cổ truyền ngày càng được nâng cao, anh được mời về giảng dạy tại trường Trung cấp y học dân tộc Tuệ Tĩnh – Bộ y tế. Công việc đang ổn định thì những biến động về kinh tế thị trường đã khiến toàn bộ cơ nghiệp anh gây dựng trong mấy năm trời rơi xuống sông xuống bể. Không nản lòng, anh lại tiếp tục tìm hướng đi mới. Có thời điểm sang Trung Quốc, sang Liên Xô tìm hướng mở rộng thị trường, hết sạch tiền, anh phải đi dạy võ để kiếm sống. Trời không phụ lòng người có công, anh lại dựng lên sự nghiệp. Nhưng hết lần này đến lần khác, cứ khi công việc bắt đầu thuận lợi, anh lại bị kẻ xấu ghen tức mà hãm hại, có những lúc tưởng chỉ còn hai bàn tay trắng. Nhưng cuối cùng, thương hiệu Bảo Long cũng ra đời. Từ một công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long nhỏ bé ban đầu, nhờ sự kiên trì không mệt mỏi, Nguyễn Hữu Khai đã phát triển nó thành một tập đoàn Y dược Bảo Long lớn mạnh được cả trong và ngoài nước biết đến, với hơn 1000 nhân viên. Sản phẩm của Bảo Long giờ đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Anh cũng là một trong số ít các doanh nhân Việt Nam được tặng chân dung Bạch Thái Bưởi (biểu tượng của những doanh nhân thành đạt từ 2 bàn tay trắng). Không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh các loại thuốc đông y, Nguyễn Hữu Khai còn mở bệnh viện Đông y dược Bảo Long, chữa được nhiều bệnh mà Tây y không làm được.
4 người phụ nữ của số phận
Tài giỏi, nghị lực, lại có dáng dáp thanh lịch, tài hoa, Nguyễn Hữu Khai là người trong mộng của nhiều cô gái đẹp. Nhưng số phận dành cho người đàn ông này không ít đa đoan. Anh đã trải qua 3 lần hôn nhân tan vỡ, ly biệt vì nhiều lý do khác nhau. Người vợ thứ nhất của anh, người đã cùng anh chia ngọt sẻ bùi trong những năm tháng đầu cơ cực đã không thể cảm thông, chia sẻ và cùng anh đi trọng quãng đời còn lại. Vì sự tan vỡ này, anh đã phải chịu không ít tủi nhục khi bị bố mẹ từ mặt, dư luận bàn tán.
Ảnh cưới Nguyễn Hữu Khai - Lê Thúy Hằng
Vượt qua những vết thương đó, anh làm lại từ đầu với một cô gái người Hoa mà anh hết mực yêu thương, một cô gái đã đem lòng mến mộ anh, yêu thương anh từ lúc anh còn nghèo khó, cơ hàn. Anh kể: “Cô ấy là một người có dấu ấn vô cùng đặc biệt trong cuộc đời tôi. Là con gái của một chủ hiệu thuốc đông y nổi tiếng, sống trong nhung lụa, nhưng cô ấy lại chọn tôi, yêu tôi từ khi tôi chỉ có hai bàn tay trắng, bất chấp việc tôi đã có vợ và hai con. Chính cô ấy là người đã dành dụm từng chút tiền ăn sáng, rồi cho tôi vay để lập nghiệp. Cũng chính cô ấy đã hướng tôi việc mở rộng thị trường ra nước ngoài. Số tôi không tốt phước, nên sống với nhau chẳng được bao lâu thì cô ấy mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời ngay sau khi sinh cho tôi đứa con trai duy nhất”.
Sau khi người vợ thứ hai đã mất, anh phải sống cảnh gà trống nuôi con. Vì khó khăn vất vả lại thêm mất mát đau đớn, anh lâm trọng bệnh tưởng không qua k hỏi, phải cắn răng đưa đứa con còn đỏ hỏn vào cô nhi viện. Một cô học trò cũ của anh, vì lòng mến mộ, đã đưa con anh về nuôi và tìm mọi cách cứu chữa cho anh qua cơn hiểm nghèo. Anh bước vào cuộc hôn nhân thứ 3 với người phụ nữ ấy vì nghĩa nhiều hơn vì tình. Nhưng đây cũng chính là cuộc hôn nhân cay đắng và đau đớn nhất của anh. Sau những khó khăn, khi công việc kinh doanh bắt đầu thuận lợi, Nguyễn Hữu Khai đã mở rộng sản xuất ra khu vực phía Bắc và giao cho vợ quản lý. “Tin tưởng cô ấy thật lòng thương tôi nên tôi không ngại truyền nghề và chỉ bảo cô ấy tận tâm. Chi nhánh phía Bắc của tôi cũng giao cho cô ấy quản lý. Nhưng lòng tham làm cô ấy thay đổi. Cô ấy tách ra khỏi Bảo Long và tìm mọi cách phá hoại việc kinh doanh của tôi. Hôn nhân của tôi thêm một lần tan vỡ, với một vết thương lòng tưởng chẳng bao giờ hàn gắn được”.
Sau những long đong, lận đận của tình duyên, giờ đây Nguyễn Hữu Khai đã tìm thấy bến đỗ bình yên của đời mình, bên người vợ xinh đẹp kém anh gần 20 tuổi. Lê Thúy Hằng, vợ anh là một cô gái xinh đẹp người Hà Tây, kế toán trong công ty do anh làm giám đốc. Mến phục tài năng, nghị lực và tấm long của anh, cô đã đem long yêu thương anh bất chấp sự cấm cản của gia đình, sự phá hoại của người vợ cũ luôn ghen tức và tìm cách vùi dập anh. Tình yêu của cô gái trẻ đã khiến anh trở nên bớt khô khan và có them nhiều niềm tin vào cuộc đời. Sau hơn 10 năm chung sống, có con cái với nhau vẫn không hề thay đổi. Chị trở thành cánh tay đắc lực của anh trênt thương trường, giúp anh thành công trong những lĩnh vực kinh doanh mới. ANh cũng truyền dạy cho vợ mọi kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình, giúp chị từ một cô nhân viên kế toán năm nào trở thành một nữ doanh nhân thong minh, sắc sảo, thành đạt, được nhận giải thưởng dành cho các nữ doanh nhân tiêu biểu. Giờ đây ở tuổi ngoài năm mươi, người ta vẫn thấy Nguyễn Hữu Khai rất lãng mạn, sôi nổi, thích làm thơ, viết văn. Hạnh phúc cuối cùng mỉn cười với người đàn ông đa tài nhưng đa đoan, với vợ đẹp, con ngoan và một sự nghiệp thành đạt. Nguyễn Hữu Khai bảo sau những sóng gió, thăng trầm của số phận, hậu vận của anh đã được đền đáp bằng một người phụ nữ tri âm, tri kỷ và vô cùng tuyệt vời.
Người sáng lập môn phái “Bảo Long y võ”
Trong những năm lang bạt xứ người theo học nghề thuốc, Nguyễn Hữu Khai còn được người thầy Trung Quốc yêu mến, tin tưởng truyền dạy lại những ngón võ gia truyền. Anh tâm sự, võ thuật đã rèn cho anh sức khỏe để chịu đựng vất vả, cho anh nghị lực để vượt qua những năm tháng gian khó, tuyệt vọng. Thời gian còn ở trong nhà tù Hỏa Lò, tuy không bao giờ “giễu võ giương oai”, nhưng chính những võ công học được đã giúp anh tự bảo vệ chính mình trước nhiều dân anh chị có số má trong tù. Những ngày tháng lăn lộn mưu sinh, xây dựng thương hiệu Bảo Long ở đất Sài Gòn, anh tổ chức những đám mãi võ biểu diễn khắp các hang cùng ngõ hẻm để gây thu hút sự chú ý của mọi người, quảng bá cho thương hiệu thuốc đông dược của Bảo Long. Anh tâm sự: “Võ học và y dược là hai lĩnh vực không liên quan gì đến nhau, một là lao động trí tuệ, một cái là cơ bắp. Nhưng võ thuật giúp tôi giải tỏa căng thẳng, lấy lại căn bằng cho cuộc sống”.
Với niềm đam mê với võ thuật, ngay từ khi còn trẻ, Nguyễn Hữu Khai đã mở những lớp dạy võ để rèn luyện thân thể, dần dần sáng lập ra môn phái “Bảo Long y võ”. THấy cảnh nền võ thuật cổ truyền của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Khát khao với việc nâng tầm của võ đường lên thành một mô hình giáo dục đồng đều về thể chất và văn hóa, nên sau nhiều lần lặn lội sang Học viện Tiểu Long Thiếu Lâm Tự để học hỏi kinh nghiệm, năm 2007, Nguyễn Hữu Khai đã xây dựng trường PTTH võ thuật Bảo Long, trường võ thuật chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, tuyển sinh trong cả nước, được báo chí gọi là “Thiếu Lâm Tự xứ Đoài”.
Một trong năm lời thề của võ sinh “Bảo Long y võ” là “không lạm dụng võ công để làm điều bất chính và hại người vô tội. Bênh vực lẽ phải, giúp đỡ người yếu đuối thế cô”.
Mỗi học sinh vào học tại ngôi trường này đều phải thuộc lòng và luôn tâm niệm lời thề đó. Nguyễn Hữu Khai luôn tâm niệm học võ thuật nhưng không được bỏ bê văn hóa, nên ngoài đầu tư cơ sở vật chất cho việc dạy võ, đội ngũ giáo viên dạy văn hóa của trường cũng được chọn một cách kĩ lưỡng. Vào trường võ thuật Bảo Long, sẽ rất dễ để đọc được những câu nhắc nhở về đạo đức của người học võ: “Tận cùng của Võ là Văn. Tận cùng của miếng cơm manh áo là Nghĩa khí, là cái cao cả của tình người. Võ thuật là sức mạnh vô song, là nghị lực kiên cường, là ý chí sắt đá, là tinh thần cao thượng”. Đọc những câu này, người ta dễ dàng nhận ra đó cũng chính là cuộc đời, là nguyên tắc sống của Trưởng môn phái “Bảo Long y võ”. Nguyễn Hữu Khai.
Một trong những điều khiến người ta ca ngợi Nguyễn Hữu Khai không phải chỉ bởi anh là một con người với nhiều “kì tích” trong cuộc sống mà còn bởi tấm lòng nhân hậu, luôn tâm niệm cứu đời, cứu người. Khi Tập đoàn Y dược Bảo Long lớn mạnh, mỗi lần về quê, gặp con em các gia đình chưa xin được việc hay chưa học hành ở đâu, anh lại bỏ công sức, tiền của đào tạo rồi cho về làm nhân viên của Bảo Long. Ở đây, tất cả nhân viên đều yêu mến anh. Họ không nói “Chào Tổng giám đốc” mà nói “chào thầy” một cách đầy trìu mến. May mắn có được thành công, sự giàu có, nhưng anh không quên chia sẻ sự may mắn đó cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Có lần nghe tin tức thời sự trên VTV nói về trường hợp hai cháu bé ở xã Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ rơi vào cảnh không nơi nương tựa do bố mẹ không may bị ung thư qua đời, anh đã lặn lội lên tận Phú Thọ, đưa hai cháu về Bảo Long và nói với toàn thể nhân viên: “Hai đứa trẻ này là những đứa con mới của gia đình Bảo Long”. Không chỉ nuôi dưỡng, giúp các cháu học hành, lo công ăn việc làm, Nguyễn Hữu Khai còn giúp các cháu lập bàn thờ bố mẹ. Nhiều người dân ở xã Thạch Sơn lúc đầu không tin vào lòng tốt của Nguyễn Hữu Khai đã rủ nhau xuống tận Tập đoàn Bảo Long “để xem thực hư ra sao” và rồi phải rơi nước mắt cảm động trước tấm lòng của vị lương y tài đức Nguyễn Hữu Khai.
Mấy năm trước, tình cờ xem trên ti vi kể về câu chuyện tình cảm động của một cô gái mắc bệnh hiểm nghèo ở Nghệ An, Nguyễn Hữu Khai đã lặn lội vào đó để tìm cách giúp đỡ cô gái nghèo bất hạnh đó. Anh đã làm nên kì tích, khi làm được những việc tưởng như không thể: “Phương quê ở tận Tân Kỳ, Nghệ An, bị mắc bệnh u tủy cột sống, liệt từ ngực trở xuống. Thế nhưng có một anh chàng tên Trương Văn Chín quê ở Tiền Giang, tình cờ gặp và yêu Phương đã khiến tôi cảm động vô cùng. Lúc mà Phương đang nằm một chỗ chờ chết, tôi đã cho xe cứu thương vào Nghệ An đưa Phương ra Bảo Long chữa bệnh. Kỳ tích đã xảy ra nhờ tấm lòng của người thầy thuốc nhân hậu. Sự chữa trị tận tình của Nguyễn Hữu Khai đã khiến Phương không những thoát khỏi lưỡi hái tử thần mà dần lấy lại được cảm giác cho cơ thể. Sức khỏe của Phương sau đó đã hồi phục, cô đã tổ chức đám cưới với Trương Văn Chín tại chính hội trường của Tập đoàn y dược Bảo Long, nơi họ đã coi như mái nhà thứ hai của mình”.
“Nợ đời trả mãi chẳng xong/ Leo bao nhiêu núi vẫn mong cứu người” – có một người bạn đã tặng Nguyễn Hữu Khai câu nói đó, để nói về cuộc đời đầy song gió nhưng cũng vô cùng nhiều kì tích của anh. Tiền vận khổ cực, hậu vận giàu sang, thành đạt. Tất cả những điều đó đều đúng như lời người thầy Trung Quốc đã nói khi xem tướng mạo của anh. Nhưng dù có hiển vinh, anh vẫn đầy ắp những suy tư, trăn trở với việc cứu người, giúp đời, giúp những nụ cười trên môi những bệnh nhân của mình tươi hơn mỗi ngày.
Theo Pháp luật&Cuộc sống
Từ sinh viên đại học đến nhà tù Hỏa Lò
Khi mấy chục tập của bộ phim “Đường đời” phát sóng trên VTV3, nhiều người đã phải ngỡ ngàng khi đạo diễn của bộ phim tiết lộ nhân vật chính của phim – lương y Hải chính là một nguyên mẫu được xây dựng từ cuộc đời thực của một nhận vật nổi tiếng trong cả giới kinh doanh, y học và võ thuật, là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long – Nguyễn Hữu Khai. Nhà văn Hoàng Dự, người viết tiểu thuyết “Đường đời” đã nói: “Cuộc đời Nguyễn Hữu Khai là một cuộc đời đầy chất liệu cho một cuốn tiểu thuyết và một bộ phim thành công”.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khớ ở Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (cũ), việc Nguyễn Hữu Khai có được sự thành đạt như ngày hôm nay, chính mẹ anh, bà Nguyễn Thị Lảng cũng không hề ngờ tới. Bà kể, sau khi xuất ngũ, anh trở thành sinh viên của trường Đại học Kiến trúc, theo ước nguyện của gia đình. Nhưng số phận đã không cho anh trở thành một kiến trúc sư như đã định mà chọn cho anh con đường để trở thành một lương y cứu người, với nhiều cay đắng, thăng trầm. Năm đó, khi đang học đại học dở dang thì cô em gái mà anh rất mực yêu thương bị mắc bệnh dẫn đến mắt bị kéo màng rồi gây ra mù lòa. Thương em, anh bỏ dở việc học hành. Lăn lội sang Trung Quốc tìm thầy giỏi để học nghề. Suốt mấy năm đó, bố mẹ anh, vợ anh đã khóc hết nước mắt khi không nhận được thông tin gì của anh. Có lúc cả gia đình tưởng anh đã bỏ xác xứ người mà làm giỗ cho anh.
Phải đến năm 1982, Nguyễn Hữu Khai mới trở về nhà, trong tình trạng sức khỏe suy kiệt. Mấy năm xa xứ, anh đã trải qua nhiều biến cố. Nhưng biến cố lớn nhất là sau khi chiến tranh biên giới xảy ra, trên đường trở về Việt Nam, Nguyễn Hữu Khai đã bị công an bắt vì tưởng anh cũng cùng đoàn với những người giả mạo giấy tờ để vượt biên trái phép. Đó là quãng đời đen tối nhất của Nguyễn Hữu Khai. Trong suốt từ năm 1979 đến 1982, anh đã bị giam khắp các nhà giam từ Lạng Sơn đến Hà Bắc rồi về Hỏa Lò. Bản tính hiền lành, chân chất, nên trong tù, dù có võ công, anh vẫn thường bị bạn tù bắt nạt, đánh đập, hành hạ. Sống giữa những tên tội phạm sừng sỏ, những tay anh chị giang hồ máu mặt, anh vẫn giữ được sự trong sạch của mình. Cuối cùng, anh được minh oan, được trở về quê hương trong niềm vui của cả gia đình.
Vinh quang dành cho người không bao giờ nản chí
Nguyễn Hữu Khai kể, trong suốt 2 năm tiếp theo anh đã chữa bệnh thành công cho cô em gái mù lòa. Nghe tiếng anh, người dân ở xung quanh vùng đổ xô đến chữa bệnh. Với nghề thuốc học được, anh tìm kiếm mày mò bào chế các vị thuốc từ thảo dược, chữa được nhiều bệnh, khiến uy tín ngày một tăng. Khi đó để tiết kiệm tối đa chi phí chữa bệnh, anh thường tự mình vào rừng hái lá thuốc. Nhưng có những vị thuốc không tìm được trong rừng, anh phải đến các quầy thuốc đông y mua chịu. Bệnh nhân tìm đến anh để chữa bệnh thì đông, nhưng phần lớn đều nghèo. Có những người thậm chí không có tiền để trả tiền thuốc. Anh kể: “Nhiều bệnh nhân đến nằm ở nhà tôi cả tháng, tôi nuôi cơm ăn, tôi chữa bệnh, nhưng đến lúc về họ bảo họ không có tiền, tôi cũng chỉ biết cười trừ, bảo họ đi. Mình nghèo, họ còn nghèo hơn. Mình hơn họ ở chỗ mình còn có nghề thuốc. Có lần có cô bé mang tiền đến chũa bệnh, nhưng sau một đêm ngủ dậy, số tiền để trong túi không cánh mà bay. Bệnh nhân người ra người vào liên tục, chẳng biết ai là thủ phạm. Thấy cô bé bệnh nhân cứ khóc lóc vật vã vì mất sạch toàn bộ số tiền đem theo, tôi chẳng đành lòng. Trong nhà lúc đó không có tiền, tôi lại chạy đi vay hang xóm, mang về cho cô bé đó, bảo là chú nhặt được, không biết của ai nên mang đi mua thuốc, giờ biết của cháu thì chú trả, Tiếng là chữa bệnh cho nhiều người nhưng tiền thu được thì chẳng mấy. Có bệnh nhân còn mang ngô, mang khoai, mang lúa đến nhà tôi gọi là trả tiền thuốc. Có những thời điểm tôi nợ nần chồng chất, các chủ hiệu thuốc đông y mà tôi mua chịu cứ đến đồi tiền liên tục. Cực chẳng đành, có chiếc giường cưới của hai vợ chồng, tôi cũng phải mang đi bán. Vợ tôi khi đó đã không ít lần nước mắt ngắn dài, trách tôi ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.
Khi những khó khăn ban đầu đi qua, danh tiếng của thầy thuốc Khai được người dân khắp vùng truyền tai nhau thì cũng là lúc sóng gió ập đến. Một số người có chức quyền vì ghen ghét đã vu anh là “lang băm”, vin vào việc anh không có bằng cấp chứng chỉ mà hành nghề để triệt mất của anh con đường sống, khiến gia đình anh rơi vào nợ nần chồng chất. Lúc này, những bạn tù của anh thời còn ở Hỏa Lò, nghe tin đã mang quà cáp đến, rủ anh đi đào vàng. “Có lúc tưởng buông xuôi, bước theo con đường đó nhưng mẹ tôi là người sâu sắc nhạy cảm, bà đã lờ mờ đoán ra chuyện và giữ tôi ở lại. Nhờ mẹ mà tôi mới có ngày hôm nay”. Không nản chí trước thất bại, ban ngày anh đi chở đá thuê cho lò vôi, ban đêm lại tìm đọc sách đông y để nâng cao tay nghề.
Nguyễn Hữu Khai bảo cái số anh phải ly hương mới lập nghiệp được. Năm 1984, vì khó khăn quá, anh phải bỏ xứ theo đoàn kinh tế mới vào tận miền Tây Nam Bộ kiếm kế sinh nhai. Nhưng số phận đã định cho Nguyễn Hữu Khai phải gắn đời mình cho việc cứu người. Sau lần vào Sài Gòn chữa trọng bệnh cho cô em họ, Nguyễn Hữu Khai được nhiều người biết tới, tìm đến nhờ chữa bệnh. Anh lại tiếp tục bào chế các loại thuốc mới, được nhiều người ưa chuộng. Để có thể cạnh tranh được với các thương hiệu lớn, anh đã phải cùng với các nhân viên của mình đi biểu diễn võ thuật trên khắp các đường phồ, khắp các khu vực đông dân cư để quảng bá thương hiệu thuốc. Nhưng giữa đất Sài Gòn – Chợ Lớn nổi tiếng là nơi cạnh tranh của các nhà thuốc Đông y, công việc của Nguyễn Hữu Khai vô cùng khó khăn. Đã có lúc, anh bị nhóm đầu gấu do các chủ hiệu thuốc sai đi đánh vì giành mất thị phần của họ.
Nguyễn Hữu Khai kể rằng, ngay cả khi còn đang bấp bênh với nghiệp bào chế thuốc chữa bệnh, có một chủ hiệu thuốc đông y biết coi tướng số đã nói số anh thế nào cũng vinh hiển, nhưng trước đó sẽ cay đắng đủ điều, nhiều lần gia sản tiêu tán, bị người đời chơi xấu. Đến giờ phút này, nghiệm lại đời mình, anh thấy những điều đó không hề sai. Năm 1986, anh phối hợp với Hội chữ thập đỏ của quận 5 mở phòng mạch chẩn trị y học cổ truyền dân tộc. Uy tín của Nguyễn Hữu Khai trong giới y học cổ truyền ngày càng được nâng cao, anh được mời về giảng dạy tại trường Trung cấp y học dân tộc Tuệ Tĩnh – Bộ y tế. Công việc đang ổn định thì những biến động về kinh tế thị trường đã khiến toàn bộ cơ nghiệp anh gây dựng trong mấy năm trời rơi xuống sông xuống bể. Không nản lòng, anh lại tiếp tục tìm hướng đi mới. Có thời điểm sang Trung Quốc, sang Liên Xô tìm hướng mở rộng thị trường, hết sạch tiền, anh phải đi dạy võ để kiếm sống. Trời không phụ lòng người có công, anh lại dựng lên sự nghiệp. Nhưng hết lần này đến lần khác, cứ khi công việc bắt đầu thuận lợi, anh lại bị kẻ xấu ghen tức mà hãm hại, có những lúc tưởng chỉ còn hai bàn tay trắng. Nhưng cuối cùng, thương hiệu Bảo Long cũng ra đời. Từ một công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long nhỏ bé ban đầu, nhờ sự kiên trì không mệt mỏi, Nguyễn Hữu Khai đã phát triển nó thành một tập đoàn Y dược Bảo Long lớn mạnh được cả trong và ngoài nước biết đến, với hơn 1000 nhân viên. Sản phẩm của Bảo Long giờ đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Anh cũng là một trong số ít các doanh nhân Việt Nam được tặng chân dung Bạch Thái Bưởi (biểu tượng của những doanh nhân thành đạt từ 2 bàn tay trắng). Không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh các loại thuốc đông y, Nguyễn Hữu Khai còn mở bệnh viện Đông y dược Bảo Long, chữa được nhiều bệnh mà Tây y không làm được.
4 người phụ nữ của số phận
Tài giỏi, nghị lực, lại có dáng dáp thanh lịch, tài hoa, Nguyễn Hữu Khai là người trong mộng của nhiều cô gái đẹp. Nhưng số phận dành cho người đàn ông này không ít đa đoan. Anh đã trải qua 3 lần hôn nhân tan vỡ, ly biệt vì nhiều lý do khác nhau. Người vợ thứ nhất của anh, người đã cùng anh chia ngọt sẻ bùi trong những năm tháng đầu cơ cực đã không thể cảm thông, chia sẻ và cùng anh đi trọng quãng đời còn lại. Vì sự tan vỡ này, anh đã phải chịu không ít tủi nhục khi bị bố mẹ từ mặt, dư luận bàn tán.
Ảnh cưới Nguyễn Hữu Khai - Lê Thúy Hằng
Vượt qua những vết thương đó, anh làm lại từ đầu với một cô gái người Hoa mà anh hết mực yêu thương, một cô gái đã đem lòng mến mộ anh, yêu thương anh từ lúc anh còn nghèo khó, cơ hàn. Anh kể: “Cô ấy là một người có dấu ấn vô cùng đặc biệt trong cuộc đời tôi. Là con gái của một chủ hiệu thuốc đông y nổi tiếng, sống trong nhung lụa, nhưng cô ấy lại chọn tôi, yêu tôi từ khi tôi chỉ có hai bàn tay trắng, bất chấp việc tôi đã có vợ và hai con. Chính cô ấy là người đã dành dụm từng chút tiền ăn sáng, rồi cho tôi vay để lập nghiệp. Cũng chính cô ấy đã hướng tôi việc mở rộng thị trường ra nước ngoài. Số tôi không tốt phước, nên sống với nhau chẳng được bao lâu thì cô ấy mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời ngay sau khi sinh cho tôi đứa con trai duy nhất”.
Sau khi người vợ thứ hai đã mất, anh phải sống cảnh gà trống nuôi con. Vì khó khăn vất vả lại thêm mất mát đau đớn, anh lâm trọng bệnh tưởng không qua k hỏi, phải cắn răng đưa đứa con còn đỏ hỏn vào cô nhi viện. Một cô học trò cũ của anh, vì lòng mến mộ, đã đưa con anh về nuôi và tìm mọi cách cứu chữa cho anh qua cơn hiểm nghèo. Anh bước vào cuộc hôn nhân thứ 3 với người phụ nữ ấy vì nghĩa nhiều hơn vì tình. Nhưng đây cũng chính là cuộc hôn nhân cay đắng và đau đớn nhất của anh. Sau những khó khăn, khi công việc kinh doanh bắt đầu thuận lợi, Nguyễn Hữu Khai đã mở rộng sản xuất ra khu vực phía Bắc và giao cho vợ quản lý. “Tin tưởng cô ấy thật lòng thương tôi nên tôi không ngại truyền nghề và chỉ bảo cô ấy tận tâm. Chi nhánh phía Bắc của tôi cũng giao cho cô ấy quản lý. Nhưng lòng tham làm cô ấy thay đổi. Cô ấy tách ra khỏi Bảo Long và tìm mọi cách phá hoại việc kinh doanh của tôi. Hôn nhân của tôi thêm một lần tan vỡ, với một vết thương lòng tưởng chẳng bao giờ hàn gắn được”.
Sau những long đong, lận đận của tình duyên, giờ đây Nguyễn Hữu Khai đã tìm thấy bến đỗ bình yên của đời mình, bên người vợ xinh đẹp kém anh gần 20 tuổi. Lê Thúy Hằng, vợ anh là một cô gái xinh đẹp người Hà Tây, kế toán trong công ty do anh làm giám đốc. Mến phục tài năng, nghị lực và tấm long của anh, cô đã đem long yêu thương anh bất chấp sự cấm cản của gia đình, sự phá hoại của người vợ cũ luôn ghen tức và tìm cách vùi dập anh. Tình yêu của cô gái trẻ đã khiến anh trở nên bớt khô khan và có them nhiều niềm tin vào cuộc đời. Sau hơn 10 năm chung sống, có con cái với nhau vẫn không hề thay đổi. Chị trở thành cánh tay đắc lực của anh trênt thương trường, giúp anh thành công trong những lĩnh vực kinh doanh mới. ANh cũng truyền dạy cho vợ mọi kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình, giúp chị từ một cô nhân viên kế toán năm nào trở thành một nữ doanh nhân thong minh, sắc sảo, thành đạt, được nhận giải thưởng dành cho các nữ doanh nhân tiêu biểu. Giờ đây ở tuổi ngoài năm mươi, người ta vẫn thấy Nguyễn Hữu Khai rất lãng mạn, sôi nổi, thích làm thơ, viết văn. Hạnh phúc cuối cùng mỉn cười với người đàn ông đa tài nhưng đa đoan, với vợ đẹp, con ngoan và một sự nghiệp thành đạt. Nguyễn Hữu Khai bảo sau những sóng gió, thăng trầm của số phận, hậu vận của anh đã được đền đáp bằng một người phụ nữ tri âm, tri kỷ và vô cùng tuyệt vời.
Người sáng lập môn phái “Bảo Long y võ”
Trong những năm lang bạt xứ người theo học nghề thuốc, Nguyễn Hữu Khai còn được người thầy Trung Quốc yêu mến, tin tưởng truyền dạy lại những ngón võ gia truyền. Anh tâm sự, võ thuật đã rèn cho anh sức khỏe để chịu đựng vất vả, cho anh nghị lực để vượt qua những năm tháng gian khó, tuyệt vọng. Thời gian còn ở trong nhà tù Hỏa Lò, tuy không bao giờ “giễu võ giương oai”, nhưng chính những võ công học được đã giúp anh tự bảo vệ chính mình trước nhiều dân anh chị có số má trong tù. Những ngày tháng lăn lộn mưu sinh, xây dựng thương hiệu Bảo Long ở đất Sài Gòn, anh tổ chức những đám mãi võ biểu diễn khắp các hang cùng ngõ hẻm để gây thu hút sự chú ý của mọi người, quảng bá cho thương hiệu thuốc đông dược của Bảo Long. Anh tâm sự: “Võ học và y dược là hai lĩnh vực không liên quan gì đến nhau, một là lao động trí tuệ, một cái là cơ bắp. Nhưng võ thuật giúp tôi giải tỏa căng thẳng, lấy lại căn bằng cho cuộc sống”.
Với niềm đam mê với võ thuật, ngay từ khi còn trẻ, Nguyễn Hữu Khai đã mở những lớp dạy võ để rèn luyện thân thể, dần dần sáng lập ra môn phái “Bảo Long y võ”. THấy cảnh nền võ thuật cổ truyền của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Khát khao với việc nâng tầm của võ đường lên thành một mô hình giáo dục đồng đều về thể chất và văn hóa, nên sau nhiều lần lặn lội sang Học viện Tiểu Long Thiếu Lâm Tự để học hỏi kinh nghiệm, năm 2007, Nguyễn Hữu Khai đã xây dựng trường PTTH võ thuật Bảo Long, trường võ thuật chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, tuyển sinh trong cả nước, được báo chí gọi là “Thiếu Lâm Tự xứ Đoài”.
Một trong năm lời thề của võ sinh “Bảo Long y võ” là “không lạm dụng võ công để làm điều bất chính và hại người vô tội. Bênh vực lẽ phải, giúp đỡ người yếu đuối thế cô”.
Mỗi học sinh vào học tại ngôi trường này đều phải thuộc lòng và luôn tâm niệm lời thề đó. Nguyễn Hữu Khai luôn tâm niệm học võ thuật nhưng không được bỏ bê văn hóa, nên ngoài đầu tư cơ sở vật chất cho việc dạy võ, đội ngũ giáo viên dạy văn hóa của trường cũng được chọn một cách kĩ lưỡng. Vào trường võ thuật Bảo Long, sẽ rất dễ để đọc được những câu nhắc nhở về đạo đức của người học võ: “Tận cùng của Võ là Văn. Tận cùng của miếng cơm manh áo là Nghĩa khí, là cái cao cả của tình người. Võ thuật là sức mạnh vô song, là nghị lực kiên cường, là ý chí sắt đá, là tinh thần cao thượng”. Đọc những câu này, người ta dễ dàng nhận ra đó cũng chính là cuộc đời, là nguyên tắc sống của Trưởng môn phái “Bảo Long y võ”. Nguyễn Hữu Khai.
Một trong những điều khiến người ta ca ngợi Nguyễn Hữu Khai không phải chỉ bởi anh là một con người với nhiều “kì tích” trong cuộc sống mà còn bởi tấm lòng nhân hậu, luôn tâm niệm cứu đời, cứu người. Khi Tập đoàn Y dược Bảo Long lớn mạnh, mỗi lần về quê, gặp con em các gia đình chưa xin được việc hay chưa học hành ở đâu, anh lại bỏ công sức, tiền của đào tạo rồi cho về làm nhân viên của Bảo Long. Ở đây, tất cả nhân viên đều yêu mến anh. Họ không nói “Chào Tổng giám đốc” mà nói “chào thầy” một cách đầy trìu mến. May mắn có được thành công, sự giàu có, nhưng anh không quên chia sẻ sự may mắn đó cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Có lần nghe tin tức thời sự trên VTV nói về trường hợp hai cháu bé ở xã Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ rơi vào cảnh không nơi nương tựa do bố mẹ không may bị ung thư qua đời, anh đã lặn lội lên tận Phú Thọ, đưa hai cháu về Bảo Long và nói với toàn thể nhân viên: “Hai đứa trẻ này là những đứa con mới của gia đình Bảo Long”. Không chỉ nuôi dưỡng, giúp các cháu học hành, lo công ăn việc làm, Nguyễn Hữu Khai còn giúp các cháu lập bàn thờ bố mẹ. Nhiều người dân ở xã Thạch Sơn lúc đầu không tin vào lòng tốt của Nguyễn Hữu Khai đã rủ nhau xuống tận Tập đoàn Bảo Long “để xem thực hư ra sao” và rồi phải rơi nước mắt cảm động trước tấm lòng của vị lương y tài đức Nguyễn Hữu Khai.
Mấy năm trước, tình cờ xem trên ti vi kể về câu chuyện tình cảm động của một cô gái mắc bệnh hiểm nghèo ở Nghệ An, Nguyễn Hữu Khai đã lặn lội vào đó để tìm cách giúp đỡ cô gái nghèo bất hạnh đó. Anh đã làm nên kì tích, khi làm được những việc tưởng như không thể: “Phương quê ở tận Tân Kỳ, Nghệ An, bị mắc bệnh u tủy cột sống, liệt từ ngực trở xuống. Thế nhưng có một anh chàng tên Trương Văn Chín quê ở Tiền Giang, tình cờ gặp và yêu Phương đã khiến tôi cảm động vô cùng. Lúc mà Phương đang nằm một chỗ chờ chết, tôi đã cho xe cứu thương vào Nghệ An đưa Phương ra Bảo Long chữa bệnh. Kỳ tích đã xảy ra nhờ tấm lòng của người thầy thuốc nhân hậu. Sự chữa trị tận tình của Nguyễn Hữu Khai đã khiến Phương không những thoát khỏi lưỡi hái tử thần mà dần lấy lại được cảm giác cho cơ thể. Sức khỏe của Phương sau đó đã hồi phục, cô đã tổ chức đám cưới với Trương Văn Chín tại chính hội trường của Tập đoàn y dược Bảo Long, nơi họ đã coi như mái nhà thứ hai của mình”.
“Nợ đời trả mãi chẳng xong/ Leo bao nhiêu núi vẫn mong cứu người” – có một người bạn đã tặng Nguyễn Hữu Khai câu nói đó, để nói về cuộc đời đầy song gió nhưng cũng vô cùng nhiều kì tích của anh. Tiền vận khổ cực, hậu vận giàu sang, thành đạt. Tất cả những điều đó đều đúng như lời người thầy Trung Quốc đã nói khi xem tướng mạo của anh. Nhưng dù có hiển vinh, anh vẫn đầy ắp những suy tư, trăn trở với việc cứu người, giúp đời, giúp những nụ cười trên môi những bệnh nhân của mình tươi hơn mỗi ngày.
Theo Pháp luật&Cuộc sống
Re: nhung bai hoc ntu nhung nguoi thanh dat
Chuyện về một góa phụ siêu tỷ phú Việt Nam Có một cậu bé sống những năm tháng đói rét ở một miền quê cách Hà Nội, chừng 50 Km đã trở thành một siêu tỷ phú Việt Nam bằng sự đau đớn của phận đói nghèo và sức mạnh của giấc mơ bước ra khỏi bùn lầy của một đời sống đói nghèo, tăm tối. Đó là Đỗ Công Sơn. Bây giờ anh đã rời xa thế gian này hơn 5 năm rồi. Nhưng mỗi khi nhìn thấy một chiếc máy bay bay qua bầu trời, tôi lại nhớ đến anh, một đồng hương, một người bạn trong nhiều năm của tôi. Bởi anh là người mang chiếc Boeing đầu tiên về cho Việt Nam. Và bởi anh là một tấm gương của nghị lực phi thường vượt qua số phận. Lượt xem: 6523 Bình luận: 0 Gửi ngày: 18/01/2010 Đó là những năm tháng mà Mỹ vẫn cấm vận Việt Nam. Ngay từ thời gian ấy, Đỗ Công Sơn đã mơ đến một ngày mang được chiếc Boing về đất nước mình. Lần thứ nhất, anh đã thất bại. Khi anh cùng Chủ tịch một hãng hàng không Châu Âu đang trên đường đưa chiếc Boeing về Việt Nam thì nhận đựơc lời đe dọa của phía Mỹ. Nếu Hãng hàng không Châu Âu đó cố tình giúp Việt Nam thì mọi chuyến bay của hãng hàng không đó sẽ không được bay vào không phận của Mỹ nữa. Đỗ Công Sơn đã phải ngậm ngùi rời bỏ chiếc máy bay Boeing.
Nhưng anh đã không rời bỏ ước mơ ấy của mình cho dù lúc đó anh đã là một thương gia siêu tỷ phú theo cách gọi của nhiều người Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Đỗ Công Sơn lại một mình lặng lẽ lên đường. Và anh đã mang được chiếc Boing đầu tiên về Việt Nam. Tôi không phải là một người kinh doanh ,vì thế tôi không học hỏi nghệ thuật kinh doanh của anh, nhưng tôi đã coi anh là một tấm gương của nghị lực phi thường. Khi quen biết anh, một thời gian dài tôi không hề biết anh đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo: ung thư. Anh vẫn thường xuyên bay khắp thế giới vì công việc kinh doanh. Anh luôn luôn là người hài hước và như chẳng có lúc muộn phiền hay chán nản. Anh đã sống thật thanh thản và tự tin cho đến khi mất.
Đỗ Công Sơn (giữa) cùng cựu Thủ tướng Australia và một tỷ phú Hongkong
Khi anh Đỗ Công Sơn trút hơi thở cuối cùng thì cũng lúc chị Trần Thị Lan Hương trở thành người đàn bà goá bụa. Cuộc sống có những điều thay đổi nhanh như chớp mắt. Hơn một năm sau ngày Đỗ Công Sơn mất tôi mới trở lại ngôi nhà của anh ở phố Bà Triệu. Bây giờ nỗi đau trong chị đã vơi đi một chút. Nhưng chị vẫn ứa nước mắt khi nhớ lại lời anh dặn chị trước khi mất: “Đừng chôn của cải gì theo anh”.
Chị bảo anh sợ một kẻ nào đó nghĩ anh giàu có sẽ chôn theo của cải theo mà sinh lòng tham rồi đào bới phần mộ anh. Chị nói mãi với tôi rằng anh đã làm ra bao nhiêu thứ nhưng khi đi chẳng mang theo thứ gì. Mặc dù chị biết rằng khi chết chẳng ai mang theo thứ gì. Mặc dù chị biết rằng khi chết chẳng ai cần mang theo của cải vật chất có trên cuộc đời này nữa và lời anh dặn cũng làm chị lo sợ. Nhưng chị vẫn không sao từ bỏ được nỗi đau khổ rằng anh không còn trên đời này.
Trong những ngày tháng cuối đời, anh luôn nhắc chị khi anh mất hãy mang anh về quê. Và chị đã thực hiện uớc nguyện của anh. Thửa ruộng nơi họ hàng anh đào huyệt mộ cho anh ướt nhão. Cảnh đó ngược lại với nơi anh ở và làm việc khi còn sống. Nhưng đó là con đường mà mỗi người sinh ra trên thế gian này phải đi. Chúng ta sinh ra từ hư vô và trở về với hư vô. Mọi của cải, mọi sang hèn, mọi đúng sai lúc đó chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Mọi ý nghĩ chỉ để lại cho con người đã khuất và nỗi thương nhớ dành cho họ.
Gia đình Đỗ Công Sơn - Trần Thị Lan Hương và các con
Anh ra đi để lại cho chị một núi công việc. Ngày đó, có lúc tôi băn khoăn tự hỏi, chị sẽ gánh vác công việc như thế nào? Tôi không biết nhiều lắm về công việc của công ty gia đình chị. Tôi chỉ nhìn thấy bằng mất những gì gia đình này làm được mà thôi. Nhưng chỉ công việc tôi biết thì tôi thấy đã quá sức rồi. Một năm sau khi anh mất, chị định đóng cửa khu Rersort “khổng lồ” của gia đình chị ở Hoà Bình. Chị không đủ sức để quản lý và điều hành ư? Tôi đã hỏi chị như vậy. Nhưng lý do không phải thế. Lý do là chị sợ xuất hiện nhiều ở khu du lịch sinh thái ấy của gia đình chị. Hàng tuần, có rất nhiều khách du lịch đến V Resort nghỉ ngơi.
Trong những người khách ấy hầu hết là những người khá giả và có cả những người quen. Khi biết chị là bà chủ và chồng chị đã mất, không phải không có những người muốn bày tỏ sự thân thiện và gần gũi với chị và cũng có cả những người tán tỉnh chị. Chị cảm thấy sợ hãi khi người này cầm tay, người kia vỗ vai. Chị thấy những cảnh đó không được phép tiếp tục diễn ra. Mặc dù chị biểt rằng đó là những cử chỉ không được với mình chị mà thôi.
Nhưng lúc đó, chị đang trực tiếp cai quản cơ ngơi ấy thì làm sao chị lại không xuất hiện được. Chị nghĩ, chỉ có cách đóng cửa V Resort thì chị mới không phải rơi vào những việc mà chị muốn tránh. Nhưng cuối cùng, người chị gái của chị từ Đức bay về và giúp chị điều hành công việc của V Resort.
Từ ngày anh mất, chị không đi ăn hay uống cà phê với bất cứ người đàn ông nào ở bất cứ quán cà phê hay nhà hàng nào. Những người liên quan đến công việc thì chị tiếp trực tiếp ở Công ty. Những ai là bạn bè của gia đình chị cũng tiếp ở Công ty. Trụ sở chính của công ty cũng là nhà chính của vợ chồng chị. Chị muốn tiếp bạn bè của chồng chị ở nơi mà chồng chị vẫn thường tiếp bạn anh ở đó. Chị nói với những người bạn của chồng hãy tha thứ cho chị điều đó. Chị cảm thấy không làm khác được cho dù những người bạn của chồng chị thật trong sáng và chẳng có một ý gì khác.
Công việc của công ty vẫn duy trì tốt đẹp sau ngày Đỗ Công Sơn mất. Chị nói, trước khi mất, anh nói với chị công việc kinh doanh và chốn thương trường là chốn quá nhiều cạm bẫy và mệt mỏi. đàn ông như anh mà nhiều lúc thấy mệt mỏi, sợ hãi và muốn rời bỏ tất cả chứ nói gì đến một người đàn bà như chị.
Chị chẳng có ham muốn gì. Tài sản của anh chị đủ cho chị và các con chị sau này sống đàng hoàng. Nhưng chị và các con không thể dừng lại những gì anh đã làm. Khi tôi viết những dòng này, con trai đầu của anh chị mới 25 tuổi. Đó là một chàng trai được học hành chu đáo, được dạy dỗ tử tế và hiều được khát vọng của cha mình. Nhưng với 25 năm sống trên cuộc đời này thì chốn thương trường đối với chàng trai này quả thực là một nơi mà chàng trai chỉ mới hiểu được 1%. Vì ở đó, không phải là kiến thức về luật pháp kinh doanh, hay về khách hàng mà còn là thủ thuật sống đề có thể tồn tại.
Có người hỏi chị có nghĩ đến việc đi bước nữa không? Họ nghĩ thế không có gì là sai. Bởi chị còn trẻ, bởi chị có quyền trong chuyện ấy. Bởi các con chị đã lớn và cũng hiểu được hoàn cảnh của mẹ. Bởi họ cũng tin rằng nơi suối vàng, người chồng quá cố của chị cũng muốn chị có một người bạn thương yêu chị chân thành. Bởi đâu chỉ có công việc, con cái đâu phải lúc nào cũng bên cạnh chị được. Rồi chúng sẽ lấy chồng, lấy vợ. Chúng sẽ có một thế giới riêng.
Nhưng chị nói chị không thể làm được việc đó. Không bao giờ chị làm được việc đó. Không phải chị cô chứng minh sự thủ tiết của mình, mà theo chị trái tim chị đã không còn rung vang được nữa rồi. Và hơn nữa, chị nghĩ rằng, chị có thể hy sinh cho con một lần nữa. Vợ chồng chị đã chúng quá nhiều. Nhưng chẳng bao giờ chị yên tâm về chúng, Toàn bộ tài sản chị có cũng không đủ bảo hiểm cho hạnh phúc của các con chị. Bởi hạnh phúc được tạo thành bởi biết bao nhiêu điều mà trong đó, có rất nhiều điều mơ hồ. Mà đôi khi, chính những điều mơ hồ ấy lại mang lại hạnh phúc hoặc cướp đi hạnh phúc của con người.
Sự lo lắng cho những đứa con của chị hoàn toàn đúng. Bởi chính tôi là một người đàn ông đã ngoài 50 tuổi nhưng chưa bao giờ mẹ tôi cảm thấy yên tâm về tôi. Hầu như cuối tuần nào, tôi cũng về sống với bố mẹ. Mẹ tôi thường ngồi nói chuyện với tôi rất khuya. Và một tối mẹ tôi hỏi: “Nếu mẹ chết thì còn ai yêu con không?”. Đấy là tấm lòng rộng lớn của những bà mẹ, không phân biệt bà mẹ đó giàu sang hay nghèo khó.
Tôi xin lỗi đã viết bài về chị trong câu chuyện này. Chị rất ngại lên báo. Bởi công ty chị có cần quảng cáo đâu. Nếu muốn quảng cáo, thì họ đã quảng cáo từ lâu rồi trên bất kỳ phương tịên truyền thông nào họ muốn. Luật pháp cho doanh nghiệp quảng cáo mà. Và thực tế các công ty vấn làm như thế. Nhưng tôi thấy mình cần viết câu chuyện về vợ chồng chị với những gì tôi biết để chúng ta biết và suy ngẫm về số phận của những con người và ý chí của họ. Kể cả những số phận đau đớn và thất bại trong cuộc đời như là một bài học. Và tất cả chỉ có thế.
Theo Đang yêu
Nhưng anh đã không rời bỏ ước mơ ấy của mình cho dù lúc đó anh đã là một thương gia siêu tỷ phú theo cách gọi của nhiều người Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Đỗ Công Sơn lại một mình lặng lẽ lên đường. Và anh đã mang được chiếc Boing đầu tiên về Việt Nam. Tôi không phải là một người kinh doanh ,vì thế tôi không học hỏi nghệ thuật kinh doanh của anh, nhưng tôi đã coi anh là một tấm gương của nghị lực phi thường. Khi quen biết anh, một thời gian dài tôi không hề biết anh đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo: ung thư. Anh vẫn thường xuyên bay khắp thế giới vì công việc kinh doanh. Anh luôn luôn là người hài hước và như chẳng có lúc muộn phiền hay chán nản. Anh đã sống thật thanh thản và tự tin cho đến khi mất.
Đỗ Công Sơn (giữa) cùng cựu Thủ tướng Australia và một tỷ phú Hongkong
Khi anh Đỗ Công Sơn trút hơi thở cuối cùng thì cũng lúc chị Trần Thị Lan Hương trở thành người đàn bà goá bụa. Cuộc sống có những điều thay đổi nhanh như chớp mắt. Hơn một năm sau ngày Đỗ Công Sơn mất tôi mới trở lại ngôi nhà của anh ở phố Bà Triệu. Bây giờ nỗi đau trong chị đã vơi đi một chút. Nhưng chị vẫn ứa nước mắt khi nhớ lại lời anh dặn chị trước khi mất: “Đừng chôn của cải gì theo anh”.
Chị bảo anh sợ một kẻ nào đó nghĩ anh giàu có sẽ chôn theo của cải theo mà sinh lòng tham rồi đào bới phần mộ anh. Chị nói mãi với tôi rằng anh đã làm ra bao nhiêu thứ nhưng khi đi chẳng mang theo thứ gì. Mặc dù chị biết rằng khi chết chẳng ai mang theo thứ gì. Mặc dù chị biết rằng khi chết chẳng ai cần mang theo của cải vật chất có trên cuộc đời này nữa và lời anh dặn cũng làm chị lo sợ. Nhưng chị vẫn không sao từ bỏ được nỗi đau khổ rằng anh không còn trên đời này.
Trong những ngày tháng cuối đời, anh luôn nhắc chị khi anh mất hãy mang anh về quê. Và chị đã thực hiện uớc nguyện của anh. Thửa ruộng nơi họ hàng anh đào huyệt mộ cho anh ướt nhão. Cảnh đó ngược lại với nơi anh ở và làm việc khi còn sống. Nhưng đó là con đường mà mỗi người sinh ra trên thế gian này phải đi. Chúng ta sinh ra từ hư vô và trở về với hư vô. Mọi của cải, mọi sang hèn, mọi đúng sai lúc đó chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Mọi ý nghĩ chỉ để lại cho con người đã khuất và nỗi thương nhớ dành cho họ.
Gia đình Đỗ Công Sơn - Trần Thị Lan Hương và các con
Anh ra đi để lại cho chị một núi công việc. Ngày đó, có lúc tôi băn khoăn tự hỏi, chị sẽ gánh vác công việc như thế nào? Tôi không biết nhiều lắm về công việc của công ty gia đình chị. Tôi chỉ nhìn thấy bằng mất những gì gia đình này làm được mà thôi. Nhưng chỉ công việc tôi biết thì tôi thấy đã quá sức rồi. Một năm sau khi anh mất, chị định đóng cửa khu Rersort “khổng lồ” của gia đình chị ở Hoà Bình. Chị không đủ sức để quản lý và điều hành ư? Tôi đã hỏi chị như vậy. Nhưng lý do không phải thế. Lý do là chị sợ xuất hiện nhiều ở khu du lịch sinh thái ấy của gia đình chị. Hàng tuần, có rất nhiều khách du lịch đến V Resort nghỉ ngơi.
Trong những người khách ấy hầu hết là những người khá giả và có cả những người quen. Khi biết chị là bà chủ và chồng chị đã mất, không phải không có những người muốn bày tỏ sự thân thiện và gần gũi với chị và cũng có cả những người tán tỉnh chị. Chị cảm thấy sợ hãi khi người này cầm tay, người kia vỗ vai. Chị thấy những cảnh đó không được phép tiếp tục diễn ra. Mặc dù chị biểt rằng đó là những cử chỉ không được với mình chị mà thôi.
Nhưng lúc đó, chị đang trực tiếp cai quản cơ ngơi ấy thì làm sao chị lại không xuất hiện được. Chị nghĩ, chỉ có cách đóng cửa V Resort thì chị mới không phải rơi vào những việc mà chị muốn tránh. Nhưng cuối cùng, người chị gái của chị từ Đức bay về và giúp chị điều hành công việc của V Resort.
Từ ngày anh mất, chị không đi ăn hay uống cà phê với bất cứ người đàn ông nào ở bất cứ quán cà phê hay nhà hàng nào. Những người liên quan đến công việc thì chị tiếp trực tiếp ở Công ty. Những ai là bạn bè của gia đình chị cũng tiếp ở Công ty. Trụ sở chính của công ty cũng là nhà chính của vợ chồng chị. Chị muốn tiếp bạn bè của chồng chị ở nơi mà chồng chị vẫn thường tiếp bạn anh ở đó. Chị nói với những người bạn của chồng hãy tha thứ cho chị điều đó. Chị cảm thấy không làm khác được cho dù những người bạn của chồng chị thật trong sáng và chẳng có một ý gì khác.
Công việc của công ty vẫn duy trì tốt đẹp sau ngày Đỗ Công Sơn mất. Chị nói, trước khi mất, anh nói với chị công việc kinh doanh và chốn thương trường là chốn quá nhiều cạm bẫy và mệt mỏi. đàn ông như anh mà nhiều lúc thấy mệt mỏi, sợ hãi và muốn rời bỏ tất cả chứ nói gì đến một người đàn bà như chị.
Chị chẳng có ham muốn gì. Tài sản của anh chị đủ cho chị và các con chị sau này sống đàng hoàng. Nhưng chị và các con không thể dừng lại những gì anh đã làm. Khi tôi viết những dòng này, con trai đầu của anh chị mới 25 tuổi. Đó là một chàng trai được học hành chu đáo, được dạy dỗ tử tế và hiều được khát vọng của cha mình. Nhưng với 25 năm sống trên cuộc đời này thì chốn thương trường đối với chàng trai này quả thực là một nơi mà chàng trai chỉ mới hiểu được 1%. Vì ở đó, không phải là kiến thức về luật pháp kinh doanh, hay về khách hàng mà còn là thủ thuật sống đề có thể tồn tại.
Có người hỏi chị có nghĩ đến việc đi bước nữa không? Họ nghĩ thế không có gì là sai. Bởi chị còn trẻ, bởi chị có quyền trong chuyện ấy. Bởi các con chị đã lớn và cũng hiểu được hoàn cảnh của mẹ. Bởi họ cũng tin rằng nơi suối vàng, người chồng quá cố của chị cũng muốn chị có một người bạn thương yêu chị chân thành. Bởi đâu chỉ có công việc, con cái đâu phải lúc nào cũng bên cạnh chị được. Rồi chúng sẽ lấy chồng, lấy vợ. Chúng sẽ có một thế giới riêng.
Nhưng chị nói chị không thể làm được việc đó. Không bao giờ chị làm được việc đó. Không phải chị cô chứng minh sự thủ tiết của mình, mà theo chị trái tim chị đã không còn rung vang được nữa rồi. Và hơn nữa, chị nghĩ rằng, chị có thể hy sinh cho con một lần nữa. Vợ chồng chị đã chúng quá nhiều. Nhưng chẳng bao giờ chị yên tâm về chúng, Toàn bộ tài sản chị có cũng không đủ bảo hiểm cho hạnh phúc của các con chị. Bởi hạnh phúc được tạo thành bởi biết bao nhiêu điều mà trong đó, có rất nhiều điều mơ hồ. Mà đôi khi, chính những điều mơ hồ ấy lại mang lại hạnh phúc hoặc cướp đi hạnh phúc của con người.
Sự lo lắng cho những đứa con của chị hoàn toàn đúng. Bởi chính tôi là một người đàn ông đã ngoài 50 tuổi nhưng chưa bao giờ mẹ tôi cảm thấy yên tâm về tôi. Hầu như cuối tuần nào, tôi cũng về sống với bố mẹ. Mẹ tôi thường ngồi nói chuyện với tôi rất khuya. Và một tối mẹ tôi hỏi: “Nếu mẹ chết thì còn ai yêu con không?”. Đấy là tấm lòng rộng lớn của những bà mẹ, không phân biệt bà mẹ đó giàu sang hay nghèo khó.
Tôi xin lỗi đã viết bài về chị trong câu chuyện này. Chị rất ngại lên báo. Bởi công ty chị có cần quảng cáo đâu. Nếu muốn quảng cáo, thì họ đã quảng cáo từ lâu rồi trên bất kỳ phương tịên truyền thông nào họ muốn. Luật pháp cho doanh nghiệp quảng cáo mà. Và thực tế các công ty vấn làm như thế. Nhưng tôi thấy mình cần viết câu chuyện về vợ chồng chị với những gì tôi biết để chúng ta biết và suy ngẫm về số phận của những con người và ý chí của họ. Kể cả những số phận đau đớn và thất bại trong cuộc đời như là một bài học. Và tất cả chỉ có thế.
Theo Đang yêu
Similar topics
» Có những người đạt được những thành công và sự giàu có mà không có sự hổ trợ của giáo dục.
» Những người thành công chưa qua đại học
» Sự vô cảm của trẻ thành thị: Lỗi ở người lớn
» Những người thành công chưa qua đại học
» Sự vô cảm của trẻ thành thị: Lỗi ở người lớn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer