Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
"Giải mã" việc học sinh lười phát biểu
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
"Giải mã" việc học sinh lười phát biểu
"Giải mã" việc học sinh lười phát biểu Vừa qua, trên một số phương tiện truyền thông có đề cập đến vấn đề học sinh lười phát biểu. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đây cũng là hiện trạng chung. HS ngại phát biểu khiến lớp học "trầm lắng" (ảnh chỉ có tính minh họa) Nhận thấy đây là vấn đề cần được quan tâm, chia sẻ, cần được đông đảo bạn đọc góp ý để tìm ra những giải pháp, những hướng đi chung cho các nhà trường; từng bước khắc phục hiện trạng lười, ỷ lại, đợi chờ này của học sinh, đem lại những sắc thái mới, khả thi nhằm tác động tích cực cho hoạt động dạy học, chúng đổi xin được trao đổi một số quan điểm, nhìn nhận của người trong cuộc. Nguyên nhân ? Thực hiện một cuộc khảo sát nho nhỏ ở 4 lớp học với hơn 100 học sinh tại ngôi trường mà tôi đang trực tiếp tham gia giảng dạy về hiện tượng học sinh ngày càng lười phát biểu, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến chia sẽ của những người trong cuộc về một thực trạng đáng lo ngại này, xin được trao đổi với bạn đọc về những điều “mắt thấy, tai nghe” để làm cơ sở cho các đồng nghiệp và những ai quan tâm tham khảo cùng tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng đáng buồn này. 1. Do một số câu hỏi nhàm chán; sự nhàm chán này thường rơi vào hai khả năng: hoặc là do câu hỏi quá dễ hoặclà do câu hỏi quá khó nên chưa thu hút được tính tò mò, sáng tạo của học sinh; vì vậy mỗi khi gặp những tình huống như thế thường học sinh mang tâm lí, phản ứng khác nhau. Với câu hỏi dễ quá, thường các em có tâm lí “coi thường” không thèm trả lời, ngược lại câu hỏi quá khó các em sẽ chờ đợi hay ỷ lại cho học sinh khá, giỏi. 2. Do áp lực khối lượng kiến thức các môn học quá nhiều: Bên cạnh các môn học trước đây, hiện nay các em còn phải học thêm các môn học khác như: Quốc phòng, các môn học tự chọn, các phân môn lồng ghép, học thêm ở trường, ở nhà thầy cô, ở các lò luyện thi để đảm bảo kiến thức cho các kỳ thi và yêu cầu của thầy cô ngày càng cao, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm nên thời gian đầu tư việc học ở nhà có phần hạn chế, từ thực tế đó rất nhiều học sinh các em thường chỉ soạn bài đối phó, chỉ sử dụng sách hướng dẫn, sách giải bài tập ghi chép bài soạn mà không chú ý đến việc ghi nhớ theo kiểu học vẹt, không thể khắc sâu kiến thức; cá biệt có những học sinh còn mượn vở soạn của bạn về chép cho nhanh để đối phó với thầy cô bộ môn… thế nên mới có chuyện đau lòng khi một thầy giáo trong chức trách của mình đã tiến hành kiểm tra bài cũ của một học sinh, mặc dù em này đã soạn bài khá đầy đủ từ bài học đầu tiên đến bài cuối cùng nhưng lại không thể nhớ nổi một vấn đề nào liên quan đến bài học. Đây thực sự là điều đáng báo động cho toàn ngành cần phải sớm vào cuộc để có những giải pháp tích cực, những biện pháp mạnh tay để góp phần chấn chỉnh nề nếp chất lượng dạy-học. 3. Một số thầy cô quá nghiêm khắc, chưa tạo ra được sự hưng phấn cho người học, thậm chí còn tạo ra tâm lí sợ hãi, căng thẳng mệt mỏi cho học sinh, thế nên không chỉ bản thân người dạy cảm thấy áp lực, ngược lại các em cũng cảm thấy áp lực từ sự “nghiêm khắc thái quá” và đây cũng là nguyên nhân khiến trò ngày càng lụi tàn, không hưng phấn với khả năng phát biểu bài. Một kinh nghiệm cho thấy, một giờ dạy thành công phải là giờ dạy nhận được nhiều ý kiến phát biểu của học sinh, nhất là trong giai đoạn mà toàn ngành đang thực hiện cuộc vân động “hai không”, “đoạn tuyệt với đọc chép” và chủ tương “lấy học sinh làm trung tâm”. 4. Một số học sinh chưa đủ tự tin về năng lựccủa bản thân nên ngại phát biểu, một số khác do lười biếng, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp; một sốhọc sinh khác lại biết nhưng sợ sai, mà trả lời sai thì ngại , rầy rà với thầy cô, với bạn bè, nhất là bạn khác giới. Đây là vấn đề được rất nhiều đồng nghiệp đồng tình khi chúng tôi đem trao đổi. Thậm chí các em còn cho rằng, lên THPT bản thân các em lớn rồi nên phát biều nhiều sẽ ngượng. 5. Do các em càng học lên cao nên chỉ tập trung vào các môn khối, từ đó sao nhãng các “môn phụ”. Thực tế qua quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy, học sinh ngày nay rất thực dụng, chỉ quan tâm và đầu tư vào các môn học khối, các môn thi tốt nghiệp , thi Đại học, cao đẳng, nên những bộ môn các em không theo khối và đặc biệt các môn không liên quan đến thi cử như Giáo dục côn g dân, công nghệ, kỷ thuật… thường các em không đầu tư, cá biệt có những học sinh không học bài cũ, thầy cô chấm điểm thấp cũng không hề “nao núng”, thậm chí cũng không cần phát biểu để “gỡ” điểm kém, vô hình trung thầy cô đã hết “thuốc” điều trị rồi. 6. Một số giờ dạy, một số thầy cô chưa thu hút được học sinh: Những hạn chế về năng lực, phương pháp, nghệ thuật giảng dạy và cả độ nhiệt tình, “thiếu lửa” ở thầy cô giáo cũng đã góp phần “tiếp tay” cho sự lười biếng, ỷ lại. trong chờ của các cô tú cậu tú; và thực tế việc chưa khích lệ được tính tự giác xây dựng bài của học sinh do năng lực của nhà giáo đã tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa thầy và trò, và khoảng cách này sẽ không thể rút ngắn khi chính thầy cô không biết khắc phục sữa chữa, luôn yêu cầu ở trò quá cao 7. Sự im lặng của nhiều học sinh trong lớp học kéo dài đã dần trở thành căn “bệnh” lây lan cả lớp. Thực tế khi đem câu chuyện về hiện tượng học sinh lười phát biểu, em Nguyễn Thị H học sinh lớp 12A2 trường THPT Hà Huy Tập-Cẩm Xuyên-Hà Tĩnh thẳng thắn chia sẻ: “Cả lớp đều ít và lười phát biểu thì tại sao mình lại phải phát biểu nên nhiều khi biết câu trả lời nên cũng ngại giơ tay; thậm chí, giơ tay xây dựng, phát biểu nhiều còn bị một số bạn bè cho rằng mình... chơi trội” 8. Do ấn tượng không tốt của một số thầy cô trong quan hệ thầy-trò ảnh hưởng đến sự hợp tác phát biểu: Thực tế, trong hàng triệu triệu thầy cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy không phải thầy cô nào cũng chiếm được cảm tình của các em như nhau, một số thầy cô vì những lý do khác nhau nên ít chiếm được cảm tình của người học và đương nhiên, hậu quả là học sinh ít hợp tác, lười phát biểu, mặt khác, việc phân chia thời khóa biểu cũng phải chú ý vì các em cho rằng, việc phân sắp xếp thời khóa biểu trong một buổi học nên tránh sự gặp gỡ giao thoa của các môn tự nhiên hoặc các môn xã hội, vì như thế sẽ tạo ra sự mệt mỏi nhàm chán căng thẳng cho người học. Ví dụ một buổi học 5 tiết thì không nên sắp xếp Toán, Toán, Sinh Học, Thể dục, Hóa Học.v.v.. hoặc Văn, Văn, Giáo dục công dân, Kỷ, Vật Lý… 9. Do học sinh chưa hiểu hết tác dụng của việc xây dựng phát biểu bài: Trong thực tế, cuộc đời của mỗi con người không ai không gắn liền với một thời tuổi trẻ cắp sách đến trường, việc học sinh chăm lo xây dựng phát biểu bài (dù câu trả lời đúng hay sai) cũng đều có tác dụng to lớn trong việc ghi nhớ, khắc sâu kiến thức cho người học, việc các em tham gia xây dựng phát biểu bài sẽ vừa góp phần giúp cho hoạt động dạy-học tích cực hơn, lớp học vì thế ngày càng sôi nổi hơn, và đương nhiên là thầy cô như được tiếp thêm sức mạnh để dạy hưng phấn hơn, có “lửa” hơn, mặt khác tạo điều kiện cho các em tính chủ động, sáng tạo; tư duy có điều kiện phát triển, từng bước tham gia rèn luyện kỷ năng sống, kỷ năng ứng xử, kỷ năng giao tiếp cho người học, góp phần đào tạo ra thế hệ người lao động có chất lượng, chủ động hơn trong cuộc sống sau này. 10. Do ảnh hưởng của các tác động cuộc sống: Một số học sinh bị ảnh hưởng bởi các loại phim ảnh xã hội, mạng internet, trò chơi điện tử, số ít khác do hoàn cảnh gia đình, cha mẹ thường cải cọ mất đoàn kết, cuộc sống gia đình các em không hạnh phúc, một số khác ít được cha mẹ quan tâm do phải lo toan cho cuộc sống cơm áo gạo tiền, số khác do tác động của tình cảm yêu đương nam nữ nên sao nhãng việc học, và vì vậy tất yếu các em sẽ lười học và hậu quả là lười phát biểu. Hậu quả của việc lười xây dựng phát biểu bài: Lười xây dựng phát biểu bài trong lứa tuổi học sinh, nhất là học sinh THPT đã và đang để lại những hậu quả bất lợi cho cả thầy và trò, cho chất lượng dạy-học, trong đó người chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là các em; đã khá nhiều lần chúng tôi được các đồng nghiệp trao đổi, bàn tán về việc chán nản trước hiện tượng lớp học này, lớp học kia lười phát biểu, xây dựng bài. Nhiều lần thầy cô giáo ra câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại 2, 3, 4 lượt nhưng các em vẫn ngồi im thin thít như tượng gỗ, và chính thầy cô là người phải trả lời câu hỏi do mình đặt ra, những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm chí chán nản, không tha thiết với công việc của mình, thế là phải “ngậm hòn bồ làm ngọt”. Đáng nói hơn nữa là trong một số giờ thao giảng nhân các ngày lễ lớn, thao giảng hay thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, dù đã được thầy cô “phím” trước nhưng nhiều khi các em bất hợp tác, giờ dạy vì vậy không được đồng nghiệp đánh giá cao. Hiện trạng này nếu kéo dài ai dám đảm bảo chất lượng dạy học đạt yêu cầu như mong muốn nếu như không muốn nói là sẽ thụt lùi??? Bên cạnh đó, việc lười xây dựng phát biểu bài của các em còn nảy sinh tâm lí thụ động, chờ đợi co cụm, ỷ lại nên học sinh khó nắm bắt và làm chủ kiến thức của bài học, lâu ngày sẽ tạo thành thói quen thiếu tự tin, hạn chế tính tư duy sáng tạo của người học, vì vậy trí nhớ giảm sút học lực giảm, không phát huy được ưu điểm cũng như không khắc phụ được nhược điểm của mình; đồng thời việc rèn luyện kỷ năng, khả năng giao tiếp, kỷ năng ứng xử của các em với cộng đồng sẽ gặp nhiều hạn chế. Điều đó sẽ làm cho giáo dục sẽ đào tạo ra một lớp người lạc hậu, kém năng động, kém sáng tạo, không giám khẳng định mình, co mình như con rùa rụt cổ, không dám mạnh dạn đứng lên phê phán , chống lại cái sai, cái ác, bảo vệ cái đúng cái thiện, thậm chí đồng tình, đồng lõa với các thói hư tậ xấu là điều khó tránh khỏi. Căn cứ vào từng tiết học, từng bài học cụ thể, giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau, để thu hút sự tò mò, hiếu kỳ, kích thích sự hứng thú của người học Hướng giải quyết: Đây là bài toán không quá khó, nhưng theo chúng tôi cũng không thật sự dễ dàng nếu muốn giải quyết tận gốc rễ vấn đề này, muốn khắc phục được chúng ta càn phải nghiêm túc giải quyết từ cả hai phía người học và người dạy. Phía người dạy, việc cần thiết là thầy cô phải tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cho chất lượng các bài giảng trước khi lên lớp, căn cứ vào từng tiết học, từng bài học cụ thể, giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau, để thu hút sự tò mò, hiếu kỳ, kích thích sự hứng thú của người học. Hệ thống câu hỏi cũng phải hết sức chú ý không nên dễ quá hoặc khó quá, cung không nên quá ngắn hoặc quá dài, câu hơi cũng nên theo kiểu gợi mở, gắn liền với đời sống thực tiễn. Mặt khác, trước mỗi giờ dạy, bằng khả năng nghiệp vụ của mình, giáo viên có thể tạo ra một bầu không khí gần gũi, thân thiện, cởi mở cho người học để rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò như kể một câu chuyện vui có tính giáo dục, một tình huống pháp luật, một mẫu chuyện nho nhỏ về các nhà khoa học trong và noài nước, một vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế mới mẻ của đất nước liên quan đến môn học nhằm giảm bớt căng thẳng áp lực cho các em, khuyến khích các em chăm học, chăm phát biểu, để “mối thầy cô thực sự là một tấm gương về tự học và sáng tạo”. Đồng thời, Bộ GD&ĐT, sở, ngành và các nhà trường THPT cũng cần xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng và xếp loại hạnh kiểm học sinh sau mối tuần, mỗi tháng, mỗi học kỳ và mỗi một năm học; có biện pháp nghiêm khắc với những học sinh lười biếng, nhác nhớn ỷ lại, tránh hiện trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”, không chạy với căn bệnh “thành tích”. Ở trường tôi, một số giáo viên chủ nhiệm cũng có cách làm khá hay (có thể không còn mới đói với một số trường)là giao cho mỗi tổ học sinh một cuốn sổ theo dõi các thành viên, trong đó mục xung phong xây dựng phát biểu bài mới là một trong nhưng tiêu chí đánh giá ý thức học tập của thành viên tổ mình; cuối mỗi tuần, mỗi tháng, trong giờ sinh hoạt lớp bao giờ cũng giành một ít thời gian cho công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh; ngoài những tiêu chí như nề nếp, chuyên cần, trực nhật vệ sinh, trang phục, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài mơív.v.. thì tham gia xây dựng phát biểu bài trở thành “phần cứng” để chấm điểm, đồng thời thầy cô cung phải có hình thức khen thưởng , chấm điểm kịp thời đối với những học sinh có câu trả lời hay; đối với những học sinh trả lời chưa tốt, thầy cô cũng phải khéo léo trong việc nhắc nhở, tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng tự ái của học sinh; nhà trường cũng cần tổ chức các câu lạc bộ, các chuyên đề, các buổi thảo luận, ngoại khóa để tăng cường khả năng tranh luận, khả năng giao tiếp, ứng khẩu của các em. Phía Nhà trường cũng đồng thời phải mua sắm thêm các thiết bị thí nghiệm thực hành, xây dựng thư viện đọc phục vụ cho nhu cầu học sinh học tập theo kiểu cộng đồng, và coi đây cũng là một tiêu chí thi đua của ngành, tránh tình trạng chỉ học lý thuyết chung chung làm cho việc học không gắn với hành, với khả năng ứng dụng vào đời sống thực tiên. Tránh hiện tượng nhàm chán trong các em. Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng phải giành thời gian quan tâm thăm lớp dự giờ, động viên thầy trò và nhà trường, quan tâm đến diến biến tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh để từ đó tìm ra các giải pháp động viên kịp thời, tránh tình trạng hiện nay là Hội chỉ mới hoạt động một chiều là nhận kế hoạch từ nhà trường, chỉ hoạt động định kỳ một năm hai lần vào dịp đầu năm và cuối môi năm học, còn mọi diễn biến khác thì hầu như phó mặc cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Phía người học, cũng cần được cung cấp thông tin về vai trò tác dụng to lớn của việc tham gia xây dựng phát biểu bài, cần tự giác thực hiện nghĩa vụ học tập của mình, trước khi muốn thầy cô giảng dạy nhiệt tình, hết mình cho bài giảng, bởi có một thực tế hiện nay là, yêu cầu của xã hội, của học sinh, phụ huynh ngày càng cao, đò hỏi ngày càng lớn từu phía thầy cô, nhà trường, nhưng người học lại em thường bộ môn, số ít khác chỉ quan tâm đến quyền mà quên mất nghĩa vụ của mình. Theo gdtd.vn Theo Đại đoàn kết |
Ông giáo làng- Thành viên VIP
- Tổng số bài gửi : 52
Điểm : 10632
Reputation : 0
Join date : 01/06/2010
Re: "Giải mã" việc học sinh lười phát biểu
Những người làm GD lâu năm như chúng tôi không phải không thấy, hay không biết mà phải nói là đang bất lực.
Trước đây HS không thuộc bài, không làm bài còn biết xấu hổ, còn biết sợ khi thầy cô KT. Còn bây giờ thì sao ? Hs còn trả lời em biết là em chết liền, trả lời tiếng một tiếng hai với GV. Trong một lớp có vài em ham học, có lớp không có em nào. HS lười gia tăng theo cấp số nhân. Đạo đức xuống cấp đáng báo động. Đáng lộn, chửi thề, yêu đương tràn ngập.....
Làm Gv ai mà không sót cho HS mình. Nhưng thật lòng Gv không có lối thoát.
Tôi thường đứng dạy các lớp cuối cấp. Tôi như phải gặm phải xương khô.
Thậm chí cộng ,trừ, nhân, chia các em chưa thạo. Bài cũ không khi nào HS thuộc. Những HS thuộc bài là HS hiếm, quý. Tôi cũng đã từng nhiều lần đặt câu hỏi hay do mình dạy quá tồi HS không hiểu. Tôi luôn cố gắng và rất chịu khó đầu tư. Đã có lần tôi dạy cho HS giải hệ pt vậy mà các em vẫn ko giải đc. Tôi đã gọi con tôi lúc đó cháu mới lớp 6. Tôi xem con tôi là một học sinh mất gốc. Tôi chỉ bảo con chú ý và bắt chước mẹ làm theo, không cần con phải hiểu. Tôi bày từng bước vào sau i giờ cháu giải thành thạo. Măc dù cháu ko hiểu đc bản chất , cháu chỉ làm theo mà thôi. Từ đó để tôi tìm ra nguyên nhân tại sao HS bây giờ tiếp thu chậm. Nhưng rồi tôi thấy thật buồn khi HS đến lớp để chơi, không hề chú tâm vào học, không buồn nghe GV nói điều gì. Gv viên cũng dùng nhiều biện pháp động viên, khuyến khích, mềm có, rắn có nhưng chẳng tác dụng gì. Vì mục tiêu các em đến trường không phải để học...
Bước vào lớp dạy, mới có thể cảm thông đc cái bất lực của GV.
GVCN càng khổ hơn vì HS nghĩ học Gv phải đến nhà năng nỉ để HS đi học. Thậm chí có HS quậy phá mà phải tới nhà năng nỉ như vậy có đáng không?
Kĩ cương trong trường học đôi khi phải nhún lại để đảm bảo sĩ số. GvBM thì cũng làm ngơ cho HS không đủ chuẩn lên lớp. Vì phổ cập giáo dục. GV không còn cái quyền gì với HS mình.
Trước đây HS không thuộc bài, không làm bài còn biết xấu hổ, còn biết sợ khi thầy cô KT. Còn bây giờ thì sao ? Hs còn trả lời em biết là em chết liền, trả lời tiếng một tiếng hai với GV. Trong một lớp có vài em ham học, có lớp không có em nào. HS lười gia tăng theo cấp số nhân. Đạo đức xuống cấp đáng báo động. Đáng lộn, chửi thề, yêu đương tràn ngập.....
Làm Gv ai mà không sót cho HS mình. Nhưng thật lòng Gv không có lối thoát.
Tôi thường đứng dạy các lớp cuối cấp. Tôi như phải gặm phải xương khô.
Thậm chí cộng ,trừ, nhân, chia các em chưa thạo. Bài cũ không khi nào HS thuộc. Những HS thuộc bài là HS hiếm, quý. Tôi cũng đã từng nhiều lần đặt câu hỏi hay do mình dạy quá tồi HS không hiểu. Tôi luôn cố gắng và rất chịu khó đầu tư. Đã có lần tôi dạy cho HS giải hệ pt vậy mà các em vẫn ko giải đc. Tôi đã gọi con tôi lúc đó cháu mới lớp 6. Tôi xem con tôi là một học sinh mất gốc. Tôi chỉ bảo con chú ý và bắt chước mẹ làm theo, không cần con phải hiểu. Tôi bày từng bước vào sau i giờ cháu giải thành thạo. Măc dù cháu ko hiểu đc bản chất , cháu chỉ làm theo mà thôi. Từ đó để tôi tìm ra nguyên nhân tại sao HS bây giờ tiếp thu chậm. Nhưng rồi tôi thấy thật buồn khi HS đến lớp để chơi, không hề chú tâm vào học, không buồn nghe GV nói điều gì. Gv viên cũng dùng nhiều biện pháp động viên, khuyến khích, mềm có, rắn có nhưng chẳng tác dụng gì. Vì mục tiêu các em đến trường không phải để học...
Bước vào lớp dạy, mới có thể cảm thông đc cái bất lực của GV.
GVCN càng khổ hơn vì HS nghĩ học Gv phải đến nhà năng nỉ để HS đi học. Thậm chí có HS quậy phá mà phải tới nhà năng nỉ như vậy có đáng không?
Kĩ cương trong trường học đôi khi phải nhún lại để đảm bảo sĩ số. GvBM thì cũng làm ngơ cho HS không đủ chuẩn lên lớp. Vì phổ cập giáo dục. GV không còn cái quyền gì với HS mình.
mm- GIÁO SƯ
- Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58
Similar topics
» bài phát biểu cảm nghĩ cuối cấp I của bé Thanh Nguyên
» DAI HOC RAFFLES- TUYEN SINH- DAO TAO CU NHAN-TUYEN SINH KHOA THANG 1-2011
» DAI HOC RAFFLES- TUYEN SINH- DAO TAO CU NHAN-TUYEN SINH KHOA THANG 1-2011
» DAI HOC RAFFLES- TUYEN SINH- DAO TAO CU NHAN-TUYEN SINH KHOA THANG 1-2011
» DAI HOC RAFFLES- TUYEN SINH- DAO TAO CU NHAN-TUYEN SINH KHOA THANG 1-2011
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer