DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

tích  phẩm  Phân  


Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter

Go down

Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Empty Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter

Bài gửi by Admin 19/3/2011, 21:49

Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter



1. Mở đầuBối cảnh hỉện tại: Giáo viên đã rất quen và thạo soạn bài trình chiếu (presentation) bằng powerpoint. Nay, muốn chuyển qua công nghệ e-Learning một cách nhanh, tiết kiệm, dễ dàng, hợp chuẩn. Câu trả lời: chỉ cần gài bổ sung phần mềm Adobe Presenter.

Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp.
Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về eLearning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004.
Nếu dùng thêm với Adobe Connect, là phần mềm họp và học ảo, bạn có thể tạo ra môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi (any where, any time), trên mọi thiết bị (any devices) miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web và phần mềm Flash player là đủ.
Bài viết này như là một cách để giúp giáo viên hiểu nhanh, ứng dụng nhanh các công nghệ hiện đại một cách đơn giản nhất; tránh mất thì giờ mày mò và tránh dùng phải các công nghệ lạc hậu.
2. Powerpoint khác Presenter thế nào ?
Powerpoint thuần túy là để trình chiếu, cần phải có người dẫn chương trình và thuyết minh (giáo viên, báo cáo viên). Powerpoint rất mạnh và mềm dẻo trong việc soạn thảo. Vì vậy cần phải tận dụng. Cũng cần nói thêm, trong bộ Open Office cũng có phanà mềm Presentation rất mạnh, nhưng hiện Adobe Presenter chưa chạy trên Open Office. Cục CNTT đã đề xuất với hãng Adobe bổ sung thêm tính năng này.
Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng e-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến …
Bài giảng điện tử e-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Bên cạnh đó xét về giá, nếu có mua thì cũng còn rẻ hơn nhiều lần so với một số phần mềm tạo bài trình chiếu do một số công ty khác trong nước sản xuất (đắt, cứng nhắc, bó hẹp trong một vài ứng dụng, không hợp chuẩn).
3. Các công cụ soạn bài giảng điện tử khác (Authoring tools)
Adobe Presenter mới chỉ là phần mềm giúp Powerpoint. Chúng tôi giới thiệu trước tiên là vì tính đơn giản, tiện lợi. Ngoài Adobe Presenter ra, còn có nhiều phần mềm soạn bài giảng điện tử khác. Đây là một vài thí dụ:
a) Adobe Captivate, phần mềm soạn bài giảng e-Learning độc lập, khá đắt. Họ cũng cho tải về dùng thử 30 ngày. Adobe Authoware là công cụ e-Learning rất nổi tiếng.
b) Daulsoft Lecture Maker là công cụ soạn bài giảng Multimdia. Dễ dùng và giá thích hợp.
c) Microsoft Producer và LCDS: Miễn phí, tải về từ Internet.
d) Camtasia của Techsmith: Công cụ ghi Multimedia và ghi tiến trình hoạt động Powerpoint (quay phim powerpoint).
4. Chuẩn bị máy móc
Ngoài máy tính và phần mềm phù hợp, bạn cần mua microphone và webcam để có thể tạo ra âm thanh, hình ảnh sinh động. Nếu mua được chiếc webcam Logitech Quickcam Pro 5000 thì quá tốt vì nó chứa cả microphone bên trong, ảnh đẹp. Tuy vậy giá thành Logitech webcam còn cao, khoảng 70-80 USD.
Có thể mua thiết bị Kworld Easycap, giá độ 22 USD, có thể nối máy ảnh số (có hình rất nét) thành webcam qua cổng USB.
5. Các bước để sử dụng Presenter
Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng powerpoint, tận dụng các bài powerpoint nên tiết kiệm thời gian. Có thể cần một vài thay đổi, cải thiện: Đưa logo của trường vào, tạo mục lục các slide, đưa ảnh vào, chỉnh trang lại mầu sắc cho không bị lòe loẹt quá …
Bước 2: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, thí dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình.
Bước 3: Công bố trên mạng.
Có nhiều cách
- Bạn cũng có thể xem lại bài giảng qua phần Publish của Adobe Presenter.
- Bản thân Presenter đã được tích hợp vào hệ thống phần mềm họp và học ảo Adobe Connect, với phần mềm Captivate, các tệp Flash video (FLV). Nghĩa là nếu bạn có một phòng trong Adobe Connect, thí dụ như http://hop.edu.net.vn/hoithao do Cục CNTT cung cấp, bạn upload nội dung được tạo ra bằng powerpoint + Adobe Presenter, thế là thành bài giảng e-Learning trực tuyến.
- Bạn có thể đưa bài giảng điện tử e-Learning soạn bằng Adobe Presenter vào các hệ thống quản lý học tập Learning Management Systems (LMS) vì Adobe Presenter tạo ra nội dung theo chuẩn SCORM và AICC. Ở Việt Nam, hiện nay LMS nổi tiếng là Moodle, phần mềm mã nguồn mở và miễn phí. (Xem tại http://el.edu.net.vn). Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên có thể có một trang web được tạo ra bằng Moodle riêng (Hiện đã có phiên bản 1.9).
6. Sau khi gài đặt Adobe Presenter
Bạn có thể tải Adobe Presenter về để dùng thử từ địa chỉ www.adobe.com
Hiện có bản 7.0 dùng thử 30 ngày.
Sau khi gài đặt, nháy chuột vào chữ Adobe Presenter trên Menu của Powerpoint. Kết quả hiện ra bảng điều khiển như sau:
Phiên bản 6.0 Phiên bản 7.0
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image002_thumb1Autosave_716543376 Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image004_thumbAutosave_797631859
Tất nhiên mua dùng Adobe Presenter 7.0 là tốt nhất.
7. Một số kinh nghiệm khi tạo slides:
a) Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright nếu thấy cần.
b) Trang kết thúc:Cám ơn.
c) Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc.
d) Đưa logo của trường, hay của riêng bạn vào.
e) Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài.
f) Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng.
g) Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh…
8. Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu
Chọn mục Presentation Setting, cho ra màn hình như sau:
Đặt tít (Title), tệp đính kèm …
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image006_thumbAutosave_290053666
9. Xuất ra kết quả
Chọn mục Publish trên menu Adobe Presenter, cho ra màn hình:
Chọn My Computer nếu xuất bài giảng ra ngay máy tính của mình để xem:
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image010_thumb1Autosave_82450748
Mục Output Option cho thấy: Có thể xuất ra đĩa CD để tự động chạy (tuyệt vời), hoặc file nén lại (Zip files).
Sau khi bấm nút Publish, máy xử lý và báo,
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image012_thumb1Autosave_786533892
Nháy chuột vào View Output để xem sản phẩm ra sao (Preview):
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image015_thumbAutosave_63767136
Nháy vào biểu tượng này Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image018_thumb1Autosave_766721546 để thay đổi cách trình bày các nút và bảng điều khiển. Hãy thử xem.
Nút Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image020_thumb1Autosave_277468443 để xem các tệp đính kèm.
Các nút Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image022_thumbAutosave_823856294 để điều khiển chạy slides.
Bảng mục lục các slide nằm bên tay phải màn hình nói trên.
10. Xuất bài giảng trực tiếp lên mạng qua Adobe Connect
Nháy chọn Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image024_thumbAutosave_745544791
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image026_thumbAutosave_806910574
Sau đó nháy chọn Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image028_thumbAutosave_909296989 , nhập địa chỉ http://hop.edu.net.vn
Máy sẽ hỏi tiếp tên và mật khẩu đăng nhập. Những ai đăng kí được phép mới ắp bài giảng lên phòng học ảo được. Đây là phòng học ảo và thư viện bài giảng điện tử e-Learning đã được Cục CNTT dựng lên. Xin liên hệ với CucCNTT@moet.edu.vn CucCNTT@moet.edu.vn Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. để tham gia tải lên (upload) bài giảng của mình vào phòng học ảo này.
11. Thiết lập thông số ban đầu của giáo viên, báo cáo viên
Thiết lập hồ sơ giáo viên hay báo cáo viên
Hãy vào menu của Adobe Presenter, chọn Preference.
Trong tab đầu tiên, tab Presenter, hãy nháy chuột vào mục Add, để điền các thông tin cá nhân của báo cáo viên. Thí dụ: Họ và tên, nghề nghiệp, ảnh, logo và sơ yếu lý lịch khoa học nếu muốn (Biography).
Kết quả là:
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image030_thumbAutosave_611323535
Chọn từ menu của Adobe Presenter: Slide Manager
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image033_thumbAutosave_738445580
Chọn Sellect All, rồi Edit để chọn tên người báo cáo cho tất cả slide.
Navigation name: Thay đổi tên slide để hiện thị cho gọn, nếu thấy cần.
12. Chèn hình ảnh video giáo viên giảng bài
(Xem hình trên)
Bạn có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng webcam ghi video.
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image035_thumbAutosave_706839800
Capture Video: Ghi hình trực tiếp
Import Video: Chèn tệp video đã có sẵn
Edit Video: Biên tập
13. Chèn âm thanh
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau:
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image037_thumbAutosave_702520788
Record Audio: Ghi âm trực tiếp
Import Video: Chèn tệp âm thanh đã có sẵn
Synchronize Audio: Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide
Audio Editor: Biên tập
Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh:
1. Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một.
2. Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có (Import).
Phần âm thanh và hình ảnh, các bạn hãy tự thao tác để cảm nhận. Chúng tôi không đi vào chi tiết. Tuy nhiên ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe Presenter là đồng bộ âm thanh với các hoạt động của slide và biên tập âm thanh.
14. Tạo câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (quizze)
Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Giáo viên cần khai thác để thể hiện trình độ sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử. Chúng tôi đưa ra khái niệm xây dựng hệ thống tương tác thông minh. Các câu hỏi trắc nghiệm khi đi thi tốt nghiệp THPT hay thi đại học có nhiệm vụ đánh giá năng lực thí sinh một cách máy móc: đúng thì được điểm, sai thì thôi. Vì vậy mẫu câu hỏi là “khô cứng”, đơn điệu. Trái lại, các câu hỏi trắc nghiệm trong Adobe Presenter được thiết kế nhằm mục đích giúp người học học được kiến thứ, có hỗ trợ xử lý tình huống, gợi ý. Trong một số trường hợp, CNTT giúp cho mẫu câu hỏi phong phú đa dạng, thí dụ máy phát ra giọng đọc tiếng Anh để người học luyện nghe, rồi điền câu trả lời.
Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager.
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image039_thumbAutosave_966011881
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image041_thumbAutosave_955964624
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image043_thumbAutosave_672858715Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image045_thumbAutosave_330236137
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image047_thumbAutosave_514150 Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image049_thumbAutosave_252329648
Quiz Setting xác lập tên loại câu hỏi, học viên có thể nhảy qua câu hỏi này, phản ứng sau khi học viên trả lời: Lùi lại, hiện thị kết quả…
Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm này.
15.Thiết lập bố trí mặt bằng
Trong menu của Adobe Presenter 6, chọn mục Theme Editor.
Trong Menu của Adobe Presenter 7, chọn mục Presenting Preference
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image051_thumbAutosave_964458227 Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image053_thumbAutosave_663292825
Nháy chọn Theme Editor để có hình dưới đây: Hãy quan sát các lựa chọn. Tốt nhất là chọn hết như hình dưới đây (ngầm định).
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image057_thumbAutosave_416461945
16. Tìm hiểu kỹ thêm qua mục Help
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image059_thumbAutosave_793304622
17. Tham gia diễn đàn cộng đồng e-Learning
Có hai loại diễn đàn cộng đồng Câu Lạc Bộ e-Learning:
Nhóm email: Hãy đăng kí tham gia thảo luận trong diễn đàn nhóm email về e-Learning bằng cách gửi email đến địa chỉ eL@moet.edu.vn eL@moet.edu.vn Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. . Ưu điểm của đăng kí vào nhóm email: Các thành viên Câu lạc Bộ e-Learning có thể trao đổi, nhận thông tin qua email một cách nhanh chóng.
Đây thực chất là nhóm email trên nền Google. Các bạn có thể đưa bài lên nhóm email này như là diễn đàn của Câu Lạc Bộ.
Diễn đàn giáo dục http://diendan.edu.net.vn, mục e-Learning.
18. Dự thảo: Trình tự làm một bài giảng điện tử
1. Phần thiết bị: Cần có webcam, microphone.
2. Phần mềm: Lựa chọn phần mềm phù hợp. Thí dụ: Adobe Presenter, Moodle là một lựa chọn phù hợp hiện nay.
3. Soạn bài trình chiếu dạng powerpoint. Cố gắng tận dụng những gì powerpoint đã có.
4. Soạn thông tin về mình (là báo cáo viên, giáo viên…).
5. Xây dựng giáo án, kịch bản cho giờ học, bài học: Cần làm gì, chuẩn bị gì, trình tự ra sao …
6. Xuất ra kết quả bài giảng điện tử trên máy tính, tự chạy, trên mạng, trên tệp pdf.
7. Lưu ý sự khác nhau về khái niệm: Giáo án là kế hoạch lên lớp giảng một bài nào đó. (Xin xem http://diendan.edu.net.vn). Các bài trình chiếu banừg powerpoint không phải là giáo án.
19. Thảo luận về tiêu chuẩn đánh giá một bài giảng điện tử
1. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
a. Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.
b. Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
c. Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
2. Kĩ năng trình bày:
a. Mầu sắc không lòe loẹt,
b. Không có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lên lia lịa.
c. Chữ đủ to, rõ, không bé quá.
d. Không ghi nhiều chữ chi chít.
e. Mỗi slide nên có tít chủ đề.
f. Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
3. Kĩ năng thuyết trình:
a. Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối,
b. Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu.
c. Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng là ai ? tâm lý và mong muốn có họ ? Cố gắng hãy nói cái họ cần hơn là nói cái mình có.
Đáp ứng tiêu chí tự học:
d. Có nội dung phù hợp.
e. Có tính sư phạm.
4. Kĩ năng Multimedia:
a. Có âm thanh
b. Có video ghi giáo viên giảng bài.
c. Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề bài giảng.
d. Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dùng, có thể online hay offline… (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
5. Soạn các câu hỏi: Các câu hỏi ở đây không phải là để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung không nên giảng luôn, mà chuyển sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý.
6. Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học. Tài liệu, website tham khảo để người học tự chủ đọc thêm.
Tuy nhiên cũng nên tránh việc trích dẫn tràn lan.
7. Từ khóa: để gợi ý người học đặt từ khóa để tìm trên mạng. Tốt nhất có cả tiếng Anh và tiếng Việt. Thí dụ: làm thế nào để biết cách tách âm thanh ra khỏi đĩa CD, DVD ? Mấu chốt nằm ở chỗ từ khóa: Ripper.
20. Mua phần mềm
Câu hỏi 1: Phần mềm này hay! Vậy mua ra sao ?
Trả lời:
1. Nếu mua đơn lẻ, giá rất đắt.
2. Nếu mua tập trung, có thể đàm phán giá rất rẻ.
Xem tham khảo: Thông tư số 22 /2008/TT-BTC ngày 10/3/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung ban hành kèm theo Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
(Có thể tra cứu các văn bản này tại http://vanban.moet.gov.vn).
Thí dụ: Có phần mềm giá bán quốc tế 500 USD. Bộ Giáo dục của Malaixia đã đàm phán thành công với giá chỉ còn 25 USD x số lượng 60.000 bản cho giáo viên. Có phần mềm giá lẻ 150 USD, đàm phán mua tập trung còn 2 USD/năm. Điểm chính là với số lượng càng lớn, giá càng giảm và phụ thuộc vào cuộc đàm phán.
Câu hỏi 2: Mua phần mềm nào ?
Trả lời: Một số định hướng khuyến cáo:
1. Tính hợp chuẩn
a. Đáp ứng chuẩn tiếng Việt unicode.
b. Đáp ứng chuẩn e-Learning: SCORM, AICC.
c. Nên tham vấn và có xác nhận hợp chuẩn của Cục CNTT để tránh dùng các phần mềm kém, không hợp chuẩn, sau này không tận dụng, không phát triển tiếp, không giao lưu quốc tế được.
2. Tính sư phạm.
3. Tính dễ gài đặt và sử dụng: Mọi giáo viên có thể tự gài đặt mà không cần “cầu cứu” trợ giúp kĩ thuật từ các cán bộ kĩ thuật CNTT.
4. Tính tương hợp với các định dạng phổ biến:
a. Không nên sáng tác thêm các định dạng mới.
b. Nên tận dụng các định dạng phổ biến trên thế giới đã có sẵn.
Thí dụ về định dạng phổ biến: Powerpoint của Microsoft, Presentation của bộ Open Office, định dạng Flash của Adobe, cũng như pdf, avi, mp3 …
5. Bộ cần thống kê, đánh giá tất cả các phần mềm cùng nhóm loại để lựa chọn những phần mềm thích hợp.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật bổ sung bài viết này.
21. Tham khảo trước về Lecture Maker
Cục CNTT đã và đang tập huấn cho các Sở hệ thống e-Learning Adobe Presenter và Lecture Maker, phòng họp và phòng học ảo Adobe Connect, phần mềm quản lý học tập và rèn luyện, hỗ trợ xếp thời khóa biểu…
Trước mắt xin tham khảo sơ đồ về Lecture Maker, một công cụ soạn bài giảng e-Learning multimedia. Chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu và phần mềm cho các Sở với số lượng bản quyền có hạn.
Xin tải về dùng thử tại http://eL.edu.net.vn/tools/Daulsoft
Sang tháng 3/2009, Bộ GD và ĐT sẽ phát động và hướng dẫn cuộc thi bài giảng điện tử e-Learning với các công cụ như Adobe Presenter, Lecture Maker và Adobe Connect, Moodle …
Bộ GD&ĐT sẽ có công văn hướng dẫn thực hiện.
Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Truongdinhi_Attachments_image061_thumbAutosave_916637063
(Sưu tầm)

Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 480
Điểm : 14631
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1964
Join date : 19/04/2010
Age : 60
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://hochanh.net.vn

Về Đầu Trang Go down

Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Empty Re: Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter

Bài gửi by Admin 19/3/2011, 22:37

Tìm hiểu về Moodle - hệ thống dùng để dạy học trực tuyến

Để tiến tới các hoạt động giảng dạy mang tính chất e-learning cho năm học sau, mời thầy cô tìm hiểu về Moodle

I. Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tyến

Moodle là một trong những hệ thống e-Learning mã nguồn mở rất hay, được viết bằng ngôn ngữ PHP, hiện nay đang được rất nhiều trường đại học các tổ chức sử dụng. Moodle đã được phổ biến rộng rãi, đã được Cục CNTT Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt hóa. Nếu thầy cô quan tâm thì có thể xem những hướng dẫn cơ bản về cài đặt Moodle và các module của nó trong cuốn ebook này, ebook được viết bằng tiếng Việt hoàn toàn dễ hiểu.

Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn). Moodle là một thành phần quan trọng của hệ thống e-Learning, hỗ trợ học tập trực tuyến.

Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục.

Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle.

II. Một số trang web đã ứng dụng Moodle tại VN
http://el.nuce.edu.vn/cms/view.php?page=Ứng%20dụng%20Moodle%20tại%20VN

III. Tài liệu hướng dẫn:
1. Các thầy cô giáo có thể tải về cuốn sách hướng dẫn sử dụng Moodle bằng tiếng Anh. Đây là cuốn sách xuất bản năm 2005 với các hướng dẫn chi tiết về việc tạo 1 khóa học, quản lý các khóa học, quản lý diễn đàn, tạo đề thi trắc nghiệm, quản lý workshop,...
http://www.nuce.edu.vn/moodle/file.php/1/Ebooks/Moodle/O_Reilly_Using_Moodle_2005_.chm

2. Giáo trình hướng dẫn sử dụng hệ thống MOODLE của Đại học Sư phạm Hà Nội
www.hsph.edu.vn/elearning/file.php/1/Giao_trinh_huong_dan_su_dung_he_thong_MOODLE.doc

IV. Các công cụ tạo bài giảng để ghép thêm vào hệ thống Moodle
eXe (Mã nguồn mở) http://exelearning.org/
Reload (Mã nguồn mở) http://www.reload.ac.uk/editor.html
Hot Potatoes (Tạo bài kiểm tra, miễn phí) http://hotpot.uvic.ca/
LAMS (Mã nguồn mở) http://www.lamsfoundation.org/
Lersus http://www.lersus.de/
Course Genie http://www.horizonwimba.com/products/coursegenie/

V. Hướng dẫn gõ công thức toán trong Moodle
http://el.nuce.edu.vn/file.php/1/Images/Huong-dan-toan.gif

VI. Công đồng Moodle Việt Nam
Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp bạn giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển. Nhớ rằng cộng đồng Moodle Việt Nam được xây dựng bằng chính Moodle.

Hướng dẫn cài Moodle bằng tiếng Việt 1 (nguồn Cục CNTT):
http://el.edu.net.vn/moodledocs/HuongDanCaiDat.zip
Download tài liệu hướng dẫn 2 (khác tài liệu 1): http://www.box.net/shared/c2y3sx3404
Các tài liệu liên quan:
http://www.4shared.com/dir/6661328/a0c33a88/Moodle.html
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 480
Điểm : 14631
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1964
Join date : 19/04/2010
Age : 60
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://hochanh.net.vn

Về Đầu Trang Go down

Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Empty Re: Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter

Bài gửi by Admin 19/3/2011, 22:38

Để upload Moodle lên mạng thầy cô có thể dùng 2 trang upload miễn phí hỗ trợ PHP là http://byethost.comhttp://swiftphp.com. Hai trang này có CPANEL để quản lý và trang thứ nhất bảo đảm hơn.
Các thông số khi cài đặt với byethost.com
Địa chỉ web: http://TênĐãĐăngKý.byethost8.com
Thư mục Moodle: /home/vol5/byethost8.com/b8_3383027/htdocs
Nếu bạn tạo 1 thư mục để chứa data ví dụ như 1 thư mục có tên là moodledata trong htdocs luôn thì ở đây điền là:
/home/vol5/byethost8.com/b8_3383027/htdocs/moodledata

Type: MySQL (mysql)
Host Server: sql303.byetcluster.com
Cơ sở dữ liệu: TênCơSởDữLiệu_moodle
Người dùng: TênCơSởDữLiệu
Mật khẩu: của bạn
Các bảng cố định trước: để nguyên là mdl_

Hướng dẫn thêm bằng hình ảnh: http://www.asianuxvietnam.vn/Cai-dat-Moodle-tren-Asianux-Server-3

Các thầy cô giáo có thể tải về cuốn sách hướng dẫn sử dụng Moodle bằng tiếng Anh. Đây là cuốn sách xuất bản năm 2005 với các hướng dẫn chi tiết về việc tạo 1 khóa học, quản lý các khóa học, quản lý diễn đàn, tạo đề thi trắc nghiệm, quản lý workshop,...
http://www.nuce.edu.vn/moodle/file.php/1/Ebooks/Moodle/O_Reilly_Using_Moodle_2005_.chm

Giáo trình hướng dẫn sử dụng hệ thống MOODLE của Đại học Sư phạm Hà Nội
www.hsph.edu.vn/elearning/file.php/1/Giao_trinh_huong_dan_su_dung_he_thong_MOODLE.doc
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 480
Điểm : 14631
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1964
Join date : 19/04/2010
Age : 60
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://hochanh.net.vn

Về Đầu Trang Go down

Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Empty Re: Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter

Bài gửi by Admin 19/3/2011, 22:38

Moodle là một trong những hệ thống e-Learning mã nguồn mở rất hay, được viết bằng ngôn ngữ PHP, hiện nay đang được rất nhiều trường đại học các tổ chức sử dụng.^^. Nếu bạn nào quan tâm thì có thể xem những hướng dẫn cơ bản về cài đặt Moodle và các module của nó trong cuốn ebook này, ebook được viết bằng tiếng Việt hoàn toàn dễ hiểu.
nguồn: blogthuthuat.com
DOWLOAD TẠI ĐÂY
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 480
Điểm : 14631
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1964
Join date : 19/04/2010
Age : 60
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://hochanh.net.vn

Về Đầu Trang Go down

Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Empty Re: Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter

Bài gửi by Admin 19/3/2011, 22:39

Thông thường, khi tạo một đề thi, giáo viên thường tạo trên máy tính cá nhân sau đó đưa lên một khóa học của Moodle. Điều đó là hợp lý đặc biệt trong môi trường Việt Nam khi điều kiện làm việc trên Internet còn nhiều khó khăn. Do vậy môđun Hot Potatoes là rất quan trọng. File này trình bày chi tiết một phần mềm miễn phí rất hiệu quả - Hot Potatoes Version 6.04 Half-Baked Software Inc) qua Moodle. (Đại Học Y Dược)
http://moodle.yds.edu.vn/file.php/1/moddata/forum/153/92/huong-dan_cai-dat-hotpotatoes.pdf

- Tài liệu sử dụng Hot Potatoes (Trung tâm Đào tạo Trực tuyến và Từ xa Trường Đại Học Trà Vinh)
http://online.tvu.edu.vn/mod/resource/view.php?id=145

- Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng Hot Potatoes (Trung tâm Đào tạo Trực tuyến và Từ xa Trường Đại Học Trà Vinh)
http://online.tvu.edu.vn/mod/scorm/view.php?id=84

- Demo Trắc nghiệm Online giasutamviet.com
http://giasutamviet.com/tracnghiem
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 480
Điểm : 14631
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1964
Join date : 19/04/2010
Age : 60
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://hochanh.net.vn

Về Đầu Trang Go down

Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Empty Re: Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter

Bài gửi by Admin 19/3/2011, 22:41

Dạy học trực tuyến & soạn giáo trình điện tử với ToolBook Assistant, TS. Phan Long - KS. Phùng Thị Nguyệt - KS. Phạm Quang Huy


Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ tin học cải tiến phương pháp dạy và học là rất thuận lợi. Việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện ngày càng dễ dàng do máy tính ngày càng rẻ và có nhiều chương trình hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng phục vụ việc dạy và học một cách hữu hiệu. Bài giảng trở nên trực quan và sinh động hơn. Máy tính có thể điều khiển tương tác, thông qua các chương trình, nên người đọc dễ dàng lựa chọn thông tin cần thiết để sử dụng một cách nhanh chóng và chính xác.
Việc cải tiến phương pháp giảng dạy là một yêu cầu tất yếu trong công tác đào tạo giúp việc giảng dạy ngày càng được tốt hơn.
Khi nói tới học tập, chúng ta sẽ nghĩ đến đối tượng học tập, vậy ai sẽ học? Học cái gì? Và bắt đầu học từ đâu? Với sách điện tử bạn sẽ nhanh chóng thu nhận thông tin mà bạn cần, cả dưới dạng hình ảnh cũng như văn bản và từ rất nhiều nguồn khác. Các thông tin được xử lý với tốc độ nhanh và sau đó chỉ việc chờ những phản hồi về ngay tức khắc, bạn sẽ truy xuất tùy ý đến nội dung tương ứng theo yêu cầu.
Ví dụ: Bạn đang xem phần lý thuyết, bạn cần truy xuất đến phần bài tập của lý thuyết đó và ngược lại. Đồng thời bạn sẽ có phần Văn bản, Âm thanh, Hình ảnh, Hoạt cảnh, Phim, các hiệu ứng khác cùng tương tác và hiển thị với nhau tại một thời điểm. Các tổ chức giáo dục đã đưa ra những tiêu chí, quản lý chuẩn trong đó đã định nghĩa lại khái niệm đối tượng học tập một cách chính xác và cung cấp các đặc tả cách sắp xếp và tổ chức các khóa học và đóng gói chúng nhằm phân phối theo các yêu cầu đào tạo.
Vì vậy hiệu quả của sách điện tử sẽ cao hơn so với cách học truyền thống. Sách điện tử có tính năng tương tác cao dựa trên công nghệ đa phương tiện, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp hơn với khả năng và sở thích của từng người. Sách điện tử là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Sách điện tử thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực này.
ToolBook ra đời theo nhu cầu làm cho người dùng có thể tạo sách điện tử dễ sử dụng mà không cần phải lập trình, những đối tượng vẽ cơ bản, đồ họa, và những đối tượng khác nữa được thiết lập sẵn với những khả năng mở rộng tích hợp sẵn trong chương trình. ToolBOOK rất linh hoạt trong sự tương tác và có khả năng phù hợp với bất cứ hoàn cảnh nào.
Nói tóm lại, điểm mạnh của phần mềm ứng dụng ToolBook không phải ở chỗ tự bản thân nó làm được hết tất cả mọi việc, mà điểm mạnh của nó là có thể liên kết, nhập và xuất kết quả của hầu hết tất cả các phần mềm đồ họa khác, cũng như có tính bảo mật cao.
Khó khăn khi sử dụng chương trình phần mềm ứng dụng ToolBook đối với giáo viên, sinh viên:

  • Có rất ít người biết về ToolBook cũng như các tài liệu trình bày về ToolBook dễ hiểu, dễ sử dụng là rất hiếm trên thị trường Việt Nam hiện nay.


  • Rất khó khăn trong tài chính về vấn đề bản quyền phần mềm.

Tuy có những khó khăn nhưng ToolBook cũng có những ưu điểm mà các chương trình khác không thể có được như:

  • Với các chức năng được khai thác trong ToolBook như liên kết, văn bản, âm thanh, chèn phim, hình ảnh dễ dàng, rất thích hợp cho giảng dạy và cần cho học sinh, sinh viên, giáo viên ngành đồ họa cũng như các chuyên ngành kỹ thuật khác.
  • Có thể đóng gói cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Chương trình có tính bảo mật có thể thiết đặt mật mã (Set password) cho dữ liệu.
  • Có thể kết hợp ToolBook với các sản phẩm hoàn chỉnh của các phần mềm ứng dụng đồ họa và multimedia khác như Photoshop, Photoimpact, Corel, 3D Max, Macromedia Flash,…

Nếu có tài liệu hướng dẫn từng bước được minh họa bằng hình ảnh cắt trực tiếp từ màn hình máy tính, người học sẽ nhanh chóng nắm bắt ToolBook để tạo ra sách điện tử cho chuyên ngành của mình.
CÁC KIẾN THỨC LIÊN QUAN KHI SỬ DỤNG TOOLBOOK



  • Bạn sẽ được hỗ trợ rất nhiều trong việc sử dụng ToolBook khi bạn có một kiến thức về tiếng Anh (English) nhất định, bởi phần mềm ứng dụng ToolBook sử dụng Anh ngữ làm ngôn ngữ giao tiếp trong ứng dụng. Nhưng nếu bạn biết rất ít tiếng Anh thì sao? Không vấn đề gì, nhà sách STK sẽ giúp bạn qua các phần hướng dẫn bằng tiếng Việt khai thác những chức năng cơ bản nhất của ToolBOOK.
  • Tool book có thể chèn hình ảnh từ bên ngoài vào một cách dễ dàng, tạo ra các hình ảnh đó, có thể dùng phần mềm đồ họa chuyên dùng tạo ra sản phẩm hoặc dùng các sản phẩm có sẵn đưa vào ToolBook chẳng hạn như giao diện, nút, phông nền, biểu tượng…
  • Với khả năng sử dụng multimedia (đa phương tiện) của ToolBook, đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về các tập tin có đuôi mở rộng cho văn bản, âm thanh, hình ảnh, video….Qua đó người dùng nên có kiến thức về chế bản video cũng như xử lý âm thanh để xử lý trước khi đưa vào ToolBook xử lý cuối cùng. Người dùng cụng cần có hiểu biết về E-learning, giáo trình điện tử, sách điện tử và để từ đó mới có phân cảnh phù hợp.
  • ToolBook có khả năng phân phối ứng dụng trên mạng internet, intranet, CD-ROM, DVD, …vì vậy bạn cần biết tác dụng của mỗi thiết bị sẽ phân phối để từ đó sẽ xuất kết quả trong ToolBook sang định dạng phù hợp.

Để có thể hiểu rõ sức mạnh của ToolBook so với các chương trình khác ta cần tìm hiểu những thuật ngữ sau:
Multimedia là gì? Nhiều sách đã trình bày, trích dẫn các định nghiã Multimedia. Ở đây chúng ta có thể hiểu Multimedia là một phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính sử dụng nhiều phương tiện thông tin như văn bản đồ họa, hoạt cảnh, âm thanh và video, cùng với sự gây ấn tượng bằng tương tác. Ví dụ như trong chương trình giới thiệu đa phương tiện có tên là Beethoven Windows Words (Thế giới Beethoven) chẳng hạn, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh của nhà soạn nhạc, nghe âm thanh của ông và cả những đoạn văn bản trình bày về cuộc sống riêng của nhạc sĩ. Những tiến bộ đạt được trong việc đồng bộ âm thanh và video cho phép bạn có thể hiển thị các hình video động trong những cửa sổ màn hình.
ToolBook là gì? Là một phần mềm ứng dụng dùng để tạo ra quyển sách điện tử.
Vậy sách điện tử là gì? Là việc phân phối các hoạt động, quá trình, và sự kiện làm việc và học tập thông qua các phương tiện điện tử như internet, intranet, tivi, CD-ROM, DVD, và các thiết bị cá nhân khác….Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông với các kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán ….
Vậy sách điện tử E-Book và sách điện tử ToolBook có gì khác nhau?
Sách điện tử E-Book hoàn toàn không có sự hỗ trợ của đa phương tiện bên trong nó, điều này là hoàn toàn trái ngược với sách điện tử ToolBook.
Ví dụ như: E-Book muốn có âm thanh và video thì phải sử dụng bằng cách vay mượn thông qua một phần mềm chuyên dụng khác và dừng lại ở chỗ gọi tập tin đó và lúc này cũng chỉ xem được video mà không thể nhìn thấy được văn bản, hình ảnh, hoạt cảnh đi cùng sự tương tác. Ngược lại, ToolBook lại dùng chính nó để chạy tập tin âm thanh và video vì vậy có thể nhìn thấy sự tương tác giữa văn bản, hình ảnh, hoạt cảnh, âm thanh, video và các liên kết cùng một thời điểm.
Hiện nay các ngành công nghệ đều rất phát triển, trong đó có công nghệ tin học. Công nghệ tin học ở đây bao gồm cả phần cứng và phần mềm mà phần mềm lại phát triển rất nhanh theo thời gian, các phần mềm ứng dụng trong tin học ngày nay rất đa dạng và phong phú. Việc tìm hiểu và khai thác các phần mềm ứng dụng cũng phát triển nhanh theo cấp số, Vấn đề đặt ra là: Tin học phát triển không có giới hạn nhưng khả năng của con người là có giới hạn, các giáo viên có thật sự khai thác được hết tất cả các phần mềm trên thị trường hiện nay không? hoặc chỉ cần nắm bắt được cách sử dụng phần mềm nào tương đối đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Chúng ta sẽ thử phân tích qua việc chia tất cả các phần mềm thành các nhóm theo mục đích sử dụng của người dùng.
Đối với các phần mềm tạo sách điện tử hiện nay có rất nhiều như: FontPage, Macromedia Director, Macromedia Flash, Macromedia Dreamweaver, ToolBook…. Vậy chúng ta có thật sự cần thiết phải biết cách sử dụng đối với tất cả các phần mềm đó không? Trong tất cả các phần mềm đã được nêu thì có phần mềm nào làm cho người dùng sử dụng nhanh nhất, dễ dàng nhất tạo ra được quyển sách điện tử tương đối trong một thời gian ngắn nhất không?
Khi sử dụng các phần mềm ứng dụng của Macromedia bạn sẽ tạo ra các quyển sách điện tử rất sinh động, lôi cuốn đối với người xem, vì các hình ảnh động được hỗ trợ bên trong rất phong phú giúp cho người thiết kế tạo ra các hiệu ứng, phim, âm thanh rất đặc sắc. Tuy nhiên, để tạo ra một quyển sách điện tử bằng các chương trình ứng dụng của Macromedia đòi hỏi người thiết kế phải bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để hoàn thành, bởi chính mức độ phức tạp của phần mềm trong họ Macromedia cho nên có rất ít người biết cách sử dụng thành thạo.
Vậy đối với FontPage thì sao? Sách điện tử được tạo ra bởi FontPage cũng hết sức linh hoạt, có thể liên kết từ trang này đến trang khác tùy biến, dễ sử dụng nhưng lại không có sự hỗ trợ của đa phương tiện bên trong nó. Chính vì vậy khi tạo ra sách điện tử chỉ đạt được tới sách điện tử E-Book mà thôi.
Đối với ToolBook, người dùng có thể xuất tập tin của nó theo nhiều định dạng để phân phối có định dạng khác nhau như .DHTML, .HTML, .EXE, .TBK, và đặc biệt là có sự hỗ trợ của chế độ đa phương tiện bên trong nó, với chế độ đóng gói quyển sách của phần mềm ứng dụng ToolBook đã làm cho các quyển sách có thể di chuyển và sử dụng tương thích dễ dàng với tất cả các hệ điều hành có mặt trên thị trường hiện nay. Vì vậy việc tìm hiểu và khai thác chương trình làm Multimedia và sách điện tử trong giảng dạy kỹ thuật với ToolBook là nhu cầu tất yếu.
Mục đích cuối cùng của các phần mềm được nêu ở trên là: Tạo ra quyển sách điện tử vậy. Vậy thì phần mềm nào là dễ sử dụng nhất, đạt kết quả nhanh nhất và được hỗ trợ nhiều nhất thì đó sẽ là phần mềm được nhiều người dùng nhất và cũng có giá trị thực tiễn nhất, phần mềm ứng dụng ToolBook đã đáp ứng được những nhu cầu đó. Qua thử nghiệm với nhiều đối tượng khác nhau, với một ít thời gian tiếp cận với ToolBook, người dùng đã có thể tạo ra quyển sách điện tử chuyên nghiệp mà không cần phải lập trình, tất cả đều có sẵn cùng với chế độ đa phương tiện bên trong nó. Đó cũng là thế mạnh của ToolBook đối với người sử dụng. Vì không cần phải mất nhiều thời gian mà bạn cũng có thể sử dụng được phần mềm ứng dụng ToolBook. Nếu như thế, thị trường sẽ xuất hiện đông đảo số lượng người cùng tham gia, tạo ra những quyển sách điện tử, nhằm góp phần làm phong phú thêm cho kho sách Việt Nam. Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức vượt bậc trong vấn đề dạy và học.
Hiện trên thị trường cũng xuất hiện nhiều sách điện tử ToolBook được phân phối qua đĩa CD với nội dung tự học cho mọi người rất tiện dụng như: Tự học tiếng Anh lớp 7 của công ty sách và thiết bị trường học tp.Hồ Chi Minh, Giáo trình điện tử IBT từ 1 đến 8, P_LAB từ 6 đến 9 của công ty IBT v.v.
các thầy/cô nào có quan tâm thì vào trang WED WWW.STKBOOK.COM ĐỂ TẢI CHƯƠNG TRÌNH VỀ. CHÚC THÀNH CÔNG.
TS. Phan Long - KS. Phùng Thị Nguyệt - KS. Phạm Quang Huy Lấy từ « http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/D%E1%BA%A1y_h%E1%BB%8Dc_tr%E1%BB%B1c_tuy%E1%BA%BFn_v%C3%A0_so%E1%BA%A1n_gi%C3%A1o_tr%C3%ACnh_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1%BB%AD_v%E1%BB%9Bi_ToolBook_Assistant »
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 480
Điểm : 14631
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1964
Join date : 19/04/2010
Age : 60
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://hochanh.net.vn

Về Đầu Trang Go down

Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter  Empty Re: Tạo bài giảng E-learning với Adobe Presenter

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết