Tìm kiếm
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
"Tự vẫn" ở tuổi thanh thiếu niên
Trang 1 trong tổng số 1 trang
"Tự vẫn" ở tuổi thanh thiếu niên
"Tự vẫn" ở tuổi thanh thiếu niên
25/04/2005 02:55:10
"Tự vẫn" ở tuổi thanh thiếu niên
Sự kiện một đứa trẻ tự vẫn sẽ tác động đến tất cả mọi người. Các thành viên trong gia đình, bè bạn, đồng đội, hàng xóm, và đôi khi cả với những người không hề quen biết với đứa trẻ đó đều cảm thấy thương tiếc, hoang mang và có lỗi vì mọi người đều có cảm giác là lẽ ra chúng ta phải làm một điều gì đó để ngăn cản hành động trên. Nguyên nhân nằm sau các vụ tự sát đều rất phức tạp. Bài viết sau đây sẽ giúp các vị phụ huynh hiểu thêm về những yếu tố cũng như những dấu hiệu cảnh báo và phải đối đầu với sự mất mát này ra sao.
Con số trẻ từ 15-24 tuổi tử vong do tự vẫn không phải là ít. Sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng nhất định đến phương thức tự vẫn. Số bé gái có ý định tự vẫn nhiều gấp 2 lần so với bé trai và chúng thường uống thuốc hoặc cắt mạch máu để tìm đến cái chết. Bé trai thì thường tự vẫn “thành công” hơn bởi chúng dùng súng, treo cổ hoặc nhảy từ độ cao xuống; chúng chọn phương thức đột ngột, gây tử vong nhanh và vì thế số bé trai thực hiện thành công ý định kết thúc cuộc sống của mình cao gấp 3-4 lần bé gái.
Do vậy, gia đình nào có sở hữu súng thì bố mẹ phảI giữ gìn cẩn thận, tháo đạn, khóa cò và không nên cho trẻ nhỏ biết mình cất khẩu súng ở đâu. Đạn nên được cất ở một nơi khác và chìa khóa không được để chung với chìa khoá cửa hoặc chìa khóa tủ. Luôn cẩn thận và kiểm tra các chìa khóa nơi cất súng và đạn.
Yếu tố mạo hiểm
Bây giờ bạn đã làm cha làm mẹ, chắc hẳn bạn sẽ không còn nhớ khi mình ở tuổi thanh thiếu niên thì mình nghĩ gì, mình cảm thấy như thế nào khi mình đang trong vòng luẩn quẩn không còn là con nít mà cũng chẳng phải là người lớn. Thật ra, khoảng thời gian đó có thể là khoảng thời gian thật tuyệt vời, bạn nhận thấy sự trưởng thành, sự tin tưởng của người lớn đối với bản thân nhưng đồng thời đó cũng có thể lại là một giai đoạn đầy những khó khăn và lo lắng. Trẻ cảm thấy bị áp lực khi phải cố gắng là một đứa trẻ tốt, luôn hành xử ngoan ngoãn và có trách nhiệm. Những ham muốn về thể xác bỗng dưng xuất hiện, sự phát triển về cá tính, nhu cầu về tự do cá nhân luôn mâu thuẫn với những quy định và mong đợi của người khác. Một đứa trẻ được gia đình, bạn bè, thầy cô… bảo bọc và thương yêu sẽ dễ dàng giải quyết được những khó khăn, thất bại hàng ngày. Ngược lại, những đứa trẻ không được bảo bọc thì cảm thấy bị tách rời, cô lập ngay cả đối với người thân lẫn bạn bè. Những đứa trẻ này có nguy cơ liều mình tự tử.
Những đứa trẻ có nguy cơ tự vẫn cao thường là những đứa trẻ:
• Phải đối mặt với những vấn đề mà chúng không thể kiểm soát được như bố mẹ li hôn, người nhà nghiện rượu, có nạn bạo hành trong gia đình.
• Trải qua sự hành hạ về thể chất hoặc bị lạm dụng tình dục.
• Bất hòa với cha mẹ, không được thương yêu, bị cô lập, xem thường hoặc bị bỏ rơi.
• Gia đình có người bị trầm cảm hoặc tự vẫn. Những bệnh về trầm cảm cũng có thể di truyền nên những đứa con cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
• Cảm giác rằng mình bơ vơ, không ai giúp đỡ và vô dụng thường dẫn đến sự buồn rầu. Ví dụ một đứa trẻ gặp phải những thất bại liên tiếp ở trường học, về nhà thì bị ngược đãi, bạn bè thì xa lánh thì sẽ có những cảm giác trên. “Một đứa trẻ cảm thấy bản thân mình không đủ khả năng tự lập, vô dụng và tương lai u ám… thì sẽ dễ dẫn đến muộn phiền và tự vẫn”
• Bị đồng tình luyến ái, không được gia đình chấp nhận, cộng đồng và trường học chống đối. Nhiều kết quả nguyên cứu cho thấy tỷ lệ tự tử của người đồng tình luyến ái hoặc lưỡng tính khá cao so với những trường hợp khác.
• Uống rượu bia hoặc sử dụng ma túy để giảm đau hoặc quên sầu. Lạm dụng thuốc là một trong những nguyên tố chính dẫn đến tự vẫn.
• Thể hiện cảm xúc của chúng mãnh liệt.
• Trước đó đã có lần tự tử nhưng được cứu sống.
Dấu hiệu cảnh báo
Thanh thiếu niên thường hay chỉ tự vẫn khi chúng phải chịu đựng sự mất mát nào đó hoặc bị bỏ rơi. Thi rớt, chia tay vớI bạn trai hoặc bạn gái, người thân vừa qua đờI, cha mẹ ly hôn… tất cả những nhân tố trên đều có thể là ngòi nổ cho hành động nguy hiểm của chúng.
Cần phải có sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý nếu bạn nhận thấy trẻ có thái độ khác thường đã kéo dài vài tuần liền. Đừng chờ đợi! Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo:
• Xa lánh gia đình và bạn bè.
• Không thể tập trung vào việc gì cả.
• Ngủ li bì hoặc khó ngủ.
• Hay nói về tự vẫn.
• Thay đổi về hình dáng bên ngoài đột ngột.
• Chẳng quan tâm đến điều gì, ngay cả những hoạt động trẻ ưa thích.
• Thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực hoặc phạm tội.
• Có hành vi tự hủy hoại bản thân (như lái xe ẩu, lạm dụng thuốc, quan hệ tình dục bừa bãi, hay lẫn lộn…)
• Có vẻ như lo lắng về cái chết.
• Để lại những vật sở hữu mà trẻ yêu thích.
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia càng sớm càng tốt một khi trẻ đề cập đến chuyện tự tử trong một dịp nào đó. Hãy chú ý khi chúng thốt lên nhưng câu tương tự như “Vô ích thôi. Con muốn chết quách cho xong”. Cũng neên chú ý khi trẻ đang buồn bã trong nhiều ngày bỗng nhiên vui vẻ khách thường và tràn đầy hy vọng. Sự thay đổi tâm trạng nhanh như vậy cho thấy trẻ nghĩ rằng tự vẫn là một lốt thoát cho vấn đề của nó.
Cha mẹ phải làm gì?
Nếu con của bạn luôn buồn phiền và tách rời mọi người, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng bạn nên cẩn thận để mắt đến chúng. Điểm thấp sẽ làm bé tự ti, tránh xa bè bạn. Cách bạn bày tỏ sự quan tâm, bảo bọc và yêu thương là rất quan trọng.
Không những chỉ có những người trong gia đình phải tìm cách giúp đỡ và còn phải tìm thêm sự giúp đỡ của người ngoài, tốt nhất là các chuyên gia tâm lý. Hãy chia sẻ nỗi bận tâm và lo lắng về trường hợp của con mình để cùng nhau tìm ra cách giúp đỡ bé.
Hãy nhớ rằng những mối bất hòa dai dẵng giữa cha mẹ và con cái sẽ làm cho tình huống ngày càng tệ hơn đối với những đứa trẻ thường cách ly khỏi đám đông, bị hiểu lầm, coi thường hoặc đã có lần tự vẫn. Cố gắng giải quyết những vấn đề gia đình một cách tốt nhất trong khả năng của mình. Cũng nên cung cấp mọi thông tin về bệnh sử của các thành viên trong gia đình như lạm dụng thuốc, bạo lực gia đình, stress, bất hòa trong gia đình…
Giúp đỡ
Mặc dù bạn cảm thấy bất lực nhưng có rất nhiều việc bạn có thể làm để giúp trẻ vượt qua thờI gian khó khăn này.
• Bảo đảm rằng trẻ luôn có một người nào đó bé luôn tin tưởng và tâm sự mọi chuyện. Nếu trẻ cảm thấy không hiểu bạn, hãy đề nghị một ngườI trung lập – ông, bà, cô dì, chú bác chẳng hạn - để giúp giải quyết bất hòa giữa mẹ con.
• Đừng khích bác hoặc xem thường những việc làm của trẻ. Thái độ xem thường đó chỉ khiến cho trẻ càng nản lòng và thất vọng.
• Quan tâm đến thái độ của trẻ. ¾ người có ý định tự tử có thể hiện những dấu hiệu cảnh báo cho ngườI thân biết mà họ lại không nhận ra.
• Luôn quan tâm và thể hiện lòng yêu thương, sự quan tâm và bảo bọc trẻ.
• Đừng chần chừ trong việc đưa trẻ đi khám bác sĩ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần phảI tìm phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
• Giúp trẻ cảm thấy an tâm và trở lại với cuộc sống bình thường càng nhanh càng tốt.
Trải qua nỗi đau mất mát
Bạn sẽ làm gì khi một người bạn của con mình có ý định tự vẫn hoặc đã chết vì tự vẫn. Hãy nhận xét thái độ của trẻ. Một số trẻ cho biết chúng cảm thấy có lỗI, đặc biệt là bạn khá thân với ngườI vừa qua đời, vì chúng có thể khuyên nhủ hoặc ngăn chặn bạn và vì thế có thể cứu bạn khỏi cái chết. Một số khác lại cảm thấy tức giận những người định tự tử hoặc đã tự tử vì họ quá ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân và có hành động quá ư là ngu xuẩn. Một số khác lại chẳng có cảm giác gì ngoài sự thương tiếc và hoang mang. Mọi cảm giác, suy nghĩ đều thích hợp.
Khi một ngườI có ý định tự tử và được cứu sống thì mọi người xung quanh lại e ngại và không dám nhắc đến chuyện đó nữa. Hãy khuyến khích trẻ nói chuyện cởi mở với bạn, cần phảI thiết lập mốI quan hệ thân thiết, giúp trẻ quên đi những suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra.
Mọi người đều cảm thấy buồn phiền và đôi khi cũng có ý định tự sát khi một người thân của mình vừa kết thúc cuộc sống của mình bằng cách tự tử. Giúp cho trẻ hiểu rằng trẻ không nên dằn vặt bản thân về cái chết của ngườI bạn; đừng cằn nhằn mãi đến việc lẽ ra trẻ phải làm thế nào hoặc thế kia để giúp bạn… Chưa phải lúc để nói về điều này. Trước hết hãy giúp trẻ vượt qua nỗI đau mất bạn.
Tại một số trường học, nhà trường đã cho mời các chuyên gia tâm lý đến nói chuyện với bọn trẻ mỗi khi có trường hợp đáng tiếc xảy ra. Các chuyên gia lắng nghe suy nghĩ và cảm nhận của bọn trẻ, giúp chúng cởi bỏ những khó khăn, sự đau buồn và sợ hãi.
Đặt trường hợp không ai xa lạ mà chính con bạn tự tử thì bạn phảI làm gì?
Là cha mẹ, nỗI đau mất con là nỗI đau không thể nào bù đắp được. Đối với trường hợp trẻ qua đời không do bệnh tật hoặc tai nạn mà tự chúng tìm đến cái chết thì cha mẹ còn đau khổ nhiều hơn. Dù đó là nỗI đau không thể nào xoá nhòa nhưng cũng có một số cách giúp người được cứu sống từ một vụ tự tử và cả những người thân giảm bớt nỗi đau:
• Giữ quan hệ với mọi người. Bạn bè và đồng nghiệp thường không biết an ủI như thế nào hoặc giúp đỡ ra sao nhưng bạn có thể tìm những ngườI mà bạn có thể tâm sự, nói chuyện về con cái hoặc cảm nhận của mình. Nếu họ cảm thấy e ngại, không dám nhắc đến nỗI đau của bạn thì bạn hãy là người mở đầu cuộc nói chuyện và yêu cầu được giúp đỡ.
• Không chỉ có cha mẹ mới đau khổ, những thành viên khác trong gia đình cũng vậy và mỗi người thể hiện nỗi buồn của mình một cách khác nhau. Đặc biệt là những đứa con lớn, chúng thường lặng lẽ ngồI khóc một mình và không quấy rầy đến bố mẹ nữa. Dù đau buồn nhưng bạn hãy ở bên cạnh con, cùng khóc, an ủI, cùng lặng im tưởng nhờ về ngườI đã mất…
• Những buổi tiệc ngày kỷ niệm, sinh nhật, lễ lộc… chỉ gợi nhớ đến ngườI đã mất. Vì vậy vào những ngày này, chỉ cần làm hoặc tổ chức bằng tinh thần là chủ yếu, có thể là chỉ tập trung mọi người cùng ăn tối hoặc cùng nghĩ một ngày để tưởng nhớ đến người đã mất.
• Cảm giác tội lỗi và tự chất vấn bản thân tại sao lại để điều đó xảy ra là bình thường, vì vậy việc bạn không tìm thấy câu trả lời cũng không có gì là lạ. Chỉ có thể hàn gắn vết thương bằng thời gian và sự tha thứ, tha thứ cho con của bạn vì hành động dại dột của nó và tha thứ cho bản thân mình.
(Nguồn: Kidshealth)
25/04/2005 02:55:10
"Tự vẫn" ở tuổi thanh thiếu niên
Sự kiện một đứa trẻ tự vẫn sẽ tác động đến tất cả mọi người. Các thành viên trong gia đình, bè bạn, đồng đội, hàng xóm, và đôi khi cả với những người không hề quen biết với đứa trẻ đó đều cảm thấy thương tiếc, hoang mang và có lỗi vì mọi người đều có cảm giác là lẽ ra chúng ta phải làm một điều gì đó để ngăn cản hành động trên. Nguyên nhân nằm sau các vụ tự sát đều rất phức tạp. Bài viết sau đây sẽ giúp các vị phụ huynh hiểu thêm về những yếu tố cũng như những dấu hiệu cảnh báo và phải đối đầu với sự mất mát này ra sao.
Con số trẻ từ 15-24 tuổi tử vong do tự vẫn không phải là ít. Sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng nhất định đến phương thức tự vẫn. Số bé gái có ý định tự vẫn nhiều gấp 2 lần so với bé trai và chúng thường uống thuốc hoặc cắt mạch máu để tìm đến cái chết. Bé trai thì thường tự vẫn “thành công” hơn bởi chúng dùng súng, treo cổ hoặc nhảy từ độ cao xuống; chúng chọn phương thức đột ngột, gây tử vong nhanh và vì thế số bé trai thực hiện thành công ý định kết thúc cuộc sống của mình cao gấp 3-4 lần bé gái.
Do vậy, gia đình nào có sở hữu súng thì bố mẹ phảI giữ gìn cẩn thận, tháo đạn, khóa cò và không nên cho trẻ nhỏ biết mình cất khẩu súng ở đâu. Đạn nên được cất ở một nơi khác và chìa khóa không được để chung với chìa khoá cửa hoặc chìa khóa tủ. Luôn cẩn thận và kiểm tra các chìa khóa nơi cất súng và đạn.
Yếu tố mạo hiểm
Bây giờ bạn đã làm cha làm mẹ, chắc hẳn bạn sẽ không còn nhớ khi mình ở tuổi thanh thiếu niên thì mình nghĩ gì, mình cảm thấy như thế nào khi mình đang trong vòng luẩn quẩn không còn là con nít mà cũng chẳng phải là người lớn. Thật ra, khoảng thời gian đó có thể là khoảng thời gian thật tuyệt vời, bạn nhận thấy sự trưởng thành, sự tin tưởng của người lớn đối với bản thân nhưng đồng thời đó cũng có thể lại là một giai đoạn đầy những khó khăn và lo lắng. Trẻ cảm thấy bị áp lực khi phải cố gắng là một đứa trẻ tốt, luôn hành xử ngoan ngoãn và có trách nhiệm. Những ham muốn về thể xác bỗng dưng xuất hiện, sự phát triển về cá tính, nhu cầu về tự do cá nhân luôn mâu thuẫn với những quy định và mong đợi của người khác. Một đứa trẻ được gia đình, bạn bè, thầy cô… bảo bọc và thương yêu sẽ dễ dàng giải quyết được những khó khăn, thất bại hàng ngày. Ngược lại, những đứa trẻ không được bảo bọc thì cảm thấy bị tách rời, cô lập ngay cả đối với người thân lẫn bạn bè. Những đứa trẻ này có nguy cơ liều mình tự tử.
Những đứa trẻ có nguy cơ tự vẫn cao thường là những đứa trẻ:
• Phải đối mặt với những vấn đề mà chúng không thể kiểm soát được như bố mẹ li hôn, người nhà nghiện rượu, có nạn bạo hành trong gia đình.
• Trải qua sự hành hạ về thể chất hoặc bị lạm dụng tình dục.
• Bất hòa với cha mẹ, không được thương yêu, bị cô lập, xem thường hoặc bị bỏ rơi.
• Gia đình có người bị trầm cảm hoặc tự vẫn. Những bệnh về trầm cảm cũng có thể di truyền nên những đứa con cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
• Cảm giác rằng mình bơ vơ, không ai giúp đỡ và vô dụng thường dẫn đến sự buồn rầu. Ví dụ một đứa trẻ gặp phải những thất bại liên tiếp ở trường học, về nhà thì bị ngược đãi, bạn bè thì xa lánh thì sẽ có những cảm giác trên. “Một đứa trẻ cảm thấy bản thân mình không đủ khả năng tự lập, vô dụng và tương lai u ám… thì sẽ dễ dẫn đến muộn phiền và tự vẫn”
• Bị đồng tình luyến ái, không được gia đình chấp nhận, cộng đồng và trường học chống đối. Nhiều kết quả nguyên cứu cho thấy tỷ lệ tự tử của người đồng tình luyến ái hoặc lưỡng tính khá cao so với những trường hợp khác.
• Uống rượu bia hoặc sử dụng ma túy để giảm đau hoặc quên sầu. Lạm dụng thuốc là một trong những nguyên tố chính dẫn đến tự vẫn.
• Thể hiện cảm xúc của chúng mãnh liệt.
• Trước đó đã có lần tự tử nhưng được cứu sống.
Dấu hiệu cảnh báo
Thanh thiếu niên thường hay chỉ tự vẫn khi chúng phải chịu đựng sự mất mát nào đó hoặc bị bỏ rơi. Thi rớt, chia tay vớI bạn trai hoặc bạn gái, người thân vừa qua đờI, cha mẹ ly hôn… tất cả những nhân tố trên đều có thể là ngòi nổ cho hành động nguy hiểm của chúng.
Cần phải có sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý nếu bạn nhận thấy trẻ có thái độ khác thường đã kéo dài vài tuần liền. Đừng chờ đợi! Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo:
• Xa lánh gia đình và bạn bè.
• Không thể tập trung vào việc gì cả.
• Ngủ li bì hoặc khó ngủ.
• Hay nói về tự vẫn.
• Thay đổi về hình dáng bên ngoài đột ngột.
• Chẳng quan tâm đến điều gì, ngay cả những hoạt động trẻ ưa thích.
• Thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực hoặc phạm tội.
• Có hành vi tự hủy hoại bản thân (như lái xe ẩu, lạm dụng thuốc, quan hệ tình dục bừa bãi, hay lẫn lộn…)
• Có vẻ như lo lắng về cái chết.
• Để lại những vật sở hữu mà trẻ yêu thích.
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia càng sớm càng tốt một khi trẻ đề cập đến chuyện tự tử trong một dịp nào đó. Hãy chú ý khi chúng thốt lên nhưng câu tương tự như “Vô ích thôi. Con muốn chết quách cho xong”. Cũng neên chú ý khi trẻ đang buồn bã trong nhiều ngày bỗng nhiên vui vẻ khách thường và tràn đầy hy vọng. Sự thay đổi tâm trạng nhanh như vậy cho thấy trẻ nghĩ rằng tự vẫn là một lốt thoát cho vấn đề của nó.
Cha mẹ phải làm gì?
Nếu con của bạn luôn buồn phiền và tách rời mọi người, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng bạn nên cẩn thận để mắt đến chúng. Điểm thấp sẽ làm bé tự ti, tránh xa bè bạn. Cách bạn bày tỏ sự quan tâm, bảo bọc và yêu thương là rất quan trọng.
Không những chỉ có những người trong gia đình phải tìm cách giúp đỡ và còn phải tìm thêm sự giúp đỡ của người ngoài, tốt nhất là các chuyên gia tâm lý. Hãy chia sẻ nỗi bận tâm và lo lắng về trường hợp của con mình để cùng nhau tìm ra cách giúp đỡ bé.
Hãy nhớ rằng những mối bất hòa dai dẵng giữa cha mẹ và con cái sẽ làm cho tình huống ngày càng tệ hơn đối với những đứa trẻ thường cách ly khỏi đám đông, bị hiểu lầm, coi thường hoặc đã có lần tự vẫn. Cố gắng giải quyết những vấn đề gia đình một cách tốt nhất trong khả năng của mình. Cũng nên cung cấp mọi thông tin về bệnh sử của các thành viên trong gia đình như lạm dụng thuốc, bạo lực gia đình, stress, bất hòa trong gia đình…
Giúp đỡ
Mặc dù bạn cảm thấy bất lực nhưng có rất nhiều việc bạn có thể làm để giúp trẻ vượt qua thờI gian khó khăn này.
• Bảo đảm rằng trẻ luôn có một người nào đó bé luôn tin tưởng và tâm sự mọi chuyện. Nếu trẻ cảm thấy không hiểu bạn, hãy đề nghị một ngườI trung lập – ông, bà, cô dì, chú bác chẳng hạn - để giúp giải quyết bất hòa giữa mẹ con.
• Đừng khích bác hoặc xem thường những việc làm của trẻ. Thái độ xem thường đó chỉ khiến cho trẻ càng nản lòng và thất vọng.
• Quan tâm đến thái độ của trẻ. ¾ người có ý định tự tử có thể hiện những dấu hiệu cảnh báo cho ngườI thân biết mà họ lại không nhận ra.
• Luôn quan tâm và thể hiện lòng yêu thương, sự quan tâm và bảo bọc trẻ.
• Đừng chần chừ trong việc đưa trẻ đi khám bác sĩ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần phảI tìm phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
• Giúp trẻ cảm thấy an tâm và trở lại với cuộc sống bình thường càng nhanh càng tốt.
Trải qua nỗi đau mất mát
Bạn sẽ làm gì khi một người bạn của con mình có ý định tự vẫn hoặc đã chết vì tự vẫn. Hãy nhận xét thái độ của trẻ. Một số trẻ cho biết chúng cảm thấy có lỗI, đặc biệt là bạn khá thân với ngườI vừa qua đời, vì chúng có thể khuyên nhủ hoặc ngăn chặn bạn và vì thế có thể cứu bạn khỏi cái chết. Một số khác lại cảm thấy tức giận những người định tự tử hoặc đã tự tử vì họ quá ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân và có hành động quá ư là ngu xuẩn. Một số khác lại chẳng có cảm giác gì ngoài sự thương tiếc và hoang mang. Mọi cảm giác, suy nghĩ đều thích hợp.
Khi một ngườI có ý định tự tử và được cứu sống thì mọi người xung quanh lại e ngại và không dám nhắc đến chuyện đó nữa. Hãy khuyến khích trẻ nói chuyện cởi mở với bạn, cần phảI thiết lập mốI quan hệ thân thiết, giúp trẻ quên đi những suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra.
Mọi người đều cảm thấy buồn phiền và đôi khi cũng có ý định tự sát khi một người thân của mình vừa kết thúc cuộc sống của mình bằng cách tự tử. Giúp cho trẻ hiểu rằng trẻ không nên dằn vặt bản thân về cái chết của ngườI bạn; đừng cằn nhằn mãi đến việc lẽ ra trẻ phải làm thế nào hoặc thế kia để giúp bạn… Chưa phải lúc để nói về điều này. Trước hết hãy giúp trẻ vượt qua nỗI đau mất bạn.
Tại một số trường học, nhà trường đã cho mời các chuyên gia tâm lý đến nói chuyện với bọn trẻ mỗi khi có trường hợp đáng tiếc xảy ra. Các chuyên gia lắng nghe suy nghĩ và cảm nhận của bọn trẻ, giúp chúng cởi bỏ những khó khăn, sự đau buồn và sợ hãi.
Đặt trường hợp không ai xa lạ mà chính con bạn tự tử thì bạn phảI làm gì?
Là cha mẹ, nỗI đau mất con là nỗI đau không thể nào bù đắp được. Đối với trường hợp trẻ qua đời không do bệnh tật hoặc tai nạn mà tự chúng tìm đến cái chết thì cha mẹ còn đau khổ nhiều hơn. Dù đó là nỗI đau không thể nào xoá nhòa nhưng cũng có một số cách giúp người được cứu sống từ một vụ tự tử và cả những người thân giảm bớt nỗi đau:
• Giữ quan hệ với mọi người. Bạn bè và đồng nghiệp thường không biết an ủI như thế nào hoặc giúp đỡ ra sao nhưng bạn có thể tìm những ngườI mà bạn có thể tâm sự, nói chuyện về con cái hoặc cảm nhận của mình. Nếu họ cảm thấy e ngại, không dám nhắc đến nỗI đau của bạn thì bạn hãy là người mở đầu cuộc nói chuyện và yêu cầu được giúp đỡ.
• Không chỉ có cha mẹ mới đau khổ, những thành viên khác trong gia đình cũng vậy và mỗi người thể hiện nỗi buồn của mình một cách khác nhau. Đặc biệt là những đứa con lớn, chúng thường lặng lẽ ngồI khóc một mình và không quấy rầy đến bố mẹ nữa. Dù đau buồn nhưng bạn hãy ở bên cạnh con, cùng khóc, an ủI, cùng lặng im tưởng nhờ về ngườI đã mất…
• Những buổi tiệc ngày kỷ niệm, sinh nhật, lễ lộc… chỉ gợi nhớ đến ngườI đã mất. Vì vậy vào những ngày này, chỉ cần làm hoặc tổ chức bằng tinh thần là chủ yếu, có thể là chỉ tập trung mọi người cùng ăn tối hoặc cùng nghĩ một ngày để tưởng nhớ đến người đã mất.
• Cảm giác tội lỗi và tự chất vấn bản thân tại sao lại để điều đó xảy ra là bình thường, vì vậy việc bạn không tìm thấy câu trả lời cũng không có gì là lạ. Chỉ có thể hàn gắn vết thương bằng thời gian và sự tha thứ, tha thứ cho con của bạn vì hành động dại dột của nó và tha thứ cho bản thân mình.
(Nguồn: Kidshealth)
thanhvienvip- CỬ NHÂN
- Tổng số bài gửi : 105
Điểm : 12242
Reputation : 2
Birthday : 02/04/1978
Join date : 28/08/2010
Age : 46
Hãy yêu con vì chính con người con
Hãy yêu con vì chính con người con
27/12/2010 02:44:00
Trái tim của tôi như bị một lưỡi dao bất ngờ xuyên thấu. Tôi đã hiểu tất cả rằng con trai tôi không là một chàng trai bình thường.
Năm 18 tuổi, tôi yêu H. - một người đánh đàn trong nhà thờ và các đám cưới. Cha mẹ và các anh tôi cho rằng H. không xứng với tôi vì anh nghèo khó quá. Vậy là cả gia đình tôi, gồm ba mẹ cùng năm anh trai, ra sức ngăn cản mối tình của chúng tôi. Thậm chí họ nhiều lần xua đuổi, gây thương tích cho anh ấy.
Tôi sinh Ninh, con trai tôi, trong hoàn cảnh đặc biệt khi H. - cha nó - bị chính các cậu nó vu oan và bị bắt giữ. Rồi H. được minh oan, ra tù, tìm cách liên lạc với tôi và con trai nhưng không được. Anh nản chí và bỏ đi đâu không ai biết. Tội nghiệp Ninh, nó không có cha từ đó. Tôi đã cố bù đắp, yêu thương con trai mình như chính Ninh là tất cả lẽ sống của tôi.
Lúc sinh ra đến năm 12 tuổi, Ninh là một chú nhóc bình thường, cũng nghịch phá và hiếu động như bất kỳ đứa con trai nào cùng lứa tuổi. Thế nhưng sang năm 13 tuổi, tôi phát hiện con mình có những biểu hiện khác lạ. Cháu bể giọng và nói tiếng như con gái. Ít giao tiếp, cháu cố thu mình trước đám đông. Tôi cứ nghĩ con bước vào tuổi dậy thì dĩ nhiên sẽ có chút thay đổi. Rồi tất cả sẽ qua, con sẽ là một chàng trai trưởng thành, mạnh mẽ. Con sẽ có người yêu, sẽ dắt cô gái ấy về ra mắt tôi, sẽ bảo mẹ ơi con sẽ cưới cô ấy...
Ốc mượn hồn
Năm Ninh 16 tuổi, một hôm bất ngờ đi làm về, tôi phát hiện con trai tôi, với bộ mặt son phấn lòe loẹt, đang mặc chiếc áo đầm của tôi soi gương. Phút riêng tư của Ninh đó sao? Nó đang vô tư bộc lộ bản thân đó sao? Trái tim người mẹ của tôi như bị một lưỡi dao bất ngờ xuyên thấu. Tôi đã hiểu tất cả rằng Ninh không là một chàng trai bình thường.
Ảnh minh họa.
Vẻ ngoài đàn ông của nó chỉ để che giấu tâm hồn của một phụ nữ, với những khát khao cũng rất phụ nữ. Nó giống như con ốc mượn hồn thôi. Ngay giây phút ấy tôi bỏ về phòng riêng, úp mặt vào gối khóc không thành tiếng. Tôi khóc rất lâu, khóc đến kiệt sức, khóc vì thất vọng, vì bất lực. Nhưng trên hết tôi khóc vì thương xót con tôi, dấu ấn bất hạnh rồi đây sẽ in trên trán nó. Nó sẽ chịu đựng những kỳ thị khủng khiếp của người đời và sẽ đau khổ biết bao...
Nhưng cũng ngay giây phút ấy, tôi hiểu rằng tôi vẫn yêu thương Ninh và còn yêu thương nhiều hơn trước đây gấp bội phần. Vấn đề là tôi phải đối diện với con thế nào đây, dạy dỗ thế nào đây để con có thể sống mà không tự ti, mặc cảm vì dẫu sao bây giờ nó cũng chỉ là một đứa trẻ cô đơn và hoang mang trước cuộc đời?
Ngay hôm sau tôi gọi Ninh đi siêu thị cùng mẹ, rồi hai mẹ con đi ăn kem. Giữa không khí vui tươi, cởi mở của hai mẹ con, tôi bất ngờ hỏi con rằng: “Con ơi, có phải con vẫn thích là con gái mẹ?”. Ninh ngồi lặng đi rất lâu, nhìn tôi bằng đôi mắt thất thần. Rồi bất ngờ Ninh gật đầu thú nhận: “Dạ, con luôn muốn mình là một cô gái...”. Tôi âu yếm đặt tay lên vai con, kéo con lại gần mình. “Con không hiểu... Con không hiểu tại sao con lại như vậy...” - bất ngờ Ninh bật khóc như bị ai đánh, như bị oan ức.
Tôi mong rằng những người mẹ khác có con thuộc giới tính thứ ba như con tôi đừng cảm thấy đó là bất hạnh.
Các chị hãy chấp nhận con như chính bản thân nó, hãy yêu con vì chính con người nó.
Các chị hãy dành thời gian cho con, gần gũi con nhiều hơn, đồng hành cùng con, khuyến khích con hãy sống thật, sống đầy thì người đời sẽ chấp nhận con mà không chút kỳ thị hay ghét bỏ.
Nước mắt lăn dài trên gương mặt xinh đẹp của nó. Tôi lại thấy trái tim người mẹ của tôi đau đớn như bị ai tàn nhẫn vò nát, nhưng rồi tôi lấy lại bình tĩnh rất nhanh. Chính tôi không hiểu sao mình bình tĩnh như vậy. Tôi siết vai con và bảo: “Không sao đâu con, mẹ nghĩ sự việc cũng bình thường thôi. Con vẫn là một người rất dễ mến, rất cởi mở và ai cũng thương mến con”.
Một lúc sau con thôi khóc và nhìn tôi. Ánh nhìn bình thản và những câu nói của tôi làm Ninh cảm thấy mình được thấu hiểu và có thể cởi bỏ những uẩn ức. Chính tôi cũng cảm nhận rằng tôi và con sẽ như hai người bạn thân và cả hai sẽ cùng đồng hành trên một bước đường chông gai phía trước. Con tôi sẽ không bao giờ cô đơn vì đã có tôi bên cạnh để tin cậy và sẻ chia...
Hãy bộc lộ đi con!
Tôi bắt đầu chú ý dạy con về giao tiếp. Tôi khuyến khích con năng học nhóm và tham gia các câu lạc bộ ở trường như câu lạc bộ bơi lội (Ninh bơi rất giỏi). Tôi khuyến khích con dẫn bạn bè về nhà chơi, những lúc như thế tôi luôn chuẩn bị cho con và các bạn một bữa tiệc nhỏ, bày ra những trò chơi, tạo điều kiện cho con cởi mở, tự tin hơn.
Thật ra điều này cũng không dễ dàng gì, Ninh từ lâu đã có thói quen lẩn trốn đám đông, sống cô độc vì muốn che giấu con người thật của mình. Nhưng từng bước một, tôi tốn rất nhiều thời gian thuyết phục Ninh từ bỏ vỏ ốc ấy. Không ít lần thất vọng, không ít lần khóc thầm. Ninh như một bức tường khó lay chuyển...
Không, tôi quyết không bỏ cuộc. “Con hãy là chính con đi, mẹ vẫn tin con là người bạn đáng mến của cả lớp. Con định đóng kịch đến bao giờ, một vở kịch theo mẹ là đáng chán lắm, con ạ” - một ngày tôi quyết định nói với con như vậy. Và tôi ngỡ ngàng nhìn thấy những giọt nước mắt cảm động chực trào ra trong mắt con. Từ đó Ninh quyết định thay đổi...
Biết con thích ngành quản lý du lịch và khách sạn, tôi khuyến khích con đăng ký những lớp giao tiếp tiếng Anh, những lớp kỹ năng mềm. “Con phải thật giỏi ở lĩnh vực của mình, sự kỳ thị của người đời sẽ dần mất đi” - tôi bảo con. Con tôi đau đớn: “Con phải vất vả gấp đôi một người bình thường để khẳng định mình sao? Tại sao vậy?”. Tôi nhìn sâu vào mắt con: “Nếu cuộc đời cứ đơn giản thì có còn là cuộc đời không? Hãy nhìn mọi việc theo chiều hướng tích cực nhất, con à...”.
Những buổi cắm trại hay du lịch ngoại thành, ngoại tỉnh của lớp tổ chức, tôi khuyến khích con tham gia và chỉ bảo con cách chăm lo cho mọi người, giúp đỡ những bạn nữ, giúp đỡ thầy cô. “Nếu con là người biết nghĩ đến người khác, biết lo lắng cho người khác, biết quan tâm đến người khác một cách vô vụ lợi, lòng con cũng sẽ thanh thản, mãn nguyện phải không?” - tôi thẳng thắn đặt vấn đề. Con tôi gật đầu đầy tự hào: “Cũng mướt mồ hôi đó mẹ à, chỗ này gọi, chỗ kia réo, Ninh ơi là Ninh. Nhưng con cảm thấy vui lắm. Con vẫn có thể sống có ý nghĩa. Các bạn bảo những chuyến đi chơi xa như vậy nếu thiếu con chắc sẽ bớt vui rất nhiều”.
Những nghi ngại, mặc cảm của Ninh bớt dần khi con tôi bắt đầu biết cách cho đi, biết cách chia sẻ cùng bạn bè. Ninh được bạn bè tin cậy, tín nhiệm. Hễ gặp chuyện buồn phiền hay khó khăn, các bạn trong lớp, trong câu lạc bộ thường gọi điện cho Ninh. Và con tôi đã luôn biết lắng nghe hay nhiệt tình giúp đỡ. Những chuyện khó giải quyết trong cuộc sống, những hiểu lầm giữa bạn bè, Ninh lại có mẹ bên cạnh để “tư vấn”. Mối quan hệ giữa mẹ con tôi khắng khít hơn, đồng cảm hơn, ấm áp hơn cả trước đây.
Quan trọng hơn, Ninh đã vô tư bộc lộ mình, người ở giới tính thứ ba. Ninh đã được bạn bè chấp nhận và yêu mến bởi chính bản thân nó. Nhờ Ninh, tôi cũng đã cứng cỏi, vững vàng hơn, biết tin ở chính mình...
Theo Tuổi trẻ
Xem thêm về dạy dỗ bé tại www.chamsocbe.com
27/12/2010 02:44:00
Trái tim của tôi như bị một lưỡi dao bất ngờ xuyên thấu. Tôi đã hiểu tất cả rằng con trai tôi không là một chàng trai bình thường.
Năm 18 tuổi, tôi yêu H. - một người đánh đàn trong nhà thờ và các đám cưới. Cha mẹ và các anh tôi cho rằng H. không xứng với tôi vì anh nghèo khó quá. Vậy là cả gia đình tôi, gồm ba mẹ cùng năm anh trai, ra sức ngăn cản mối tình của chúng tôi. Thậm chí họ nhiều lần xua đuổi, gây thương tích cho anh ấy.
Tôi sinh Ninh, con trai tôi, trong hoàn cảnh đặc biệt khi H. - cha nó - bị chính các cậu nó vu oan và bị bắt giữ. Rồi H. được minh oan, ra tù, tìm cách liên lạc với tôi và con trai nhưng không được. Anh nản chí và bỏ đi đâu không ai biết. Tội nghiệp Ninh, nó không có cha từ đó. Tôi đã cố bù đắp, yêu thương con trai mình như chính Ninh là tất cả lẽ sống của tôi.
Lúc sinh ra đến năm 12 tuổi, Ninh là một chú nhóc bình thường, cũng nghịch phá và hiếu động như bất kỳ đứa con trai nào cùng lứa tuổi. Thế nhưng sang năm 13 tuổi, tôi phát hiện con mình có những biểu hiện khác lạ. Cháu bể giọng và nói tiếng như con gái. Ít giao tiếp, cháu cố thu mình trước đám đông. Tôi cứ nghĩ con bước vào tuổi dậy thì dĩ nhiên sẽ có chút thay đổi. Rồi tất cả sẽ qua, con sẽ là một chàng trai trưởng thành, mạnh mẽ. Con sẽ có người yêu, sẽ dắt cô gái ấy về ra mắt tôi, sẽ bảo mẹ ơi con sẽ cưới cô ấy...
Ốc mượn hồn
Năm Ninh 16 tuổi, một hôm bất ngờ đi làm về, tôi phát hiện con trai tôi, với bộ mặt son phấn lòe loẹt, đang mặc chiếc áo đầm của tôi soi gương. Phút riêng tư của Ninh đó sao? Nó đang vô tư bộc lộ bản thân đó sao? Trái tim người mẹ của tôi như bị một lưỡi dao bất ngờ xuyên thấu. Tôi đã hiểu tất cả rằng Ninh không là một chàng trai bình thường.
Ảnh minh họa.
Vẻ ngoài đàn ông của nó chỉ để che giấu tâm hồn của một phụ nữ, với những khát khao cũng rất phụ nữ. Nó giống như con ốc mượn hồn thôi. Ngay giây phút ấy tôi bỏ về phòng riêng, úp mặt vào gối khóc không thành tiếng. Tôi khóc rất lâu, khóc đến kiệt sức, khóc vì thất vọng, vì bất lực. Nhưng trên hết tôi khóc vì thương xót con tôi, dấu ấn bất hạnh rồi đây sẽ in trên trán nó. Nó sẽ chịu đựng những kỳ thị khủng khiếp của người đời và sẽ đau khổ biết bao...
Nhưng cũng ngay giây phút ấy, tôi hiểu rằng tôi vẫn yêu thương Ninh và còn yêu thương nhiều hơn trước đây gấp bội phần. Vấn đề là tôi phải đối diện với con thế nào đây, dạy dỗ thế nào đây để con có thể sống mà không tự ti, mặc cảm vì dẫu sao bây giờ nó cũng chỉ là một đứa trẻ cô đơn và hoang mang trước cuộc đời?
Ngay hôm sau tôi gọi Ninh đi siêu thị cùng mẹ, rồi hai mẹ con đi ăn kem. Giữa không khí vui tươi, cởi mở của hai mẹ con, tôi bất ngờ hỏi con rằng: “Con ơi, có phải con vẫn thích là con gái mẹ?”. Ninh ngồi lặng đi rất lâu, nhìn tôi bằng đôi mắt thất thần. Rồi bất ngờ Ninh gật đầu thú nhận: “Dạ, con luôn muốn mình là một cô gái...”. Tôi âu yếm đặt tay lên vai con, kéo con lại gần mình. “Con không hiểu... Con không hiểu tại sao con lại như vậy...” - bất ngờ Ninh bật khóc như bị ai đánh, như bị oan ức.
Tôi mong rằng những người mẹ khác có con thuộc giới tính thứ ba như con tôi đừng cảm thấy đó là bất hạnh.
Các chị hãy chấp nhận con như chính bản thân nó, hãy yêu con vì chính con người nó.
Các chị hãy dành thời gian cho con, gần gũi con nhiều hơn, đồng hành cùng con, khuyến khích con hãy sống thật, sống đầy thì người đời sẽ chấp nhận con mà không chút kỳ thị hay ghét bỏ.
Nước mắt lăn dài trên gương mặt xinh đẹp của nó. Tôi lại thấy trái tim người mẹ của tôi đau đớn như bị ai tàn nhẫn vò nát, nhưng rồi tôi lấy lại bình tĩnh rất nhanh. Chính tôi không hiểu sao mình bình tĩnh như vậy. Tôi siết vai con và bảo: “Không sao đâu con, mẹ nghĩ sự việc cũng bình thường thôi. Con vẫn là một người rất dễ mến, rất cởi mở và ai cũng thương mến con”.
Một lúc sau con thôi khóc và nhìn tôi. Ánh nhìn bình thản và những câu nói của tôi làm Ninh cảm thấy mình được thấu hiểu và có thể cởi bỏ những uẩn ức. Chính tôi cũng cảm nhận rằng tôi và con sẽ như hai người bạn thân và cả hai sẽ cùng đồng hành trên một bước đường chông gai phía trước. Con tôi sẽ không bao giờ cô đơn vì đã có tôi bên cạnh để tin cậy và sẻ chia...
Hãy bộc lộ đi con!
Tôi bắt đầu chú ý dạy con về giao tiếp. Tôi khuyến khích con năng học nhóm và tham gia các câu lạc bộ ở trường như câu lạc bộ bơi lội (Ninh bơi rất giỏi). Tôi khuyến khích con dẫn bạn bè về nhà chơi, những lúc như thế tôi luôn chuẩn bị cho con và các bạn một bữa tiệc nhỏ, bày ra những trò chơi, tạo điều kiện cho con cởi mở, tự tin hơn.
Thật ra điều này cũng không dễ dàng gì, Ninh từ lâu đã có thói quen lẩn trốn đám đông, sống cô độc vì muốn che giấu con người thật của mình. Nhưng từng bước một, tôi tốn rất nhiều thời gian thuyết phục Ninh từ bỏ vỏ ốc ấy. Không ít lần thất vọng, không ít lần khóc thầm. Ninh như một bức tường khó lay chuyển...
Không, tôi quyết không bỏ cuộc. “Con hãy là chính con đi, mẹ vẫn tin con là người bạn đáng mến của cả lớp. Con định đóng kịch đến bao giờ, một vở kịch theo mẹ là đáng chán lắm, con ạ” - một ngày tôi quyết định nói với con như vậy. Và tôi ngỡ ngàng nhìn thấy những giọt nước mắt cảm động chực trào ra trong mắt con. Từ đó Ninh quyết định thay đổi...
Biết con thích ngành quản lý du lịch và khách sạn, tôi khuyến khích con đăng ký những lớp giao tiếp tiếng Anh, những lớp kỹ năng mềm. “Con phải thật giỏi ở lĩnh vực của mình, sự kỳ thị của người đời sẽ dần mất đi” - tôi bảo con. Con tôi đau đớn: “Con phải vất vả gấp đôi một người bình thường để khẳng định mình sao? Tại sao vậy?”. Tôi nhìn sâu vào mắt con: “Nếu cuộc đời cứ đơn giản thì có còn là cuộc đời không? Hãy nhìn mọi việc theo chiều hướng tích cực nhất, con à...”.
Những buổi cắm trại hay du lịch ngoại thành, ngoại tỉnh của lớp tổ chức, tôi khuyến khích con tham gia và chỉ bảo con cách chăm lo cho mọi người, giúp đỡ những bạn nữ, giúp đỡ thầy cô. “Nếu con là người biết nghĩ đến người khác, biết lo lắng cho người khác, biết quan tâm đến người khác một cách vô vụ lợi, lòng con cũng sẽ thanh thản, mãn nguyện phải không?” - tôi thẳng thắn đặt vấn đề. Con tôi gật đầu đầy tự hào: “Cũng mướt mồ hôi đó mẹ à, chỗ này gọi, chỗ kia réo, Ninh ơi là Ninh. Nhưng con cảm thấy vui lắm. Con vẫn có thể sống có ý nghĩa. Các bạn bảo những chuyến đi chơi xa như vậy nếu thiếu con chắc sẽ bớt vui rất nhiều”.
Những nghi ngại, mặc cảm của Ninh bớt dần khi con tôi bắt đầu biết cách cho đi, biết cách chia sẻ cùng bạn bè. Ninh được bạn bè tin cậy, tín nhiệm. Hễ gặp chuyện buồn phiền hay khó khăn, các bạn trong lớp, trong câu lạc bộ thường gọi điện cho Ninh. Và con tôi đã luôn biết lắng nghe hay nhiệt tình giúp đỡ. Những chuyện khó giải quyết trong cuộc sống, những hiểu lầm giữa bạn bè, Ninh lại có mẹ bên cạnh để “tư vấn”. Mối quan hệ giữa mẹ con tôi khắng khít hơn, đồng cảm hơn, ấm áp hơn cả trước đây.
Quan trọng hơn, Ninh đã vô tư bộc lộ mình, người ở giới tính thứ ba. Ninh đã được bạn bè chấp nhận và yêu mến bởi chính bản thân nó. Nhờ Ninh, tôi cũng đã cứng cỏi, vững vàng hơn, biết tin ở chính mình...
Theo Tuổi trẻ
Xem thêm về dạy dỗ bé tại www.chamsocbe.com
thanhvienvip- CỬ NHÂN
- Tổng số bài gửi : 105
Điểm : 12242
Reputation : 2
Birthday : 02/04/1978
Join date : 28/08/2010
Age : 46
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer