Tìm kiếm
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
Cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục các nước
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục các nước
Lý luận và phương pháp dạy học
Cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục Trung Quốc
Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống giáo dục thống nhất trên toàn quốc, chính phủ đóng vai trò là nhà đầu tư chính và các đối tác xã hội là các nhà đồng đầu tư. Bộ Giáo dục là cơ quan nắm quyền quản lý cao nhất, chịu trách nhiệm thực thi các văn bản luật liên quan, các qui định, các hướng dẫn và các chính sách của trung ương; lập kế hoạch phát triển ngành giáo dục; tích hợp và điều phối các sáng kiến và chương trình giáo dục cấp quốc gia; hướng dẫn thực hiện cải cách giáo dục trên toàn quốc.
CƠ CẤU QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chính quyền cấp tỉnh có vai trò xây dựng các kế hoạch, ban hành các quyết định và điều lệ liên quan trực tiếp đến địa phương, phân bổ các nguồn quỹ tới các địa khu, và quản lý một số trường trung học điểm. Chính quyền cấp địa khu có vai trò phân bổ các nguồn quỹ đến các huyện, giám sát hoạt động giáo dục, giảng dạy và quản lý trường THPT, các trường sư phạm, các trường sư phạm tại chức, các trường nghề nông nghiệp, cùng với trường tiểu học và THCS điểm ở địa phương. Chính quyền cấp huyện có vai trò quản lý các trường còn lại gồm THCS, tiểu học và mẫu giáo. Nói chung, cấp trung ương và cấp tỉnh quản lý về giáo dục đại học trong khi các cấp địa phương đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục trung học, giáo dục bắt buộc và giáo dục mầm non. Ngoài ra, những thành phần khác bao gồm các Bộ, các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước cũng góp phần trong đào tạo nghề và giáo dục cho người lớn.
Đến nay Trung Quốc đã ban hành một hệ thống các luật và văn bản dưới luật liên quan đến giáo dục tương đối hoàn chỉnh, bao quát nhiều vấn đề, làm nền tảng pháp lý cho công tác quản lý giáo dục. Các luật và văn bản dưới luật liên quan đến giáo dục gồm:
+ Luật giáo dục
+ Quy định về các loại bằng cấp học vấn
+ Luật giáo dục bắt buộc 9 năm
+ Luật khuyến khích giáo dục tư thục
+ Luật giáo viên
+ Luật giáo dục hướng nghiệp
+ Luật giáo dục đại học
KHÁI QUÁT HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRUNG QUỐC
1. Giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học gồm 6 năm học dành cho trẻ từ 6-12 tuổi. Có thể nói phổ cập giáo dục tiểu học là một thành tựu vĩ đại của chính phủ kể từ sau công cuộc đổi mới trong điều kiện đất nước có diện tích và dân số lớn và sự chênh lệch về mọi mặt giữa các vùng miền cao. Căn cứ theo Luật giáo dục bắt buộc 9 năm, giáo dục tiểu học được miễn phí, trẻ thuộc các gia đình khó khăn còn nhận được tài trợ của nhà nước, các thành phần xã hội khác được khuyến khích thành lập trường tư. Với những nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, giáo dục trẻ đặc biệt và bồi dưỡng học sinh giỏi, Trung Quốc còn thành lập các trường điểm (hay trường chuyên) và các trường đặc biệt ở mỗi địa phương. Ngoài ra còn các trường tiểu học dành cho người lớn nhằm xóa mù chữ và phổ cập giáo dục cho người không nằm trong độ tuổi đến trường.
Trẻ đến trường 5 buổi một tuần (trước 1997 là 6 buổi), mỗi tuần học chia ra thành 24 đến 27 tiết học với 45 phút/tiết. Một năm học kéo dài 9 tháng với 2 kỳ nghỉ: nghỉ hè vào tháng 7, 8 và kỳ nghỉ đông vào tháng 1,2. Chương trình học gồm các môn tiếng Hoa, toán, giáo dục thể chất, nhạc, họa, nhập môn tự nhiên, lịch sử và địa lý cùng với các buổi sinh hoạt về chính trị và đạo đức. Gần đây môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình tiểu học từ lớp 3. Ngoài ra từ lớp 4 học sinh phải tham gia các buổi lao động và hoạt động ngoài giờ khác.
2. Giáo dục trung học
Giáo dục trung học dành cho trẻ từ 12-18 tuổi, gồm trường THCS và THPT, mỗi cấp gồm 3 năm học, trong đó 3 năm THCS là bắt buộc căn cứ theo Luật giáo dục bắt buộc 9 năm. Sau khi tốt nghiệp THCS, đa số học sinh thường học tiếp lên THPT, một số khác học lên các trường nghề hoặc trung học chuyên nghiệp. Học sinh tốt nghiệp trường nghề nhận bằng có giá trị tương đương như những học sinh tốt nghiệp THPT. Ở bậc THPT có các loại hình trường là THPT, THPT thường xuyên, trung học nghề, trung học nghề thường xuyên và đào tạo kỹ năng thực hành. Ở bậc THCS cũng có chương trình dạy kỹ năng nghề.
Học sinh đến trường 6 buổi một tuần, mỗi tuần chia ra thành 30 hoặc 31 tiết với 45 phút/tiết. Chương trình học thống nhất trên toàn quốc với các bộ môn: Tiếng Hoa, toán, vật lý, hóa học, sinh học, địa chất học, ngoại ngữ, lịch sử, địa lý, khoa học chính trị, âm nhạc, mỹ thuật và giáo dục thể chất. Ngoài ra học sinh phải tham gia các hoạt động ngoại khóa khác.
3. Các trường chuyên
“Các trường chuyên” đã bị đóng cửa trong cuộc Cách mạng văn hóa được xuất hiện trở lại vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, và trở thành một phần thiết yếu trong nỗ lực nhằm phục hồi hệ thống giáo dục yếu kém. Do các nguồn lực cho giáo dục còn hạn chế, các trường chuyên hay “trường điểm” – thường là những trường có thành tích cao trước đây – được ưu tiên về phân bổ giáo viên, thiết bị và vốn. Các trường điểm chỉ là một phần nhỏ trong tổng số các trường THPT chính quy được cho phép tuyển những học sinh giỏi nhất để giảng dạy, sao cho các em có thể cạnh tranh vào các trường hàng đầu ở những bậc học tiếp theo.
4. Giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp
“Luật Giáo dục hướng nghiệp” được ban hành năm 1996. Giáo dục hướng nghiệp bao gồm các trường cao đẳng nghề, các trường trung cấp kỹ thuật, các trường trung học hướng nghiệp, các trung tâm tìm việc làm, các cơ sở đào tạo xã hội và kỹ năng cho người lớn. Để giáo dục hướng nghiệp đáp ứng tốt hơn yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế và đô thị hóa, chính phủ đã thiết kế lại mô hình giáo dục hướng nghiệp, định hướng tìm việc làm, và tập trung vào hai dự án giáo dục hướng nghiệp lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhạy bén của xã hội về nhân công lành nghề chất lượng cao. Các dự án này nhằm: 1) tạo ra đội ngũ nhân công có tay nghề cần thiết cấp bách cho các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ hiện đại; và 2) đào tạo cho những người lao động ở vùng nông thôn chuyển đến các thành phố làm việc.
5. Giáo dục đại học
Sau khi tốt nghiệp trung học, học sinh phải vượt qua một kỳ thi tuyển sinh toàn quốc để được tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Gần đây việc tuyển sinh đại học còn xét đến tư cách đạo đức và thành tích học tập của học sinh ở bậc trung học. Có rất nhiều loại hình trường đáp ứng các nhu cầu của học sinh thuộc nhiều trình độ khác nhau. Các trường bao gồm trường đại học, học viện công nghệ, trường đại học mở, trường cao đẳng, trường cao đẳng thường xuyên, đào tạo từ xa, trường trung cấp, trường trung cấp thường xuyên v.v... Chương trình học ở các trường này kéo dài từ 2 đến 4 năm. Chương trình thạc sĩ kéo dài 2 năm và chương trình tiến sĩ kéo dài 4 năm.
Với con số khoảng gần 2.500 trường đại học và cao đẳng với khoảng gần 7 triệu sinh viên , giáo dục đại học của Trung Quốc được Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đánh giá là phát triển nhanh nhất thế giới. Những con số này rất ấn tượng nếu so với chỉ vài thập niên trước đó, trong kế hoạch Đại nhảy vọt 1958-1962 và Cách mạng văn hóa 1966-1976, hầu hết các trường đại học cao đẳng đã bị đóng cửa; sau Cách mạng văn hóa, số lượng tuyển sinh chỉ giới hạn trong nhóm những người được cho là “thành phần ưu tú”.
Chính phủ cũng đã chú trọng đến việc tạo ra các trường đại học chất lượng cao. Ngay từ năm 1993, dự án xây dựng 100 trường đại học đẳng cấp quốc tế đã được triển khai, theo đó có 708 trường đã được sáp nhập thành 302 trường. Việc sáp nhập này có mục đích tạo ra những cải tiến trong quản lý giáo dục, làm tối ưu việc huy động các nguồn lực và tăng cường chất lượng giảng dạy. Nhiều trường đại học của Trung Quốc hiện nay đã trở thành các trường có đẳng cấp hàng đầu thế giới; đó là một nỗ lực vượt bậc so với các nước tiên tiến có hệ thống giáo dục đại học phát triển từ rất sớm. Hoạt động nghiên cứu tại các trường đại học đã góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế và phát triển xã hội.
Trao đổi quốc tế trong giáo dục đại học cũng ngày càng được coi trọng. Theo ước tính có khoảng 200.000 sinh viên quốc tế đang theo học tại các trường đại học của Trung Quốc. Số lượng học sinh Việt Nam theo học tại Trung Quốc cũng ngày càng tăng, chủ yếu ở các trường đại học chất lượng cao tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Ninh, Thẩm Quyến, Quế Lâm v.v. Việc du học và tiếp tục học lên cao sau đại học cũng đang là một xu thế được các sinh viên Trung Quốc chọn lựa. Hiện nay có khoảng 700.000 sinh viên Trung Quốc đang theo học ở các trường đại học tại hơn 100 nước trên thế giới.
6. Các trường tư thục
Nhà nước ủng hộ các tổ chức giáo dục tư thục. “Luật khuyến khích giáo dục tư thục” đầu tiên có hiệu lực từ ngày 01/9/2003. Sự phát triển của các trường tư thục đồng nghĩa với sự tăng lên về tổng thể các nguồn cung cho giáo dục và sự thay đổi trong mô hình truyền thống là chỉ có các trường công lập, từ đó đáp ứng tốt hơn các nhu cầu giáo dục.
Các trường tư thục tiên phong trong việc hợp tác với các đối tác nước ngoài điều hành trường học. Nhiều đại học nước ngoài đã vào Trung Quốc theo cách này, điều đó vừa giúp nâng cao chất lượng cho giáo dục của Trung Quốc, vừa mở ra các kênh mới để học sinh tiếp tục học lên cao.
Bộ Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông
Cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục Trung Quốc
Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống giáo dục thống nhất trên toàn quốc, chính phủ đóng vai trò là nhà đầu tư chính và các đối tác xã hội là các nhà đồng đầu tư. Bộ Giáo dục là cơ quan nắm quyền quản lý cao nhất, chịu trách nhiệm thực thi các văn bản luật liên quan, các qui định, các hướng dẫn và các chính sách của trung ương; lập kế hoạch phát triển ngành giáo dục; tích hợp và điều phối các sáng kiến và chương trình giáo dục cấp quốc gia; hướng dẫn thực hiện cải cách giáo dục trên toàn quốc.
CƠ CẤU QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chính quyền cấp tỉnh có vai trò xây dựng các kế hoạch, ban hành các quyết định và điều lệ liên quan trực tiếp đến địa phương, phân bổ các nguồn quỹ tới các địa khu, và quản lý một số trường trung học điểm. Chính quyền cấp địa khu có vai trò phân bổ các nguồn quỹ đến các huyện, giám sát hoạt động giáo dục, giảng dạy và quản lý trường THPT, các trường sư phạm, các trường sư phạm tại chức, các trường nghề nông nghiệp, cùng với trường tiểu học và THCS điểm ở địa phương. Chính quyền cấp huyện có vai trò quản lý các trường còn lại gồm THCS, tiểu học và mẫu giáo. Nói chung, cấp trung ương và cấp tỉnh quản lý về giáo dục đại học trong khi các cấp địa phương đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục trung học, giáo dục bắt buộc và giáo dục mầm non. Ngoài ra, những thành phần khác bao gồm các Bộ, các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước cũng góp phần trong đào tạo nghề và giáo dục cho người lớn.
Đến nay Trung Quốc đã ban hành một hệ thống các luật và văn bản dưới luật liên quan đến giáo dục tương đối hoàn chỉnh, bao quát nhiều vấn đề, làm nền tảng pháp lý cho công tác quản lý giáo dục. Các luật và văn bản dưới luật liên quan đến giáo dục gồm:
+ Luật giáo dục
+ Quy định về các loại bằng cấp học vấn
+ Luật giáo dục bắt buộc 9 năm
+ Luật khuyến khích giáo dục tư thục
+ Luật giáo viên
+ Luật giáo dục hướng nghiệp
+ Luật giáo dục đại học
KHÁI QUÁT HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRUNG QUỐC
1. Giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học gồm 6 năm học dành cho trẻ từ 6-12 tuổi. Có thể nói phổ cập giáo dục tiểu học là một thành tựu vĩ đại của chính phủ kể từ sau công cuộc đổi mới trong điều kiện đất nước có diện tích và dân số lớn và sự chênh lệch về mọi mặt giữa các vùng miền cao. Căn cứ theo Luật giáo dục bắt buộc 9 năm, giáo dục tiểu học được miễn phí, trẻ thuộc các gia đình khó khăn còn nhận được tài trợ của nhà nước, các thành phần xã hội khác được khuyến khích thành lập trường tư. Với những nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, giáo dục trẻ đặc biệt và bồi dưỡng học sinh giỏi, Trung Quốc còn thành lập các trường điểm (hay trường chuyên) và các trường đặc biệt ở mỗi địa phương. Ngoài ra còn các trường tiểu học dành cho người lớn nhằm xóa mù chữ và phổ cập giáo dục cho người không nằm trong độ tuổi đến trường.
Trẻ đến trường 5 buổi một tuần (trước 1997 là 6 buổi), mỗi tuần học chia ra thành 24 đến 27 tiết học với 45 phút/tiết. Một năm học kéo dài 9 tháng với 2 kỳ nghỉ: nghỉ hè vào tháng 7, 8 và kỳ nghỉ đông vào tháng 1,2. Chương trình học gồm các môn tiếng Hoa, toán, giáo dục thể chất, nhạc, họa, nhập môn tự nhiên, lịch sử và địa lý cùng với các buổi sinh hoạt về chính trị và đạo đức. Gần đây môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình tiểu học từ lớp 3. Ngoài ra từ lớp 4 học sinh phải tham gia các buổi lao động và hoạt động ngoài giờ khác.
2. Giáo dục trung học
Giáo dục trung học dành cho trẻ từ 12-18 tuổi, gồm trường THCS và THPT, mỗi cấp gồm 3 năm học, trong đó 3 năm THCS là bắt buộc căn cứ theo Luật giáo dục bắt buộc 9 năm. Sau khi tốt nghiệp THCS, đa số học sinh thường học tiếp lên THPT, một số khác học lên các trường nghề hoặc trung học chuyên nghiệp. Học sinh tốt nghiệp trường nghề nhận bằng có giá trị tương đương như những học sinh tốt nghiệp THPT. Ở bậc THPT có các loại hình trường là THPT, THPT thường xuyên, trung học nghề, trung học nghề thường xuyên và đào tạo kỹ năng thực hành. Ở bậc THCS cũng có chương trình dạy kỹ năng nghề.
Học sinh đến trường 6 buổi một tuần, mỗi tuần chia ra thành 30 hoặc 31 tiết với 45 phút/tiết. Chương trình học thống nhất trên toàn quốc với các bộ môn: Tiếng Hoa, toán, vật lý, hóa học, sinh học, địa chất học, ngoại ngữ, lịch sử, địa lý, khoa học chính trị, âm nhạc, mỹ thuật và giáo dục thể chất. Ngoài ra học sinh phải tham gia các hoạt động ngoại khóa khác.
3. Các trường chuyên
“Các trường chuyên” đã bị đóng cửa trong cuộc Cách mạng văn hóa được xuất hiện trở lại vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, và trở thành một phần thiết yếu trong nỗ lực nhằm phục hồi hệ thống giáo dục yếu kém. Do các nguồn lực cho giáo dục còn hạn chế, các trường chuyên hay “trường điểm” – thường là những trường có thành tích cao trước đây – được ưu tiên về phân bổ giáo viên, thiết bị và vốn. Các trường điểm chỉ là một phần nhỏ trong tổng số các trường THPT chính quy được cho phép tuyển những học sinh giỏi nhất để giảng dạy, sao cho các em có thể cạnh tranh vào các trường hàng đầu ở những bậc học tiếp theo.
4. Giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp
“Luật Giáo dục hướng nghiệp” được ban hành năm 1996. Giáo dục hướng nghiệp bao gồm các trường cao đẳng nghề, các trường trung cấp kỹ thuật, các trường trung học hướng nghiệp, các trung tâm tìm việc làm, các cơ sở đào tạo xã hội và kỹ năng cho người lớn. Để giáo dục hướng nghiệp đáp ứng tốt hơn yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế và đô thị hóa, chính phủ đã thiết kế lại mô hình giáo dục hướng nghiệp, định hướng tìm việc làm, và tập trung vào hai dự án giáo dục hướng nghiệp lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhạy bén của xã hội về nhân công lành nghề chất lượng cao. Các dự án này nhằm: 1) tạo ra đội ngũ nhân công có tay nghề cần thiết cấp bách cho các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ hiện đại; và 2) đào tạo cho những người lao động ở vùng nông thôn chuyển đến các thành phố làm việc.
5. Giáo dục đại học
Sau khi tốt nghiệp trung học, học sinh phải vượt qua một kỳ thi tuyển sinh toàn quốc để được tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Gần đây việc tuyển sinh đại học còn xét đến tư cách đạo đức và thành tích học tập của học sinh ở bậc trung học. Có rất nhiều loại hình trường đáp ứng các nhu cầu của học sinh thuộc nhiều trình độ khác nhau. Các trường bao gồm trường đại học, học viện công nghệ, trường đại học mở, trường cao đẳng, trường cao đẳng thường xuyên, đào tạo từ xa, trường trung cấp, trường trung cấp thường xuyên v.v... Chương trình học ở các trường này kéo dài từ 2 đến 4 năm. Chương trình thạc sĩ kéo dài 2 năm và chương trình tiến sĩ kéo dài 4 năm.
Với con số khoảng gần 2.500 trường đại học và cao đẳng với khoảng gần 7 triệu sinh viên , giáo dục đại học của Trung Quốc được Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đánh giá là phát triển nhanh nhất thế giới. Những con số này rất ấn tượng nếu so với chỉ vài thập niên trước đó, trong kế hoạch Đại nhảy vọt 1958-1962 và Cách mạng văn hóa 1966-1976, hầu hết các trường đại học cao đẳng đã bị đóng cửa; sau Cách mạng văn hóa, số lượng tuyển sinh chỉ giới hạn trong nhóm những người được cho là “thành phần ưu tú”.
Chính phủ cũng đã chú trọng đến việc tạo ra các trường đại học chất lượng cao. Ngay từ năm 1993, dự án xây dựng 100 trường đại học đẳng cấp quốc tế đã được triển khai, theo đó có 708 trường đã được sáp nhập thành 302 trường. Việc sáp nhập này có mục đích tạo ra những cải tiến trong quản lý giáo dục, làm tối ưu việc huy động các nguồn lực và tăng cường chất lượng giảng dạy. Nhiều trường đại học của Trung Quốc hiện nay đã trở thành các trường có đẳng cấp hàng đầu thế giới; đó là một nỗ lực vượt bậc so với các nước tiên tiến có hệ thống giáo dục đại học phát triển từ rất sớm. Hoạt động nghiên cứu tại các trường đại học đã góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế và phát triển xã hội.
Trao đổi quốc tế trong giáo dục đại học cũng ngày càng được coi trọng. Theo ước tính có khoảng 200.000 sinh viên quốc tế đang theo học tại các trường đại học của Trung Quốc. Số lượng học sinh Việt Nam theo học tại Trung Quốc cũng ngày càng tăng, chủ yếu ở các trường đại học chất lượng cao tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Ninh, Thẩm Quyến, Quế Lâm v.v. Việc du học và tiếp tục học lên cao sau đại học cũng đang là một xu thế được các sinh viên Trung Quốc chọn lựa. Hiện nay có khoảng 700.000 sinh viên Trung Quốc đang theo học ở các trường đại học tại hơn 100 nước trên thế giới.
6. Các trường tư thục
Nhà nước ủng hộ các tổ chức giáo dục tư thục. “Luật khuyến khích giáo dục tư thục” đầu tiên có hiệu lực từ ngày 01/9/2003. Sự phát triển của các trường tư thục đồng nghĩa với sự tăng lên về tổng thể các nguồn cung cho giáo dục và sự thay đổi trong mô hình truyền thống là chỉ có các trường công lập, từ đó đáp ứng tốt hơn các nhu cầu giáo dục.
Các trường tư thục tiên phong trong việc hợp tác với các đối tác nước ngoài điều hành trường học. Nhiều đại học nước ngoài đã vào Trung Quốc theo cách này, điều đó vừa giúp nâng cao chất lượng cho giáo dục của Trung Quốc, vừa mở ra các kênh mới để học sinh tiếp tục học lên cao.
Bộ Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông
Được sửa bởi ABC ngày 30/1/2011, 14:05; sửa lần 1.
ABC- Admin
- Tổng số bài gửi : 305
Điểm : 15339
Reputation : 0
Join date : 10/05/2010
Re: Cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục các nước
lược quá trình phát triển của nền giáo dục Pháp Thứ năm, 22 Tháng 4 2010 16:39 Quản trị viên
Cộng hòa Pháp là quốc gia có diện tích lớn thứ 2 Châu Âu với dân số khoảng trên 65 triệu người . Về mặt hành chính, nước Pháp được chia làm 26 vùng , 100 khu vực, 341 quận, 4.232 tổng và 36.680 xã /phường, trong đó chỉ có các cấp vùng, tỉnh và xã/phường là có chính quyền do dân bầu.
Từ thế kỷ 17, Pháp đã trở thành một cường quốc và tiến hành xâm chiếm thuộc địa ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Vì vậy văn hóa Pháp nói chung và giáo dục Pháp nói riêng có những ảnh hưởng nhất định đến các quốc gia từng là thuộc địa của Pháp. Tiếng Pháp đến nay vẫn là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Nền giáo dục Pháp đã phát triển từ rất sớm. Ngay từ những năm 1880, luật sư Jules Ferry lúc đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã xây dựng hệ thống trường học của nền cộng hòa cơ bản duy trì đến hiện nay, theo đó tất cả trẻ em dưới 15 tuổi bất kể nam nữ đều phải đến trường và được hưởng giáo dục miễn phí.
Nước Pháp là một trong những nước có mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục cao nhất trong khối các nước công nghiệp phát triển (OECD). Ngân sách giáo dục cao hơn tất cả các khu vực hành chính khác. Hầu hết các trường do nhà nước trực tiếp quản lý, kể cả phần lớn các trường tư cũng được nhà nước trợ cấp và điều hành. Giáo viên có trình độ chuyên môn cao và đặc trưng chung của các trường là rất đề cao học vấn, chú trọng truyền đạt kiến thức và dạy để học sinh vượt qua các kỳ thi. Đặc tính không liên quan đến tôn giáo là một trong những nền tảng được quy định trong hiến pháp nước Pháp, bởi nó được sử dụng như một công cụ cho sự gắn kết và hòa hợp xã hội; theo đó, các trường công ở Pháp không giảng dạy về tôn giáo.
Trước những năm 1960, giáo dục Pháp về cơ bản được tổ chức như một hệ thống kép với một bên là các trường tiểu học, bao gồm những cơ sở giáo dục được gọi là cơ sở giáo dục sau tiểu học (enseignement primaire supérieur) cùng với giáo dục hướng nghiệp, và một bên là giáo dục trung học và giáo dục đại học. Sau một loạt các cải cách, hệ thống này đã được định hình và thống nhất lại hoàn toàn, theo đó hệ thống giáo dục phổ thông được sắp xếp thống nhất từ tiểu học lên trung học và đại học và duy trì đến hiện nay. Kể từ năm 1967, Pháp qui định giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với trẻ từ 6 đến 16 tuổi. Trường học dành cho cả học sinh nam và nữ học chung. Pháp cũng đã được ghi nhận là có thành tích vượt trội trong phát triển giáo dục mầm non từ những năm 1970 vì hầu hết trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi đều được đi học mẫu giáo.
Tại các trường học ở chính quốc, biên chế năm học do Bộ Giáo dục quốc gia thống nhất quy định, theo đó một năm học thường bắt đầu từ đầu tháng 9 và kết thúc vào đầu tháng 7, khoảng trước ngày Quốc khánh nước Pháp 14 tháng 7. Tại các trường tiểu học và trung học, chương trình giảng dạy và sách giáo khoa cũng được Bộ giáo dục quốc gia thống nhất quy định, ngoại trừ một số học phần chuyên biệt do học sinh tự chọn.
Những ý kiến chỉ trích gần đây, đặc biệt là ý kiến của các nhà giáo dục Anh, Mỹ thường có quan điểm giáo dục thực dụng, nhấn mạnh rằng giáo dục Pháp quá từ chương, áp đặt, quá chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức mà bỏ qua việc phát triển các kỹ năng phân tích hay xây dựng nhân cách cho trẻ. Chương trình học quá rộng và áp lực kiểm tra thi cử đối với học sinh quá nhiều. Học sinh có nhiều áp lực từ phía giáo viên cũng như bài tập ở nhà. Ngoài ra, ít có hoạt động nhóm trong học tập, học sinh được dạy là phải tự chịu trách nhiệm về bản thân và giáo viên không giữ vai trò chính trong trong việc chăm lo đời sống cho học sinh. Một điều cũng đáng quan tâm là hệ thống giáo dục đang bỏ quên nhiều trẻ trong các khu vực xa xôi, những nơi có sự tập trung đông các dân tộc thiểu số với nhu cầu cần có sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa giáo dục với thế giới việc làm.
Nhìn chung, với một nền giáo dục sớm phát triển nhưng vẫn còn tồn tài nhiều vấn đề về triết lý giáo dục, nước Pháp đang có những điều chỉnh về giáo dục trong thế kỷ 21 cho phù hợp với nền kinh tế tri thức và sự tiến bộ về khoa học công nghệ
Cộng hòa Pháp là quốc gia có diện tích lớn thứ 2 Châu Âu với dân số khoảng trên 65 triệu người . Về mặt hành chính, nước Pháp được chia làm 26 vùng , 100 khu vực, 341 quận, 4.232 tổng và 36.680 xã /phường, trong đó chỉ có các cấp vùng, tỉnh và xã/phường là có chính quyền do dân bầu.
Từ thế kỷ 17, Pháp đã trở thành một cường quốc và tiến hành xâm chiếm thuộc địa ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Vì vậy văn hóa Pháp nói chung và giáo dục Pháp nói riêng có những ảnh hưởng nhất định đến các quốc gia từng là thuộc địa của Pháp. Tiếng Pháp đến nay vẫn là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Nền giáo dục Pháp đã phát triển từ rất sớm. Ngay từ những năm 1880, luật sư Jules Ferry lúc đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã xây dựng hệ thống trường học của nền cộng hòa cơ bản duy trì đến hiện nay, theo đó tất cả trẻ em dưới 15 tuổi bất kể nam nữ đều phải đến trường và được hưởng giáo dục miễn phí.
Nước Pháp là một trong những nước có mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục cao nhất trong khối các nước công nghiệp phát triển (OECD). Ngân sách giáo dục cao hơn tất cả các khu vực hành chính khác. Hầu hết các trường do nhà nước trực tiếp quản lý, kể cả phần lớn các trường tư cũng được nhà nước trợ cấp và điều hành. Giáo viên có trình độ chuyên môn cao và đặc trưng chung của các trường là rất đề cao học vấn, chú trọng truyền đạt kiến thức và dạy để học sinh vượt qua các kỳ thi. Đặc tính không liên quan đến tôn giáo là một trong những nền tảng được quy định trong hiến pháp nước Pháp, bởi nó được sử dụng như một công cụ cho sự gắn kết và hòa hợp xã hội; theo đó, các trường công ở Pháp không giảng dạy về tôn giáo.
Trước những năm 1960, giáo dục Pháp về cơ bản được tổ chức như một hệ thống kép với một bên là các trường tiểu học, bao gồm những cơ sở giáo dục được gọi là cơ sở giáo dục sau tiểu học (enseignement primaire supérieur) cùng với giáo dục hướng nghiệp, và một bên là giáo dục trung học và giáo dục đại học. Sau một loạt các cải cách, hệ thống này đã được định hình và thống nhất lại hoàn toàn, theo đó hệ thống giáo dục phổ thông được sắp xếp thống nhất từ tiểu học lên trung học và đại học và duy trì đến hiện nay. Kể từ năm 1967, Pháp qui định giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với trẻ từ 6 đến 16 tuổi. Trường học dành cho cả học sinh nam và nữ học chung. Pháp cũng đã được ghi nhận là có thành tích vượt trội trong phát triển giáo dục mầm non từ những năm 1970 vì hầu hết trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi đều được đi học mẫu giáo.
Tại các trường học ở chính quốc, biên chế năm học do Bộ Giáo dục quốc gia thống nhất quy định, theo đó một năm học thường bắt đầu từ đầu tháng 9 và kết thúc vào đầu tháng 7, khoảng trước ngày Quốc khánh nước Pháp 14 tháng 7. Tại các trường tiểu học và trung học, chương trình giảng dạy và sách giáo khoa cũng được Bộ giáo dục quốc gia thống nhất quy định, ngoại trừ một số học phần chuyên biệt do học sinh tự chọn.
Những ý kiến chỉ trích gần đây, đặc biệt là ý kiến của các nhà giáo dục Anh, Mỹ thường có quan điểm giáo dục thực dụng, nhấn mạnh rằng giáo dục Pháp quá từ chương, áp đặt, quá chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức mà bỏ qua việc phát triển các kỹ năng phân tích hay xây dựng nhân cách cho trẻ. Chương trình học quá rộng và áp lực kiểm tra thi cử đối với học sinh quá nhiều. Học sinh có nhiều áp lực từ phía giáo viên cũng như bài tập ở nhà. Ngoài ra, ít có hoạt động nhóm trong học tập, học sinh được dạy là phải tự chịu trách nhiệm về bản thân và giáo viên không giữ vai trò chính trong trong việc chăm lo đời sống cho học sinh. Một điều cũng đáng quan tâm là hệ thống giáo dục đang bỏ quên nhiều trẻ trong các khu vực xa xôi, những nơi có sự tập trung đông các dân tộc thiểu số với nhu cầu cần có sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa giáo dục với thế giới việc làm.
Nhìn chung, với một nền giáo dục sớm phát triển nhưng vẫn còn tồn tài nhiều vấn đề về triết lý giáo dục, nước Pháp đang có những điều chỉnh về giáo dục trong thế kỷ 21 cho phù hợp với nền kinh tế tri thức và sự tiến bộ về khoa học công nghệ
ABC- Admin
- Tổng số bài gửi : 305
Điểm : 15339
Reputation : 0
Join date : 10/05/2010
Re: Cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục các nước
Khái quát hệ thống giáo dục Anh
Chủ nhật, 11 Tháng 4 2010 07:17 Quản trị viên
Giáo dục ở Anh là bắt buộc và miễn phí đối với tất cả trẻ em từ 5 đến 16 tuổi. Học sinh có thể chọn học ở trường công, trường tư, hoặc học tại nhà. Khoảng 94% trẻ em học tại các trường công, và khoảng 6% học sinh học tại các trường tư hoặc học tại nhà. Trường công phải thu nhận mọi học sinh và được chính phủ tài trợ kinh phí hoạt động thông qua sự điều hành của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn vài trường chuyên biệt “grammar school” chỉ chọn những học sinh có kết quả học tập xuất sắc vào trường. Các trường công giảng dạy theo chương trình học quốc gia và tiến hành các kỳ thi/ kiểm tra trên toàn quốc. Các trường chịu sự thanh tra của Văn phòng về các chuẩn trong giáo dục, dịch vụ và kỹ năng cho trẻ (Ofsted) nhằm đảm bảo hoạt động giảng dạy của trường đạt chất lượng cao và xứng đáng với sự đầu tư về tài chính. Các loại hình trường khác nhau được điều hành theo những cách khác nhau, tiến hành những chính sách khác nhau và đáp ứng những nhu cầu giáo dục khác nhau. Bộ chuẩn trường học và Khung luật 1998 xác định 4 nhóm trường công lập chính: trường cộng đồng được quỹ tư nhân cấp tiền, được địa phương tình nguyện quản lý và được khu vực tình nguyện hỗ trợ.
Năm học thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 6 với 2 tháng nghỉ hè.
1. Giáo dục mầm non và dự bị tiểu học
Trong những năm qua, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu mở rộng và xây dựng hệ thống giáo dục mầm non và chăm sóc trẻ em công lập, hợp tác với các đơn vị tư nhân và tự nguyện. Đối với trẻ từ 3 tháng đến 3 năm tuổi, chương trình giáo dục chủ yếu là do đơn vị tư nhân và tự nguyện cung cấp và cha mẹ học sinh trả phí. Với trẻ từ 3 đến 5 tuổi, có các lớp học trong những trường mẫu giáo công lập và các lớp mẫu giáo trong trường tiểu học cũng như trong các cơ sở tư thục và tự nguyện. Đã có chương trình giảng dạy ngoài giờ miễn phí cho trẻ 3 và 4 tuổi ở Anh. Những trẻ được hưởng giáo dục miễn phí có thể tham gia 5 buổi học 2 tiếng rưỡi/ tuần trong 38 tuần/ năm. Nói chung, phần lớn những trẻ 3 và 4 tuổi đều tham gia một chương trình học nhất định, trước khi đi học chương trình bắt buộc. Nhiều trẻ em bắt đầu đi học mẫu giáo từ 3 hoặc 4 tuổi.
Ở Anh, kể từ sau Luật Giáo dục 2002, giai đoạn nền tảng trong giáo dục đã được chính thức ban hành. Điều này mang lại quyền lợi cho trẻ em, từ 3 tuổi đến cuối lớp tiếp nhận các em mới vào trường (thường là 5 tuổi) trong chương trình giảng dạy công lập. Theo luật, trẻ em trong giai đoạn này sẽ được giảng dạy hướng tới “những mục đích học tập đầu đời”, bao gồm 6 nội dung chính (nhân cách, phát triển về mặt xã hội và tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ và chữ viết; toán học, kiến thức và hiểu biết về thế giới, phát triển về thể chất; phát triển sự sáng tạo. Bảng dưới đây tổng kết cấu trúc của hệ thống giáo dục cùng với các giai đoạn khác nhau.
2. Giáo dục tiểu học
Giáo dục bắt buộc bắt đầu từ 5 tuổi. Học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 6 học các môn học bắt buộc gồm tiếng Anh, toán, và khoa học và những môn nền tảng như lịch sử, địa lý, nhạc, nghệ thuật, và giáo dục thể chất. Học sinh tiểu học sẽ học từ năm nhất lên đến năm thứ sáu mà không phải qua một kỳ thi nào. Học sinh được chú trọng vào việc học bằng cách tự khám phá hơn là học thuộc lòng. Lớp 1 và 2 được gọi là “infants”, lớp 3 đến lớp 6 được gọi là “juniors”.
3. Giáo dục trung học (Từ 11 – 16 tuổi)
Sau sáu năm ở bậc tiểu học, học sinh thường chuyển sang trường phổ thông ở độ tuổi 11. Chương trình giáo dục trung học gồm 5 năm và còn gọi là bậc. Ở lớp 7, 8, 9 học sinh học chương trình chung, vào lớp 10 (bậc 4), học sinh bắt đầu học để chuẩn bị cho một loạt các kỳ thi được gọi là chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học– GCSE. Cuối bậc 5, học sinh vào lứa tuổi 16 trải qua kỳ kiểm tra GCSE gồm chín hoặc mười môn học, bốn trong số đó là các môn tự chọn. Chứng chỉ này đánh giá quá trình học tập của học sinh phổ thông trung học và ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn các khoá học tiếp theo của học sinh tại Anh Quốc. Chứng chỉ GCSE có thang điểm từ A là cao nhất đến G là thấp nhất.
Sơ đồ hệ thống giáo dục Anh
4. Trường bậc 6 – Từ 16 đến 18 tuổi
Sau khi hoàn thành giáo dục bắt buộc và hoàn thành kỳ thi GCSE ở độ tuổi 16, học sinh có thể hợp pháp rời trường và bắt đầu đi làm. Tuy nhiên, hầu hết học sinh tiếp tục học thêm 2 năm nữa trong những chương trình huấn luyện tại các trường kỹ thuật; hoặc trường nghề; hoặc tiếp tục để chuẩn bị vào trường đại học, để lấy chứng chỉ A (A levels). Năm thứ nhất được gọi là "Bậc 6 cấp thấp"; năm thứ hai gọi là "Bậc 6 cấp cao". Những kỳ thi A-levels được thi vào cuối mỗi năm 1 và năm 2. Kết quả 2 năm sẽ là điểm A-levels. Theo thường lệ, các trường đại học chọn sinh viên thi A-levels với 3 hoặc 4 môn học tại các trường đào tạo chuyên biệt. . Điểm A-levels càng cao, sinh viên càng có cơ hội vào các trường đại học hàng đầu.
5. Giáo dục đại học và sau đại học
Thông thường chương trình Đại học ở Anh và xứ Wales khoảng 3 năm, (các ngành Y, Dược và Kiến trúc sẽ kéo dài lâu hơn). Ở Scotland chương trình Đại học là 4 năm. Một số trường Đại học có chương trình cử nhân rút gọn 2 năm. Mỗi năm học thường được chia thành 2 đến 3 học kỳ. Sinh viên sẽ nhận được bằng Cử nhân về các môn khoa học xã hội (BA) cho các ngành như ngôn ngữ, nghệ thuật, khoa học xã hội; Cử nhân Khoa học (BSC) cho các bộ môn khoa học và Cử nhân Kỹ thuật (BEng) cho các ngành liên quan đến kỹ thuật và công nghệ. Chỉ tiêu đầu vào các trường đại học dành cho sinh viên quốc tế bao gồm Anh văn (thấp nhấp IELTS 6.0) và A-levels hoặc một năm Dự bị đại học.
Học sau đại học là bước kế tiếp của bậc đại học. Có hơn 20.000 khoá đào tạo sau đại học ở Anh Quốc về rất nhiều chuyên ngành khác nhau, các khoá học thường có thời gian ngắn, từ chín tháng đến hai năm. Các chương trình Thạc sỹ nghiên cứu triết lý (Mphil), thạc sỹ khoa học xã hội (MA) và Khoa học nghiên cứu (MSc) có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm. Khoá tiến sỹ là một chương trình nghiên cứu từ 3 năm trở lên. Với sinh viên quốc tế, hầu hết những chương trình Thạc sĩ hay Tiến sĩ đều yêu cầu họ có bằng đại học được công nhận và Anh ngữ thông thạo (trình độ IELTS 6.5).
6. Các chương trình giáo dục khác
Nếu không học GCSE hoặc chứng chỉ A, học sinh có thể học các khóa dạy nghề. Đây cũng có thể là một con đường để vào đại học. Hầu hết các khóa dạy nghề là cho học sinh trên 16 tuổi, được dạy tại các trường Cao đẳng công lập. Các trường cao đẳng (FE), của cả hệ thống công lập và tư thục, dạy nhiều chương trình đa dạng bao gồm các khóa Anh ngữ, các khóa lấy chứng chỉ GCSE, chứng chỉ A hoặc các văn bằng tương đương, các khóa hướng nghiệp, các khóa dự bị và một số khóa đại học. Sau khi học xong chứng chỉ A, học sinh có thể nộp đơn vào các trường đại học qua hệ thống tuyển sinh UCAS.a
Chủ nhật, 11 Tháng 4 2010 07:17 Quản trị viên
Giáo dục ở Anh là bắt buộc và miễn phí đối với tất cả trẻ em từ 5 đến 16 tuổi. Học sinh có thể chọn học ở trường công, trường tư, hoặc học tại nhà. Khoảng 94% trẻ em học tại các trường công, và khoảng 6% học sinh học tại các trường tư hoặc học tại nhà. Trường công phải thu nhận mọi học sinh và được chính phủ tài trợ kinh phí hoạt động thông qua sự điều hành của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn vài trường chuyên biệt “grammar school” chỉ chọn những học sinh có kết quả học tập xuất sắc vào trường. Các trường công giảng dạy theo chương trình học quốc gia và tiến hành các kỳ thi/ kiểm tra trên toàn quốc. Các trường chịu sự thanh tra của Văn phòng về các chuẩn trong giáo dục, dịch vụ và kỹ năng cho trẻ (Ofsted) nhằm đảm bảo hoạt động giảng dạy của trường đạt chất lượng cao và xứng đáng với sự đầu tư về tài chính. Các loại hình trường khác nhau được điều hành theo những cách khác nhau, tiến hành những chính sách khác nhau và đáp ứng những nhu cầu giáo dục khác nhau. Bộ chuẩn trường học và Khung luật 1998 xác định 4 nhóm trường công lập chính: trường cộng đồng được quỹ tư nhân cấp tiền, được địa phương tình nguyện quản lý và được khu vực tình nguyện hỗ trợ.
Năm học thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 6 với 2 tháng nghỉ hè.
1. Giáo dục mầm non và dự bị tiểu học
Trong những năm qua, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu mở rộng và xây dựng hệ thống giáo dục mầm non và chăm sóc trẻ em công lập, hợp tác với các đơn vị tư nhân và tự nguyện. Đối với trẻ từ 3 tháng đến 3 năm tuổi, chương trình giáo dục chủ yếu là do đơn vị tư nhân và tự nguyện cung cấp và cha mẹ học sinh trả phí. Với trẻ từ 3 đến 5 tuổi, có các lớp học trong những trường mẫu giáo công lập và các lớp mẫu giáo trong trường tiểu học cũng như trong các cơ sở tư thục và tự nguyện. Đã có chương trình giảng dạy ngoài giờ miễn phí cho trẻ 3 và 4 tuổi ở Anh. Những trẻ được hưởng giáo dục miễn phí có thể tham gia 5 buổi học 2 tiếng rưỡi/ tuần trong 38 tuần/ năm. Nói chung, phần lớn những trẻ 3 và 4 tuổi đều tham gia một chương trình học nhất định, trước khi đi học chương trình bắt buộc. Nhiều trẻ em bắt đầu đi học mẫu giáo từ 3 hoặc 4 tuổi.
Ở Anh, kể từ sau Luật Giáo dục 2002, giai đoạn nền tảng trong giáo dục đã được chính thức ban hành. Điều này mang lại quyền lợi cho trẻ em, từ 3 tuổi đến cuối lớp tiếp nhận các em mới vào trường (thường là 5 tuổi) trong chương trình giảng dạy công lập. Theo luật, trẻ em trong giai đoạn này sẽ được giảng dạy hướng tới “những mục đích học tập đầu đời”, bao gồm 6 nội dung chính (nhân cách, phát triển về mặt xã hội và tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ và chữ viết; toán học, kiến thức và hiểu biết về thế giới, phát triển về thể chất; phát triển sự sáng tạo. Bảng dưới đây tổng kết cấu trúc của hệ thống giáo dục cùng với các giai đoạn khác nhau.
2. Giáo dục tiểu học
Giáo dục bắt buộc bắt đầu từ 5 tuổi. Học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 6 học các môn học bắt buộc gồm tiếng Anh, toán, và khoa học và những môn nền tảng như lịch sử, địa lý, nhạc, nghệ thuật, và giáo dục thể chất. Học sinh tiểu học sẽ học từ năm nhất lên đến năm thứ sáu mà không phải qua một kỳ thi nào. Học sinh được chú trọng vào việc học bằng cách tự khám phá hơn là học thuộc lòng. Lớp 1 và 2 được gọi là “infants”, lớp 3 đến lớp 6 được gọi là “juniors”.
3. Giáo dục trung học (Từ 11 – 16 tuổi)
Sau sáu năm ở bậc tiểu học, học sinh thường chuyển sang trường phổ thông ở độ tuổi 11. Chương trình giáo dục trung học gồm 5 năm và còn gọi là bậc. Ở lớp 7, 8, 9 học sinh học chương trình chung, vào lớp 10 (bậc 4), học sinh bắt đầu học để chuẩn bị cho một loạt các kỳ thi được gọi là chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học– GCSE. Cuối bậc 5, học sinh vào lứa tuổi 16 trải qua kỳ kiểm tra GCSE gồm chín hoặc mười môn học, bốn trong số đó là các môn tự chọn. Chứng chỉ này đánh giá quá trình học tập của học sinh phổ thông trung học và ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn các khoá học tiếp theo của học sinh tại Anh Quốc. Chứng chỉ GCSE có thang điểm từ A là cao nhất đến G là thấp nhất.
Sơ đồ hệ thống giáo dục Anh
4. Trường bậc 6 – Từ 16 đến 18 tuổi
Sau khi hoàn thành giáo dục bắt buộc và hoàn thành kỳ thi GCSE ở độ tuổi 16, học sinh có thể hợp pháp rời trường và bắt đầu đi làm. Tuy nhiên, hầu hết học sinh tiếp tục học thêm 2 năm nữa trong những chương trình huấn luyện tại các trường kỹ thuật; hoặc trường nghề; hoặc tiếp tục để chuẩn bị vào trường đại học, để lấy chứng chỉ A (A levels). Năm thứ nhất được gọi là "Bậc 6 cấp thấp"; năm thứ hai gọi là "Bậc 6 cấp cao". Những kỳ thi A-levels được thi vào cuối mỗi năm 1 và năm 2. Kết quả 2 năm sẽ là điểm A-levels. Theo thường lệ, các trường đại học chọn sinh viên thi A-levels với 3 hoặc 4 môn học tại các trường đào tạo chuyên biệt. . Điểm A-levels càng cao, sinh viên càng có cơ hội vào các trường đại học hàng đầu.
5. Giáo dục đại học và sau đại học
Thông thường chương trình Đại học ở Anh và xứ Wales khoảng 3 năm, (các ngành Y, Dược và Kiến trúc sẽ kéo dài lâu hơn). Ở Scotland chương trình Đại học là 4 năm. Một số trường Đại học có chương trình cử nhân rút gọn 2 năm. Mỗi năm học thường được chia thành 2 đến 3 học kỳ. Sinh viên sẽ nhận được bằng Cử nhân về các môn khoa học xã hội (BA) cho các ngành như ngôn ngữ, nghệ thuật, khoa học xã hội; Cử nhân Khoa học (BSC) cho các bộ môn khoa học và Cử nhân Kỹ thuật (BEng) cho các ngành liên quan đến kỹ thuật và công nghệ. Chỉ tiêu đầu vào các trường đại học dành cho sinh viên quốc tế bao gồm Anh văn (thấp nhấp IELTS 6.0) và A-levels hoặc một năm Dự bị đại học.
Học sau đại học là bước kế tiếp của bậc đại học. Có hơn 20.000 khoá đào tạo sau đại học ở Anh Quốc về rất nhiều chuyên ngành khác nhau, các khoá học thường có thời gian ngắn, từ chín tháng đến hai năm. Các chương trình Thạc sỹ nghiên cứu triết lý (Mphil), thạc sỹ khoa học xã hội (MA) và Khoa học nghiên cứu (MSc) có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm. Khoá tiến sỹ là một chương trình nghiên cứu từ 3 năm trở lên. Với sinh viên quốc tế, hầu hết những chương trình Thạc sĩ hay Tiến sĩ đều yêu cầu họ có bằng đại học được công nhận và Anh ngữ thông thạo (trình độ IELTS 6.5).
6. Các chương trình giáo dục khác
Nếu không học GCSE hoặc chứng chỉ A, học sinh có thể học các khóa dạy nghề. Đây cũng có thể là một con đường để vào đại học. Hầu hết các khóa dạy nghề là cho học sinh trên 16 tuổi, được dạy tại các trường Cao đẳng công lập. Các trường cao đẳng (FE), của cả hệ thống công lập và tư thục, dạy nhiều chương trình đa dạng bao gồm các khóa Anh ngữ, các khóa lấy chứng chỉ GCSE, chứng chỉ A hoặc các văn bằng tương đương, các khóa hướng nghiệp, các khóa dự bị và một số khóa đại học. Sau khi học xong chứng chỉ A, học sinh có thể nộp đơn vào các trường đại học qua hệ thống tuyển sinh UCAS.a
ABC- Admin
- Tổng số bài gửi : 305
Điểm : 15339
Reputation : 0
Join date : 10/05/2010
Re: Cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục các nước
Khái quát về hệ thống giáo dục singapore
Thứ năm, 22 Tháng 4 2010 16:15 Quản trị viên
Mục đích của nền giáo dục chính thống ở Singapore là trang bị cho thanh thiếu niên những kỹ năng kiếm sống, có giá trị đạo đức lành mạnh, và khi trưởng thành trở thành những con người có trách nhiệm và những công dân trung thành. Quá trình học tập nhằm nuôi dưỡng những tố chất tốt nhất của mỗi trẻ, giúp cho từng em phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Hiện nay, hệ thống học tập chủ yếu là tập trung giám sát khoảng 165 trường tiểu học (trường công và trường được chính phủ hỗ trợ), 156 trường trung học, 12 trường hỗn hợp đào tạo, 7 trường độc lập, 13 trường cao đẳng và 1 trường dự bị đại học tập trung. Giáo dục tiểu học là bắt buộc, với tất cả trẻ em từ 6 tuổi. Các em được hưởng 10 năm giáo dục miễn phí: 6 năm ở bậc tiểu học và 4 năm ở bậc trung học. Giáo dục sau trung học chuyên về học thuật được đưa vào các trường cao đẳng và một trường dự bị đại học tập trung, trong khi đào tạo trực tiếp chuẩn bị cho thế giới việc làm được giao cho các cơ sở và các trường đào tạo thuộc Viện Giáo dục Kỹ thuật và 5 trường kỹ thuật bách nghệ. Hiện nay ở Singapore có 4 trường đại học. Hệ thống trường học ở Singapore được xây dựng nhằm khuyến khích học sinh hoàn chỉnh ít nhất 10 năm giáo dục cơ sở trước khi bước vào thế giới việc làm.
1. Giáo dục tiểu học
Ở bậc tiểu học học sinh học qua giai đoạn cơ bản trong 4 năm, từ lớp 1 đến lớp 4, và học qua giai đoạn định hướng trong 2 năm từ lớp 5 đến lớp 6. Để phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân, trước khi bước vào giai đoạn định hướng, học sinh chính thức được sắp xếp lớp theo năng lực học tập.
2. Giáo dục trung học
Ở bậc trung học, học sinh lựa chọn 3 chương trình học (Đặc biệt/Nhanh/Bình thường) được thiết kế phù hợp với năng lực và sở thích của mỗi học sinh. Các em phải học 4 đến 5 năm giáo dục trung học với mức độ quan trọng về chương trình khác nhau. Đa số học sinh theo chương trình học đặc biệt hoặc nhanh trong khi số còn lại theo chương trình học bình thường.
3. Giáo dục sau trung học và giáo dục đại học
Hệ thống giáo dục sau trung học và đại học của Singapore gồm các trường cao đẳng, các học viện tập trung, các viện giáo dục kỹ thuật, các trường kỹ thuật bách nghệ và các trường đại học.
Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp trung học (GCE), học sinh đạt trình độ “0” và có thể vào học chương trình dự bị đại học 2 năm ở các trường cao đẳng hoặc 3 năm tại các học viện tập trung tùy theo kết quả thi.
Viện Giáo dục kỹ thuật (ITE) là một trường sau bậc trung học nằm trong hệ thống các trường cao đẳng nhằm trang bị cho học sinh tốt nghiệp trung học và người lớn các kỹ năng và kiến thức kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các ngành. ITE cung cấp nhiều chương trình đào tạo: đào tạo cơ bản toàn phần, các chương trình thực tập cho học sinh tốt nghiệp trung học, giáo dục và đào tạo thường xuyên cho công nhân.
Các trường kỹ thuật bách nghệ có xu hướng đào tạo kỹ năng thực hành với các ngành học như cơ khí, kinh doanh, kế toán, hàng hải, chăm sóc sức khỏe, công nghệ sinh học, thiết kế phương tiện kỹ thuật số, khoa học ứng dụng, thiết kế sản phẩm và truyền thông.
Ngoài ra có các trường đại học tổng hợp có xu hướng đào tạo nghiên cứu. Riêng việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cũng như cung cấp các chương trình giáo dục khác được thực hiện tại Học viện giáo dục quốc gia thuộc Đại học Công nghệ Nanyang. Sau khi có được bằng hoặc Chứng chỉ tại các trường này sinh viên mới có thể học lên các bậc sau đại học.
Bộ Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông
Thứ năm, 22 Tháng 4 2010 16:15 Quản trị viên
Mục đích của nền giáo dục chính thống ở Singapore là trang bị cho thanh thiếu niên những kỹ năng kiếm sống, có giá trị đạo đức lành mạnh, và khi trưởng thành trở thành những con người có trách nhiệm và những công dân trung thành. Quá trình học tập nhằm nuôi dưỡng những tố chất tốt nhất của mỗi trẻ, giúp cho từng em phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Hiện nay, hệ thống học tập chủ yếu là tập trung giám sát khoảng 165 trường tiểu học (trường công và trường được chính phủ hỗ trợ), 156 trường trung học, 12 trường hỗn hợp đào tạo, 7 trường độc lập, 13 trường cao đẳng và 1 trường dự bị đại học tập trung. Giáo dục tiểu học là bắt buộc, với tất cả trẻ em từ 6 tuổi. Các em được hưởng 10 năm giáo dục miễn phí: 6 năm ở bậc tiểu học và 4 năm ở bậc trung học. Giáo dục sau trung học chuyên về học thuật được đưa vào các trường cao đẳng và một trường dự bị đại học tập trung, trong khi đào tạo trực tiếp chuẩn bị cho thế giới việc làm được giao cho các cơ sở và các trường đào tạo thuộc Viện Giáo dục Kỹ thuật và 5 trường kỹ thuật bách nghệ. Hiện nay ở Singapore có 4 trường đại học. Hệ thống trường học ở Singapore được xây dựng nhằm khuyến khích học sinh hoàn chỉnh ít nhất 10 năm giáo dục cơ sở trước khi bước vào thế giới việc làm.
1. Giáo dục tiểu học
Ở bậc tiểu học học sinh học qua giai đoạn cơ bản trong 4 năm, từ lớp 1 đến lớp 4, và học qua giai đoạn định hướng trong 2 năm từ lớp 5 đến lớp 6. Để phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân, trước khi bước vào giai đoạn định hướng, học sinh chính thức được sắp xếp lớp theo năng lực học tập.
2. Giáo dục trung học
Ở bậc trung học, học sinh lựa chọn 3 chương trình học (Đặc biệt/Nhanh/Bình thường) được thiết kế phù hợp với năng lực và sở thích của mỗi học sinh. Các em phải học 4 đến 5 năm giáo dục trung học với mức độ quan trọng về chương trình khác nhau. Đa số học sinh theo chương trình học đặc biệt hoặc nhanh trong khi số còn lại theo chương trình học bình thường.
3. Giáo dục sau trung học và giáo dục đại học
Hệ thống giáo dục sau trung học và đại học của Singapore gồm các trường cao đẳng, các học viện tập trung, các viện giáo dục kỹ thuật, các trường kỹ thuật bách nghệ và các trường đại học.
Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp trung học (GCE), học sinh đạt trình độ “0” và có thể vào học chương trình dự bị đại học 2 năm ở các trường cao đẳng hoặc 3 năm tại các học viện tập trung tùy theo kết quả thi.
Viện Giáo dục kỹ thuật (ITE) là một trường sau bậc trung học nằm trong hệ thống các trường cao đẳng nhằm trang bị cho học sinh tốt nghiệp trung học và người lớn các kỹ năng và kiến thức kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các ngành. ITE cung cấp nhiều chương trình đào tạo: đào tạo cơ bản toàn phần, các chương trình thực tập cho học sinh tốt nghiệp trung học, giáo dục và đào tạo thường xuyên cho công nhân.
Các trường kỹ thuật bách nghệ có xu hướng đào tạo kỹ năng thực hành với các ngành học như cơ khí, kinh doanh, kế toán, hàng hải, chăm sóc sức khỏe, công nghệ sinh học, thiết kế phương tiện kỹ thuật số, khoa học ứng dụng, thiết kế sản phẩm và truyền thông.
Ngoài ra có các trường đại học tổng hợp có xu hướng đào tạo nghiên cứu. Riêng việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cũng như cung cấp các chương trình giáo dục khác được thực hiện tại Học viện giáo dục quốc gia thuộc Đại học Công nghệ Nanyang. Sau khi có được bằng hoặc Chứng chỉ tại các trường này sinh viên mới có thể học lên các bậc sau đại học.
Bộ Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông
ABC- Admin
- Tổng số bài gửi : 305
Điểm : 15339
Reputation : 0
Join date : 10/05/2010
Re: Cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục các nước
Hệ Thống Giáo Dục Nhật Bản
Chủ nhật, 28 Tháng 2 2010 15:44 Quản trị viên
Hệ thống trường Trung Học tại Nhật tương đương với hệ thống của Hoa Kỳ và họ gần như áp dụng hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ.
Giữa những năm 1947 và 1950, hệ thống giáo dục Nhật Bản được thay đổi thành hệ thốg 6-3-3-4 trên toàn quốc (6 năm cho tiểu học, 3 năm cho trung học cơ sở, 3 năm cho trung học cho trung học phổ thông và 4 năm cho cao đẳng, đại học), là chuẩn mực giáo dục ở Nhật Bản.
Thập niên 90, một báo cáo nhan đề “Một quốc gia lâm nguy” được công bố ở Mỹ nêu bật nhu cầu cải cách giáo dục tại Nhật Bản. Lãnh đạo hai nước Mỹ và Nhật tán thành rằng cần phải có một cuộc nghiên cứu, so sánh nền giáo dục giữa hai nước. Sau đo, một cuộc họp thương lượng đầu tiên được tổ chức ở Kyoto có 24 nước tham dự, kết quả: Có 2 bản báo cáo được công bố. Trong một bản, các nhà nghiên cứu Mỹ báo cáo về những điểm mạnh và điểm yếu của Nhật Bản, còn các bản báo cáo kia, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng tiến hành tương tự như vậy đối với nền giáo dục của Mỹ.
Ở Nhật, hầu hết các trường tiểu học đều là trường công, chỉ có khoảng 0,7 trường tiểu học là trường tư. Các trường trung học cở sở cũng vậy, có đến 97% là trường công và chỉ có 3% là trường tư. Có khoảng 27% trường trung học phổ thông là trường tư. Học sinh ở khu vực nào phải theo học ở trường khu vực đấy, muốn học khác tuyến cũng không được. Nhật Bản đang cố gắng tiêu chuẩn hoá trình độ giáo viên trên toàn quốc để đảm bảo chất lượng giảng dạy. ở Nhật Bản có 50 huyện, mỗi huyện chịu trách nhiệm tuyển giáo viên cho huyện mình. Một giáo viên năm nay có thể phụ trách dạy lớp 1, nhưng năm sau có thể dạy lớp 3 hay lớp 5. Cũng thường xuyên quay vòng việc dạy cũng như chuyển dạy từ trường này sang trường khác.
Tổ chức đánh giá giáo dục quốc tế đã tiến hành hai cuộc khảo sát so sánh chất lượng học tập của sinh viên trên toàn thế giới. Kết quả là ở Nhật Bản, sự khác biệt về năng lực và thành tích học tập của sinh viên giữa các trường là tối thiểu, có lẽ là ít nhất trên thế giới. Hầu hết sinh viên, học sinh Nhật Bản đều làm chủ chương trình học.
Các chuyên gia giáo dục Nhật bản đã có nhiều dự án nghiên cứu về tình hình kinh tế – xã hội cũng như văn hoá lịch sử, lối sông người dân để tìm ra chươngt rình giáo dục phù hợp nhất cho mọi cấp. Người Nhật rất “dị ứng” với việc đem hệ thống giáo dục nước khác áp dụng vào nước mình. Có thể đó cũng là một yếu tố đưa hệ thống giáo dục Nhật Bản có được nhiều chuẩn mực riêng.
Về sách giáo khoa, các công ty xuất bản liên hệ với các giáo sư và giảng viên các trường đại học chuyên về môn học nào đó để chuẩn bị sách giáo khoa. Những cuốn sách này sẽ trình lên Bộ Giáo dục thông qua. Tiêu chuẩn thông qua dựa trên các khoá học do Bộ tổ chức. Chỉ có những cuốn sách nàp đáp ứng được tiêu chuẩn mới được đưa vào thử nghiệm sử dụng ở trong nhà trường. Bộ có một bộ phận chuyên trách tuyển chọn sách giáo khoa cho từng cấp học, khá nghiêm túc. Nếu thanh tra giáo dục không thông qua cuốn sách nào đó, thì cuốn sách đó không được phép sử dụng trong nhà trường. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt khá lớn về thái độ của người phương Tây với người Nhật đối với sách giáo khoa. Hầu hết người Nhật không nghĩ sách giáo khoa chỉ là công cụ, mà chúng còn hàm chứa truyền thống, nhưng vấn đề là làm thế nào tự thoát ra khỏi những thái độ truyền thống đối với sách giáo khoa, vì sách giáo khoa mà chỉ mang nội dung truyền thống sẽ làm cho học sinh sợ khi buộc phải nhớ tất cả những thông tin đó. Nếu không sửa đổi sẽ không thể cải thiện giáo dục, đặc biệt những môn học xã hội. Ngày nay, những người biên tập sách giáo khoa đã có một quan điểm rõ ràng: Chính học sinh, sinh viên là những người sử dụng thật sự những cuốn sách giáo khoa đó, còn giáo viên chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh mà thôi.
Theo World trade newspaper
Chủ nhật, 28 Tháng 2 2010 15:44 Quản trị viên
Hệ thống trường Trung Học tại Nhật tương đương với hệ thống của Hoa Kỳ và họ gần như áp dụng hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ.
Giữa những năm 1947 và 1950, hệ thống giáo dục Nhật Bản được thay đổi thành hệ thốg 6-3-3-4 trên toàn quốc (6 năm cho tiểu học, 3 năm cho trung học cơ sở, 3 năm cho trung học cho trung học phổ thông và 4 năm cho cao đẳng, đại học), là chuẩn mực giáo dục ở Nhật Bản.
Thập niên 90, một báo cáo nhan đề “Một quốc gia lâm nguy” được công bố ở Mỹ nêu bật nhu cầu cải cách giáo dục tại Nhật Bản. Lãnh đạo hai nước Mỹ và Nhật tán thành rằng cần phải có một cuộc nghiên cứu, so sánh nền giáo dục giữa hai nước. Sau đo, một cuộc họp thương lượng đầu tiên được tổ chức ở Kyoto có 24 nước tham dự, kết quả: Có 2 bản báo cáo được công bố. Trong một bản, các nhà nghiên cứu Mỹ báo cáo về những điểm mạnh và điểm yếu của Nhật Bản, còn các bản báo cáo kia, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng tiến hành tương tự như vậy đối với nền giáo dục của Mỹ.
Ở Nhật, hầu hết các trường tiểu học đều là trường công, chỉ có khoảng 0,7 trường tiểu học là trường tư. Các trường trung học cở sở cũng vậy, có đến 97% là trường công và chỉ có 3% là trường tư. Có khoảng 27% trường trung học phổ thông là trường tư. Học sinh ở khu vực nào phải theo học ở trường khu vực đấy, muốn học khác tuyến cũng không được. Nhật Bản đang cố gắng tiêu chuẩn hoá trình độ giáo viên trên toàn quốc để đảm bảo chất lượng giảng dạy. ở Nhật Bản có 50 huyện, mỗi huyện chịu trách nhiệm tuyển giáo viên cho huyện mình. Một giáo viên năm nay có thể phụ trách dạy lớp 1, nhưng năm sau có thể dạy lớp 3 hay lớp 5. Cũng thường xuyên quay vòng việc dạy cũng như chuyển dạy từ trường này sang trường khác.
Tổ chức đánh giá giáo dục quốc tế đã tiến hành hai cuộc khảo sát so sánh chất lượng học tập của sinh viên trên toàn thế giới. Kết quả là ở Nhật Bản, sự khác biệt về năng lực và thành tích học tập của sinh viên giữa các trường là tối thiểu, có lẽ là ít nhất trên thế giới. Hầu hết sinh viên, học sinh Nhật Bản đều làm chủ chương trình học.
Các chuyên gia giáo dục Nhật bản đã có nhiều dự án nghiên cứu về tình hình kinh tế – xã hội cũng như văn hoá lịch sử, lối sông người dân để tìm ra chươngt rình giáo dục phù hợp nhất cho mọi cấp. Người Nhật rất “dị ứng” với việc đem hệ thống giáo dục nước khác áp dụng vào nước mình. Có thể đó cũng là một yếu tố đưa hệ thống giáo dục Nhật Bản có được nhiều chuẩn mực riêng.
Về sách giáo khoa, các công ty xuất bản liên hệ với các giáo sư và giảng viên các trường đại học chuyên về môn học nào đó để chuẩn bị sách giáo khoa. Những cuốn sách này sẽ trình lên Bộ Giáo dục thông qua. Tiêu chuẩn thông qua dựa trên các khoá học do Bộ tổ chức. Chỉ có những cuốn sách nàp đáp ứng được tiêu chuẩn mới được đưa vào thử nghiệm sử dụng ở trong nhà trường. Bộ có một bộ phận chuyên trách tuyển chọn sách giáo khoa cho từng cấp học, khá nghiêm túc. Nếu thanh tra giáo dục không thông qua cuốn sách nào đó, thì cuốn sách đó không được phép sử dụng trong nhà trường. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt khá lớn về thái độ của người phương Tây với người Nhật đối với sách giáo khoa. Hầu hết người Nhật không nghĩ sách giáo khoa chỉ là công cụ, mà chúng còn hàm chứa truyền thống, nhưng vấn đề là làm thế nào tự thoát ra khỏi những thái độ truyền thống đối với sách giáo khoa, vì sách giáo khoa mà chỉ mang nội dung truyền thống sẽ làm cho học sinh sợ khi buộc phải nhớ tất cả những thông tin đó. Nếu không sửa đổi sẽ không thể cải thiện giáo dục, đặc biệt những môn học xã hội. Ngày nay, những người biên tập sách giáo khoa đã có một quan điểm rõ ràng: Chính học sinh, sinh viên là những người sử dụng thật sự những cuốn sách giáo khoa đó, còn giáo viên chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh mà thôi.
Theo World trade newspaper
ABC- Admin
- Tổng số bài gửi : 305
Điểm : 15339
Reputation : 0
Join date : 10/05/2010
Re: Cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục các nước
Khái quát hệ thống giáo dục Bỉ
Tuổi vị thành niên bắt buộc phải đến trường trong vòng 12 năm: từ khi bắt đầu ở độ tuổi đi học là 6 tuổi cho đến khi học hết cấp ba là 18 tuổi. Phổ cập giáo dục tại đây được áp dụng ở tuổi 15 và có ít nhất 7 năm học trung học cơ sở và ít nhất là hai năm học trung học phổ thông. Vì vậy mà không có bất kỳ trường hợp phổ cập giáo dục toàn phần nào ở 16 tuổi.
Nền giáo dục của Bỉ tương đối phong phú và đa dạng với rất nhiều chương trình đào tạo. Nhìn chung có hai giai đoạn đào tạo chính: đào tạo bắt buộc gồm giáo dục cơ bản:( mẫu giáo, tiểu họ, trung học và đào tạo chuyên môn hóa) và giáo dục không bắt buộc gồm đào tạo đại học, đào tạo các ngành nghệ thuật, đào tạo tại chức(các lớp học buổi tối) và đào tạo từ xa
Đào tạo bắt buộc: Là chương trình đào tạo dành cho học sinh từ cấp mẫu giáo đến cấp trung học cơ sở. Với mục tiêu đào tạo đăt ra là:
Vì vậy, đào tạo bắt buộc giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong qúa trình đào tạo xuyên suốt nên những mục tiêu đề ra luôn đựơc thực hịên triệt để và hiệu quả cao.
Riêng có chương trình đào tạo chuyên môn hóa- học sinh được học các môn nghệ thuật như hát múa, nhạc họa…Bao gồm cả hệ thống các trường trung học và trường đào tạo cơ bản như các viện hàn lâm và các nhạc viện. Chương trình đào tạo này có thể là do cộng đồng pháp ngữ tổ chức và từng tỉnh, vùng cũng tự xây dựng chương trình đào tạo chuyên môn hóa cho riêng mình.
Đào tạo không bắt buộc: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bắt buộc. Các bạn nếu muốn sẽ tham gia chương trình đào tạo không bắt buộc. Trong đó có đào tạo đại học, đào tạo từ xa và đào tạo nâng cao trình độ văn hóa.
Đào tạo từ xa do cộng đồng nói tiếng Pháp của Bỉ thành lập nên là chương trình đào tạo chất lượng cao đối với tất cả mọi người. Người tham gia chương trình đào tạo này có thể học ở bất cứ nơi nào họ muốn, khi nào họ muốn và với tiên độ nào mà họ cần. Nguòi dạy thực sự sẽ giúp bạn theo một cách hiệu quả nhất dự định học tập của bạn.
Đặc biệt, dù trình độ văn hóa của học sinh trước trung học hay đã qua tuổi đi học, đội ngũ giáo viên vẫn có thể đấp ứng được chương trình đào tạo mà bạn muốn.
Người học có rất nhiều chương trình để theo học như học ngoại ngữ, ôn tập trước kỳ thi, bổ trợ kiến thức về tin học, chuẩn bị kiến thức xã hội…Năm 2002, có đến hơn một vạn người đã tham gia chươgn trình giáo dục từ xa này với nhiều tiết học trong các lĩnh vực khác nhau: tiéng Pháp, toán học, ngôn ngữ hiện đại và ngôn ngữ cổ, các môn khoa học, đại lý, lịch sử, tin học…Có rất nhiêu đối tượng tham gia học từ xa trong đó 32%sinh viên học ngoại ngữ, 18% sinh viên tham gia học từ xa với lý do chuẩn bị một kỳ thi tuy nhiên đào tạo từ xa còn cung là chương trình đào tạo cơ bản dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khoong thể trực tiếp đến trường như trẻ trong bệnh viện hay ở nươc ngoài.
Được gọi là chương trình đào tạo buổi tốí với chương trình đào tạo rất phong phú mà các giờ học thường chỉ bắt đầu sau thời gian làm việc của học viên. Nội dung đào tạo chủ yếu là hướng học viên vào các kỹ năng và kinh ngiệm công viêc. Đấy thực sự là chương trình đào tạo suốt đời: gồm đào tạo liên tục, đào tạo hoàn thiện. Đối với sinh viên, chương trình giáo dục này giúp họ có thể đạt được những gì mà họ chưa có trong chương trình giáo dục ban đầu.
Phương pháp giảng dạy sẽ giúp sinh viên có trách nhiệm và tự lập trong công việc cũng như trong qúa trình học tập. Các tiết học có thể bắt đầu buổi tối hay vào các ngày cuối tuần. Và cũng có thể là trong kỳ nghỉ hè tùy theo nhu cầu cua sinh viên hay của các đối tượng theo học.
Nền giáo dục của vùng nói tiếng Pháp thực sự là nền giáo dục mang tính xã hội hóa. Tất cả mọi người đều được tạo điều kiện tốt nhất để có thể học bất kỳ lúc nào và bất kỳ chương trình nào. Giáo dục vì thế mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội và đất nước
Tuổi vị thành niên bắt buộc phải đến trường trong vòng 12 năm: từ khi bắt đầu ở độ tuổi đi học là 6 tuổi cho đến khi học hết cấp ba là 18 tuổi. Phổ cập giáo dục tại đây được áp dụng ở tuổi 15 và có ít nhất 7 năm học trung học cơ sở và ít nhất là hai năm học trung học phổ thông. Vì vậy mà không có bất kỳ trường hợp phổ cập giáo dục toàn phần nào ở 16 tuổi.
Nền giáo dục của Bỉ tương đối phong phú và đa dạng với rất nhiều chương trình đào tạo. Nhìn chung có hai giai đoạn đào tạo chính: đào tạo bắt buộc gồm giáo dục cơ bản:( mẫu giáo, tiểu họ, trung học và đào tạo chuyên môn hóa) và giáo dục không bắt buộc gồm đào tạo đại học, đào tạo các ngành nghệ thuật, đào tạo tại chức(các lớp học buổi tối) và đào tạo từ xa
Đào tạo bắt buộc: Là chương trình đào tạo dành cho học sinh từ cấp mẫu giáo đến cấp trung học cơ sở. Với mục tiêu đào tạo đăt ra là:
- Phát triển nhân cách và đặc biệt là giúp học sinh hình thành tính tự tin.
- Từng bước dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức và kỹ năng để áp dụng vào trong cuộc sống và vững vàng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết pháp luật cơ bản để trở thành một công dân có tinh thần trách nhiệm cũng như góp phần vào sự phát triển của đất nước.
- Đảm bảo cho học sinh những quyền lợi xã hội công bằng và bình đẳng nhất.
Vì vậy, đào tạo bắt buộc giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong qúa trình đào tạo xuyên suốt nên những mục tiêu đề ra luôn đựơc thực hịên triệt để và hiệu quả cao.
Riêng có chương trình đào tạo chuyên môn hóa- học sinh được học các môn nghệ thuật như hát múa, nhạc họa…Bao gồm cả hệ thống các trường trung học và trường đào tạo cơ bản như các viện hàn lâm và các nhạc viện. Chương trình đào tạo này có thể là do cộng đồng pháp ngữ tổ chức và từng tỉnh, vùng cũng tự xây dựng chương trình đào tạo chuyên môn hóa cho riêng mình.
Đào tạo không bắt buộc: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bắt buộc. Các bạn nếu muốn sẽ tham gia chương trình đào tạo không bắt buộc. Trong đó có đào tạo đại học, đào tạo từ xa và đào tạo nâng cao trình độ văn hóa.
- Giáo dục đại học: Giáo dục đại học của vùng nói tiếng Pháp tại Bỉ là hệ thống rất nhiều trường đại học lớn với rất nhiều chương trình đào tạo khác nhau. Trường đại học, trường đào tạo trình độ cao, trường đại học nghệ thuật và cả những viện đại học kiến trúc. với hệ thống các trường đại học này, học sinh sau khi tốt nghiệp cấp ba đều có rất nhiều cơ hội lựa chọn các ngành học cho mình.
- Đào tạo từ xa: một cách học hiệu quả ngay tại nhà
Đào tạo từ xa do cộng đồng nói tiếng Pháp của Bỉ thành lập nên là chương trình đào tạo chất lượng cao đối với tất cả mọi người. Người tham gia chương trình đào tạo này có thể học ở bất cứ nơi nào họ muốn, khi nào họ muốn và với tiên độ nào mà họ cần. Nguòi dạy thực sự sẽ giúp bạn theo một cách hiệu quả nhất dự định học tập của bạn.
Đặc biệt, dù trình độ văn hóa của học sinh trước trung học hay đã qua tuổi đi học, đội ngũ giáo viên vẫn có thể đấp ứng được chương trình đào tạo mà bạn muốn.
Người học có rất nhiều chương trình để theo học như học ngoại ngữ, ôn tập trước kỳ thi, bổ trợ kiến thức về tin học, chuẩn bị kiến thức xã hội…Năm 2002, có đến hơn một vạn người đã tham gia chươgn trình giáo dục từ xa này với nhiều tiết học trong các lĩnh vực khác nhau: tiéng Pháp, toán học, ngôn ngữ hiện đại và ngôn ngữ cổ, các môn khoa học, đại lý, lịch sử, tin học…Có rất nhiêu đối tượng tham gia học từ xa trong đó 32%sinh viên học ngoại ngữ, 18% sinh viên tham gia học từ xa với lý do chuẩn bị một kỳ thi tuy nhiên đào tạo từ xa còn cung là chương trình đào tạo cơ bản dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khoong thể trực tiếp đến trường như trẻ trong bệnh viện hay ở nươc ngoài.
- Đào tạo nâng cao trình độ văn hóa:
Được gọi là chương trình đào tạo buổi tốí với chương trình đào tạo rất phong phú mà các giờ học thường chỉ bắt đầu sau thời gian làm việc của học viên. Nội dung đào tạo chủ yếu là hướng học viên vào các kỹ năng và kinh ngiệm công viêc. Đấy thực sự là chương trình đào tạo suốt đời: gồm đào tạo liên tục, đào tạo hoàn thiện. Đối với sinh viên, chương trình giáo dục này giúp họ có thể đạt được những gì mà họ chưa có trong chương trình giáo dục ban đầu.
Phương pháp giảng dạy sẽ giúp sinh viên có trách nhiệm và tự lập trong công việc cũng như trong qúa trình học tập. Các tiết học có thể bắt đầu buổi tối hay vào các ngày cuối tuần. Và cũng có thể là trong kỳ nghỉ hè tùy theo nhu cầu cua sinh viên hay của các đối tượng theo học.
Nền giáo dục của vùng nói tiếng Pháp thực sự là nền giáo dục mang tính xã hội hóa. Tất cả mọi người đều được tạo điều kiện tốt nhất để có thể học bất kỳ lúc nào và bất kỳ chương trình nào. Giáo dục vì thế mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội và đất nước
Re: Cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục các nước
Khái quát hệ thống giáo dục Hà Lan
Giáo dục quốc tế bằng Anh ngữ ?Có hơn 1000 chương trình và khóa học quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh ở các trường đại học của Hà Lan. Những chương trình này bao gồm nhiều lĩnh vực. Giáo trình được soạn thảo chuyên sâu ở trình độ cao, rất thực tế và đáp ứng được những đòi hỏi của sinh viên có nhu cầu tìm hiểu sâu kiến thức chuyên biệt. Các khóa học đều kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành trong tình huống thật, hoặc mô hình của nơi làm việc. Các chương trình và khóa học cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Hệ thống giáo dục Hà LanHà Lan có hai hình thức đào tạo bậc đại học: đào tạo chú trọng thực hành độc lập các công việc mang tính nghiên cứu theo chuẩn lý thuyết hoặc nghề nghiệp; và đào tạo theo hướng khoa học ứng dụng mang tính thực tiễn, chuẩn bị cho sinh viên sẵn sàng làm việc với một nghề nghiệp cụ thể. Một nhánh nhỏ hơn trong hệ thống giáo dục là học viện giáo dục quốc tế và cung cấp các chương trình học dành riêng cho sinh viên nước ngoài.
Các trường đại học (nghiên cứu)
Ở Hà Lan hiện có 14 trường đại học, ba trong số 14 trường giảng dạy về chuyên ngành kỹ thuật. Các trường này chủ yếu đào tạo sinh viên trong lĩnh vực khoa học và ứng dụng khoa học, mặc dù nhiều chương trình học có một hợp phần chuyên nghành và đa số sinh viên ra trường tìm được việc làm khác với lĩnh vực họ học nghiên cứu Các trường đại học khác nhau về số lượng sinh viên trong khoảng từ 6.000 đến 30.000 sinh viên/trường. Tuy nhiên, tổng số sinh viên của tất cả các trường cộng lại lên tới 185.000 sinh viên.
Các trường đại học khoa học ứng dụng
Chương trình học của các trường đại học này (hogescholen) hướng vào ngành nghề cụ thể. Thực hành kinh nghiệm làm việc thực tế qua việc thực tập là một phần không thể tách rời của chương trình đạo tạo. Hiện có 44 trường đại học thuộc hình thức đào tạo này. Số lượng sinh viên nhập học đông nhất có khi lên đến 20.000 – 39.000 người. Tổng cộng sinh viên tất cả các trường loại này là 350.000 sinh viên.
Các học viện giáo dục quốc tế
Hà Lan còn có một hình thức giáo dục đại học khác với hơn 50 năm kinh nghiệm: đó là các khóa học cao cấp được giảng dạy bằng tiếng Anh và thường được biết đến như chương trình “giáo dục quốc tế”. Những học viện này (gồm có 15 học viện) tập trung vào các khóa học về phát triển dựa vào phương pháp làm việc giữa các nhóm nhỏ, đa dạng văn hoá và trao đổi kiến thức với nhau. Khóa học thường được hướng dẫn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm đã nhiều năm làm việc tại các quốc gia có thu nhập thấp.
Hệ thống bằng cấp: cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ
Sinh viên nhập học chương trình đại học sẽ được cấp bằng cử nhân khi hoàn thành chương trình và bằng thạc sĩ khi kết thúc khoá học cao học. Các trường đại học theo hướng nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng đều cấp hai loại bằng này, tuy nhiên khác nhau về định hướng nghề nghiệp. Phần lớn các chương trình ở trường đại học theo hướng nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực khoa học lý thuyết, còn các trường đại học khoa học ứng dụng lại hướng đến khoa học thực tiễn. Các học viện giáo dục quốc tế chỉ có chương trình cao học.
Chương trình cử nhân tại trường đại học theo hướng nghiên cứu là ba năm học tập trung (tương đương với 180 tín chỉ), và bốn năm (tương đương 240 tín chỉ) đối với trường đại học khoa học ứng dụng. Tùy theo từng ngành, chương trình thạc sĩ tại các trường đại học, đại học khoa học ứng dụng và học viện giáo dục quốc tế có thể kéo dài từ một đến hai năm (60 – 120 tín chỉ). Chương trình học lấy bằng tiến sĩ chỉ được dạy tại các trường đại học theo hướng nghiên cứu và kéo dài ít nhất là bốn năm.
(Nguồn Nuffic neso Vietnam
Giáo dục quốc tế bằng Anh ngữ ?Có hơn 1000 chương trình và khóa học quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh ở các trường đại học của Hà Lan. Những chương trình này bao gồm nhiều lĩnh vực. Giáo trình được soạn thảo chuyên sâu ở trình độ cao, rất thực tế và đáp ứng được những đòi hỏi của sinh viên có nhu cầu tìm hiểu sâu kiến thức chuyên biệt. Các khóa học đều kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành trong tình huống thật, hoặc mô hình của nơi làm việc. Các chương trình và khóa học cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Hệ thống giáo dục Hà LanHà Lan có hai hình thức đào tạo bậc đại học: đào tạo chú trọng thực hành độc lập các công việc mang tính nghiên cứu theo chuẩn lý thuyết hoặc nghề nghiệp; và đào tạo theo hướng khoa học ứng dụng mang tính thực tiễn, chuẩn bị cho sinh viên sẵn sàng làm việc với một nghề nghiệp cụ thể. Một nhánh nhỏ hơn trong hệ thống giáo dục là học viện giáo dục quốc tế và cung cấp các chương trình học dành riêng cho sinh viên nước ngoài.
Các trường đại học (nghiên cứu)
Ở Hà Lan hiện có 14 trường đại học, ba trong số 14 trường giảng dạy về chuyên ngành kỹ thuật. Các trường này chủ yếu đào tạo sinh viên trong lĩnh vực khoa học và ứng dụng khoa học, mặc dù nhiều chương trình học có một hợp phần chuyên nghành và đa số sinh viên ra trường tìm được việc làm khác với lĩnh vực họ học nghiên cứu Các trường đại học khác nhau về số lượng sinh viên trong khoảng từ 6.000 đến 30.000 sinh viên/trường. Tuy nhiên, tổng số sinh viên của tất cả các trường cộng lại lên tới 185.000 sinh viên.
Các trường đại học khoa học ứng dụng
Chương trình học của các trường đại học này (hogescholen) hướng vào ngành nghề cụ thể. Thực hành kinh nghiệm làm việc thực tế qua việc thực tập là một phần không thể tách rời của chương trình đạo tạo. Hiện có 44 trường đại học thuộc hình thức đào tạo này. Số lượng sinh viên nhập học đông nhất có khi lên đến 20.000 – 39.000 người. Tổng cộng sinh viên tất cả các trường loại này là 350.000 sinh viên.
Các học viện giáo dục quốc tế
Hà Lan còn có một hình thức giáo dục đại học khác với hơn 50 năm kinh nghiệm: đó là các khóa học cao cấp được giảng dạy bằng tiếng Anh và thường được biết đến như chương trình “giáo dục quốc tế”. Những học viện này (gồm có 15 học viện) tập trung vào các khóa học về phát triển dựa vào phương pháp làm việc giữa các nhóm nhỏ, đa dạng văn hoá và trao đổi kiến thức với nhau. Khóa học thường được hướng dẫn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm đã nhiều năm làm việc tại các quốc gia có thu nhập thấp.
Hệ thống bằng cấp: cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ
Sinh viên nhập học chương trình đại học sẽ được cấp bằng cử nhân khi hoàn thành chương trình và bằng thạc sĩ khi kết thúc khoá học cao học. Các trường đại học theo hướng nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng đều cấp hai loại bằng này, tuy nhiên khác nhau về định hướng nghề nghiệp. Phần lớn các chương trình ở trường đại học theo hướng nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực khoa học lý thuyết, còn các trường đại học khoa học ứng dụng lại hướng đến khoa học thực tiễn. Các học viện giáo dục quốc tế chỉ có chương trình cao học.
Chương trình cử nhân tại trường đại học theo hướng nghiên cứu là ba năm học tập trung (tương đương với 180 tín chỉ), và bốn năm (tương đương 240 tín chỉ) đối với trường đại học khoa học ứng dụng. Tùy theo từng ngành, chương trình thạc sĩ tại các trường đại học, đại học khoa học ứng dụng và học viện giáo dục quốc tế có thể kéo dài từ một đến hai năm (60 – 120 tín chỉ). Chương trình học lấy bằng tiến sĩ chỉ được dạy tại các trường đại học theo hướng nghiên cứu và kéo dài ít nhất là bốn năm.
(Nguồn Nuffic neso Vietnam
Re: Cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục các nước
Hiện nay, tại Đức có khoảng 312 trường Đại học và rất nhiều trường dạy nghề. Đã từ lâu, hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với sự sàng lọc rất khe khắt. Từ giai đoạn phổ thông trung học, học sinh đã được định hướng nghề nghiệp và chỉ có những học sinh khá giỏi sau khi hoàn thành tốt 13 năm học trung học, học sinh mới được tiếp tục theo học tại các trường Đại học. Ngoài ra, hệ thống giáo dục của Đức là một hệ thống đào tạo chất lượng cao hiện đại gắn với thực tiễn. Với nguyên tắc cơ bản là khuyến khích tiềm lực từ người học, các trường Đại học ở Đức luôn hướng tới mở rộng quan hệ hợp tác, tăng các chương trình học trao đổi, chương trình đào tạo Quốc tế nhằm tạo danh tiếng và nâng giá trị văn bằng tốt nghiệp. Nhờ đó các chương trình đào tạo ở Đức rất phong phú, đa dạng và rất cởi mở. Ngày nay, trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động, các trường Đại học Đức đặt ra tiêu chuẩn, sau khi tốt nghiệp Sinh viên phải thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ. Bởi vậy các chương trình đào tạo thường kết hợp giảng dạy bằng tiếng Đức và một thứ tiếng khác như Anh, Pháp..v.v. Ngoài kiến thức và bằng cấp có được, Sinh viên học tại Đức còn có những thế mạnh về ngoại ngữ và các kiến thức thực tế trong quá trình thực tập và làm việc. Trải qua nhiều thế kỷ, nước Đức đã trở thành nơi đào tạo và nghiên cứu mang tầm quốc tế của các nhà Bác học và sinh viên khắp nơi trên thế giới. Quốc gia này luôn tự hào vì có đến 1/3 nhân tài trên thế giới cùng với hàng triệu kỹ sư vững vàng về chuyên môn và các nhà khoa học nổi tiếng đã từng được đào tạo tại đất nước của họ. Hệ thống giáo dục của Đức được xây dựng theo hai loại hình đào tạo, đó là hệ thống các trường đại học tổng hợp và các trường đại học khoa học ứng dụng. Hệ thống các trường đại học tổng hợp (Uni, TU): với các chương trình giảng dạy luôn phải được tuân thủ và định hướng theo nghiên cứu dựa trên nguyên tắc duy nhất: “Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy”. Hệ thống những trường này luôn đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đại học Đức từ trước đến nay. Hệ thống các trường đại học khoa học ứng dụng (FH): chương trình đào tạo định hướng thực tiễn, chuyên sâu vào kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Các chương trình đào tạo luôn được tổ chức, sắp xếp chặt chẽ nên thời gian học tập được rút ngắn hơn (thông thường là 4 năm). Đặc biệt sinh viên của các trường thực hành có thể dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp vì phần lớn các doanh nghiệp Đức cũng như doanh nghiệp Việt Nam đều muốn tuyển dụng những nhân viên có tay nghề và thực hành giỏi. | ||
Ngành học: Bất kể là bạn muốn học ngành học nào; cơ khí, kỹ thuật, kinh tế hay các ngành khoa học vật liệu mới, khoa học xã hội hay kiến trúc, hội họa..v.v, các trường Đại học ở Đức luôn sẵn sàng tiếp nhận bạn. Ngoài ra, tại các trường Đại học của Đức, có rất nhiều các chuyên khoa mới được mở ra các môn khoa học liên ngành như Tin học kinh tế; Kinh tế xây dựng, kinh tế bất động sản, công nghệ sinh học..v.v. Các môn học này đang thu hút rất nhiều sinh viên đến từ các nước trên Thế Giới trong đó có cả các sinh viên thuộc khối châu Âu. Tất cả các ngành học ở đây đều được đào tạo rất bài bản và có kế hoạch rất rõ ràng. Đặc biệt, các trường ĐH ở đây còn hợp tác với nhiều trường ĐH trên Thế giới, cùng liên kết tổ chức các khóa học bằng tiếng Anh. Các khóa học được tổ chức 1 hoặc 2 kỳ tại Đức, 1 hoặc 2 kỳ ở nước ngoài (Anh, Mỹ, Hà Lan…v.v) |
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer