DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


Trên chuyến xe cuối năm Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

tích  Phân  phẩm  


Trên chuyến xe cuối năm

2 posters

Go down

Trên chuyến xe cuối năm Empty Trên chuyến xe cuối năm

Bài gửi by ABC 30/1/2011, 06:15

Trên chuyến xe cuối năm

Trên chuyến xe cuối năm 253877747-tren-chuyen-xe-cuoi-nam.jpg?x=213&y=119&sig=KTKM.k0OLcCNIOT Trên chuyến xe cuối năm


TT- – TT - Những chuyến xe khách rời Sài Gòn vào ngày cuối năm, bên cạnh cảnh chen chúc, giằng kéo còn chất chứa cả những tâm sự, bao niềm khắc khoải về cuộc sống và hạnh phúc được đoàn tụ của những con người sau nhiều ngày đằng đẵng mưu sinh xa xứ.
5g sáng ở ngã tư Bình Phước, TP.HCM, mấy chục con người tay túi, tay giỏ, balô trên vai đứng bên lề đường chờ đón những chuyến xe về quê cuối năm. Chiếc xe “dù” 98K-60... từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Bắc bắt đầu lăn bánh. Mọi người sẵn sàng chịu cảnh ngồi xếp cá mòi, chen lấn, xô đẩy chật cứng trên xe mà vẫn chuyện trò rôm rả như xua đi cái mệt, cái nóng của đoạn đường về.
Đem tết về quê...
Xe vừa rời Sài Gòn hơn 100km, bà Bùi Thị Hiên vừa ngồi giật gió cho đầu khỏi nhức, vừa liên tục thoa dầu vào lòng bàn tay vì không chịu nổi sự nhồi nhét trên xe. Bà bảo cố chờ cả buổi mới kiếm được chiếc xe có vẻ ít khách để chen chân lên.
“Xe người ta máy lạnh thì xe này đúng là máy nóng hầm hập. Biết vậy nhưng không dám đi xe chất lượng cao vì tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó, để tiền về lo cho gia đình. Chịu đựng mấy tiếng nữa là về đến nhà rồi, cứ nghĩ vậy là niềm vui lấn át”, bà thổ lộ.
Bà Hiên rời quê nhà ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) vào Sài Gòn mưu sinh từ năm năm trước, khi mà cả đàn heo, bò và cả cái vựa xay lúa của nhà bà làm ăn đều thất bại đến kiệt quệ. Nhìn con cái khổ, vợ chồng nặng lời với nhau, bà đành ra đi. “Cũng có con em làm ăn sẵn trong này tui mới quyết định thử vận may vào Sài Gòn kiếm sống”.
Mấy năm bươn chải buôn bán từ Sài Gòn, Bình Dương rồi Đồng Nai, bây giờ cái sạp tạp hóa của bà cũng giúp bà mỗi tháng tích cóp được gần 10 triệu đồng để gửi về nhà. Bà xởi lởi: “Thu nhập của tui kể ra cũng đâu có thua giám đốc há! Cực khổ lắm nhưng cứ nghĩ đến khi gửi tiền về cho đàn con thì cày cục cỡ nào cũng ráng”, bà day day trán nhăn nhó vì say xe nhưng vẫn đầy tự hào, cười vui ra mặt.
Lúc bà lên xe, các anh lơ xe phải khệ nệ vác ba cái vali to xếp chặt dưới chân hai hàng ghế cho bà. Bà Hiên khoe: “Ra chợ nhìn cái gì cũng tham. Tui mua quần áo đẹp về cho con gái, cho mấy đứa cháu luôn. Mình có chi li tiết kiệm là phần tiêu xài cho bản thân mình. Chứ còn phải lo cho con cháu đầy đủ!”.
Khá giả hơn ngày ra đi rất nhiều, bà vẫn lò dò ra xa lộ đứng chờ xe “dù”. Bà bảo đi xe “dù” cho rẻ tiền, tiết kiệm tiền mua quà tết cho con.
Đứa con gái đang học năm thứ 3 ĐH ở TP Đà Nẵng của bà cứ vòi vĩnh mẹ về sớm, nhớ mua bánh tráng miền Nam vì ở quê năm nay mưa bão nên không làm bánh tráng. Ngồi trên xe chật chội, ngộp thở nhưng thỉnh thoảng bà lại lấy hình con ra xem và cười tủm tỉm, rạng ngời hạnh phúc.
“Hạnh phúc nhất của tui là con mình được ăn học đến nơi đến chốn. Ăn tết với chồng con thoải mái vài ngày, năm sau tiếp tục bỏ sức mà làm để quyết tâm lo cho tụi nhỏ ăn học thành tài”, bà bảo vậy.
Xe chạy đến TP Huế, ông Nguyễn Văn Nền, 55 tuổi, lục lọi balô lấy chiếc áo mưa khoác vội lên người để tránh cái lạnh đang rít ngoài khe cửa. Vừa phả hơi ấm và xoa xoa đôi bàn tay gân guốc vào nhau, ông tâm sự: “Vợ chồng tôi cứ vài năm lại thay phiên nhau người ở Kon Tum trông nhà, người về quê thắp hương cho ông bà tổ tiên”.
Ông Nền cùng vợ rời vùng quê Bắc Giang vào Kon Tum mưu sinh từ hơn 20 năm nay. Những ngày mới chân ướt chân ráo vào Tây nguyên, cả hai vợ chồng cùng sống trong cảnh đêm ngủ nhà thuê, ngày đi làm mướn, làm đủ các việc: từ cuốc cỏ, hái cà phê... đến phun thuốc trừ sâu thuê để kiếm tiền sống và gửi về quê nuôi con.
Tằn tiện hơn năm năm, vợ chồng ông mua được 2ha đất rẫy, mất thêm 10 năm nữa làm lụng và nhờ người thân quen giúp vay vốn, ông Nền mở được một quán cà phê ngay tại đường Phan Đình Phùng, TP Kon Tum. Đến nay, cuộc sống của vợ chồng ông đã tương đối ổn định.
Câu chuyện trên chuyến xe cuối năm của ông Nền tràn ngập không khí tết. Đôi mắt ông ấm áp niềm vui khi nói về hai bữa cơm đặc biệt của gia đình.
“Theo truyền thống gia đình, cứ đầu năm vợ chồng tôi sắm một con lợn đất, tùy điều kiện mỗi năm, lúc khó khăn thì ngày 5.000 đồng, lúc dư dả thì ngày 50.000 đồng bỏ vào tiết kiệm, cứ chiều 28 tết trước mặt các con cháu, tôi đập lợn đất, chia đều số tiền trong đó lì xì hết cho các cháu. Bữa cơm thứ hai là vào mồng 3 tết, cả gia đình ngồi quây quần với nhau để nghe tổng kết năm và cùng nhau đề ra kế hoạch cho năm mới. Duy trì thói quen đó nên các con tôi đứa nào cũng ngoan và biết trân trọng công sức làm ra bằng mồ hôi và nước mắt của bố mẹ” - ông chia sẻ.
Niềm tự hào lớn nhất của ông là trong những năm tháng khó khăn nhất ở vùng kinh tế mới, ông vẫn kiên quyết không bán nhà ở quê. Ông Nền cho biết: “Cứ cuối năm, vợ chồng tôi lại rục rịch chuẩn bị quà cáp, vé xe từ đầu tháng chạp để kịp về quê ăn tết. Có về mới cảm nhận được cái ấm áp, thân tình của quê hương và bà con lối xóm”.
Gói lòng những trăn trở
Ngồi phía đầu xe, anh Nghiệp và anh Quỳnh, hai người bạn hàng xóm quê ở Bắc Giang, làm công nhân ở Bình Dương, thay nhau dỗ dành bé gái tên Ly. Anh Nghiệp bảo cứ mỗi giờ bố mẹ bé Ly, cũng là đồng hương đang ở lại ăn tết tha phương ở Sài Gòn, lại gọi điện xem xe đã về đến đâu, cô bé có khóc nhiều không... Cô bé mới 15 tháng tuổi cứ khóc ngằn ngặt trên tay anh.
Vừa pha cho bé bình sữa, anh Nghiệp vừa kể: “Bố mẹ Ly mới từ Bắc Giang vào Sài Gòn làm công nhân được hơn một tháng nay. Cả hai vợ chồng đi làm quần quật cả ngày không có thời gian chăm sóc con, tết nhất lại không có tiền về quê nên gửi chúng tôi mang con về cho ông bà nội ở quê trông giùm. Tết này hai vợ chồng định ở lại kiếm thêm việc làm thời vụ ngày tết”.
Cho bé bú sữa xong, anh Nghiệp ôm bé Ly trong tay nằm co ro ngủ. Thỉnh thoảng xe gặp ổ gà, bé Ly giật mình khóc ré lên. Những người còn lại dường như ai cũng thao thức. Chỉ vài tiếng nữa thôi, chiếc xe cũ kỹ ấy sẽ đưa họ về với người thân và quê hương sau cả năm dài xa cách.
Mưa phùn mỗi lúc càng nặng hạt. Cái rét tăng dần theo từng vòng xe nhưng ánh mắt ai cũng như lấp lánh niềm vui của mùa xuân sum vầy.
Xe dừng ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), chị Lục (43 tuổi), mừng đến rơi nước mắt khi gặp chồng và con gái ra đón. Gia đình khó khăn nên hơn hai năm nay chị Lục rời bỏ vườn tược, nhà cửa cho người chồng chăm sóc vào Bình Phước nấu ăn cho những người làm việc tại các công trình xây dựng.
Món quà tết chị mang về là cái giỏ sắt trong đó có cặp gà trống nặng gần 4kg mà chị đã tự tay nuôi cả năm nay trên công trường, kèm theo cặp cửa bằng gỗ cho ngôi nhà mới xây từ tiền dành dụm mà chị cất công mang từ Bình Phước về.
“Con gái tôi đấy, năm ngoái cháu thi rớt đại học nên năm nay thi lại. Ăn tết xong khoảng mồng 10, tôi vào Nam lại, phải gắng làm để lỡ con có đậu đại học thì cuộc sống sẽ đỡ khổ hơn đời bố mẹ. Nếu sau này dành dụm được chút ít, con cái ăn học thành tài, tôi về lại quê vì chẳng đâu bằng nhà của mình”, chị bảo vậy khi chỉ cô con gái xinh xắn đang tất tả xách hành lý cho mẹ.
LAN PHƯƠNG - TÂM LỤA
Cứ tết đến, người Việt làm thuê ở Thái Lan và Lào đổ ra các bến xe về nước. Ngày cuối năm, khu bến xe dành cho người Việt ở Vientiane đông nghịt người. Chuyến xe nào xuất bến cũng chật kín người và hàng hóa.
Đến 7g tối 26 tết, người người vẫn đổ ra bến xe Vientiane đón xe về quê. Biết xe không còn chỗ nhưng hành khách vẫn chen chân bước lên, còn nhà xe vô tư nhồi nhét, “chặt chém”.
Chiếc xe khách UN-36... (Hà Tĩnh) xuất bến cuối cùng. Gần 150 hành khách chen lấn, xô đẩy nhau tranh chỗ. Nhà xe tháo bốn hàng ghế cuối, trải chiếu để nhồi đến 30 người. Chúng tôi là một trong 30 người đó và chỉ biết tựa lưng vào nhau, chân tay không thể nào cử động. Hành khách đều gọi đây là chuyến xe “bão táp”. Mỗi hành khách đi trên xe đều bị nhà xe lấy từ 400.000 đồng (có vé) - 800.000 đồng (không vé); trong khi ngày bình thường là 200.000 đồng/người. Bữa cơm tối chỉ vài ba lát thịt, mấy cọng rau xào, mấy miếng đậu hũ nhà hàng chém từ 40.000-50.000 đồng/đĩa. Xót tiền nhiều người đã nhịn ăn.
Trời chưa sáng nhưng hàng chục chuyến xe khách đã nối đuôi nhau ở cửa khẩu Nậm Phao, Lào. Hàng nghìn người tập trung trước cửa khẩu để làm thủ tục về nước. Phải chen chân, chờ đợi hàng giờ đóng dấu hộ chiếu. Nắng gắt ở Vientiane khiến rất nhiều người chủ quan không mang theo áo ấm nên khi về đến cửa khẩu đã không chịu được cái lạnh như cắt da. Có người cuốn mình trong những chiếc chăn mỏng, có người ôm siết lấy bạn mà chân tay vẫn run lẩy bẩy.
Sau khi làm thủ tục ở cửa khẩu Nậm Phao xong, nhiều người chạy ùa sang cửa khẩu Cầu Treo. Rét buốt không ngăn được niềm vui khi họ nhìn thấy đất nước mình đang rạo rực sức xuân. Có người đã vỡ òa trong nước mắt khi cầm điện thoại gọi điện về cho người thân.
VĂN ĐỊNH
ABC
ABC
Admin

Tổng số bài gửi : 305
Điểm : 15339
Reputation : 0
Join date : 10/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Trên chuyến xe cuối năm Empty Re: Trên chuyến xe cuối năm

Bài gửi by mm 31/1/2011, 22:39

cái tâm trạng của những người xa xứ cầu thực nó giống nhau quá đổi....

mm
mm
GIÁO SƯ
GIÁO SƯ

Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết