DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


Tình yêu lớn giữa cha và con gái Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

Phân  tích  phẩm  


Tình yêu lớn giữa cha và con gái

Go down

Tình yêu lớn giữa cha và con gái Empty Tình yêu lớn giữa cha và con gái

Bài gửi by thanhvienvip 21/1/2011, 18:36

Tình yêu lớn giữa cha và con gái
Vì sao mối quan hệ giữa bố và con gái lại được các nhà tâm lý học cho rằng nó rất "đặc biệt"? Tại sao bố và con gái có vẻ "thân nhau" hơn, trong khi các bà mẹ có vẻ "thiên vị" các cậu con trai?
Người cha tượng trưng cho “luật pháp”

So với người mẹ, vai trò của người cha thể hiện muộn hơn, bởi ba năm đầu tiên của cuộc đời đứa trẻ phụ thuộc nhiều vào người mẹ. Nhưng không vì thế mà mối quan hệ cha – con gái ít sâu sắc hơn.

Khi hỏi những cô gái đã trưởng thành xem cô ấy nhớ nhất những kỷ niệm nào về người cha, thông thường thì đó là hình ảnh cha dạy mình đi xe đạp, cha cho con ngồi lên vai để ông đưa cô đi qua quãng đường lầy lội, cha trèo lên cây lấy cho cánh diều, cha cho con những bài học về khám phá tự nhiên xung quanh...

Đặc biệt, hình ảnh cha ngồi nói chuyện với bạn trai của con gái, làm anh ấy vui vẻ hay sau đó anh ấy sợ khiếp vía không dám đến nhà nữa sẽ là kỷ niệm khó quên của con gái.

Trong gia đình, nếu mẹ là tượng trưng cho tình yêu thì cha tượng trưng cho “pháp luật”. Không có tình yêu thì cuộc sống tẻ nhạt nhưng không có “pháp luật”, cuộc sống sẽ... lộn xộn.

Một cô gái đã nói về người cha thế này: “Mẹ đi bên cạnh cho ta sự ấm áp, tin cậy. Cha đi trước chìa bàn tay vẫy vẫy, giúp ta tiến lên. Mẹ là người bạn, cha là người thầy”. Phân biệt “tình yêu” và “pháp luật” như trên không có nghĩa là người cha không yêu thương con hay người mẹ không có sự nghiêm khắc. Nhưng trong gia đình nào mà người cha giàu “nữ tính”, người mẹ lại đóng vai trò “quan toà”, tức là vai trò của cha mẹ bị đảo lộn thì bầu không khí gia đình có cái gì đó... không ổn thoả lắm.

Cha là “bản nháp” về đàn ông

Nhiều cô gái có quan hệ tốt với những người bạn trai và đàn ông không phải vì các cô ấy đẹp, thông minh, mà chủ yếu họ có được mối quan hệ tốt với người cha và được người cha dìu dắt ngay từ hồi còn nhỏ. Chính cha đã dạy cho con gái hiểu tâm lý đàn ông, rằng họ thích con gái dịu dàng, vì thế cô gái rất được lòng các bạn trai được họ yêu mến và tôn trọng.

Đặc biệt những cô gái quý mến cha có xu hướng chọn bạn trai giống với người cha của mình. Dù là óc hài hước, tính chỉn chu, lòng vị tha hay hình dáng bề ngoài thì những cậu con rể thường có ít nhiều bóng dáng ông bố vợ. Không có gì ngạc nhiên bởi người đàn ông đầu tiên mà cô con gái tiếp xúc chính là ông bố. Nếu người yêu không giống bố thì cô con gái cũng lắng nghe những lời nhận xét của bố về những anh con trai mà cô lựa chọn.

Hiểu được mối quan hệ giữa con gái và người cha là chìa khoá mở cánh cửa quan hệ tốt với những người đàn ông, bạn sẽ sống mạnh mẽ và tự tin hơn. Người cha không chỉ là người tạo hình hài mà còn cho con gái tinh thần thép để đối diện với những vấn đề trong cuộc sống và tình yêu. Không những vậy, người cha cũng quý cô con gái bởi ông nhìn thấy ở cô con gái hình ảnh ngày xưa của “mẹ nó”.

Nếu người mẹ là người được bố yêu thương và cô con gái giống mẹ thì điều nói trên dễ hiểu. Nhưng có những người bố không hài lòng với vợ, nhưng rất quý con gái bởi đó là “hình ảnh ông mong ước về người vợ của mình”.

Và là một người bạn lớn

Một hôm tôi đi tiễn cô bạn sang Pháp theo chồng. Mẹ cô thì cười nói vui như hội vì bà nghĩ con mình đến chỗ sung sướng. Tôi lặng lẽ ngắm nhìn người bố. Ông trầm tư không nói. Khi cô con gái đã chào cả nhà, vào phòng cách ly trong sân bay rồi, tôi mới thấy những giọt nước mắt lăn trên má ông. Thấy vậy bà vợ bảo: “Cái ông này lạ chưa. Con gái nó sang bên ấy sung sướng. Mà sang năm nó lại về chứ nó đi đâu mất đâu mà ông khóc. Làm thế nó xúi quẩy!”. Ông gượng cười: “Vẫn biết là thế mà sao tôi thấy nhớ nó và hụt hẫng quá. Đời con gái mười hai bến nước, thân gái dặm trường...”.

Chị là chị cả trong gia đình, dưới chị còn có ba cậu em trai đã có vợ có con. Vậy mà suốt thời gian bố chị nằm viện, không ngày nào chị không vào thăm bố hai ba lần. Những công việc như lau rửa, thay áo quần, giặt giũ cho bố chị đều làm cả. Mọi người bảo sao không để các anh con trai giúp bố thì tiện hơn.

Chị nói các cậu ấy vụng về, có khi làm cho ông không sạch sẽ, mình phải làm lại thì mệt hơn. Chị còn giữ ý rằng: “Mình là con gái, ai lại bắt các cô con dâu phục vụ bố mình. Hẳn không còn ai, trách nhiệm buộc vào các cô các cậu ấy nó lại đi một nhẽ...”. Ôi, tấm lòng người con gái mới ấm áp làm sao. Có ai nhìn thấy cảnh chị dìu bố đi vệ sinh mới thấm thía thế nào là “con gái rượu của bố!”.

So với mẹ, cha không có lối diễn đạt “ngọt ngào” để con tiếp thu lời căn dặn mà không phải “cất đi” cái tôi và suy nghĩ của mình. Cha đôi khi là áp đặt, cứng rắn và tỏ rõ lập trường, muốn con gái vào nếp từ những thứ rất nhỏ, vấn đề giờ giấc, quan hệ bạn bè khác giới... Đó là khi con gái thì thầm với mẹ: “Bố dạo này khó tính với con hơn”. Trước lời thắc mắc rằng “bố lạ quá”, “bố không còn chiều con như xưa”, mẹ hãy từng bước giúp con hiểu. Cho con gái thấy bố đã vất vả ở cơ quan thế nào, lo lắng cho gia đình, đón em, sửa chữa đồ đạc, gánh vác cùng mẹ việc nhà, làm đọng lại cho con gái một hình ảnh ông bố chân thực, mẫu mực nhất có thể.

Hãy bảo con “đóng vai” một phóng viên ảnh để ghi lại “một ngày của bố”, bố của công việc và bố của gia đình hay bố trong hình ảnh một người vui vẻ, hoạt bát phong độ trong thể thao và các cuộc vui của gia đình. Con gái cũng sẽ nhận ra những giọt mồ hôi, những đêm chong đèn làm việc, những lúc hì hụi sửa cái tủ hay quạt trần, hay cả những lúc vui vẻ của bố bên mẹ con những ngày cuối tuần...

Ngày qua ngày, những “sợi yêu thương” rất nhỏ sẽ dệt lên một tình bạn lớn giữa cha và con gái. Tình yêu với cách “biến hoá” bằng những cử chỉ tâm lý, nhẹ nhàng, những lời sẻ chia gần gụi sẽ khiến cha và con gái trở về ngày xưa, về cái thuở “bố là tàu lửa, bố là xe hơi...” dù cô bé ngày nào nay không còn bé.

Theo Đinh Đoàn

thanhvienvip
CỬ NHÂN
CỬ NHÂN

Tổng số bài gửi : 105
Điểm : 12242
Reputation : 2
Birthday : 02/04/1978
Join date : 28/08/2010
Age : 46

Về Đầu Trang Go down

Tình yêu lớn giữa cha và con gái Empty Re: Tình yêu lớn giữa cha và con gái

Bài gửi by thanhvienvip 21/1/2011, 18:41

Cha mẹ - con cái và những xung đột tâm lý


Trong cuộc sống gia đình, nếu biết cách điều hòa những xung đột tâm lý thì cha mẹ có thể đẩy lùi những phản ứng tiêu cực từ phía con cái.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Xung đột tâm lý và những hậu quả

Xung đột tâm lý bắt nguồn từ sự khác biệt trong nhận thức giữa cha mẹ và con cái về cùng một vấn đề. Theo TS Đỗ Hạnh Nga - Khoa Tâm lý trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì con cái ở độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông dễ sảy ra xung đột tâm lý với cha mẹ nhiều nhất.

Nếu như ở lứa tuổi trước con cái thường nghe lời cha mẹ trong mọi vấn đề từ học tập, cho đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày trong gia đình… thì giai đoạn này hoàn toàn ngược lại. Sẽ không ngạc nhiên gì khi bạn nhân thấy khó có thể áp đặt những quyết định của mình lên đứa trẻ của bạn một cách dễ dàng trong giai đoạn này. Nếu có thì cũng phải trải qua một cuộc đấu tranh gay gắt giữa cha mẹ và con cái. Và chúng sẽ chấp nhận một cách miễn cưỡng với tâm trạng ấm ức hoặc chỉ là cách để đối phó tạm thời với cha mẹ.

Trong khi con trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên đã có khả năng nhận thức thế giới một cách nhất định muốn chứng tỏ khả năng độc lập của bản thân đối với những công việc trong cuộc sống hàng ngày, thì những ông bố bà mẹ lại muốn duy trì sự phụ thuộc tuyệt đối của con cái vào mình. Đây là nguyên nhân sâu sa tạo nên xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.

Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái sẽ khiến con cái có những phản ứng tiêu cực

(Ảnh minh họa)

Phần lớn những xung đột nảy sinh từ những vấn đề liên quan đến học tập, về quan hệ bạn bè, sở thích, cách ứng xử trong gia đình, cách sử dụng tiền và nhận thức về hình thức bên ngoài của con cái.

Thật sai lầm nếu như cha mẹ dùng các biện pháp giáo dục tiêu cực với con cái để buộc chúng phải tuân theo quyết định của mình trong giai đoạn này.Nó chỉ khiến cho sự xung đột giữa hai bên trở nên trầm trọng hơn. Không ít bậc làm cha làm mẹ đã ra sức cấm đoán, dọa nạt, thậm chí đánh đập con cái để buộc chúng tuân theo quyết định của mình dẫn đến những phản ứng không mong đợi. Nhẹ có thể là đứa trẻ sẽ lầm lì ít giao tiếp, xa cách với cha mẹ, nặng hơn có thể bỏ nhà đi bụi, xa vào các tệ nạn xã hội…

Xung đôt tâm lý giữa hai thế hệ trong gia đình, có thể gây nên những vết hằn không tốt trong tâm lý của con trẻ về cha mẹ. Chúng sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình. Cảm thấy bản thân thật bất hạnh khi cha mẹ không hiểu, không yêu thương, không tôn trọng chúng. Một số khác còn có tâm lý thù ghét cha mẹ. Vì vậy đứa trẻ sẽ càng không tuân thủ những quyết định chủa cha mẹ.

Lời khuyên cho các bậc cha mẹ

Giao tiếp thường xuyên với con cái: Các bậc cha mẹ cần biết rằng con trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên có những biến đổi về nhận thức từng ngày từng giờ. Vì vậy cha mẹ cần phải thường xuyên giao tiếp, trò chuyện để sớm nhận biết những thay đổi trong nhận thức của chúng. Để hạn chế khoảng cách trong nhận thức giữa cha mẹ và con cái về cùng một vấn đề thì giao tiếp là một phương pháp hữu hiệu.

Đừng quá gay gắt mà hãy tôn trọng quyết định của con cái trong

khuôn khổ nhất định (Ảnh minh họa)

Giao tiếp ở đây không phải là việc la mắng, quát tháo, to tiếng, mà là giao tiếp có kỹ năng thông qua việc chia sẻ mục tiêu. Hãy hỏi con của bạn về những ước mơ, mục tiêu trong tương lai và giải thích cho chúng hiểu nếu bạn thấy những mục tiêu đó không tốt cho chúng . Thông qua giao tiếp bạn sẽ định hướng nhận thức cho con cái, thắt chặt sự hiểu biết hòa hợp giữa các bên.

Tôn trọng quyết định của con trong khuôn khổ nhất định: Sai lầm lớn nhất của cha mẹ là nhìn nhận sự xung đột giống như một cuộc chiến giành quyền kiểm soát và quyền ra quyết định.

Cha mẹ cần hiểu rằng chính trẻ là người ra quyết định. Bạn chỉ có thể tác động giúp chúng ra quyết định một cách đúng đắn hay không mà thôi. Đừng cố buộc chúng phải làm theo ý mình một cách thô bạo, nếu không chúng sẽ trở nên ngang bướng thậm chí tiêu cực để khẳng định quyền quyết định này.

thanhvienvip
CỬ NHÂN
CỬ NHÂN

Tổng số bài gửi : 105
Điểm : 12242
Reputation : 2
Birthday : 02/04/1978
Join date : 28/08/2010
Age : 46

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết