DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


Học văn ngày nay Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

Phân  phẩm  tích  


Học văn ngày nay

Go down

Học văn ngày nay Empty Học văn ngày nay

Bài gửi by dâutâyvuivẻ 13/1/2011, 21:46


Thầy Nguyễn Mạnh Hiếu, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho biết, trong số gần 1.000 bài thi mà thầy đã chấm có hơn 2/3 bài làm chữ viết tệ hơn cả học sinh tiểu học, phần đông sai chính tả đến không thể chấp nhận.

Thầy Hiếu tỏ ra bức xúc: “Những cô cậu này mà cũng lấy được bằng tú tài thì thật khó hiểu. Không biết giáo viên văn phổ thông chấm như thế nào mà cho qua khỏi bậc phổ thông?”.
Trong lần chấm chung môn văn, một giảng viên khoa ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm phải vất vả lắm mới đọc được nội dung, nhưng tìm mỏi mắt vẫn không thấy một dấu câu nào trong bài làm dài bốn trang của một thí sinh dự thi khối D.

Trong khi đó, chuyện lấy râu ông này cắm cằm bà kia cũng không hiếm. Cô Mị xinh đẹp như thế mà học sinh nhẫn tâm bảo rằng: Mị về làm vợ cho nhà bá hộ, vất vả như con bò tót nên Mị trở thành một thứ quái vật, người không ra người, ngợm không ra ngợm... (chuyển sang hình dáng bên ngoài của Chí Phèo, sau khi ra tù).

Có một thí sinh tỏ ra rất bất bình khi dẫn ra hoàn cảnh của A Phủ: Vì bất bình trước việc dụ dỗ con gái nhà lành, A Phủ đánh Bá Kiến, bị Lí Cường bắt về gạt nợ, trói đứng không cho đi chơi mùa xuân. Bọn chúng thật là dã man. Em đọc đến đây thì bất bình lắm, thương cho A Phủ và hận cha con nhà Bá Kiến.

Em khác thì có óc “khái quát” cao hơn khi phân tích chi tiết Mị và A Phủ bị trói: Thấy chồng mình bị trói, Mị cảm thấy ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa... (đã qua đến Hịch tướng sĩ). Còn A Phủ thì sao? A Phủ thấy vợ mình (tức Mị) bị bọn nó hành hạ thì liền xách dao chạy thẳng đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến rồi tự sát cho chết luôn! (chi tiết này nói về Chí Phèo).
Cũng có nhiều đoạn văn của thí sinh mà người chấm không hiểu viết gì. Đơn cử đôi dòng trong số ấy để bạn đọc suy nghĩ hộ: Xuân Diệu sinh ra sau ngày giải phóng, chứng kiến nhiều cảnh trái tai nên không chịu được. Một hôm Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ một từ sóng. Đó là sự giải thoát phụ nữ của ông.

Còn cuộc tình của Mị được một thí sinh kể lại như một câu chuyện thời hiện đại: Mị đẹp hơn ai hết nên rất nhiều bồ. Một hôm trời đẹp ơi là đẹp, Mị được một cậu ấm họ Lí tên là Phá Sa con ông tá điền giàu có đeo được chiếc nhẫn kim cương vào tai và cuối cùng Mị đành vui vẻ nhận và theo về nhà làm vợ luôn. Từ đó Mị sống khổ lắm như là con ngựa nuôi trong xóa bếp không ai thèm dòm tới nữa Mị đã tàn đời...
Em khác thì thể hiện quyết tâm:

Sóng nghĩa là tình yêu. Em đang bước vào yêu nhưng em sẽ yêu lãng mạn khi em đã hoàn thành ước nguyện bước vào ngưỡng cửa trường đại học, sẽ yêu và giữ lòng chung thủy như sóng dù em còn gặp nhiều chông gai trong yêu đương lắm lắm...
Các vấn đề thời sự nóng bỏng cũng được các sĩ tử đưa vào bài làm. Có lẽ nhà văn Nguyên Ngọc sẽ rất ngạc nhiên nếu ông đọc được những dòng này: Hiện nay, nạn chặt phá rừng tràn lan trên khắp mọi miền của đất nước. Trước tai nạn đó, Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu để cảnh báo mọi người, kêu gọi đừng chặt phá rừng nữa. Tôi tin chắc rằng chính tác giả cũng không thể nghĩ ra tác phẩm của mình mang “tính thời sự” như thế.

Có lẽ bức xúc trước việc mua vé tàu lửa khó khăn, thí sinh đã viết về hình ảnh con tàu trong bài Tiếng hát con tàu: Chế Lan Viên muốn ngày càng có nhiều đoàn tàu chạy từ miền Nam ra miền Bắc để phục vụ hành khách, không còn xảy ra tình trạng chen lấn khi mua vé, lên tàu như hiện nay... Ông đã mơ ước thay cho nhiều người...

Khủng khiếp hơn, có bài làm từ đầu đến cuối, sáu lần thí sinh quả quyết Xuân Quỳnh là “ông”, còn bảo rằng “... sau Nguyễn Du, Xuân Quỳnh là nhà thơ nam hiểu rõ về phụ nữ khi viết bài thơ Sóng...”.

Có đến hàng mấy chục học sinh gọi Xuân Diệu là bà, cô, chị, trong khi chương trình THPT phần Xuân Diệu, các em được học nhiều tiết nhất trong số các nhà thơ.

Không những thay đổi giới tính nhà thơ, các thí sinh còn tỏ ra “thông minh” khi tự “sáng chế” thơ và không ngần ngại gắn tên tác giả. Chẳng hạn mấy câu sau đây được đề tên tác giả là Xuân Diệu hết sức éo le như thế này: Làm sao định nghĩa được chữ “mi”. Có khó gì đâu mà hỏi kỳ. Hai đứa gần nhau rồi sát lại. Môi kề, mắt nhắm, thế là “mi”.

Không ít bài thi bỏ giấy trắng. Cũng có nhiều bài nói nhăng nói cuội cho có chữ chứ không ra nghĩa. Một số khác xem bài thi là “diễn đàn” để bày tỏ suy nghĩ, trút cạn tâm sự của mình. Một em thật tình rằng: “Cô ơi! Cô đừng chấm bài này, vì em đâu có biết gì mà thi, mẹ và chị em ép em nên em mới đi thi thôi chứ em đâu có muốn”.

Không biết các bậc cha mẹ sẽ nghĩ gì khi đọc những dòng này? Có lẽ vì không học gì nên một thí sinh đã ngâm ngợi mấy vần thơ trong bài làm: “Làm sao định nghĩa được trường thi? Cắn bút mà đâu biết viết gì. Đem phao nhét túi mà trật hết. Lần này chấm rớt chắc đi tu”.

Có em năn nỉ thấy mà tội nghiệp: “Thầy cô chấm nương tay cho em nhờ, lần này rớt chắc là đi hoang luôn, ba em hăm dọa như vậy đấy”. Một thí sinh than thở: “Học 12 năm, thi ba năm rồi mà vẫn không đậu. Bữa nay cầm đề thi mà rụng rời tay chân, trật tủ nữa rồi thầy ơi, chắc rớt quá...”.
======================================

Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh: "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn)

Những bài văn như thế này không thiếu. Có em chỉ cọ quẹt đôi ba dòng, viết lại cái đề rồi bỏ luôn phần còn lại. Bài làm văn được 1 hay 1,5 điểm phần lớn đều rơi vào trường hợp này. Các em cứ viết linh tinh, “quên trời quên đất”, được chăng hay chớ, miễn là có Mỵ và A Phủ mà chẳng cần biết mình viết gì.

Giáo viên chấm bài thi mà cứ tức anh ách. Không biết trong số mấy nghìn bài ở đây, có bài nào của học trò trong lớp mình dạy không. Điều mà mình dạy với điều mà học trò học chưa chắc đã giống nhau, bởi thế mới có mấy đoạn văn “đi mây về gió” như thế này:

- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.

- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.

- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.
Khi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì.

“Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.
Đọc những bài thi, mới nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình văn học kém hẳn so với “ tài năng” của các em: “Có thể chắc chắn một điều chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.


Còn đây là một kiểu suy diễn... chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà thơ, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ:

“Quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”. Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải... bó tay!

Còn tác giả của “Dế Mèn” yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì trước những nhà bình luận văn chương tài ba này:

“Mỳ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.

Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.
Tổ trưởng tổ chấm văn của một trường cấp 3 nói nửa đùa nửa thật: “Các thầy cô đừng có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được. Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà”.

======================================

Đề: "Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em yêu rất kính yêu" là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở một tỉnh.
Bài làm của học sinh :

-Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy nữa... Tính tình cụ già rất là bực bội... Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì đó mà thôi.

-Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2,3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
-Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
-Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
-Khuôn mặt ông bầu bĩnh, đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
-Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.

cả lớp đang ngồi học, bỗng trời đổ mưa, thầy giáo nghĩ ra 1 vế đối :
"Trời đổ tuyết, ko đổ mưa, tuyết tan rồi cũng thành mưa, vớ vẩn, sao trời ko mưa ngay từ đầu ?"
Hỏi các HS ai đối lại dc thầy cho 10 đ.
1 em đừng lên dõng dạc đối"
"Thầy ăn cơm, ko ăn phân, cơm ăn rồi cũng thành phân, nhảm nhí, sao ko ăn phần ngay từ đầu " (!?)

Đề: Em hãy tả con gà trống nhà em.
"Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"


Đề : Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân.
" Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng gà, lòng chó, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không bằng lòng... mẹ. "

Đề : Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du hãy chứng minh.
"...sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự các giải bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con xe gắn máy. Ngày nay quyền giải phóng đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...".

Một học sinh "miêu tả hình dáng cô giáo em" :
Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn gọn được buông ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo nghoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ..."


Bài văn tả cây bưởi:
Cây bưởi nhà ngọai em trồng thân yếu ớt, còi cọc, nhưng rất nhiều trái. Trái bười nhỏ y như cây bưởi, nhưng rất chua, thân cây đầy gai, nên em không thể leo cây hái được. Lá cây bưởi xì xào trong gió như nói với em là bạn đừng ăn thịt tôi(chắc nhân hóa). Nhưng em không thèm đâu, vì em thích trái mận hơn. Tuy em cũng thích ăn bưởi, nhưng em ghét nó vô cùng vì nó gai tùm lum(??), lá nó rụng nhiều nên mỗi lần về ngọai, mẹ đều bắt em quét lá. Em nghĩ sau này em lớn em sẽ xin ngọai chặt bỏ cây bưởi ích kỷ đó( vô ích?)và em sẽ trồng thật nhiều mận...(Bắt đầu tả về mận cả trang giấy sau)

===================================

đề: Phân tích bài Thúy Kiều của Nguyễn Du
Bài làm:

Biết viết gì đây để nộp bài
Mở đầu đã có chữ Nguyễn Du
Cái "đầu" kiệt quệ không còn chữ
Thôi thì viết đại mấy dòng nài .

Qua ngày hôm sau .. thầy giáo trả bài lại với lời phê
"Biết viết gì đây để nộp bài"
Ðôi dòng thầy viết đến cho ai
Rất hiểu tình em , thương em lắm
Nên gửi tặng em con ngỗng xài .


Đề: Phân tích bài thơ:
Nam Quốc Sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiêu thu
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành thang thủ bại hư

Bài làm: Bài thơ chẳnng có gì phải phân tích cả, thay vì viết sang thơ bình thường thì tác giả chảnh nên bày đặt viết thơ nôm, chứ thật ra bài thơ này viết như thế này là đầy đủ ý nghĩa không phải phân tích thêm:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận bởi sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Đề 6:Trong “Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?
Một bạn nam đã viết: “Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: “Đánh một trận giặc không kinh ngạc, đánh hai trận tan tác quân ta”…


Theo dphb nhớ thì hai câu thơ này là
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông



Đề : Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được"

Cô có biết không, nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh thật là bao la và cảm động , nó tựa hồ như ... Để em nêu một ví du cho cô thấy ! Đó là một nỗi nhớ da diết của Yuki dành cho Mark , tình yêu tầm kín của Hikaru dành cho Akira , và nỗi nhớ mông lung của Sasuke dành cho Naruto mà không thể bộc bạch cùng ai ! Riêng về các nhà văn , nhà thơ Việt Nam ta còn có thể hình dung ra đó là nỗi nhớ của Xuân Diệu dành cho Cát , hay cũng có thể là dành cho Huy Cận

Thưa cô thân yêu , bài thơ không chỉ dừng lại ở đấy , mà bên cạnh đó , tác giả đã bộc lộ nỗi lòng của chính mình , cái tôi của mình :

"Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức "

Nỗi nhớ được bộc phát như một quả bom hạt nhân không thể kiềm chế được , xuất phát từ lực bắn phá cực mạnh vào hạt nhân nguyên tử làm phá vỡ lực liên kết của các electron ! Ta có thể giải thích về nó như sau : do hạt nhân mang điện + và các e mang điện - ! Vậy tại sao các e khi quay quanh hạt nhân lại không đẩy nhau ra ? Bởi vì có một lực liên kết vô hình giữa các e mà to gọi đó là lực liên kết hạt nhân ! Tương tự vậy, nỗi nhớ và tình yêu của Xuân Quỳnh ta có thể tạm ví như lực liên két hạt nhân này , chặt chẽ không thể tách rời

"Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương"

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam ta có thể thấy , tận cùng phương Bắc của nước ta là ...( tỉnh gì đó mà giờ này em không được giở Atlat ra xem vì sợ cô bắt tội quay bài) và tận cùng phía Nam là mũi Cà Mau ! Để đi từ tận cùng phương Bắt đến tận cùng phương Nam là một điều hết sức khó khăn ! Có thể chọn đi đường bộ theo đường Quốc Lộ số 1 , hoặc có thể đi đường sắt , tuy nhiên nếu là đường hàng không thì hơi rắc rối hơn một tí vể thủ tục và tiền bạc




Phân tích bài " Đất nước " của Nguyễn Khoa Điềm

"Khi tôi sinh ra đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Hạt gao phải một nắng hai sương, xay, giã ,giần,sàn
Đất nước có từ ngày đó... "

Vâng ! Đúng như lời cả Nguyễn Khoa Điềm nói ! Em cũng chẳng biết đất nước có từ bao giờ ! Chỉ biết qua kiến thức được đào tạo ở trường và kinh nghiệm sống bản thân thì "đất" là chỗ dơ bẩn , nhiều vi trùng ; "nước" sôi ở 100 độ C . Và tình cảm gắn bó của cha mẹ em xin lấy một ví dụ trong phim Hàn Quốc , mà có lẽ bất cứ bộ phim Hàn Quốc nào cô cũng sẽ tìm thấy tình cảm này đầy rẫy trên thị trường băng đĩa ! Thưa cô , em lại nghĩ đến tình cảm vợ chồng chung thủy của Dương Qua dành cho Tiểu Long Nữ , của Ân Thập Nương dành cho Lí Tịnh !

....

Bài thơ được sáng tác năm 1971 , đang vào lúc miền Nam Việt Nam chống Mĩ cứu nước khốc liệt nhất ! Đông đảo học sinh , sinh viên biểu tình trên khắp các đường phố ! Cô có biết không , nhờ vào tinh thần đoàn kết dân tộc mà chúng ta đã chiến thắng được 3 loại hình chiến tranh của Mĩ bao gồm : Chiến Tranh Đặc Biệt ( 1965) , Chiến Tranh Cục Bộ (1968 ) Và Việt Nam Hóa Chiến Tranh ( 1972 ) . Mà tất cả các loại hình chiến tranh kể trên là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ "

=======================================

Những bài văn kinh hoàng của học sinh lớp 7 !
Ngồi nghe cô giáo kể về những bài văn do các em lớp dưới viết mà không biết nên vui hay nên buồn cho VN ta ...
1/ Chú bé Lượm :
Tôi và Lượm là huynh đệ kết nghĩa , đã cắt máu ăn thề với nhau từ thuở nhỏ . Một hôm , tôi đang mật thám thì nghe các đồng đội khác báo về một chiến dịch mới , đc gọi là chiến dịch " Đại Bàng " . Tôi công tác cùng đơn vị với Lượm , em và tôi được phân công bảo vệ một đại tá chỉ huy cấp tướng ( ?! ) . Chúng tôi đang họp bàn tại một căn nhà hoang ở giữa cánh đồng trống thì nghe tiếng động lạ , khi nhìn ra ngoài thì đã thấy bị giặc phục kích ! Và tên đại tá mà chúng tôi bảo vệ hiện nguyên hình ! Lão ngồi rung đùi , cười khẩy và đắc chí nói : " Ha ha , các ngươi thua rồi . Hãy đầu hàng đi ! " . Rồi hắn bắn chúng tôi , em Lượm lao ra che cho tôi , trúng mấy phát đạn . Em bắt đầu hộc máu , khuôn mặt tái xanh dần . Nhưng cuối cùng em vẫn chạy ra ngoài và hái đc một bông lúa nắm chặt trong tay ...
====> Nhận xét của cô giáo : Không học bài , nhiễm phim kiếm hiệp , có những đoạn vô lý ! Nhưng cô thương cái công em ngồi viết hết 3 trang giấy : 3 điểm !

2/Đêm nay bác không ngủ :
Anh đội viên thức dậy , thấy trời đã khuya mà bác còn chưa chịu đi ngủ liền bảo :
_ Trời khuya rồi mà sao bác còn chưa ngủ ?!
Bác không trả lời ...
Lần thứ 2 thức dậy , anh thấy Bác vẫn chưa ngủ , anh bèn ngủ tiếp . (?!)
Lần thứ 3 thức dậy , anh liền nói lớn :
_ Trời sắp sáng rồi bác ơi , ngủ đi !
Bác nói :
_ Kệ Bác !
====> Nhận xét của GV : potay.com với bài này . Anh đội viên nói jì mà như mẹ ng` ta ... Còn Bác Hồ thì ăn nói cộc lốc như thế hả em ?! 2 điểm !

Những bài này hoàn toàn có thật ! Nghe cô giáo nói xong chính bản thân tôi cũng hết hồn ! Bọn học sinh bây giờ uống Fristi ghê thật !





dâutâyvuivẻ
dâutâyvuivẻ
CỬ NHÂN
CỬ NHÂN

Tổng số bài gửi : 140
Điểm : 12379
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1997
Join date : 29/04/2010
Age : 27
Đến từ : binh thuan

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết