Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
Dạy con tập nói từ 9 tháng tuổi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Dạy con tập nói từ 9 tháng tuổi
Dạy bé 9 tháng tuổi tập nói | |
- Khi được 9 tháng tuổi, bé đã có thể nghe và hiểu được lời bố mẹ và đã có thể nói một số từ đơn giản như “Ba!”, “Mẹ!”. Vậy làm thế nào để giúp bé phát triển vốn từ ngữ? Làm thế nào để giúp bé nhận biết và gọi tên một số sự vật đơn giản?... Sau đây là một số kinh nghiệm từ Babytree Thường xuyên khích lệ động viên bé Khi được 9 tháng tuổi, bé đã có thể nghe và hiểu được lời bố mẹ. Bé thích nhận được sự khen ngợi, biểu dương, bởi vì một mặt bé đã có thể nghe và hiểu được những lời khích lệ thông thường của ba mẹ đối với bé, mặt khác ngôn ngữ động tác và tình cảm của bé cũng đã phát triển. Bé biết “làm trò” với người nhà, nếu nghe được những lời tán thưởng của bạn, bé “hứng chí” hơn trong ngôn ngữ và động tác. Đây cũng là biểu hiện sự vui vẻ thích thú đối với những “thí nghiệm” ban đầu thành công của bé. Điều này cũng đồng thời phát triển năng lực trí tuệ, không ngừng kích thích sự hứng thú của trẻ, từ đó góp phần vào sự hình thành tâm lý, cá tính và sự tự tin ở trẻ. [size=9]Ba mẹ phải thường xuyên khích lệ bé. Đừng quá tiết kiệm lời khen với bé, hãy dùng những biểu hiện tình cảm, tiếng vỗ tay phấn khích, dùng ngón tay cái biểu thị “number one”, cả nhà cùng hoan hô bé… làm tăng thêm sự hứng thú ở bé. Đây chính là một phương pháp tâm lý học, khiến cho bé trưởng thành khỏe mạnh về mặt tâm lý, giúp bé trở thành người biết suy xét thấu tình đạt lý sau này. Dạy bé nói Tiếng đầu tiên trong đời của bé thường là tiếng “Mẹ!”. Điều này có lẽ xuất phát từ sự gần gũi của bé với mẹ. Mẹ chăm sóc bé, là người gần gũi, thân thiết với bé nhất. “Mẹ!” – một từ phát âm tương đối đơn giản. Trong khi bé gọi “Mẹ!”, người mẹ đáp lời bé một cách vui vẻ: “Mẹ ở đây nè!”. Điều này làm cho bé hiểu ra rằng, giữa sự nhìn thấy được người chăm sóc, ẵm bồng, thay quần áo, tắm rửa bé, thương yêu, chơi với bé và tiếng “mẹ” có sự liên hệ. Cho nên, với mục đích ban đầu này, bé sẽ chủ động gọi “Mẹ!” một cách tự nhiên. Có một vài bé tiếng nói đầu đời không phải là “Mẹ!”, mà là “Ba!”. Hoặc cũng không phải là “Mẹ!”, “Ba!” mà bé sẽ nói “Không!” hoặc “Không phải”… Điều này cũng còn tùy thuộc vào “kinh nghiệm” của bé, tùy thuộc vào sự dạy dỗ của ba mẹ, không hẳn mang yếu tố tình cảm. ]8-9 tháng trong năm đầu đời của bé là lúc bé bắt chước, mô phỏng theo người khác để bắt đầu quá trình hoàn thiện mình. Bạn có thể dựa vào điều này để dạy bé những từ ngữ đơn giản, dạy bé về tên gọi, về một vài đồ vật. Điều này rất có lợi cho sự giáo dục, dạy dỗ bé sau này. Vậy thì, làm thế nào để dạy bé “trò chuyện”? Cha mẹ trò chuyện thật nhiều với trẻ, tiếp tục hình thành ý thức về ngôn ngữ cho trẻ. Ba mẹ nên dùng những từ thông thường, đơn giản để dạy bé. Một vài danh từ và động từ là chủ yếu. Phải kết hợp một vài từ giúp bé gọi người thân, cơ thể, thức ăn, đồ chơi, phối hợp với những từ ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày để dạy trẻ. Khi dạy bé nói, không nên dùng những từ khó khăn, phức tạp, mà nên dùng những từ đơn giản, đúng quy tắc ngôn ngữ để dạy bé. Để dạy bé về đồ vật, ba mẹ vừa chỉ vào đồ vật cho bé thấy vừa phát âm tên gọi của đồ vật đó, dạy bé biết kết hợp tên gọi và hình ảnh đồ vật, cuối cùng thì biết dùng từ khi nói đến đồ vật. Phải làm cho trẻ cảm thấy thích thú. Chỉ có như vậy mới có thể tạo thành “hứng thú học tập” nơi trẻ, ngôn ngữ của trẻ cũng nhờ vậy mà phát triển. Trẻ có học nói nhanh, nói tốt hay không cũng đều tùy thuộc vào sự thích thú hay không khi “học tập”. | |
Tường Vân (Theo Babytree.com) | |
BUIDAODANQUYNH- Thành Viên Tích cực
- Tổng số bài gửi : 5
Điểm : 10605
Reputation : 0
Join date : 04/05/2010
Similar topics
» TRÒ CHƠI CHO BE TƯ 6-9 THÁNG TUỔI
» Thể chất và tư duy của bé 2-3 tuổi
» 25 tuổi, tôi sẽ là triệu phú đô la
» Thể chất và tư duy của bé 2-3 tuổi
» 25 tuổi, tôi sẽ là triệu phú đô la
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer