DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


Học để làm gì?                          Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

tích  Phân  phẩm  


Học để làm gì?

2 posters

Go down

Học để làm gì?                          Empty Học để làm gì?

Bài gửi by heuhoc 27/12/2010, 21:37

Học để làm gì? Khi còn bé chúng ta thường được ba mẹ khuyên rằng: "Con ơi cố học để biết thật nhiều, để thi tốt, để đạt điểm cao ". Ta lớn lên với tâm thế, học để lấy kiến thức là chính. Học để biết thật nhiều, nhưng học để biết liệu đã đủ, hay chăng chúng ta cần học để làm nhiều hơn. Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng “học là để biết”. Chính vì thế mà sinh viên Việt Nam luôn được coi là biết rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc, cũng quan tâm. Nhưng chúng ta không thật sự đi sâu vào một lĩnh vực, một vấn đề nào.Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa ra ta lại chẳng biết gì. Đương nhiên không phải tất cả các bạn sinh viên đều như vậy. Những bạn mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề mình quan tâm, đã không biết thì thôi, đã biết thì phải hiểu thật cặn kẽ thì thường sẽ thành công trong sự nghiệp sau này. Ví như các cụ đã bảo: Một nghề thì sống đống nghề thì chết. Hay cũng giống như việc bạn nhìn thấy người ta cắt kim cương. Kim cương là một vật thể siêu cứng, không một thứ kim loại nào có thể cắt được kim cương. Vậy người ta làm cách nào để cắt được. Rất đơn giản, người ta dùng tia laze, tia laze chính là một đại diện cho sự tập trung, và thử hỏi nếu chùm tia laze đó không tập trung vào một điểm thì liệu nó có cắt được kim cương không.Việc học cũng vậy, nếu học dàn trải, học để biết thật nhiều thì hiệu quả sẽ không cao.Tôi không phản đối việc học để lấy kiến thức. Học để mưu cầu kiến thức là một điều hết sức hoan nghênh. Nó giúp cho bạn trở nên uyên bác, hiểu biết hơn. Nhưng liệu học để biết đã đủ hay chưa. Ngày xưa chưa có Internet chưa có công cụ tìm kiếm google thì người biết nhiều sẽ rất có lợi ích. Học không chỉ để biết, học còn để hiểu và quan trọng hơn là học để làm và làm chuyên nghiệp. Ngày nay đang là thời đại công nghệ thông tin, khi mà lượng thông tin là bình đẳng với nhau. Ta có thể ngồi ở nhà để tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến một vấn đề nào đó ta quan tâm.Ta có thể giao tiếp với những chuyên gia cách chúng ta hàng ngàn cây số. Ta có thể tiếp cận lượng kiến thức khổng lồ trên mạng. Khi đó điều gì sẽ xảy ra. Liệu trí nhớ của ta có thể hơn được một công cụ tìm kiếm như Google. Khi mà lượng thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng thì chúng không còn tạo nên sự cạnh tranh nữa. Con người không thể hơn nhau bởi thông tin và kiến thức họ biết nữa, họ chỉ có thể hơn nhau bởi kỹ năng tra cứu thông tin mà thôi. Một điều nữa mà chúng ta phải công nhận rằng, xã hội không dùng được kiến thức trong đầu chúng ta, chỉ khi nào ta biến kiến thức đó thành sản phẩm dùng được thì khi đó kiến thức mới thực sự có giá trị. Nhiều người khoe rằng ta rất giỏi, ta biết rất nhiều, ta sẽ làm thay đổi cả thế giới. Nhưng chỉ khi nào chúng ta đem áp dụng những kiến thức đó vào trong thực tế cuộc sống hay trong công việc của chúng ta thì ta mới thấy được giá trị thực sự của nó. Chúng ta cũng thấy rằng trong xã hội có nhiều người rất có tiềm năng, nhưng xã hội không cần tiềm năng mà cần những người làm được việc. Tiềm năng mà không được phát huy đúng lúc, đúng chỗ thì cũng sẽ bị phí phạm. Một hành động còn hơn một đống lời bàn, một hành động bằng mười suy nghĩ. Vậy điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy.Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học là để làm. Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. Ví dụ như rất nhiều người cảm thấy lúng túng khi phải trình bày một đề tài hay một dự án. Công việc chuẩn bị rất công phu, đề án làm rất hoàn thiện nhưng không thể diễn tả hết được điểm tốt, điểm khác biệt của đề án và dẫn tới việc không thuyết phục được người khác ủng hộ đề án. Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn.Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được. Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này. Theo Giang Phú Cường - Giám đốc Vườn Ươm Doanh nghiệp Tâm Việt

heuhoc
Thành Viên Tích cực
Thành Viên Tích cực

Tổng số bài gửi : 6
Điểm : 10222
Reputation : 2
Birthday : 26/06/1976
Join date : 12/11/2010
Age : 48

Về Đầu Trang Go down

Học để làm gì?                          Empty Re: Học để làm gì?

Bài gửi by heuhoc 27/12/2010, 21:39

Đại học - học đại, học để làm gì?










(Hiếu học). Bạn đang và sẽ chuẩn bị học thêm những gì? Ngoại ngữ, tin học, kiến thức chuyên môn, văn hóa, khả năng ứng xử, nói chung là cả cứng lẫn mềm…và tiếp tục học thêm, học lên nữa?



Nhưng cái tinh thần quả quyết, tinh thần dám suy nghĩ một cách độc lập, tự tin vào khả năng của bản thân để có thể thực hiện được ước mơ và hoài bão của mình thì bạn đã học đủ chưa, và bao giờ thì làm?
Học để làm gì?                          Baogiotrong1



Bạn có khát khao thành công? Bạn muốn tự thân lập nghiệp? Vậy kế hoạch của bạn là gì? Hai năm, ba năm hay bốn năm và hơn nữa, bạn sẽ học tới đâu và làm được gì?


Nếu do dự, không định hướng, không mục tiêu, thì khác gì người nhắm mắt ngồi chờ đợi bên đường, an phận chấp nhận những gì đến với mình, cho dù phải là người chịu đựng?


Kém năng động, thiếu tự tin, quen phục tùng, làm theo, nghĩ theo, không dám chủ động, không sáng tạo, không dám hành động. Thế thì, học nữa để làm gì nếu cái học đó không giúp bạn thoát khỏi sự thoái hóa và trì trệ?


Quả quyết không sợ sai lầm. Sai lầm lớn nhất của đời người là do sợ sai lầm mà không dám làm.Chẳng phải nhờ có những “sai lầm tuyệt diệu” mà “loài người nguyên thủy” đã tiến hóa thành con người chúng ta hiện nay đó sao?


Chúng ta thường nói rất nhiều, học rất nhiều: nhiều suy nghĩ, nhiều kế hoạch, nhiều ước mơ, nhiều hy vọng nhưng cuối cùng lại chấm dứt bằng cách không có một hành động thực tiễn nào.


Vì vậy, bất kể cái học của bạn đến đâu, nhiều như thế nào, nếu dềnh dàng, thiếu quả quyết, không hành động thì cuối cùng không được việc gì cả. Không bước đi thì bao giờ bạn sẽ đến?


Chờ đợi sự trọn vẹn, không biết đến bao giờ, không hành động, thì bất cứ mộng mơ tốt đẹp nào, bất cứ cái học hoàn mỹ nào cũng đều là uổng công vô ích.

Gia Kỳ. (Hieuhoc.com).

heuhoc
Thành Viên Tích cực
Thành Viên Tích cực

Tổng số bài gửi : 6
Điểm : 10222
Reputation : 2
Birthday : 26/06/1976
Join date : 12/11/2010
Age : 48

Về Đầu Trang Go down

Học để làm gì?                          Empty Re: Học để làm gì?

Bài gửi by dohutika 31/12/2010, 22:54

Chuyện tỷ phú học hết lớp 7 trường làng
Cập nhật lúc 24/12/2010 11:44:36 AM (GMT+7)


Học để làm gì?                          Logo- Đã từng muốn rời chốn trần gian vì cảm thấy mình là gánh nặng của gia đình; chỉ học hết cấp 2 trường làng, nhưng Hòa Quang Thân (ở An Dục, Quỳnh Phụ, Thái Bình) đã viết nên câu chuyện vượt qua số phận nghiệt ngã.





Học để làm gì?                          20101224172215_typhu1
Anh Hòa Quang Thân trong xưởng sửa xe






Một chân vẫn "sát cá" như thường



Sinh trong ra trong gia đình có sáu người con nhưng đã có ba người di tật, anh Thân may mắn hơn hai người ruột thịt với một bàn tay dị tật và có một chân lành lặn.



11 tuổi vào lớp 1; 15 tuổi, cảm thấy mình vô nghĩa với đời sống vì suy nghĩ mình là gánh nặng của gia đình. Đã có những lần muốn xa rời cuộc sống trần gian. Thật may, sự yêu thương đùm bọc của người thân, lời của sư Nhã trong làng và những tấm gương vượt khó trong sách được đọc đã giúp chàng trai tên Thân vượt qua những khủng khoảng tâm lý.



"Sư Nhã nói rằng, tôi sẽ là người giúp anh em vượt mọi khó khăn và sẽ lấy vợ vào lúc 19 tuổi” - anh nhớ lại.



Dân làng không ngờ rằng, một người thiếu chân lại có thể đằm mình nơi bờ sông, ruộng lúa mò của bắt ốc giúp đỡ gia đình. Sự kiên trì và bản tính thông minh giúp anh thành người “sát” cá nhất làng. Nhà không mấy khi thiếu cá ăn mà nhiều khi còn dư bán. Sự chịu khó của anh đã tạo niềm tin cho chị và em trai đồng cảnh.



Đúng như lời sư Nhã, mười chín tuổi anh đã lập gia đình, cô gái tên Quế ở trong xóm vì thương anh cần cù chịu khó mà đã làm bạn trăm năm. “May nhà tôi có Trời thương mà lấy được vợ đấy”, vợ anh cười nói với tôi.



Kinh doanh cần nghĩ lớn



Từ những năm 80 thế kỷ trước, Hòa Quang Thân và vợ đã chọn ra ngã 3 thôn An Mỹ với suy nghĩ chọn gần trường học để sửa chữa xe đạp cho giáo viên và học sinh. Việc chọn địa điểm được quyết định khi anh đếm số xe đạp của thầy cô giáo và học sinh trong trường. Rồi cùng trên ngã 3 này, anh và chị đã kinh doanh hàng ăn sáng và bán tạp hóa. Những năm 90, thỉnh thoảng có đôi chiếc xe máy đi qua xã, anh nghĩ đến việc sửa chữa xe máy. Nhưng vốn ít và không có tay nghề nên anh chưa dám thêm, vả lại ba đứa con nhỏ làm anh không đi đâu được.



Đầu năm 2000, anh cho thằng con lớn vào TP.HCM để học nghề sửa xe máy, trong khi với quãng đường 1 km của xã, đã có 7 tiệm xe máy hành nghề. Nhiều người lo vì đã có quá nhiều tiệm sửa chữa nơi đây.



Năm 2003, gọi con về, vừa hành nghề, vừa làm thầy cho cha. Với số tiền tích cóp được và vay thêm mấy chục triệu, anh Thân mở cửa hiệu sửa xe máy, quy mô gấp 4 - 5 lần những cửa hiệu khác.



Thời gian đầu, cửa hàng chưa có nhiều khách do người ta chưa tin vào con trẻ và cha tàn tật. Anh đã không chịu thất bại và đưa chiến thuật giảm giá rửa xe bằng một nửa quán khác. Giá rẻ bất ngờ, khách hàng bắt đầu đến rửa xe, từ rửa xe người ta đến sửa chữa xe. Khách hàng từ đó tăng dần. Nhờ đầu tư lớn nên cửa hàng của anh đáp ứng được 80 - 90% phụ tùng thay thế trong khi ở quán khác khi khách có nhu cầu thì chủ tiệm mới đi ra thị trấn mua. Anh tâm sự “ai cũng thích sửa chữa xe ở những quán lớn vì họ nghĩ ở đó sẽ nhiều thứ hơn. Kinh doanh phải nghĩ lớn!”.



Sáng tạo từ phàn nàn của khách hàng




Học để làm gì?                          20101224172343_typhu
Máy hút nhớt do anh Thân sáng tạo
Một lần, nghe thầy Thành trường An Dục phàn nàn “tháng trước thay nhớt ở thị xã, thợ đã làm mất cái lồng đèn của ốc nhớt”; lần khác, nghe chị Nga trong xã kêu “thằng Hùng bên kia thay nhớt cho tôi mà nhớt lại chảy ra cả nhà”. Hai câu phàn nàn đã làm anh suy nghĩ nhiều đêm và cuối cùng một sáng kiến đã ra đời.





Dựa theo nguyên lý của máy phun sơn, anh đã thiết kế ra máy hút nhớt. Anh cho con trai vào TP.HCM nhờ người chế tạo máy hút nhớt theo thiết kế của anh với giá 2,6 triệu đồng vào năm 2006. Từ ngày có máy hút nhớt, tiệm xe không phải mở ốc ở phía dưới vở động cơ nữa mà chỉ cần mở nắp nhớt ở phía trên ra, thổi khí vào khuyếch cặn rồi dùng máy hút nhớt ra. Nhờ sáng kiến này anh đã thu hút được hàng trăm khách hàng từ các xã khác đến.



"Quan sát khách hàng, sau khi chúng tôi rửa xe xong, nhiều người cứ ngồi xuống kiểm tra gầm xe đã sạch chưa. Tôi đã chế tạo ra cái kích hơi này để kích xe lên, vừa tiện cho mình rửa xe, vừa để khách hàng thấy gầm xe họ đã sạch”. Tôi cũng vừa chế tạo ra bình phun tuyết rửa xe để tránh ăn tay và giảm được ½ thời gian rửa xe.



Ba cái “hơn người” của anh đã thu hút được ngày nhiều khách. Mỗi ngày, riêng anh kiếm tiền lãi từ 80.000 - 200.000 đồng. Một mức thu nhập đáng nể ở nông thôn.



Không lợi dụng hoàn cảnh



Công việc đại tu một chiếc xe máy phải mất từ 2-3 tiếng. Nhiều khách hàng đến lúc gần trưa nên để xe lại quán và về nhà. Thế nhưng, gia đình anh luôn giữ khách lại ăn cơm.



Anh luôn nói với khách “mời anh ở ăn cơm là chuyện nhỏ nhưng anh phải ở lại giữ xe của mình là chuyện lớn”.



Anh chia sẻ: “Tôi làm thế là để tạo niềm tin cho khách hàng và bữa cơm cũng là cơ hội để nhân thêm tình cảm giữa ông chủ “khách hàng” và tôi. Đặc biệt, từ khi mở cửa hiệu đến nay, đã hàng ngàn chiếc xe máy qua tay, nhưng chưa có một “ông chủ” nào phải đưa xe đi nơi khác vì khó mấy, anh cũng cố gắng chữa bằng được. Đơn giản vì cấu tạo các loại động cơ, nguyên lý hoạt động của phần cơ lẫn phần điện đều đã qua bàn tay thực hành điêu luyện của anh.



Tôi thắc mắc, có bao giờ thông qua yếu tốt kém may mắn của mình để lôi kéo khách hàng không? Anh cười: “Khách hàng chỉ quan tâm đến dịch vụ họ được hưởng chứ không ai quan tâm hoàn cảnh của mình mà đến mua dịch vụ cả”. Anh nhấn mạnh “Muốn thu hút khách hàng, mình phải làm tốt hơn cả người bình thường để họ nể phục và tin mình thì mới là tối ưu”.



Nhìn cơ ngơi và cửa hàng sửa chữa xe máy và bách hóa tổng hợp trị giá 1,5 tỷ đồng của vợ chồng con cái của một gia đình có người chồng, người bố bị khuyết tật về hình thể, tôi mới hiểu rằng chỉ có những người lao động chân chính mới có thể hiểu hết linh hồn và hành động thực sự để tự đáy lòng thốt lên câu nói Khách hàng là ông chủ của tôi”.



  • Nguyễn Quang Thạch

*******************

Lời tòa soạn: Trong chuyến đi công tác ở An Dục, Quỳnh Phụ, Thái Bình tháng 12/2010, độc giả Nguyễn Quang Thạch đã gặp nhân vật Hòa Quang Thân và gửi tới VietNamNet bài viết này với lời kết: "Nghĩ về anh thợ sửa chữa xe máy và liên hệ đến những giáo viên, bác sỹ, công chức, quan chức, trí thức, doanh nhân, doanh nghiệp... đang cung cấp dịch vụ cho xã hội, không ít trong người thường đổ lỗi cho xã hội và cơ chế . Một câu hỏi ngược lại là tại sao mỗi chúng ta không hành động để thay đổi thực trạng yếu kém trong công việc của mình, trong ngành mình mà chỉ ca thán?”

dohutika
CỬ NHÂN
CỬ NHÂN

Tổng số bài gửi : 81
Điểm : 10711
Reputation : 2
Birthday : 12/01/1997
Join date : 11/07/2010
Age : 27

Về Đầu Trang Go down

Học để làm gì?                          Empty Re: Học để làm gì?

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết