Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
LỊCH SỬ BÀI THÁNH CA ĐÊM YÊN LẶNG
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
LỊCH SỬ BÀI THÁNH CA ĐÊM YÊN LẶNG
LỊCH SỬ BÀI THÁNH CA ĐÊM YÊN LẶNG
Thung lũng Tyrol ở đỉnh núi Alpes bên Áo quốc là nơi xuất xứ bài thánh ca Giáng sinh tuyệt diệu này. Quanh năm thung lũng vẫn hấp dẫn nhiều du khách, không phải chỉ vì những tường thành hay bờ thấp bằng tuyết thôi mà còn vì sự thông biết âm nhạc phổ biến nơi từng em bé ở đây nữa. Năm 1818 ấy, trong làng Obendort bên sườn núi có 2 thanh niên: một người là Mục sư Joseph Mohr và một người bạn ông là Franz Gruber cũng là giáo sư và nhạc sĩ của ngôi nhà thờ ở đó. Cả hai đều yêu thích âm nhạc và họ đã từng nói rằng bài hàt tuyệt diệu cho đến lúc ấy vẫn chưa xuất hiện nơi trần gian. Ca khúc được sáng tác ngay vào ngày 25 tháng 12 năm 1818, tại Nhà thờ Thánh Nicholas (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo. Mohr viết lời cho bài hát từ năm 1816 như là một bài thơ, nhưng mãi đến đêm trước Giáng sinh mới tìm gặp Gruber để nhờ soạn phần giai điệu cũng như phần phối âm cho đàn guitar. Có lẽ Mohr muốn có một ca khúc giáng sinh mới dành cho lễ Misa nửa đêm, nhưng đàn phong cầm của nhà thờ đã bị hỏng. Lúc đầu, Gruber không đồng ý với đề nghị của Mohr vì e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn guitar. Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, Gruber phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất. Lúc đầu, người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn guitar, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát. Sự bình an diệu kỳ của Chúa đã tràn ngập họ cùng với tấm lòng cung kính tôn thờ Ngài. Bảo Tàng Đêm Yên lặng và Nhà nguyện Kỷ niệm tại Oberndorf Tiếc thay sau đêm phước hạnh đó, bài hát đã bị bỏ quên. Cho đến cuối tháng 11.1819 chiếc đàn phong cầm của nhà thờ hư phải sửa. Sau khi sửa xong, người ta mời ông Gruber đàn thử để xem xét còn hỏng hóc gì chăng và một lần nữa, bài “Đêm yên lặng” được thoát ra qua ngón đàn kỳ diệu của người nhạc sĩ này. Lập tức người thợ sửa đàn xin bài hát ấy để đem về phổ biến ở làng mình. Rồi ở một làng ở khuất sau sườn núi có 4 chị em ruột nhà Stasseer rất yêu thích bài thánh ca này; một lần nọ chúng được mời đi hát ở thành phố Leipsig (Đức) và chính từ ngôi đại giáo đường đó, bài “Đêm yên lặng” đã chinh phục thế giới. Dầu vậy người ta thường gọi là “bài hát Tyrolese” chứ ít khi gọi như chúng ta là bài “Đêm yên lặng”. Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicholas không còn tồn tại do sự tàn phá của lũ lụt và do thị trấn được dời lên một nơi an toàn hơn ở thượng nguồn của dòng sông, với một ngôi nhà thờ mới được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là "Stille-Nacht-Gedächtniskapelle" (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên lặng), được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ đã bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành nhà bảo tàng, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12. Mặc dù bản gốc của ca khúc đã bị thất lạc, một bản viết tay của Mohr đã được tìm thấy vào năm 1995, được xác định bởi các nhà nghiên cứu là vào khoảng năm 1820, cho thấy Mohr đã viết lời bài hát năm 1816 khi ông được phân công đến một nhà thờ hành hương ở Mariapfarr, Áo, và phần nhạc được sáng tác bởi Gruber vào năm 1818. Đây là bản cổ nhất, cũng là bản viết tay duy nhất của Mohr. Giai điệu được sáng tác bởi Gruber chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo. Người ta tin rằng ca khúc giáng sinh này đã được dịch ra hơn 300 thứ tiếng trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất trong mọi thời đại. Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm. Vào đây nghe bài hát "ĐÊM YÊN LẶNG" http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=wkQTg9N-is |
mm- GIÁO SƯ
- Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58
Re: LỊCH SỬ BÀI THÁNH CA ĐÊM YÊN LẶNG
Sự tích Ông Già Noel! | ||
Ông già Noel" hay "Father Christmas" là ai? Hàng năm cứ vào mùa Giáng Sinh, suốt trong Tháng 12 dương lịch, chúng ta lại bắt gặp trên tivi, các cửa hiệu, ngoài đường phố, và trên nhiều thiệp Giáng Sinh, hình ảnh những "Ông già Noel" (Nô-en) hay "Father Christmas", râu dài trắng xóa, xúng xính trong bộ áo quần đỏ, mặt mày hồng hào phúc hậu, miệng toe toét cười. "Father Christmas" hay "Ông già Nô-en" là ai? Ở đâu mà ra? Theo truyền thuyết, đây chính là hình ảnh của một vị Giám mục ở một vùng tuyết phủ Á Châu, được phong thánh nhờ giàu lòng từ ái. Ông "Thánh Nicholas" này hay vác túi vải chứa đầy các sản phẩm và đồ chơi do chính ông làm ra, đem phân phát cho trẻ con các gia đình nghèo khó vào những ngày cuối năm lạnh lẽo. Thủy thủ Hà Lan xưa kia gọi ông Thánh Nicholas là "Sinter Klass". Họ mang những câu chuyện kỳ thú về sự tịch của ông về Hà Lan. Từ đó, để khuyến khích trẻ con giỏi hơn, ngoan hơn, hàng năm cứ vào Tháng 12, người Hà Lan lại dùng tên ông để gửi quà thưởng cho trẻ con (giả vờ như là do chính ông gửi tới cho). Về sau, di dân Hà Lan đem theo truyền thuyết này với họ qua Mỹ nơi mà họ đã lập ra vùng "New Amsterdam", chính là thành phố "New York" ngày nay. Rồi... hết năm này qua năm khác, "ông già Nô-en" từ tên Hà Lan là "Sinter Klass" dần dần được gọi trại ra thành "Santa Claus" là vì vậy. "Santa Claus" say đó từ Mỹ đã, theo chân những người Anh hồi hương, vượt Đại Tây Dương đến với Anh Quốc, và ở đây ông được gọi là "Father Christmas". Khi nói tới Santa Claus thì người ta nghĩ ngay tới xe trượt tuyết và những con tuần lộc (hươu tuyết) bởi đây chính là những thứ ông luôn luôn dùng để đi lại, giao phát quà. Cũng từ một trong những cây chuyện về "Thánh Nicholas", là... "ông đã đổ vàng xuống ống khói của nhà một gia đình nghèo khó và những thỏi vàng này đã rơi lọt vào những chiếc bít-tất (vớ) đan phơi trên lò sưởi". Từ đó mới có sự tích ông già Nô-en chui xuống ống khói các nhà để phân phát quà cho trẻ con, bằng cách bỏ các phần quà vào trong những chiếc tất treo ở cuối giường hay ở bệ lò sưởi. "Ổng" có hai địa chỉ Để dạy trẻ con, người ta thường nói rằng ông già Noel hay tưởng thưởng những phần quà tốt cho những trẻ nào chăm học, ngoan ngoãn. Gần tới ngày lễ Giáng Sinh, nhiều trẻ hay quỳ gối cầu nguyện hoặc viết thư cho ông già Nô-en để xin "ổng" những thứ chúng thích. Thư đó ở ngoài ban đầu chỉ đề là "Kính gửi Ông Già Noel" và để ở đầu giường hay ở bệ lò sưởi, nơi ông Noel có thể nhìn thấy ngay khi từ ống khói chui xuống. Về sau, để "có vẻ như thật" người ta tạo cho Ông Già Noel hai địa chỉ để trẻ em viết thư tới: một địa chỉ ở Edinburg và địa chỉ kia ở một vùng Bắc cực. Những lá thư ghi địa chủ "Miền Đất Của Đồ chơi" hay "Vùng Đất Tuyết" đều sẽ được chuyển tới Edinburg, còn những lá thư đề địa chỉ ở Bắc cực sẽ phải được chuyển tới đó vì trên thực tế quả là có địa danh Bắc cực này. Ông già Noel đi xe tuyết do tám con tuần lộc kéo. Tất cả những con tuần lộc này được gọi chung là "Rudolph". Riêng từng con một thì tên chúng là: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Cupid, Dinder, Blitzen, và Comet. Trong số 8 con nai này, con nào có nhiệm vụ làm đầu đàn dẫn đường sẽ có chiếc mũi đỏ như một ngọn đèn màu để soi sáng đường đi... |
Re: LỊCH SỬ BÀI THÁNH CA ĐÊM YÊN LẶNG
Sự tích ông già Noel
Ngày đăng: 16/12/2009
Theo một truyền thuyết, đây chính là hình ảnh của một vị Giám mục ở một vùng tuyết phủ Á châu. Ông được phong thánh nhờ giàu lòng nhân từ. Đó chính là Thánh Nicholas.
Ông hay vác túi vải chứa đầy các sản phẩm và đồ chơi do chính ông làm, phân phát cho trẻ con các gia đình nghèo khó vào những ngày cuối năm lạnh lẽo.
Thủy thủ Hà Lan xưa kia gọi ông Thánh Nicholas là "Sinter Klass". Trong những chuyến trở về quê hương, họ đem câu chuyện kỳ thú về ông phổ biến khắp nơi. Từ đó, để khuyến khích trẻ con ngoan hơn, hàng năm cứ vào tháng 12, người Hà Lan lại dùng tên ông để gửi quà thưởng cho trẻ em (giả vờ như là do chính ông gửi tới).
Về sau, di dân Hà Lan đem theo truyền thuyết này qua Mỹ, nơi họ đã lập ra vùng "New Amsterdam" (thành phố "New York" ngày nay). Về sau, "ông già Noel" từ tên Hà Lan là "Sinter Klass" dần dần được gọi trại ra thành "Santa Claus".
"Santa Claus" từ Mỹ đã theo chân những người Anh hồi hương, vượt Đại Tây Dương đến với Anh Quốc. Ở đây ông được gọi là "Father Christmas".
Khi nói tới Santa Claus thì người ta nghĩ ngay tới xe trượt tuyết và những con tuần lộc (hươu tuyết) bởi đây chính là những phương tiện ông luôn dùng để đi lại, giao phát quà.
Một trong những cây chuyện về "Thánh Nicholas" kể rằng "ông đã đổ vàng xuống ống khói của nhà một gia đình nghèo khó và những thỏi vàng này đã rơi lọt vào những chiếc bít-tất (vớ) đan phơi trên lò sưởi". Từ đó mới có hình ảnh trong tâm trí trẻ thơ: ông già Noel chui xuống ống khói các nhà để phân phát quà cho trẻ con, bằng cách bỏ các phần quà vào trong những chiếc tất treo ở cuối giường hay ở bệ lò sưởi.
Ngày đăng: 16/12/2009
Theo một truyền thuyết, đây chính là hình ảnh của một vị Giám mục ở một vùng tuyết phủ Á châu. Ông được phong thánh nhờ giàu lòng nhân từ. Đó chính là Thánh Nicholas.
Ông hay vác túi vải chứa đầy các sản phẩm và đồ chơi do chính ông làm, phân phát cho trẻ con các gia đình nghèo khó vào những ngày cuối năm lạnh lẽo.
Thủy thủ Hà Lan xưa kia gọi ông Thánh Nicholas là "Sinter Klass". Trong những chuyến trở về quê hương, họ đem câu chuyện kỳ thú về ông phổ biến khắp nơi. Từ đó, để khuyến khích trẻ con ngoan hơn, hàng năm cứ vào tháng 12, người Hà Lan lại dùng tên ông để gửi quà thưởng cho trẻ em (giả vờ như là do chính ông gửi tới).
Về sau, di dân Hà Lan đem theo truyền thuyết này qua Mỹ, nơi họ đã lập ra vùng "New Amsterdam" (thành phố "New York" ngày nay). Về sau, "ông già Noel" từ tên Hà Lan là "Sinter Klass" dần dần được gọi trại ra thành "Santa Claus".
"Santa Claus" từ Mỹ đã theo chân những người Anh hồi hương, vượt Đại Tây Dương đến với Anh Quốc. Ở đây ông được gọi là "Father Christmas".
Khi nói tới Santa Claus thì người ta nghĩ ngay tới xe trượt tuyết và những con tuần lộc (hươu tuyết) bởi đây chính là những phương tiện ông luôn dùng để đi lại, giao phát quà.
Một trong những cây chuyện về "Thánh Nicholas" kể rằng "ông đã đổ vàng xuống ống khói của nhà một gia đình nghèo khó và những thỏi vàng này đã rơi lọt vào những chiếc bít-tất (vớ) đan phơi trên lò sưởi". Từ đó mới có hình ảnh trong tâm trí trẻ thơ: ông già Noel chui xuống ống khói các nhà để phân phát quà cho trẻ con, bằng cách bỏ các phần quà vào trong những chiếc tất treo ở cuối giường hay ở bệ lò sưởi.
Sưu tầm.
Re: LỊCH SỬ BÀI THÁNH CA ĐÊM YÊN LẶNG
Từ đâu có ông già Giáng Sinh Père de Noel /Nikolaus/ Santa Claus/ Sinterklass/ Nikolas
Hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa lễ Giáng Sinh là ông già Noel mà ai cũng biết. Ông mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giầy đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết. Nikolaus có từ thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Ông chào đời tại quận Patara thuộc phần đất của Thổ Nhỉ Kỳ, sau khi được phong thánh mới có tên là Nikolaus. Trong tháng 12 nhưng phải phân biệt Nikolaus và ông Weihnachtsmann.
Từ đời nữ Hoàng Thephanu gốc Hy Lạp, là vợ Hoàng Ðế Otto II của Ðức, muốn nhớ lại thánh Nikolaus. Nên từ năm 1555 tại Ðức nguời ta may áo quần màu đỏ, đội tóc trắng, mang râu, giả làm Nikolaus hình ảnh Nikolaus được xuất hiện trở lại với ý nghiã mang tình thương đến với mọi người.
Weihnachtsmann xuất hiện từ năm 1933 do quảng cáo của hãng Coca Cola. Hình ấy được thấy trên màn ảnh Tivi suốt muà Giáng Sinh
Ông già Noel theo tiếng Pháp Père de Noel, tiếng anh Santa Claus, tiếng Hòa-Lan Sinterklass.Theo tài liệu trước khi được phong thánh ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ. Vào một đêm Giáng-Sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con. Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ.
Có tài liệu cho biết, ông già Noel được phong Giám mục vào thế-kỷ thứ 3 sau TL. Sau khi được phong thánh, Nikolaus trở thành người đỡ đầu của các thương nhân, thủy thủ và trẻ con. Ông qua đời vào ngày 6/2 không nhớ năm.
Ngày 6/12 hàng năm để tưởng nhớ lại hình ảnh người đạo đức, giàu lòng nhân từ bác ái . Hình ảnh người mặc áo màu đỏ của ông Nikolaus thuở nào, đến từng nhà có trẻ con thăm viếng, chia bánh kẹo trong đêm Giáng Sinh.
Theo truyền thuyết ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để bánh kẹo vào trong những chiếc vớ mà trẻ em treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng Sinh.
Bởi thế Cha mẹ thường mua qùa bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích vì khuyên trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà
Hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa lễ Giáng Sinh là ông già Noel mà ai cũng biết. Ông mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giầy đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết. Nikolaus có từ thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Ông chào đời tại quận Patara thuộc phần đất của Thổ Nhỉ Kỳ, sau khi được phong thánh mới có tên là Nikolaus. Trong tháng 12 nhưng phải phân biệt Nikolaus và ông Weihnachtsmann.
Từ đời nữ Hoàng Thephanu gốc Hy Lạp, là vợ Hoàng Ðế Otto II của Ðức, muốn nhớ lại thánh Nikolaus. Nên từ năm 1555 tại Ðức nguời ta may áo quần màu đỏ, đội tóc trắng, mang râu, giả làm Nikolaus hình ảnh Nikolaus được xuất hiện trở lại với ý nghiã mang tình thương đến với mọi người.
Weihnachtsmann xuất hiện từ năm 1933 do quảng cáo của hãng Coca Cola. Hình ấy được thấy trên màn ảnh Tivi suốt muà Giáng Sinh
Ông già Noel theo tiếng Pháp Père de Noel, tiếng anh Santa Claus, tiếng Hòa-Lan Sinterklass.Theo tài liệu trước khi được phong thánh ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ. Vào một đêm Giáng-Sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con. Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ.
Có tài liệu cho biết, ông già Noel được phong Giám mục vào thế-kỷ thứ 3 sau TL. Sau khi được phong thánh, Nikolaus trở thành người đỡ đầu của các thương nhân, thủy thủ và trẻ con. Ông qua đời vào ngày 6/2 không nhớ năm.
Ngày 6/12 hàng năm để tưởng nhớ lại hình ảnh người đạo đức, giàu lòng nhân từ bác ái . Hình ảnh người mặc áo màu đỏ của ông Nikolaus thuở nào, đến từng nhà có trẻ con thăm viếng, chia bánh kẹo trong đêm Giáng Sinh.
Theo truyền thuyết ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để bánh kẹo vào trong những chiếc vớ mà trẻ em treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng Sinh.
Bởi thế Cha mẹ thường mua qùa bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích vì khuyên trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà
ABC- Admin
- Tổng số bài gửi : 305
Điểm : 15339
Reputation : 0
Join date : 10/05/2010
Re: LỊCH SỬ BÀI THÁNH CA ĐÊM YÊN LẶNG
Ý Nghĩa Lễ Giáng Sinh
Chúng
ta đã bước vào tháng 12 với những nhộn nhịp của Mùa Giáng Sinh. Người
ta chen chúc nhau mua sắm và nhìn vào mức độ mua sắm để đo lường sự
phát triển hay suy thoái của nền kinh tế. Riêng quý vị nhìn thấy gì
trong Mùa Giáng Sinh? Giáng Sinh là ngày kỷ niệm Con Trời giáng thế và
sự giáng thế đó mang ba ý nghĩa sau, dựa vào lời Kinh Thánh:
1. Giáng Sinh là ngày nhân loại được Thiên Chúa soi sáng bằng ánh sáng của Ngài
700
năm trước khi Chúa Giê-xu giáng sinh, nhà tiên tri Ê-sai được Thiên
Chúa mạc khải, báo truớc về việc Thiên Chúa giáng trần như sau: "Dân đi
trong bóng tối đã thấy ánh sáng lớn và ánh sáng đã chiếu vào nơi bóng
tử thần ngự trị" (Ê-sai 9:1). Lúc Chúa Giê-xu giáng sinh, con dân Chúa
thật sự đang sống trong bóng tối: bóng tối của nô lệ, nghèo khổ, bất
công, áp bức... Trong khung cảnh đó, câu: Dân đi trong bóng tối đã thấy
ánh sáng lớn thật đúng và thích hợp.
Hơn
hai ngàn năm đã trôi qua, con người đã tiến bộ vượt bực và ngày nay ta
không thể nói là mình đang sống trong bóng tối. Tuy nhiên, nhìn vào
thực tế, một bóng tối khác cũng đang bao trùm trên nhân loại. Bóng tối
của tội lỗi, gian ác, xấu xa, của những hình thức tội ác người ta không
bao giờ ngờ đến. Mở một tờ báo, theo dõi một bản tin, cũng đủ thấy cái
bóng tối đang bao trùm trên nhân loại. Cái bóng tối của thế kỷ chúng
ta không nằm trong khoa học kỹ thuật, cũng không nằm trong hiểu biết
của con người, nhưng trong tình trạng xuống dốc của đạo đức. Lương tâm
con người đã trở thành chai lì, làm điều sai quay mà không còn một mảy
may khó chịu.
Chính
trong bóng tối đó của nhân loại mà Giáng Sinh vẫn còn ý nghĩa. Trong
Mùa Giáng Sinh nầy, điều chúng ta cần làm là nhìn lên ánh sáng của
Thiên Chúa. Ánh sáng đã ban cho nhân loại qua việc Chúa Giê-xu giáng
sinh. Khi đến trần gian, Chúa Giê-xu đã tuyên bố:
Ta là ánh sáng của thế giới, người nào theo Ta sẽ không đi trong bóng tối nhưng có ánh sáng sống (Phúc Âm Giăng 8:12)
Ánh sáng đã đến nhưng con người khước từ ánh sáng nên vẫn tiếp tục sống trong bóng tối. Lời Chúa dạy:
Ánh sáng đã đến trần gian nhưng người ta yêu bóng tối hơn ánh sáng vì việc làm của họ là xấu xa (Phúc Âm Giăng 3:19)
Giáng
Sinh là ngày ánh sáng của Thiên Chúa đến với con người. Ánh sáng đó đã
đến và soi sáng khi người ta chịu đi trong ánh sáng. Nhưng ánh sáng
cũng trở thành bóng tối nếu người ta quay lưng lại với ánh sáng. Quý vị
đang hướng về ánh sáng của Thiên Chúa hay đang quay lưng lại với Ngài?
Ý
nghĩa thứ nhất của Giáng Sinh, theo lời dạy của Thánh Kinh là ánh sáng
đã đến với nhân loại. Ý nghĩa thứ hai, cũng theo lời tiên tri Ê-sai
được Chúa mạc khải là:
2. Giáng Sinh là ngày Thiên Chúa ban cho nhân loại món quà đặc biệt
Lời tiên tri về việc Chúa Giê-xu giáng sinh được mô tả bằng những lời như sau:
Có một con trẻ sinh cho chúng ta, một con trai ban cho chúng ta (Ê-sai 9:5a)
Chữ
"chúng ta" được nhắc đến hai lần cho thấy đối tượng của giáng sinh
không ai khác hơn là con người chúng ta. Thiên Chúa giáng trần là để
giải thoát con người khỏi gông cùm của tội lỗi.
Bóng
tối và tội lỗi đi chung với nhau, trói buộc con người, làm cho con
người không sống đúng với vai trò và chỗ đứng của mình. Khổ đau và bất
hạnh vì vậy cứ tiếp diễn. Ngày nào con người quay lại với ánh sáng, để
cho Thiên Chúa giải thoát, ngày ấy chúng ta mới hiểu được thế nào là
thật sự giải thoát. Giáng Sinh là mùa người ta tặng quà cho nhau và món
quà lớn nhất là Chúa Giê-xu đã được Ðức Chúa Trời ban cho nhân loại
hơn 2,000 năm trước. Ðây không phải chỉ là món quà của Mùa Giáng Sinh
mà là của cả cuộc đời vì qua Chúa Giê-xu, chúng ta được giải thoát, được
tha thứ, được làm con Thiên Chúa. Chúa Giê-xu đã được ban cho chúng ta
nhưng chúng ta có tiếp nhận Chúa như món quà cho đời sống hay vẫn tiếp
tục hững hờ trước tình yêu cao quý Chúa dành cho chúng ta?
Giáng Sinh là ngày ánh sáng chiếu rọi vào trần gian. Giáng Sinh là ngày Thiên Chúa ban món quà vô giá cho con người và:
3. Giáng Sinh cũng là ngày con người phải tiếp nhận món quà vô giá đó để tận hưởng ân phúc Thiên Chúa dành cho chúng ta
Khi
Chúa Giê-xu giáng sinh, Ngài được gọi bằng những danh hiệu sau: Cố Vấn
Kỳ Diệu, Thiên Chúa Quyền Năng, Thân Phụ Vĩnh Hằng và Vương Tử Hòa
Bình. Những danh hiệu nầy nói lên bản tính và việc làm Chúa và cũng cho
thấy những khía cạnh của đời sống con người cần đến Chúa.
Cố
vấn là người hướng dẫn, khuyên bảo, khích lệ. Cố vấn cũng mang ý nghĩa
người mưu sĩ hay vị quân sư, quyết định đường đi, nước bước của chúng
ta. Chúa Giê-xu đã giáng sinh làm người hướng dẫn đó, nhưng chúng ta có
chịu làm theo lời khuyên dạy của Ngài hay không?
Chúa
chẳng những là vị cố vấn nhưng Ngài cũng chính là Ðức Chúa Trời trong
thân xác con người. Chúa chẳng những hướng dẫn nhưng cũng ban cho chúng
ta sức mạnh để đương đầu với nghịch cảnh và những khó khăn trên đời vì
vậy Chúa được gọi là Thiên Chúa quyền năng.
Thiên
Chúa quyền năng đó cũng là người Cha nhân từ, đời đời không bao giờ
thay đổi do đó Ngài mang danh hiệu Thân Phụ Vĩnh Hằng. Thiên Chúa quyền
năng nói đến sức mạnh của Chúa còn Thân Phụ Vĩnh Hằng cho thấy tình
yêu đời đời Chúa dành cho chúng ta.
Sau
hết, Chúa Giê-xu được gọi là Vương Tử Hòa Bình vì chính Chúa đem đến
cho con người an bình thật sự: an bình nội tâm, an bình giữa người với
người và trên hết an bình giữa con người với Thiên Chúa.
Ðối
với các nhà doanh thương, Giáng Sinh là mùa quyết định việc thu nhập
trong năm. Ðối với các nhà kinh tế đây là cây thước để đo mức độ lên
xuống. Ðối với một số người khác, đây là dịp để ăn uống, giải trí. Trẻ
em thì chỉ mong chờ mùa nầy để có quà nhưng chúng ta cần có cái nhìn
đúng hơn về Giáng Sinh. Giáng Sinh là ngày Thiên Chúa đem ánh sáng đến
cho nhân loại, ban cho nhân loại món quà vô giá, là ngày Thiên Chúa đến
với con người như một người cha yêu thương, người cố vấn dẫn đường và
là người giải hòa, nối kết chúng ta trở lại với Thiên Chúa chí cao.
Chúng
ta cần dừng lại trong cái bận rộn của Mùa Giáng Sinh, suy nghĩ đến ý
nghĩa đích thực của ngày lễ và sống với ý nghĩa đó. Ánh sáng đã đến
trần gian, nhưng quý vị đã tiếp nhận ánh sáng đó chưa? Quý vị đang quay
mặt hay đang quay lưng lại với ánh sáng của Thiên Chúa? Thiên Chúa ban
cho quý vị món quà vô giá nhưng quý vị đã tiếp nhận món quà đó chưa?
Thiên Chúa muốn ở bên cạnh quý vị, làm người cố vấn toàn hảo, là người
cha nhân từ, người giải hòa chúng ta với Thiên Chúa và ban cho chúng ta
an bình thật sự. Kính mời quý vị lấy đức tin, mở rộng tâm hồn tiếp đón
Chúa, quý vị sẽ kinh nghiệm tất cả những điều nầy và sẽ kinh nghiệm ý
nghĩa đích thực của Mùa Giáng Sinh.
Mục sư Nguyễn Thỉ
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành
mm- GIÁO SƯ
- Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58
Similar topics
» Lịch sử trường THPT Núi Thành (1976 -2006)
» Hãy đi về nơi ấy và để sự im lặng lại với anh
» Ôn tập Lịch sử lớp 7 học kỳ 2
» Hãy đi về nơi ấy và để sự im lặng lại với anh
» Ôn tập Lịch sử lớp 7 học kỳ 2
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer