Tìm kiếm
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
Trang 1 trong tổng số 1 trang
GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
Vài suy nghĩ về việc
GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
Hồ Hương
Tình yêu quê hương, đất nước là một thành tố quan trọng của nhân cách, là thứ “nhiên liệu” cao cấp chủ chốt nhất, thường trực nhất để khởi động và duy trì nội lực ở mỗi con người cũng như của cả một dân tộc. Đối với nước ta thì đó còn là một nét tiêu biểu, nổi trội của Tính cách Việt. Mọi người Việt Nam chân chính không thể không có nét tính cách đó. Vì vậy việc giáo dục (GD) cho lớp trẻ Việt về tình yêu quê hương, đất nước không những là một đòi hỏi tất yếu, sống còn với mỗi con người, mà hơn thế còn là bức thiết đối với cộng đồng xã hội chúng ta trong bối cảnh phức tạp hiện nay.
Chúng ta đều hiểu tình yêu quê hương được xây dựng từ cái gốc là lòng yêu thương con người (lòng nhân ái), nó luôn gắn bó với tình yêu gia đình, nó dẫn ngay đến tình cảm huyết thống dòng họ, nó kéo theo tình làng nghĩa xóm, tình nghĩa đồng bào,.... và trên hết, cao hơn tất cả là tình yêu đất nước Việt Nam.
Từ thực tiễn GD (theo nghĩa rộng) hiện nay, chúng ta thấy việc GD phẩm chất này cho lớp trẻ không hề đơn giản chút nào. Những người làm nhiệm vụ GD đang vấp phải những khó khăn, trở ngại mà việc khắc phục thì đâu có dễ.
Thứ nhất, với sự chấp nhận mô hình phát triển kinh tế (KT) thị trường, tức là cộng đồng xã hội (XH) chúng ta cũng đã chấp nhận một sự biến đổi các chuẩn giá trị XH rất căn bản. Tiêu điểm và đỉnh điểm của sự thay đổi này là triết lý sống, bây giờ đa phần đều : “Sống vì tiền, sống cho cá nhân mình là trên hết” ! Do đó khái niệm về quê hương, giá trị của tình yêu quê hương, đất nước cũng đã khác trước nhiều rồi ! Nhiều bạn trẻ bây giờ thực dụng lắm, họ không coi Quê hương “là chùm khế ngọt” nữa, không tâm niệm “nếu ai không nhớ” thì sẽ “không lớn nổi thành Người”,...như trong thơ và ca nhạc đâu ! Nhiều bạn đã nói thẳng không úp mở : ở đâu kiếm được nhiều tiền thì ở đó là quê hương !...Và do đó cũng không đáng ngạc nhiên, khó hiểu khi thấy nhiều bạn trẻ có thái độ hòan tòan vô cảm khi nghe tin quê mình bị thiên tai lũ lụt, khi được biết nước mình vẫn ở diện nước nghèo, đồng bào mình ở nhiều vùng quê còn phải sống dưới mức nghèo khổ,...!
Thứ hai, những giá trị về quê hương và tình yêu quê hương mà cha ông xưa đã tạo dựng nên và đã trân trọng gìn giữ thì đã và đang bị chính người lớn, chính một bộ phận quan chức thóai hóa bôi bẩn, hạ thấp đi một cách vô trách nhiệm. Người nào đi xa lâu ngày khi trở về vẫn thấy quê nghèo và lạc hậu. Còn người đang bám trụ ở quê thì lại còn thấy rõ thêm nhiều tệ nạn nhức nhối như tham nhũng, chi tiêu lãng phí ngân sách quốc gia, sử dụng bừa bãi tài nguyên đất nước, phá họai môi trường, ..., rồi thì bè cánh, mất dân chủ, hình thức phô trương, mê tín dị đoan, đạo đức XH xuống cấp,...!
Còn đâu những nét đẹp văn hóa truyền thống mà trước đây đã từng là hiện tượng phổ biến, từng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa trên mọi vùng quê, như : gia đình hòa thuận - nề nếp, tứ ngũ đại đồng đường, mẹ hiền dâu thảo, con cháu hiếu thảo – ông bà mẫu mực, tình làng nghĩa xóm - tối lửa tắt đèn có nhau, thương người như thể thương thân - cưu mang những số phận bất hạnh, uống nước nhớ nguồn - kính trọng và chăm sóc người già - chăm sóc các gia đình chính sách, truyền thống “ba đảm đang”, truyền thống “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, phong trào “tiếng hát át tiếng bom”, phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ, truyền thống hiếu học – tôn sư trọng đạo, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, gia đình văn hóa, làng xã văn hóa,...vv...&...vv...Bây giờ thì những giá trị đó cứ vắng dần, thưa thớt dần, bị mai một dần, dù vẫn có nhắc trên mặt báo, bản tin, nhưng đều không thực chất, không đúng thật như vậy !...Do đó lớp trẻ không thể cứ nhìn vào đó mà ngưỡng vọng, mà yêu quí, mà tôn thờ nữa ! Đau lòng hơn là chính lớp trẻ đã phải chấp nhận chuyện ly hương, nhất là ở những vùng quê nghèo, tạo nên một xu hướng không bình thường trong đời sống XH !
Thứ ba, những biểu tượng đẹp đẽ, lãng mạn, nên thơ,...của quê hương từ ngày xưa, phần lớn đều gắn với văn minh nông nghiệp, với đời sống thanh bình của nhiều vùng quê, với văn hóa làng xã, với truyền thống văn hóa dân tộc đã từng tồn tại hàng ngàn năm nay....Bây giờ mà đi tìm lại những hình ảnh ấy thì quả là việc khó vì chúng đã hơi bị hiếm rồi, chẳng hạn như : đường đi học có bướm vàng bay, con diều biếc thả trên đồng, cây đa, bến nước, mái đình, cổng làng, bờ tre quanh làng, con đò nhỏ khua nước ven sông, hoa đồng cỏ nội, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngòai thềm, giậu mồng tơi, mầu đỏ dâm bụt, mầu trắng hoa sen, mẹ nghiêng nón lá trên cầu tre nhỏ, đón quà mẹ đi chợ về, học trò cởi trần dầm mưa, đu cây, hái ổi, không gian tĩnh lặng chỉ có tiếng chim hót trên cao, đuổi bướm cầu ao, cô gái hàng xóm cười khúc khích, trầu cau thắm tình đôi lứa, đĩa muối lát gừng và lời thề sắt son, mái trường xưa và thầy giáo cũ, những bài văn, bài thơ, những làn điệu dân ca sâu lắng làm say đắm lòng người, những câu câu ca dao rất ấn tượng về quê hương,...Thay vào đó chỉ thấy những hình ảnh kệch cỡm, lai căng, thậm chí là vô văn hóa !
Những biểu tượng đó đã và đang bị tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng mặt trái của cơ chế thị trường xóa dần, xóa dần đi, làm biến dạng đi một cách thiếu cân nhắc, thực dụng, thô bạo, vô trách nhiệm vì mục đích tăng trưởng KT đơn thuần, hoặc vì lòng tham lam vụ lợi. Trong khi đó thì chúng ta lại chưa tìm thấy được những biểu tượng đẹp, ấn tượng, tiêu biểu cho Đổi mới, đáng để cho lớp trẻ rung cảm, ca ngợi,...!
Khó khăn là thế đấy, nhưng vì lợi ích sống còn của đất nước nên chúng ta không thể chịu bó tay ngồi đấy mà nhìn sự tha hóa nhân cách Việt Nam (mà trong đó tiêu điểm là tình yêu quê hương, đất nước). Không lẽ với quá khứ hào hùng của cha ông để lại mà chúng ta lại chịu khuất phục trước sự tha hóa và xâm lăng về văn hóa, để cho các thế hệ con cháu cứ thờ ơ với lịch sử, cứ phai nhạt dần tình yêu quê hương, đất nước, cứ vô cảm mãi với sự trì trệ yếu kém của đất nước, cứ bình thản như không trước các nguy cơ mất nước (ngọai xâm và cả nội xâm) ? Chúng ta phải đồng lòng, chung sức, lấy vũ khí là sự đồng thuận XH và trí tuệ Việt Nam mà hành động để chiến thắng tiêu cực. Phải làm cho Tính cách Việt một lần nữa được thăng hoa và tỏa sáng. Tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam phải được khơi dậy, hâm nóng lại, được phát huy cao hơn nữa, đến mức tối đa, trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.
Chỉ tiếc, những người trăn trở nhất trong chuyện này không phải là những nhà quản lý đất nước, kể cả ở cấp cao nhất ! Mà đó lại là những ông, bà già đã nghỉ hưu, những hội viên Người cao tuổi đáng kính, đáng nhẽ ra thì họ phải được an dưỡng, nghỉ ngơi thật sự. Tôi đã được tham dự nhiều cuộc họp sôi nổi và đầy trách nhiệm của các cụ. Có một cuộc họp khá thú vị gần đây : các cụ trao đổi về một số bài thơ viết về Quê hương từ trước đến nay, kể cả thơ do các cụ sáng tác, kết hợp vào đó đã bàn thảo về kinh nghiệm giáo dục tình yêu quê hương cho con trẻ hiện nay. Tôi xin phép tóm lược một số ý kiến bàn thảo của các cụ mà tôi tiếp nhận được như sau :
- GD tình yêu quê hương, đất nước cho các thành viên trong cộng đồng XH thì trước hết là cho thế hệ trẻ. Bởi vì phẩm chất này vừa là điểm xuất phát, vừa là động lực chủ yếu để hình thành nhân cách, mà nhân cách được định hình càng sớm càng tốt, sẽ giúp cho sự thành đạt của đối tượng càng nhanh chóng và sẽ được bền lâu. Hơn nữa, tuổi trẻ bao giờ cũng là lực lượng rường cột của đất nước trong mọi thời kỳ, nên họ phải được trang bị vũ khí tinh thần đầy đủ và sớm nhất, trong đó yếu tố cốt lõi chính là tình yêu quê hương, đất nước.
- Hệ thống GD của cộng đồng gồm 3 bộ phận là GD nhà trường, GD gia đình và GD XH, đều phải rất quan tâm đến nội dung GD này và phải có sự phối kết hợp với nhau. Nhưng trong đó thì GD gia đình phải đảm nhận vai trò là nòng cốt, chủ công. Bởi vì quê hương thường gắn bó mật thiết với gia đình và họ tộc, tình yêu quê hương thường bắt nguồn và luôn đồng hành với tình yêu gia đình, họ tộc. Nếu gia đình làm tốt việc GD tình yêu cha mẹ, người thân và gia đình của mình thì chính là đã tạo nên cái nền tảng vững chắc cho sự hình thành và phát triển tình yêu quê hương, đất nước. Chả thế mà trong nhiều bài thơ viết về Quê hương thì hình ảnh được nhắc đến trước tiên và nhiều nhất vẫn là người Mẹ đó sao ?
- Phương thức GD về tình yêu quê hương thì rất đa dạng, và thường là sử dụng phối kết hợp. Con đường hình thành tình yêu quê hương thường là bắt đầu từ nhận thức cảm tính, và kết quả phải là sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm. Không thể có tình yêu quê hương thuần túy lý trí, nhưng cũng không phải chỉ là những cảm xúc hời hợt, dễ phai nhạt. Do đó không thể GD tình yêu quê hương chỉ bằng các bài giảng lý thuyết trong chương trình Đạo đức, bằng sự rao giảng trống rỗng trên diễn đàn, mà phải kết hợp nhiều phương pháp, phải đi bằng nhiều con đường : lý luận - thực tế, lý thuyết - thực hành,...để đi được vào nội tâm của từng con người,...Bởi vậy cần lưu ý đến vai trò GD của văn học - nghệ thuật, trong đó có Thơ. Nhiều bài nghiên cứu về GD tình yêu quê hương qua Thơ và Ca nhạc đã chỉ ra tính hiệu quả cao của con đường này, vì nó thường mang lại tác động GD rất sâu sắc và lâu bền. ... ...
- Những bài thơ về Quê hương thì có nhiều lắm, các cụ đã kể ra hàng lọat, nhưng sau cùng thì qui về chùm 3 bài thơ được các cụ cho là hay nhất. Đó là các bài “Quê hương hay Lời mẹ” của Đỗ Trung Quân, “Đi tìm quê hương” của Phú Yên, và “Quê hương” của Giang Nam. Với hai bài “Quê hương hay Lời mẹ” và “Quê hương” thì mặc dù đã quá quen với các cụ rồi, nhưng các cụ vẫn say sưa ngâm đọc và bình luận. Đã có một sự xúc động chân thành và sâu sắc đến đỉnh cao của sự cảm thụ, đến mức nhiều giọt nước mắt đã lại rơi trên nhiều gò má nhăn nheo ! Tôi chỉ ngồi nghe mà nước mắt cũng lưng tròng ! Bài thơ “Quê hương hay Lời mẹ” (của Đỗ Trung Quân) quá hay, quá rung động. Chả thế mà Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng để cả nước đều ưa thích. Bằng những hình tượng rất dung dị của đời thường, nhưng người đọc lại hiểu được rất sâu sắc về Quê hương và chấp nhận cái triết lý sâu xa và cái giá trị cao đẹp của tình yêu quê hương. Phần kết của bài thơ đã nêu ra một chân lý được coi là tuyệt đối về mặt đạo lý :”Quê hương mỗi người chỉ một – Như là chỉ một mẹ thôi – Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nổi thành Người !”
Bài thơ”Quê hương” (của Giang Nam) cũng rất hay, đã làm lay động lòng người ở một khía cạnh khác : sự mất mát người thân yêu ! Đất nước có chiến tranh mà, đây không chỉ nói lên một sự mất mát của tác giả mà còn là tượng trưng cho nhiều sự hy sinh khác nữa, lớn hơn của cả dân tộc. Đất nước đã mất đi rất nhiều người con trung hiếu, mất đi rất nhiều người dân biết yêu quê hương, đất nước bằng hành động quyết liệt nhất,...mà trong hai cuộc kháng chiến đã có đến con số hàng triệu ! Bài thơ đã khắc họa thêm một lý do rất sâu sắc để cho hậu thế phải biết yêu quê hương, đất nước, và phải biết bảo vệ nó : “Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm – Có những ngày trốn học bị đòn roi – Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất – Có một phần xương thịt của em tôi”. Và bởi vậy chúng ta lại càng nhìn rõ thêm giá trị thiêng liêng của tình yêu quê hương, đất nước, phải biết trân trọng, giữ gìn nó.
Đặc biệt, với bài thơ “Đi tìm quê hương” của Phú Yên, trên danh nghĩa là một người Việt xa xứ (cư trú ở Hoa Kỳ). Đối với nhiều cụ thì đây là một bài thơ mới xuất hiện, có lẽ chưa hề có cụ nào được đọc trước đó. Bài thơ mang một giọng điệu buồn, còn đôi chút mặc cảm, nhưng cũng thật xúc động, có một sắc thái riêng, nên thực tế đã tạo được một sự đồng cảm của những người anh em “con cùng một Mẹ”. Nhiều cụ đã đọc đi đọc lại bài thơ, phải dừng lại ở nhiều chỗ mà ai cũng thấy phân vân, xót xa, thương cảm và muốn sẻ chia cùng tác giả. Không suy ngẫm sao được, không trăn trở sao được khi đọc :“Ngẩn ngơ nhìn mây trôi nổi - Về đâu ở cuối cuộc đời !”, rồi “Niềm vui giờ kiếm không ra !”, lại còn “Con ơi !...nỗi buồn chất chứa – Quê hương đã mất lối về !”, và lại nữa “Hỡi ơi ! Mong sao con hiểu - Ở đây là đất quê người - Dầu con có nhà để ở - Sướng gì xa xứ mà vui !”. Trước hết, bài thơ đã chỉ ra được một nỗi đau về tinh thần của những người Việt xa xứ, phải rời bỏ quê hương bản quán vì những lý do khác nhau mà đi đến nơi “đất khách quê người”! Nếu đất nước không có chiến tranh và không nghèo thì chắc gì đã có nỗi đau này. Từ đó mà chúng ta cũng nhìn rõ hơn một yêu cầu rất chính đáng và khẩn thiết về đời sống tinh thần của hàng triệu người con xa xứ. Họ phải được quyền có tình yêu quê hương đất Mẹ như những người con khác của Mẹ, họ phải được biết các thông tin về sự phát triển ở quê nhà, họ phải được quyền thể hiện tình yêu quê hương ấy bằng hành động,... Bài thơ cũng gợi lên cái khó trong việc GD tình yêu quê hương cho những người phải ly hương, cho các thế hệ không được sinh ra ở chính quê hương mình, mà đang phải tha hương nơi xứ người,...
Có lẽ sẽ là thiếu sót nếu chúng tôi không nói lời cảm ơn chân thành tới các tác giả, tới BLL Họ Đỗ Việt Nam. Chính các vị đã gợi ra cho cộng đồng về trách nhiệm XH đối với việc GD lòng yêu quê hương cho mọi người, trước hết là lớp trẻ. Qua website HĐVN và tập thơ HĐVN (tập 1) mà chúng tôi đã tìm thấy được trong đó những tiếng nói đồng cảm và đồng thuận của cộng đồng đối với vấn đề quan trọng này. Và cũng chính từ nguồn thông tin đó mà chúng tôi được tiếp cận với những bài thơ được coi là hay nhất hiện nay về Quê hương. Âu cũng là một sự hội ngộ có duyên cớ sâu xa từ chính Tình yêu quê hương, đất nước giữa các thế hệ chúng ta.
Tháng 7 năm2010
GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
Hồ Hương
Tình yêu quê hương, đất nước là một thành tố quan trọng của nhân cách, là thứ “nhiên liệu” cao cấp chủ chốt nhất, thường trực nhất để khởi động và duy trì nội lực ở mỗi con người cũng như của cả một dân tộc. Đối với nước ta thì đó còn là một nét tiêu biểu, nổi trội của Tính cách Việt. Mọi người Việt Nam chân chính không thể không có nét tính cách đó. Vì vậy việc giáo dục (GD) cho lớp trẻ Việt về tình yêu quê hương, đất nước không những là một đòi hỏi tất yếu, sống còn với mỗi con người, mà hơn thế còn là bức thiết đối với cộng đồng xã hội chúng ta trong bối cảnh phức tạp hiện nay.
Chúng ta đều hiểu tình yêu quê hương được xây dựng từ cái gốc là lòng yêu thương con người (lòng nhân ái), nó luôn gắn bó với tình yêu gia đình, nó dẫn ngay đến tình cảm huyết thống dòng họ, nó kéo theo tình làng nghĩa xóm, tình nghĩa đồng bào,.... và trên hết, cao hơn tất cả là tình yêu đất nước Việt Nam.
Từ thực tiễn GD (theo nghĩa rộng) hiện nay, chúng ta thấy việc GD phẩm chất này cho lớp trẻ không hề đơn giản chút nào. Những người làm nhiệm vụ GD đang vấp phải những khó khăn, trở ngại mà việc khắc phục thì đâu có dễ.
Thứ nhất, với sự chấp nhận mô hình phát triển kinh tế (KT) thị trường, tức là cộng đồng xã hội (XH) chúng ta cũng đã chấp nhận một sự biến đổi các chuẩn giá trị XH rất căn bản. Tiêu điểm và đỉnh điểm của sự thay đổi này là triết lý sống, bây giờ đa phần đều : “Sống vì tiền, sống cho cá nhân mình là trên hết” ! Do đó khái niệm về quê hương, giá trị của tình yêu quê hương, đất nước cũng đã khác trước nhiều rồi ! Nhiều bạn trẻ bây giờ thực dụng lắm, họ không coi Quê hương “là chùm khế ngọt” nữa, không tâm niệm “nếu ai không nhớ” thì sẽ “không lớn nổi thành Người”,...như trong thơ và ca nhạc đâu ! Nhiều bạn đã nói thẳng không úp mở : ở đâu kiếm được nhiều tiền thì ở đó là quê hương !...Và do đó cũng không đáng ngạc nhiên, khó hiểu khi thấy nhiều bạn trẻ có thái độ hòan tòan vô cảm khi nghe tin quê mình bị thiên tai lũ lụt, khi được biết nước mình vẫn ở diện nước nghèo, đồng bào mình ở nhiều vùng quê còn phải sống dưới mức nghèo khổ,...!
Thứ hai, những giá trị về quê hương và tình yêu quê hương mà cha ông xưa đã tạo dựng nên và đã trân trọng gìn giữ thì đã và đang bị chính người lớn, chính một bộ phận quan chức thóai hóa bôi bẩn, hạ thấp đi một cách vô trách nhiệm. Người nào đi xa lâu ngày khi trở về vẫn thấy quê nghèo và lạc hậu. Còn người đang bám trụ ở quê thì lại còn thấy rõ thêm nhiều tệ nạn nhức nhối như tham nhũng, chi tiêu lãng phí ngân sách quốc gia, sử dụng bừa bãi tài nguyên đất nước, phá họai môi trường, ..., rồi thì bè cánh, mất dân chủ, hình thức phô trương, mê tín dị đoan, đạo đức XH xuống cấp,...!
Còn đâu những nét đẹp văn hóa truyền thống mà trước đây đã từng là hiện tượng phổ biến, từng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa trên mọi vùng quê, như : gia đình hòa thuận - nề nếp, tứ ngũ đại đồng đường, mẹ hiền dâu thảo, con cháu hiếu thảo – ông bà mẫu mực, tình làng nghĩa xóm - tối lửa tắt đèn có nhau, thương người như thể thương thân - cưu mang những số phận bất hạnh, uống nước nhớ nguồn - kính trọng và chăm sóc người già - chăm sóc các gia đình chính sách, truyền thống “ba đảm đang”, truyền thống “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, phong trào “tiếng hát át tiếng bom”, phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ, truyền thống hiếu học – tôn sư trọng đạo, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, gia đình văn hóa, làng xã văn hóa,...vv...&...vv...Bây giờ thì những giá trị đó cứ vắng dần, thưa thớt dần, bị mai một dần, dù vẫn có nhắc trên mặt báo, bản tin, nhưng đều không thực chất, không đúng thật như vậy !...Do đó lớp trẻ không thể cứ nhìn vào đó mà ngưỡng vọng, mà yêu quí, mà tôn thờ nữa ! Đau lòng hơn là chính lớp trẻ đã phải chấp nhận chuyện ly hương, nhất là ở những vùng quê nghèo, tạo nên một xu hướng không bình thường trong đời sống XH !
Thứ ba, những biểu tượng đẹp đẽ, lãng mạn, nên thơ,...của quê hương từ ngày xưa, phần lớn đều gắn với văn minh nông nghiệp, với đời sống thanh bình của nhiều vùng quê, với văn hóa làng xã, với truyền thống văn hóa dân tộc đã từng tồn tại hàng ngàn năm nay....Bây giờ mà đi tìm lại những hình ảnh ấy thì quả là việc khó vì chúng đã hơi bị hiếm rồi, chẳng hạn như : đường đi học có bướm vàng bay, con diều biếc thả trên đồng, cây đa, bến nước, mái đình, cổng làng, bờ tre quanh làng, con đò nhỏ khua nước ven sông, hoa đồng cỏ nội, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngòai thềm, giậu mồng tơi, mầu đỏ dâm bụt, mầu trắng hoa sen, mẹ nghiêng nón lá trên cầu tre nhỏ, đón quà mẹ đi chợ về, học trò cởi trần dầm mưa, đu cây, hái ổi, không gian tĩnh lặng chỉ có tiếng chim hót trên cao, đuổi bướm cầu ao, cô gái hàng xóm cười khúc khích, trầu cau thắm tình đôi lứa, đĩa muối lát gừng và lời thề sắt son, mái trường xưa và thầy giáo cũ, những bài văn, bài thơ, những làn điệu dân ca sâu lắng làm say đắm lòng người, những câu câu ca dao rất ấn tượng về quê hương,...Thay vào đó chỉ thấy những hình ảnh kệch cỡm, lai căng, thậm chí là vô văn hóa !
Những biểu tượng đó đã và đang bị tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng mặt trái của cơ chế thị trường xóa dần, xóa dần đi, làm biến dạng đi một cách thiếu cân nhắc, thực dụng, thô bạo, vô trách nhiệm vì mục đích tăng trưởng KT đơn thuần, hoặc vì lòng tham lam vụ lợi. Trong khi đó thì chúng ta lại chưa tìm thấy được những biểu tượng đẹp, ấn tượng, tiêu biểu cho Đổi mới, đáng để cho lớp trẻ rung cảm, ca ngợi,...!
Khó khăn là thế đấy, nhưng vì lợi ích sống còn của đất nước nên chúng ta không thể chịu bó tay ngồi đấy mà nhìn sự tha hóa nhân cách Việt Nam (mà trong đó tiêu điểm là tình yêu quê hương, đất nước). Không lẽ với quá khứ hào hùng của cha ông để lại mà chúng ta lại chịu khuất phục trước sự tha hóa và xâm lăng về văn hóa, để cho các thế hệ con cháu cứ thờ ơ với lịch sử, cứ phai nhạt dần tình yêu quê hương, đất nước, cứ vô cảm mãi với sự trì trệ yếu kém của đất nước, cứ bình thản như không trước các nguy cơ mất nước (ngọai xâm và cả nội xâm) ? Chúng ta phải đồng lòng, chung sức, lấy vũ khí là sự đồng thuận XH và trí tuệ Việt Nam mà hành động để chiến thắng tiêu cực. Phải làm cho Tính cách Việt một lần nữa được thăng hoa và tỏa sáng. Tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam phải được khơi dậy, hâm nóng lại, được phát huy cao hơn nữa, đến mức tối đa, trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.
Chỉ tiếc, những người trăn trở nhất trong chuyện này không phải là những nhà quản lý đất nước, kể cả ở cấp cao nhất ! Mà đó lại là những ông, bà già đã nghỉ hưu, những hội viên Người cao tuổi đáng kính, đáng nhẽ ra thì họ phải được an dưỡng, nghỉ ngơi thật sự. Tôi đã được tham dự nhiều cuộc họp sôi nổi và đầy trách nhiệm của các cụ. Có một cuộc họp khá thú vị gần đây : các cụ trao đổi về một số bài thơ viết về Quê hương từ trước đến nay, kể cả thơ do các cụ sáng tác, kết hợp vào đó đã bàn thảo về kinh nghiệm giáo dục tình yêu quê hương cho con trẻ hiện nay. Tôi xin phép tóm lược một số ý kiến bàn thảo của các cụ mà tôi tiếp nhận được như sau :
- GD tình yêu quê hương, đất nước cho các thành viên trong cộng đồng XH thì trước hết là cho thế hệ trẻ. Bởi vì phẩm chất này vừa là điểm xuất phát, vừa là động lực chủ yếu để hình thành nhân cách, mà nhân cách được định hình càng sớm càng tốt, sẽ giúp cho sự thành đạt của đối tượng càng nhanh chóng và sẽ được bền lâu. Hơn nữa, tuổi trẻ bao giờ cũng là lực lượng rường cột của đất nước trong mọi thời kỳ, nên họ phải được trang bị vũ khí tinh thần đầy đủ và sớm nhất, trong đó yếu tố cốt lõi chính là tình yêu quê hương, đất nước.
- Hệ thống GD của cộng đồng gồm 3 bộ phận là GD nhà trường, GD gia đình và GD XH, đều phải rất quan tâm đến nội dung GD này và phải có sự phối kết hợp với nhau. Nhưng trong đó thì GD gia đình phải đảm nhận vai trò là nòng cốt, chủ công. Bởi vì quê hương thường gắn bó mật thiết với gia đình và họ tộc, tình yêu quê hương thường bắt nguồn và luôn đồng hành với tình yêu gia đình, họ tộc. Nếu gia đình làm tốt việc GD tình yêu cha mẹ, người thân và gia đình của mình thì chính là đã tạo nên cái nền tảng vững chắc cho sự hình thành và phát triển tình yêu quê hương, đất nước. Chả thế mà trong nhiều bài thơ viết về Quê hương thì hình ảnh được nhắc đến trước tiên và nhiều nhất vẫn là người Mẹ đó sao ?
- Phương thức GD về tình yêu quê hương thì rất đa dạng, và thường là sử dụng phối kết hợp. Con đường hình thành tình yêu quê hương thường là bắt đầu từ nhận thức cảm tính, và kết quả phải là sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm. Không thể có tình yêu quê hương thuần túy lý trí, nhưng cũng không phải chỉ là những cảm xúc hời hợt, dễ phai nhạt. Do đó không thể GD tình yêu quê hương chỉ bằng các bài giảng lý thuyết trong chương trình Đạo đức, bằng sự rao giảng trống rỗng trên diễn đàn, mà phải kết hợp nhiều phương pháp, phải đi bằng nhiều con đường : lý luận - thực tế, lý thuyết - thực hành,...để đi được vào nội tâm của từng con người,...Bởi vậy cần lưu ý đến vai trò GD của văn học - nghệ thuật, trong đó có Thơ. Nhiều bài nghiên cứu về GD tình yêu quê hương qua Thơ và Ca nhạc đã chỉ ra tính hiệu quả cao của con đường này, vì nó thường mang lại tác động GD rất sâu sắc và lâu bền. ... ...
- Những bài thơ về Quê hương thì có nhiều lắm, các cụ đã kể ra hàng lọat, nhưng sau cùng thì qui về chùm 3 bài thơ được các cụ cho là hay nhất. Đó là các bài “Quê hương hay Lời mẹ” của Đỗ Trung Quân, “Đi tìm quê hương” của Phú Yên, và “Quê hương” của Giang Nam. Với hai bài “Quê hương hay Lời mẹ” và “Quê hương” thì mặc dù đã quá quen với các cụ rồi, nhưng các cụ vẫn say sưa ngâm đọc và bình luận. Đã có một sự xúc động chân thành và sâu sắc đến đỉnh cao của sự cảm thụ, đến mức nhiều giọt nước mắt đã lại rơi trên nhiều gò má nhăn nheo ! Tôi chỉ ngồi nghe mà nước mắt cũng lưng tròng ! Bài thơ “Quê hương hay Lời mẹ” (của Đỗ Trung Quân) quá hay, quá rung động. Chả thế mà Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng để cả nước đều ưa thích. Bằng những hình tượng rất dung dị của đời thường, nhưng người đọc lại hiểu được rất sâu sắc về Quê hương và chấp nhận cái triết lý sâu xa và cái giá trị cao đẹp của tình yêu quê hương. Phần kết của bài thơ đã nêu ra một chân lý được coi là tuyệt đối về mặt đạo lý :”Quê hương mỗi người chỉ một – Như là chỉ một mẹ thôi – Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nổi thành Người !”
Bài thơ”Quê hương” (của Giang Nam) cũng rất hay, đã làm lay động lòng người ở một khía cạnh khác : sự mất mát người thân yêu ! Đất nước có chiến tranh mà, đây không chỉ nói lên một sự mất mát của tác giả mà còn là tượng trưng cho nhiều sự hy sinh khác nữa, lớn hơn của cả dân tộc. Đất nước đã mất đi rất nhiều người con trung hiếu, mất đi rất nhiều người dân biết yêu quê hương, đất nước bằng hành động quyết liệt nhất,...mà trong hai cuộc kháng chiến đã có đến con số hàng triệu ! Bài thơ đã khắc họa thêm một lý do rất sâu sắc để cho hậu thế phải biết yêu quê hương, đất nước, và phải biết bảo vệ nó : “Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm – Có những ngày trốn học bị đòn roi – Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất – Có một phần xương thịt của em tôi”. Và bởi vậy chúng ta lại càng nhìn rõ thêm giá trị thiêng liêng của tình yêu quê hương, đất nước, phải biết trân trọng, giữ gìn nó.
Đặc biệt, với bài thơ “Đi tìm quê hương” của Phú Yên, trên danh nghĩa là một người Việt xa xứ (cư trú ở Hoa Kỳ). Đối với nhiều cụ thì đây là một bài thơ mới xuất hiện, có lẽ chưa hề có cụ nào được đọc trước đó. Bài thơ mang một giọng điệu buồn, còn đôi chút mặc cảm, nhưng cũng thật xúc động, có một sắc thái riêng, nên thực tế đã tạo được một sự đồng cảm của những người anh em “con cùng một Mẹ”. Nhiều cụ đã đọc đi đọc lại bài thơ, phải dừng lại ở nhiều chỗ mà ai cũng thấy phân vân, xót xa, thương cảm và muốn sẻ chia cùng tác giả. Không suy ngẫm sao được, không trăn trở sao được khi đọc :“Ngẩn ngơ nhìn mây trôi nổi - Về đâu ở cuối cuộc đời !”, rồi “Niềm vui giờ kiếm không ra !”, lại còn “Con ơi !...nỗi buồn chất chứa – Quê hương đã mất lối về !”, và lại nữa “Hỡi ơi ! Mong sao con hiểu - Ở đây là đất quê người - Dầu con có nhà để ở - Sướng gì xa xứ mà vui !”. Trước hết, bài thơ đã chỉ ra được một nỗi đau về tinh thần của những người Việt xa xứ, phải rời bỏ quê hương bản quán vì những lý do khác nhau mà đi đến nơi “đất khách quê người”! Nếu đất nước không có chiến tranh và không nghèo thì chắc gì đã có nỗi đau này. Từ đó mà chúng ta cũng nhìn rõ hơn một yêu cầu rất chính đáng và khẩn thiết về đời sống tinh thần của hàng triệu người con xa xứ. Họ phải được quyền có tình yêu quê hương đất Mẹ như những người con khác của Mẹ, họ phải được biết các thông tin về sự phát triển ở quê nhà, họ phải được quyền thể hiện tình yêu quê hương ấy bằng hành động,... Bài thơ cũng gợi lên cái khó trong việc GD tình yêu quê hương cho những người phải ly hương, cho các thế hệ không được sinh ra ở chính quê hương mình, mà đang phải tha hương nơi xứ người,...
Có lẽ sẽ là thiếu sót nếu chúng tôi không nói lời cảm ơn chân thành tới các tác giả, tới BLL Họ Đỗ Việt Nam. Chính các vị đã gợi ra cho cộng đồng về trách nhiệm XH đối với việc GD lòng yêu quê hương cho mọi người, trước hết là lớp trẻ. Qua website HĐVN và tập thơ HĐVN (tập 1) mà chúng tôi đã tìm thấy được trong đó những tiếng nói đồng cảm và đồng thuận của cộng đồng đối với vấn đề quan trọng này. Và cũng chính từ nguồn thông tin đó mà chúng tôi được tiếp cận với những bài thơ được coi là hay nhất hiện nay về Quê hương. Âu cũng là một sự hội ngộ có duyên cớ sâu xa từ chính Tình yêu quê hương, đất nước giữa các thế hệ chúng ta.
Tháng 7 năm2010
mm- GIÁO SƯ
- Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer