DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy? Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

phẩm  tích  Phân  


sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy?

2 posters

Go down

sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy? Empty sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy?

Bài gửi by BuiXuanTung 14/6/2010, 22:20

sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy?
BuiXuanTung
BuiXuanTung
THẠC SĨ
THẠC SĨ

Tổng số bài gửi : 450
Điểm : 18132
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1967
Join date : 20/04/2010
Age : 57
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://HOCHANH.FORUM-VIET.NET

Về Đầu Trang Go down

sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy? Empty Re: sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy?

Bài gửi by mm 23/6/2010, 17:01

dể thôi vì nó ra đời sau sáu nghệ thuật trước nó
mm
mm
GIÁO SƯ
GIÁO SƯ

Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58

Về Đầu Trang Go down

sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy? Empty Re: sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy?

Bài gửi by mm 23/6/2010, 17:03

“Nghệ thuật thứ bẩy” nguồn gốc và tên gọi

Vũ Quang Chính
Tạp chí Hồn Việt
sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy? Email-3 sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy? Print-3
04:41' PM - Thứ năm, 19/02/2009





Người yêu thích điện ảnh ở Việt Nam lâu nay ít để ý đến nguồn gốc, tên gọi “Nghệ thuật thứ 7” dành cho điện ảnh, mặc dù thỉnh thoảng vẫn gặp trên báo chí tên gọi này. Mươi năm lại đây lác đác xuất hiện một số tài liệu giải thích rằng: “Sở dĩ gọi điện ảnh là nghệ thuật thứ bẩy vì nó ra đời sau 6 nghệ thuật có trước nó”. Nhưng 6 nghệ thuật trước nó là những nghệ thuật gì, thì mỗi người liệt kê ra những tên khác nhau.
Trong công trình văn học “Văn học dân gian và nghệ thuật tạo hình điện ảnh”. TS. Nguyễn Mạnh Lân và TS. Trần Duy Hinh liệt kê 6 nghệ thuật đó là: Văn học, múa, âm nhạc, hội họa, kiến trúc và sân khấu.
Cuốn “Điện ảnh - Nghệ thuật thứ bảy” do Cao Thụy biên soạn lại liệt kê ra: "Văn học, Kiến trúc, Nghệ thuật tạo hình (trong đó có điêu khắc, hội họa, đồ hoạ, trang trí mĩ nghệ), Sân khấu, Múa, âm nhạc."
Các liệt kê trên không có sự thống nhất khi nêu tên những nghệ thuật ra đời trước Điện ảnh. Hơn nữa, trong số các nghệ thuật trên không ai nêu ra "Nhiếp ảnh" cả. Không rõ vì lý do gì , vì Nhiếp ảnh không phải là một nghệ thuật hay vì nó ra đời sau Điện ảnh?
* Người đầu tiên dùng cụm từ "Nghệ thuật thứ bảy" là Ricciotto Canudo (1879 - 1923) . ông là người Pháp gốc ý, là nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, nhà nghiên cứu văn học và nghệ thuật. Cụm từ "Nghệ thuật thứ bảy" được ông dùng không phải để đặt tên cho Điện ảnh mà dùng nó khi viết về Điện ảnh trong quá trình nghiên cứu tính chất và mối quan hệ của các loại hình nghệ thuật. Lúc đầu, ông còn chưa dùng cụm từ "Nghệ thuật thứ bảy" mà dùng cụm từ "Nghệ thuật thứ sáu" để chỉ Điện ảnh.
Việc nghiên cứu tính chất của các loại hình nghệ thuật đã được tiến hành từ thời cổ đại. Trong cuốn sách "Phân loại nghệ thuật"1, nhà mỹ học Xô Viết M. Khoán cho biết, nhà nghiên cứu nghệ thuật người Đức Max Dessoir2 (1867 - 1947) phát hiện ra là vào thời "hậu Aristote" người ta đã tách ra 6 loại hình nghệ thuật và căn cứ vào tính chất của chúng xếp thành hai nhóm:

  • Nhóm nghệ thuật tĩnh: gồm có Kiến trúc, Điêu khắc và Hội họa.
  • Nhóm nghệ thuật động: gồm có âm nhạc, Thơ và Múa.

Sau này Friedrich Hegel (1770- 1831) trong "Những bài giảng về Mỹ học", theo một hướng nghiên cứu khác, đã xếp 6 nghệ thuật trên thành hai nhóm:

  • Nhóm có kích cỡ vật thể nhỏ dần, gồm: Kiến trúc, Điêu khắc và Hội họa.
  • Nhóm có khả năng biểu hiện tăng dần, gồm: âm nhạc, Thơ và Múa.

Điện ảnh sau khi ra đời, nhờ sự tìm tòi sáng tạo của các nghệ sỹ, đã dần dần vươn tới tầm cỡ một nghệ thuật. Các nhà trí thức, các nghệ sỹ, các nhà lý luận rất ủng hộ xu hướng này và bằng những phân tích lý luận sâu sắc tác động mạnh vào quá trình hoàn thiện nghệ thuật Điện ảnh. Một trong những người đó là Ricciotto Canudo.
Nhà đạo diễn , nhà lý luận điện ảnh Pháp Jean Epstein (1897-1953), đã viết: "Vào năm 1911 và nhiều năm sau đó khi phim ảnh trên thực tế và lý luận, còn là trò tiêu khiển cho học sinh, là phương tiện giải trí hấp dẫn, thì Canudo đã hiểu rằng Điện ảnh có thể và cần phải trở thành một Nàng Thơ mới mà lúc đó nó mới chỉ tồn tại trong tiềm năng. Ông đã nhìn thấy những khả năng phát triển cụ thể của Điện ảnh và những tiền đồ vô tận đang mở ra nó"3. Trong cuốn "Lịch sử lý luận Điện ảnh"4, tác giả Guido Aristarco gọi ông là người tiên phong đặt nền móng cho lý luận Điện ảnh.





sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy? Manifeste
Bìa cuốn sách "Tuyên ngôn của bảy nghệ thuật", xuất bản năm 1923.
Ricciotto Canudo trong quá trình nghiên cứu tính chất của các nghệ thuật cũng sử dụng mô hình hai nhóm nghệ thuật trên. Về sau, trong quá trình hoàn thiện lý luận của mình, ông đã đưa "Thơ" trở lại , và năm 1923 ông xuất bản công trình “Tuyên ngôn của bảy nghệ thuật”.
Khác với các hướng nghiên cứu trước đây, khi sử dụng mô hình hai nhóm nghệ thuật, R.Canudo cho rằng, có hai nghệ thuật chính là Kiến trúc và âm nhạc. Kiến trúc có hai nghệ thuật phù trợ là điêu khắc và Hội họa, tạo thành một nhóm. Âm nhạc có hai nghệ thuật phù trợ là Thơ và Múa, tạo thành một nhóm.
Hai nhóm nghệ thuật này có những tính chất khác nhau. Nhóm I có 3 tính chất: đó là nghệ thuật không gian, là nghệ thuật tĩnh và là nghệ thuật tạo hình. Còn nhóm II có 3 tính chất: đó là nghệ thuật thời gian, là nghệ thuật động và là nghệ thuật tiết tấu.
Có thể thấy rằng, trong nghiên cứu của mình, khi chọn ra 6 nghệ thuật để phân tích, R.Canudo đã kế thừa cơ sở lý luận của những người đi trước, chứ không tùy tiện chọn ra 6 nghệ thuật nào cũng được.
Trong "Tuyên ngôn của bảy nghệ thuật", sau khi phân tích tính chất của 6 nghệ thuật ở hai nhóm trên, ông dành vị trí thứ bảy cho Điện ảnh mà ông gọi là “Nghệ thuật tổng thể”. Theo R.Canudo thì Điện ảnh tổng hợp các tính chất của 6 nghệ thuật trên. Tức là Điện ảnh vừa là nghệ thuật không gian lại vừa là nghệ thuật thời gian; vừa là nghệ thuật tĩnh lại vừa là nghệ thuật động; vừa là nghệ thuật tạo hình lại vừa là nghệ thuật tiết tấu.
R.Canudo viết: "Lý thuyết về nghệ thuật thứ bảy mà tôi đã trình bày lần đầu tiên cách đây 3 năm ở khu La tinh là phù hợp với mọi logic và được biết đến trên toàn thế giới. (. . .) Nhiều kẻ đã sử dụng khái niệm “Nghệ thuật thứ bảy” cốt để kiếm tiền mà không dám chiu trách nhiệm về ý nghĩa của từ Nghệ thuật. Chúng ta cần Điện ảnh để tạo nên Nghệ Thuật tổng thể, nơi hội tụ của mọi nghệ thuật".5
Ông viết tiếp: “Ngày nay, "vòng chuyển động" của Mỹ học khép lại đầy kiêu hãnh trong một tổng thể các nghệ thuật mang tên Điện ảnh. Nên chúng ta coi hình oval như hình ảnh tượng trưng cho vòng đời, vòng chuyển đống gãy khúc ở hai cực, nghệ thuật hay mọi nghệ thuật được thể hiện theo chiều ngang trên giấy như sau:
sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy? Dien_anh




Vòng tròn bên trái:
- A: viết tắt của chữ kiến trúc
- P: Viết tắt của chữ Hội họa
- S: Viết tắt của chữ Điêu khắc
Vòng tròn bên phải:
- M : Viết tắt của chữ Âm nhạc
- P: Viết tắt của chữ Thơ
- D: viết tắt của chữ Múa
Chú thích Vũ Quang Chính
Đã bao thế kỷ trôi qua, cho đến ngày nay, đối với tất cả các dân tộc trên trái đất, hai nghệ thuật (chính) với bốn nghệ thuật phù trợ vẫn không thay đổi. Cái được gọi là tiến triển của nghệ thuật chỉ là cách chơi chữ khó hiểu mà thôi.
Ngày nay, chúng ta biết tổng hợp một cách thẩn kỳ vô vàn kinh nghiệm của con người. Chúng ta biết kết hợp Khoa học và Nghệ thuật để nắm bắt và cố định nhịp điệu của ánh sáng. Sự kết hợp đó được gọi là Điện ảnh".6
* Điện ảnh không chỉ có một tên gọi là "Nghệ thuật thứ bảy". Một số người còn đặt cho Điện ảnh những tên khác nữa. Đạo diễn điện ảnh Pháp Abel Gance (1889-1981 ) gọi Điện ảnh là (nghệ thuật thứ sáu, Nhà phê bình phim Emil Viyermoz của tạp chí Temps gọi là "Nghệ thuật thứ năm"7. Còn đạo diễn điện ảnh Jean Cocteau (1889- 1963) thì gọi điện ảnh là “ Nàng thơ thứ mười”.8
Như chúng ta biết, theo thần thoại Hy Lạp, thần Zeus có 9 cô con gái đa tài mà thần rất yêu quý. Thần Zeus giao cho mỗi cô cai quản và bảo trợ một nghệ thuật chữ Hy Lạp viết là “Musa”. Ở Việt Nam từ “Musa” được dịch thành “Nàng Thơ”. Chín Nữ thần đó là:


1. Calliope: Nữ thần sử thi
2. Clio: Nữ thần lịch sử
3. Euterpe: Nữ thần âm nhạc
4. Melpomene: Nữ thần bi kịch
5. Polimynie: Nữ thần Thuật hùng biện
6. Erato: Nữ thần thơ trữ tình
7. Terpsichore: Nữ thần múa
8. Thaile: Nữ thần hài kịch
9. Uranie: Nữ thần thiên văn
Như vậy, sau 9 Nàng Thơ, 9 Nữ thần nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp, Jean Cocteau dùng "nàng Thơ Thứ Mười" để đặt tên cho Điện ảnh. Tên gọi này ít được phổ biến, nhưng cũng được một số nước dùng, như ở Nga chẳng hạn, người viết thường dùng "Nàng Thơ thứ mười" nhiều hơn là "Nghệ thuật thứ bảy".



1. M. Kagan: "Phân loại nghệ thuật", NXB Nghệ thuật, Leeningrad, 1972, trang 20, tiếng Nga.
2. M. Desosoir: "Ăsthetik und allegemeine Kunstwissenschaft". Stuttg., 1906, tr.15
3. Jeab Epstein: Le cinematographe vu de l'Etna, Rcrivains reunis, Paris, s.d. Trích dẫn theo cuốn "Lịch sử lý luận điện ảnh" của Guido Aristarco. Bản tiếng Nga. NXB Nghệ thuật, Moskva, 1966, tr 15.
4. Guido Aristarco: "Storia delle teoriche del film". Bản tiếng Nga, NXB Nghệ thuật, Moskva, 1966.
5. Tạp chí La Gazettedes sept art, số 25/1/1923
6. Tạp chí La Gazettedes sept art, số 25/1/1923
7. Trích dẫn theo Georges Sadoul, Le cinema devient un art, 2vol. Denoel, Paris, 1952.
8. Theo Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia tiếng Pháp
Nguồn: Tạp chí Hồn Việt
mm
mm
GIÁO SƯ
GIÁO SƯ

Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58

Về Đầu Trang Go down

sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy? Empty Re: sao gọi điện ảnh là ngành giải trí hay nghệ thuật thứ bảy?

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết