Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
Ca sĩ thời nay
3 posters
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn :: TỰ HỌC :: NGHỆ THUẬT :: Âm Nhạc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ca sĩ thời nay
nay ca sĩ là thần tượng của giới trẻ mà sao ngày xưa người ta gọi là xướng ca vô loài?
Re: Ca sĩ thời nay
Xướng ca vô loại chứ.
Theo tớ hai vấn đề trên không có gì mâu thuẫn nhau.
Từ thời xưa âm nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu được của cuộc sống con người.
Âm nhạc làm cho tâm hồn con người có nhiều cung bậc hơn. Như vậy đúng ra họ phải là những nhân vật ấn tượng đi vào người. Nhưng tại sao lại có câu nói phản cảm như thế để dành cho giới này thì đây là vấn đề hoàn toàn còn lại của những con người làm nghệ thuật. Họ cần xem lại. Nếu không thì Câu nói ấy xưa và nay điều đúng cả. Nếu những con người làm nghệ thuật mà lại có một tâm hồn phi nghệ thuật. Nếu chúng ta nhìn vào mặt sau của cuộc sống họ( không hoàn toàn tất cả).
Thì bạn cũng không có cái nhìn khác hơn người xưa đâu.
Theo tớ hai vấn đề trên không có gì mâu thuẫn nhau.
Từ thời xưa âm nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu được của cuộc sống con người.
Âm nhạc làm cho tâm hồn con người có nhiều cung bậc hơn. Như vậy đúng ra họ phải là những nhân vật ấn tượng đi vào người. Nhưng tại sao lại có câu nói phản cảm như thế để dành cho giới này thì đây là vấn đề hoàn toàn còn lại của những con người làm nghệ thuật. Họ cần xem lại. Nếu không thì Câu nói ấy xưa và nay điều đúng cả. Nếu những con người làm nghệ thuật mà lại có một tâm hồn phi nghệ thuật. Nếu chúng ta nhìn vào mặt sau của cuộc sống họ( không hoàn toàn tất cả).
Thì bạn cũng không có cái nhìn khác hơn người xưa đâu.
mm- GIÁO SƯ
- Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58
Re: Ca sĩ thời nay
Xướng ca vô loài
Các nhà hát tư mọc lên, lập thành xóm cô đầu. Vàng thau lẫn lộn, khó mà phân biệt được con hát thật với con gái làng
chơi. Từ đây trở đi người ta đồng hóa đĩ với gái làng chơi, gọi gái làng chơi là đĩ. Sự biến chất này cũng tương tự như ý nghĩa của từ Thanh lâu (lầu xanh) và Hồng lâu (lầu hồng). Lầu xanh lúc đầu dùng để chỉ nhà sang trọng. Đến khoảng đời Đường thì được dùng để chỉ nơi ở của kĩ nữ. "Như vậy thì ngày nay Thanh Lâu không còn có nghĩa là nhà cao cửa đẹp mà chỉ có nghĩa là nhà kĩ nữ." (Diên Hương, Thành ngữ điển tích, Phương Lai, 1954), và cuối cùng trở thành:
<blockquote>Lầu xanhcó mụ Tú bà,Làng chơi đã trở về già hết duyên (Nguyễn Du, Kiều)</blockquote>
Lầu xanh rõ ràng đã trở thành nơi chứa gái làng chơi, gái giang hồ. Ngảnh mặt lại lầu xanh thương những kẻ Trầm luân chưa khỏi kiếp hồng nhan (Tôn Thọ Tường, Đĩ già đi tu)
Từ điển Génibrel (1898) và Gustave
Hue (1937) cũng chép lầu xanh là maison de prostitution (nhà đĩ,
nhà thổ).
<blockquote>Lầu hồng xưa kia là chỗ ở của con gái nhà giàu: Đêm ngày lòng những giận lòng Sinh đà về đến lầu hồng xuống yên (Kiều) </blockquote>Sau này lầu hồng cũng bị trở thành maison des chanteuses (nhà chứa con hát), và sau cùng là nhà chứa đĩ. Giang hồ
<blockquote>từ thủa mười lăm,
Đến năm mười
chín còn nằm trông xuân,
Xuân kia còn độ mấy lần,
Tấm thân phơi
chốn bụi trần mà thương (...)
(Hoàng Ngọc Phách, Giọt lệ hồng lâu)</blockquote>
Nhà chứa đĩ thời Tây được gọi là nhà đỏ, nhà thổ. Chữ thổ không phải là chữ Hán, cũng không phải là chữ Việt. Thổ là âm của tiếng Pháp tolérance (cũng như thổ mộ là âm của tombereau). Nhà thổ tức là maison de tolérance (nhà chứa đĩ) của Pháp. Xã hội ta thích ứng thật nhanh chóng với mọi hoàn cảnh!
<blockquote>Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường.</blockquote>
Tú Xương đã nắm bắt được chuyển biến của xã hội đương thời, đưa một dịch vụ ăn khách là thổ đĩ vào văn học. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) định nghĩa "nhà chứa" là nơi nuôi gái mãi dâm, tổ chức cho gái mãi dâm hành nghề, trong xã hội cũ. Đúng ra thì phải gọi là gái mại dâm (gái bán dâm), các ông đi chơi gái thì gọi là khách mãi dâm (khách mua dâm). Nhầm lẫn người mua với người bán âu cũng là
thói quen đã có từ lâu. Nhưng nếu phân biệt được chủ với khách, người cho với kẻ nhận thì vẫn hơn. Nhất là trong thời buổi nhiễu nhương có cả các cậu, các ông bán dâm cho người cùng phái. Người Hà Nội gọi các cô gái điếm thời Tây là đượi. Có người cho rằng đượi là nói trại của đười (con đười ươi, cùng họ với khỉ, tườu) vì các cô điếm đầu tóc bù xù, nửa người nửa ngợm, nửa đười ươi. Giải thích này nghe không xuôi tai vì phần đông các cô đượi đều ăn mặc hấp dẫn, son phấn, đầu tóc chải chuốt, phi dê (frisés). Có như vậy mới mong câu được khách chứ. Đầu bù tóc rối như đười ươi (mà đã có ai được thấy đầu tóc đười ươi chưa nhỉ?), thì đến tượng đồng đen, cột nhà cháy nó cũng chê, thì làm sao mà bán trôn nuôi miệng được? Có lẽ đượi chỉ là biến âm của đĩ mà thôi. Đọc trại với ý khinh bỉ và phân biệt. Đượi là me tây, đĩ là me ta. Đượi và đĩ còn có tên là gái
ăn sương. Tên nghe khá lãng mạn, nói lên được nỗi vất vả lúc đêm khuya thanh vắng. Kiếm ăn chung với các cô đượi là bọn ma cô (maquereau), bọn bồi xăm (chambre). Thời Pháp còn có nhà Lục xì. Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết Làm đĩ (1936) và phóng sự Lục xì (1937) nhưng tiếc
rằng Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Văn học, 1987) không đăng những truyện này nên rốt cuộc vẫn không biết Lục xì là gì. Cái phiền
của tuyển tập là vậy! Người khác chọn giùm mình. Cho đọc cái gì thì đọc cái ấy! Tra tìm trong từ điển Hán, Nôm thì không thấy Lục xì. Từ điển
Gustave Hue có từ Lục xì nhưng lại không giải thích, chỉ cho biết Lục xì là một từ phon. (tôi đoán phon. là viết tắt chữ phonétique, nghĩa là đọc theo âm). Nếu vậy thì Lục xì có thể là âm cuối của chữ syphilis (bệnh hoa liễu, còn gọi là giang mai, nôm na là bệnh lậu hay tim la). Nhà Lục
xì là nơi khám bệnh hoa liễu cho các cô điếm thời Tây. Thực dân Pháp đem vào nước ta một loại kĩ nữ mới là vũ nữ, các cô gái nhảy, ca ve (cavalière).
Gái nhảy phải biết... nhảy đầm, không cần biết hát. Các cô hành nghề tại các đăng xinh (dancing). Ông nào chồn chân muốn nhảy thì mua vé, chọn gái nhảy. Nhiều cô... làm thêm giờ phụ trội, nhảy cả tại phòng riêng. Trở lại với các nàng kĩ nữ. Chữ kĩ ban đầu còn có nghĩa, còn được dịch là ả đào, đào hát, con nữ phường chèo. Sau này được dịch thẳng là đĩ, con gái mại dâm (Đào Duy Anh), con đĩ nhà thổ (Thiều Chửu). Kĩ nữ và con đĩ, tuy là đồng hội đồng thuyền, cùng là xướng ca vô loài nhưng cũng được phân biệt đối xử. Những lúc hứng bốc lên dạt dào thì thi sĩ gọi bọn này là kĩ nữ
nghe cho thanh tao, lãng mạn! Nói đến kĩ nữ là người ta liên tưởng đến những số phận long đong, lỡ làng. Một kĩ nữ gảy khúc tì bà đã làm xúc động ông tư mã Giang Châu. Một kĩ nữ lênh đênh trên sông Hương ngợp ánh trăng đã làm mềm lòng nhiều thế hệ:
<blockquote>Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi,trăng sáng quá, khách ơi!
Đêm nay rằm:
yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở,
lòng em cô độc quá.
Khách ngồi lại
cùng em! Đây gối lả
Tay em đây mời
khách ngả đầu say,
Đây rượu nồng.
Và hồn của em đây
Em cung kính đặt
dưới chân hoàng tử.
...
Lời kỹ nữ
đã vỡ vì nước mắt.
Cuộc yêu đương
gay gắt vị làng chơi.
Người viễn
du lòng bận nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng
để theo lời gió nước.
Xao xác tiếng
gà. Trăng ngà lạnh buốt.
Mắt run mờ,
kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách đi.
-Du
khách đã đi rồi!
(Xuân Diệu, Lời kỹ nữ)</blockquote>
Người ta dễ thông cảm, xót thương cho số phận các nàng kĩ nữ và dửng dưng thậm chí khinh bỉ các nàng kĩ nữ nhập tịch Việt Nam, trở thành con đĩ
bình dân! Thành ngữ, ca dao của ta có rất nhiều câu ám chỉ bọn gái đĩ già mồm. Sau những trận chơi cho thủng trống tầm bông, cho toác toạc toàng toang, các ông không quên núp sau lưng vợ, lên mặt đạo đức khuyên các cô làm đĩ chín phương, để một phương lấy chồng. Kẻ ít học cũng a dua nói leo vài câu vô nghĩa:
<blockquote>Đĩ xơ
đĩ xác, đĩ xạc đĩ xờ
Đĩ ở trên bờ,
đĩ lặn xuống ao</blockquote>
Cũng có người thành thực hơn, ra mặt chê nhưng đúng hơn là ganh tị với đĩ :
<blockquote>Làm đĩ
có tàn, có tán, có hương án thờ vua, có chuông chùa niệm
Phật.</blockquote>
Toàn là chê, chửi, trách đĩ. Tha hồ cho sướng miệng! Ngày xưa người ta gọi trẻ con là thằng cu, cái đĩ. Cu là dương vật. Đĩ là gái làng chơi. Cu và đĩ mang nghĩa xấu, được mê tín ngày xưa dùng với mục đích để ma quỷ chê đứa bé, không ám hại nó. Ngôn ngữ hiện đại có từ kép đĩ điếm. Điếm nghĩa là cái kho, cái nhà chứa đồ. Đĩ điếm là từ kép nửa Việt nửa Hán, có nghĩa là nhà chứa đĩ hay là ổ mại dâm. Gái làng chơi có thêm tên gọi tắt là gái điếm. Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã hóa thân nàng kĩ nữ thành con đĩ, con điếm. Người xưa đồng hóa con hát với đĩ điếm và gọi bọn này là xướng ca
vô loài. Năm 1945, bộ trưởng bộ Giáo Dục-Mĩ Thuật Hoàng Xuân Hãn đã làm một cuộc cách mạng văn hóa, đưa hát xướng vào chương trình bậc
trung học. Hát xướng trở thành môn học bắt buộc. Xướng ca chính thức thoát khỏi cái nhục vô loài. Ngày nay nước ta có trường dạy âm nhạc, kịch, tuồng, chèo, cải lương. Đủ các bộ môn xướng ca. Nghệ sĩ xuất sắc được tặng danh hiệu, gắn huân chương. Ai dại mồm dại miệng tuyên bố xướng ca vô loài chắc sẽ bị cả triệu người tát cho vỡ mặt. Như vậy là nước ta hết đĩ rồi chăng? Hết làm sao được! Ngày nào còn các cậu, các ông lang bang, thèm của lạ thì ngày đó còn các cô, các bà làm cái nghề xưa nhất trên mặt trái đất này! Xướng ca vừa được phục hồi danh dự, được tôn vinh thì xã hội lại đẻ ra các nàng sờ nách ba (snack bar), bia ôm, mát xa (massage)...Có người mua thì có kẻ bán, còn người bán thì còn kẻ mua. Ngoạn mục thay cái đèn cù của kinh tế thị trường! Có điều lạ và bất công là phường chèo, gánh hát có cả kép hát nhưng ngôn ngữ bình dân gần như bỏ quên bọn này. Sách vở của ta chỉ đả động đến con đĩ chứ không nói đến thằng đĩ. Không biết xã hội phong kiến ngày xưa có kĩ nam không? Ngày nay thì nhiều nước có. Không những có kĩ nam mà còn có cả kĩ sư ! Ấy chết, xin đừng vội hiểu lầm là các ông các bà kĩ sư là... bậc thầy của đĩ ! Chữ kĩ (bộ thủ) của kĩ sư viết khác chữ kĩ (bộ nữ) của kĩ nữ. Kĩ sư là người có tài năng, chuyên về một kĩ thuật gì. Các cô kĩ nữ, các ông kĩ nam tân thời có tên gọi đáng yêu là ca sĩ. Sĩ này được trọng vọng hơn cả sĩ của "Sĩ, nông, công, thương". Thần tượng của vô số người. Dưới ánh đèn mờ, khói thuốc âm u, nhạc dìu dặt, mơ màng nghe các cô hát, các cô ca, các cô la, thỉnh thoảng được ngắm một cái ngoáy, một cái ưỡn thì chao ôi...xướng ca quả là sướng quá!
<blockquote>
<blockquote>
</blockquote>
</blockquote>
Nguyễn Dư |
Sách vở thường nói rằng xã hội Việt Nam ngày xưa có "Sĩ, nông, công, thương". Như vậy là còn thiếu. Người ta thời vua Lê Nhân Tôn (1447) xa tít.đã cố ý không kể một hạng người là bọn xướng ca vô loài vì không biết sắp xếp bọn này vào đâu cho ổn. Xướng ca bị coi là vô loài, bị khinh rẻ không thua gì thằng mõ. Bị khinh từ năm xửa năm xưa, từ "Dân Thanh Hóa thấy vua đến, trai gái đem nhau hát rí ren ở hành tại. Tục hát rí ren một bên con trai, một bên con gái, dắt tay nhau hát, hoặc tréo chân tréo cổ nhau, gọi là cắm hoa kết hoa, thói rất là xấu. Đài quan Đồng Hanh Phát bẩm với thái uý Khả rằng: "Lối hát ấy là thói dâm tục xấu, không nên cho người hát nhảm ở trước xa giá". Khả liền sai cấm hẳn." (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, tập 3, Khoa Học Xã Hội,1968, tr. 139). Trai gái bá vai bá cổ nhau ca hát là thói dâm tục rất xấu, cấm không được nhảm nhí trước kiệu vua. Muốn tốt đẹp, trang nghiêm thì... vào cung vua mà múa với hát! Năm 1462, vua Lê Thánh Tôn quy định rằng "Nhà phường chèo con hát và những kẻ phản nghịch, ngụy quan, có tiếng xấu, bản thân và con cháu đều không được đi thi, nếu mang sách hay mượn người làm hộ, thì trị tội theo luật." (Đại Việt sử kí toàn thư, sđd, tr.183). Phường chèo, con hát được bỏ cùng một rọ với đám phản nghịch, ngụy quan, có tiếng xấu. Cứ đà này thì có ngày mất mạng như chơi chứ chẳng đùa. Luật lệ nghiêm khắc và vô lí của Lê Thánh Tôn đã đẩy một số người trở về làng cũ học cày cho xong, học chữ thánh hiền chỉ tổ toi cơm tốn gạo.Phường chèo, con hát bị vùi dập có lẽ chỉ vì: "Xã hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân.Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bày tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con... Tất cả cái vô luân là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn." (Toan Ánh, Phong tục Việt Nam, Khai Trí, 1969, tr. 429). Mặc dù bị vua quan và nhà nho khinh ghét, mặc dù không được đi thi để ra làm quan lớn, bọn phường chèo, con hát vẫn tiếp tục hành nghề và vẫn được nhiều người dân thường ưa thích. "Khoảng năm Cảnh Hưng, phường hát chèo bội mới pha thêm lối tuồng, cũng đóng vai trò vẽ mặt ra múa hát đùa cợt, không khác gì ở hí trường. Các nhà tang gia hay đua nhau mượn phường chèo đóng tuồng để khoe khoang.Các quan chính phủ ghét hung lễ lại dùng lẫn lộn cả cát lễ, bèn nghiêm cấm, đã hơn mười năm. Đến năm Canh Tuất (1790) lại thấy dân gian bày trò hát bội ấy. Các con nhà lương gia tử đệ có người bỏ cả chức nghiệp đi theo học hát, khăn áo dáng bộ như đàn bà, thường khi ở nhà cũng nghêu ngao tập hát chèo, trước mặt khách cũng không thẹn thò gì cả. Lại còn trò đánh bạc chọi gà sinh ra nhan nhản. Tập tục đến thế thật đáng buồn!" (Phạm Đình Hổ, Vũ trung tuỳ bút, Văn Học,1972, tr. 57). May thay... cơ trời vần xoay, rồi cũng đến một ngày mai sáng sủa hơn. "Lệ cũ, cứ con nhà hát xướng không được vào nhà học hiệu, thi đỗ ra làm quan. Tiếc rằng không mở rộng đường cho kẻ tuấn dị tiến thân, để thu lấy nhân tài xuất chúng. Từ khi Lộc Khê Hầu (Đào Duy Từ) là con nhà hát xướng, vì không được ra thi, mới lẻn vào giúp nhà Nguyễn ở trong Nam, bấy giờ những kẻ đương sự mới hối rằng cái cách tìm kiếm nhân tài như thế là không rộng. Nhưng cũng chưa công nhiên bãi bỏ lệ cũ. Từ khi bà Trương quốc mẫu, người Như Kinh, là kẻ hát xướng được tuyển vào cung hầu Tần Quang Vương,sinh ra Trịnh Nhân Vương (Trịnh Cương), Biện trưởng cung,người Á Lữ, sau lại đắc sủng với Nhân Vương, nên các họ về giáo phường mới được kể bằng hàng với các họ nhà lương gia. Sau này các họ nhà đại khoa hiển hoạn cũng thường có người do giòng họ hát xướng mà phát đạt lên,nên những kẻ sĩ phu cũng cùng họ giao du tự nhiên, và rồi những nhà hát xướng cũng quên hẳn thế hệ nhà mình tự đâu mà ra. Xem đó thì biết thế vận phong tục mỗi ngày một khác." (Vũ trung tuỳ bút, sđd, tr. 79-80). Phải công nhận là... mê gái cũng có cái hay! Bên trên mê gái thì bên dưới cũng được nhờ! Vua chúa một khi quen hơi đào hát thì bao nhiêu cái nhảm nhí ngày xưa bỗng chốc được dẹp qua một bên. Luật lệ được tẩy xóa. Xin cảm ơn và tuyên dương cô đào hát họ Trương! Giọng ca tiếng hát và có lẽ cả thân hình của cô đã cảm hóa được lòng người, phá bỏ được bất công. Nhờ cô mà con cháu mở mày mở mặt. Nhưng thói đời, bia miệng thì cứ trơ trơ. Mặc dù vua chúa đã thôi lấy thịt đè người, đè con hát từ lâu rồi, nhưng thành kiến xướng ca vô loài vẫn cứ bám rễ trong đầu nhiều người đến tận đầu thế kỉ 20. Mẹ và em gái Tản Đà bất đắc dĩ phải "đắp đổi tháng ngày bằng điệu phách câu ca", bị "người ta hùa cả nhau vào bài xích việc xướng ca là việc giăng hoa đĩ bợm." (Nguyễn Mạnh Bổng, 1944). Bỗng dưng xướng ca lại được tặng thêm hỗn danh đĩ bợm. Tại sao vậy? Xướng ca có liên hệ gì với đĩ à? |
ậy đĩ là gì, là ai? Trong văn học, người Tàu gọi các cô làm nghề xướng ca là kĩ nữ. Kĩ nữ nguyên nghĩa chỉ là người con gái làm nghề ca xướng, múa hát. Chữ kĩ (bộ nữ) của tiếng Hán được ta đọc Nôm thành đĩ. Kĩ nữ của Tàu trở thành Con đĩ của ta. Kĩ nữ và con đĩ là hai chị em ruột. Con đĩ ngày xưa chỉ có nghĩa là người con gái làm nghề hát xướng chứ không phải là con đĩ làm nghề mại dâm như ngày nay! Thật hay đùa vậy? Xưa kia, trước khi làng mở hội cho mọi người vui chơi thì các vị chức sắc phải tổ chức tế lễ ngoài đình. Có rước phụng nghênh hồi đình (rước long kiệu từ miếu về đình) rất long trọng. Nghi trượng gồm nào cờ quạt, voi ngựa, nào bát bửu, cờ biển. Rồi đến phường đồng văn đánh trống, gõ thanh la, theo sau là mấy người con gái, đôi khi là con trai giả gái, vừa vỗ trống vừa múa hát gọi là con đĩ đánh bồng. Theo sau con đĩ đánh bồng là cờ vía, lọng vàng, lệnh kiếm, phường bát âm, long đình, kiệu thánh... và sau cùng là bô lão, chức sắccủa làng. (theo Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Tổng Hợp Đồng Tháp, 1990, tr. 96-100). Xem vậy thì vai trò của con đĩ ngày xưa cũng không có gì là tệ lắm, được múa hát diễn hành trước cả long đình, kiệu thánh, các bô lão, chức sắc của làng. Nếu chỉ múa hát thôi thì chẳng có gì là xấu. Có xấu chăng là kể từ ngày các con đĩ bị giới trưởng giả, mấy ông trí thức mời về nhà hát. Chính những vị tai mắt, khoa bảng, đã mở đường hoặc tiếp tay làm biến chất, làm hư các con đĩ. Buổi hát ban đầu rất lịch thiệp. Các quan ăn uống vui chơi, các cô hầu rượu, múa hát những bài do các quan yêu cầu. <blockquote>Hồng Hồng Tuyết Tuyết Mới ngày nào còn chửa biết chi chi Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì Ngảnh mặt lại đã đến kỳ tơ liễu (...)(Dương Khuê, Hồng Tuyết)</blockquote> Những chầu hát cô đầu dần dần bị những người thiếu tư cách biến thành nơi cợt nhả,bá vai gối đùi.<blockquote>Nhân sinh quý thích chí Còn gì hơn hú hí với cô đầu (...) Chơi cho thủng trống tầm bông.(Trần Tế Xương, Chơi ả đào)</blockquote> Rồi chẳng bao lâu, buổi hát chỉ còn là cái cớ cho những trận trác táng, tằng tịu, dâm loàn. <blockquote>Cũng ra đĩ rạc Bấy lâu nay đã toác toạc toàng toang Chán chê rồi về đến đầu làng Toan tấp tểnh những đường tu lý (...) (Trần Tế Xương, Đĩ rạc đi tu) </blockquote> Con đĩ vốn chuyên nghề hát xướng dần dần trở thành gái làng chơi. <blockquote>Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ Trời sinh ra cũng để mà chơi Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời Chơi thủng trống long dùi âu mới thích (...) Mai sau này giỗ có văn nôm Cha đời con đĩ cầu Nôm. (Nguyễn Khuyến, Đĩ cầu Nôm)</blockquote> |
chơi. Từ đây trở đi người ta đồng hóa đĩ với gái làng chơi, gọi gái làng chơi là đĩ. Sự biến chất này cũng tương tự như ý nghĩa của từ Thanh lâu (lầu xanh) và Hồng lâu (lầu hồng). Lầu xanh lúc đầu dùng để chỉ nhà sang trọng. Đến khoảng đời Đường thì được dùng để chỉ nơi ở của kĩ nữ. "Như vậy thì ngày nay Thanh Lâu không còn có nghĩa là nhà cao cửa đẹp mà chỉ có nghĩa là nhà kĩ nữ." (Diên Hương, Thành ngữ điển tích, Phương Lai, 1954), và cuối cùng trở thành:
<blockquote>Lầu xanhcó mụ Tú bà,Làng chơi đã trở về già hết duyên (Nguyễn Du, Kiều)</blockquote>
Lầu xanh rõ ràng đã trở thành nơi chứa gái làng chơi, gái giang hồ. Ngảnh mặt lại lầu xanh thương những kẻ Trầm luân chưa khỏi kiếp hồng nhan (Tôn Thọ Tường, Đĩ già đi tu)
Từ điển Génibrel (1898) và Gustave
Hue (1937) cũng chép lầu xanh là maison de prostitution (nhà đĩ,
nhà thổ).
<blockquote>Lầu hồng xưa kia là chỗ ở của con gái nhà giàu: Đêm ngày lòng những giận lòng Sinh đà về đến lầu hồng xuống yên (Kiều) </blockquote>Sau này lầu hồng cũng bị trở thành maison des chanteuses (nhà chứa con hát), và sau cùng là nhà chứa đĩ. Giang hồ
<blockquote>từ thủa mười lăm,
Đến năm mười
chín còn nằm trông xuân,
Xuân kia còn độ mấy lần,
Tấm thân phơi
chốn bụi trần mà thương (...)
(Hoàng Ngọc Phách, Giọt lệ hồng lâu)</blockquote>
Nhà chứa đĩ thời Tây được gọi là nhà đỏ, nhà thổ. Chữ thổ không phải là chữ Hán, cũng không phải là chữ Việt. Thổ là âm của tiếng Pháp tolérance (cũng như thổ mộ là âm của tombereau). Nhà thổ tức là maison de tolérance (nhà chứa đĩ) của Pháp. Xã hội ta thích ứng thật nhanh chóng với mọi hoàn cảnh!
<blockquote>Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường.</blockquote>
Tú Xương đã nắm bắt được chuyển biến của xã hội đương thời, đưa một dịch vụ ăn khách là thổ đĩ vào văn học. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) định nghĩa "nhà chứa" là nơi nuôi gái mãi dâm, tổ chức cho gái mãi dâm hành nghề, trong xã hội cũ. Đúng ra thì phải gọi là gái mại dâm (gái bán dâm), các ông đi chơi gái thì gọi là khách mãi dâm (khách mua dâm). Nhầm lẫn người mua với người bán âu cũng là
thói quen đã có từ lâu. Nhưng nếu phân biệt được chủ với khách, người cho với kẻ nhận thì vẫn hơn. Nhất là trong thời buổi nhiễu nhương có cả các cậu, các ông bán dâm cho người cùng phái. Người Hà Nội gọi các cô gái điếm thời Tây là đượi. Có người cho rằng đượi là nói trại của đười (con đười ươi, cùng họ với khỉ, tườu) vì các cô điếm đầu tóc bù xù, nửa người nửa ngợm, nửa đười ươi. Giải thích này nghe không xuôi tai vì phần đông các cô đượi đều ăn mặc hấp dẫn, son phấn, đầu tóc chải chuốt, phi dê (frisés). Có như vậy mới mong câu được khách chứ. Đầu bù tóc rối như đười ươi (mà đã có ai được thấy đầu tóc đười ươi chưa nhỉ?), thì đến tượng đồng đen, cột nhà cháy nó cũng chê, thì làm sao mà bán trôn nuôi miệng được? Có lẽ đượi chỉ là biến âm của đĩ mà thôi. Đọc trại với ý khinh bỉ và phân biệt. Đượi là me tây, đĩ là me ta. Đượi và đĩ còn có tên là gái
ăn sương. Tên nghe khá lãng mạn, nói lên được nỗi vất vả lúc đêm khuya thanh vắng. Kiếm ăn chung với các cô đượi là bọn ma cô (maquereau), bọn bồi xăm (chambre). Thời Pháp còn có nhà Lục xì. Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết Làm đĩ (1936) và phóng sự Lục xì (1937) nhưng tiếc
rằng Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Văn học, 1987) không đăng những truyện này nên rốt cuộc vẫn không biết Lục xì là gì. Cái phiền
của tuyển tập là vậy! Người khác chọn giùm mình. Cho đọc cái gì thì đọc cái ấy! Tra tìm trong từ điển Hán, Nôm thì không thấy Lục xì. Từ điển
Gustave Hue có từ Lục xì nhưng lại không giải thích, chỉ cho biết Lục xì là một từ phon. (tôi đoán phon. là viết tắt chữ phonétique, nghĩa là đọc theo âm). Nếu vậy thì Lục xì có thể là âm cuối của chữ syphilis (bệnh hoa liễu, còn gọi là giang mai, nôm na là bệnh lậu hay tim la). Nhà Lục
xì là nơi khám bệnh hoa liễu cho các cô điếm thời Tây. Thực dân Pháp đem vào nước ta một loại kĩ nữ mới là vũ nữ, các cô gái nhảy, ca ve (cavalière).
Gái nhảy phải biết... nhảy đầm, không cần biết hát. Các cô hành nghề tại các đăng xinh (dancing). Ông nào chồn chân muốn nhảy thì mua vé, chọn gái nhảy. Nhiều cô... làm thêm giờ phụ trội, nhảy cả tại phòng riêng. Trở lại với các nàng kĩ nữ. Chữ kĩ ban đầu còn có nghĩa, còn được dịch là ả đào, đào hát, con nữ phường chèo. Sau này được dịch thẳng là đĩ, con gái mại dâm (Đào Duy Anh), con đĩ nhà thổ (Thiều Chửu). Kĩ nữ và con đĩ, tuy là đồng hội đồng thuyền, cùng là xướng ca vô loài nhưng cũng được phân biệt đối xử. Những lúc hứng bốc lên dạt dào thì thi sĩ gọi bọn này là kĩ nữ
nghe cho thanh tao, lãng mạn! Nói đến kĩ nữ là người ta liên tưởng đến những số phận long đong, lỡ làng. Một kĩ nữ gảy khúc tì bà đã làm xúc động ông tư mã Giang Châu. Một kĩ nữ lênh đênh trên sông Hương ngợp ánh trăng đã làm mềm lòng nhiều thế hệ:
<blockquote>Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi,trăng sáng quá, khách ơi!
Đêm nay rằm:
yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở,
lòng em cô độc quá.
Khách ngồi lại
cùng em! Đây gối lả
Tay em đây mời
khách ngả đầu say,
Đây rượu nồng.
Và hồn của em đây
Em cung kính đặt
dưới chân hoàng tử.
...
Lời kỹ nữ
đã vỡ vì nước mắt.
Cuộc yêu đương
gay gắt vị làng chơi.
Người viễn
du lòng bận nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng
để theo lời gió nước.
Xao xác tiếng
gà. Trăng ngà lạnh buốt.
Mắt run mờ,
kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách đi.
-Du
khách đã đi rồi!
(Xuân Diệu, Lời kỹ nữ)</blockquote>
Người ta dễ thông cảm, xót thương cho số phận các nàng kĩ nữ và dửng dưng thậm chí khinh bỉ các nàng kĩ nữ nhập tịch Việt Nam, trở thành con đĩ
bình dân! Thành ngữ, ca dao của ta có rất nhiều câu ám chỉ bọn gái đĩ già mồm. Sau những trận chơi cho thủng trống tầm bông, cho toác toạc toàng toang, các ông không quên núp sau lưng vợ, lên mặt đạo đức khuyên các cô làm đĩ chín phương, để một phương lấy chồng. Kẻ ít học cũng a dua nói leo vài câu vô nghĩa:
<blockquote>Đĩ xơ
đĩ xác, đĩ xạc đĩ xờ
Đĩ ở trên bờ,
đĩ lặn xuống ao</blockquote>
Cũng có người thành thực hơn, ra mặt chê nhưng đúng hơn là ganh tị với đĩ :
<blockquote>Làm đĩ
có tàn, có tán, có hương án thờ vua, có chuông chùa niệm
Phật.</blockquote>
Toàn là chê, chửi, trách đĩ. Tha hồ cho sướng miệng! Ngày xưa người ta gọi trẻ con là thằng cu, cái đĩ. Cu là dương vật. Đĩ là gái làng chơi. Cu và đĩ mang nghĩa xấu, được mê tín ngày xưa dùng với mục đích để ma quỷ chê đứa bé, không ám hại nó. Ngôn ngữ hiện đại có từ kép đĩ điếm. Điếm nghĩa là cái kho, cái nhà chứa đồ. Đĩ điếm là từ kép nửa Việt nửa Hán, có nghĩa là nhà chứa đĩ hay là ổ mại dâm. Gái làng chơi có thêm tên gọi tắt là gái điếm. Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã hóa thân nàng kĩ nữ thành con đĩ, con điếm. Người xưa đồng hóa con hát với đĩ điếm và gọi bọn này là xướng ca
vô loài. Năm 1945, bộ trưởng bộ Giáo Dục-Mĩ Thuật Hoàng Xuân Hãn đã làm một cuộc cách mạng văn hóa, đưa hát xướng vào chương trình bậc
trung học. Hát xướng trở thành môn học bắt buộc. Xướng ca chính thức thoát khỏi cái nhục vô loài. Ngày nay nước ta có trường dạy âm nhạc, kịch, tuồng, chèo, cải lương. Đủ các bộ môn xướng ca. Nghệ sĩ xuất sắc được tặng danh hiệu, gắn huân chương. Ai dại mồm dại miệng tuyên bố xướng ca vô loài chắc sẽ bị cả triệu người tát cho vỡ mặt. Như vậy là nước ta hết đĩ rồi chăng? Hết làm sao được! Ngày nào còn các cậu, các ông lang bang, thèm của lạ thì ngày đó còn các cô, các bà làm cái nghề xưa nhất trên mặt trái đất này! Xướng ca vừa được phục hồi danh dự, được tôn vinh thì xã hội lại đẻ ra các nàng sờ nách ba (snack bar), bia ôm, mát xa (massage)...Có người mua thì có kẻ bán, còn người bán thì còn kẻ mua. Ngoạn mục thay cái đèn cù của kinh tế thị trường! Có điều lạ và bất công là phường chèo, gánh hát có cả kép hát nhưng ngôn ngữ bình dân gần như bỏ quên bọn này. Sách vở của ta chỉ đả động đến con đĩ chứ không nói đến thằng đĩ. Không biết xã hội phong kiến ngày xưa có kĩ nam không? Ngày nay thì nhiều nước có. Không những có kĩ nam mà còn có cả kĩ sư ! Ấy chết, xin đừng vội hiểu lầm là các ông các bà kĩ sư là... bậc thầy của đĩ ! Chữ kĩ (bộ thủ) của kĩ sư viết khác chữ kĩ (bộ nữ) của kĩ nữ. Kĩ sư là người có tài năng, chuyên về một kĩ thuật gì. Các cô kĩ nữ, các ông kĩ nam tân thời có tên gọi đáng yêu là ca sĩ. Sĩ này được trọng vọng hơn cả sĩ của "Sĩ, nông, công, thương". Thần tượng của vô số người. Dưới ánh đèn mờ, khói thuốc âm u, nhạc dìu dặt, mơ màng nghe các cô hát, các cô ca, các cô la, thỉnh thoảng được ngắm một cái ngoáy, một cái ưỡn thì chao ôi...xướng ca quả là sướng quá!
<blockquote>
<blockquote>
Nguyễn Dư
(Lyon, 3/2003)
(Lyon, 3/2003)
</blockquote>
</blockquote>
Re: Ca sĩ thời nay
Nếu nói thì nói đến khi nào cho hết.
Xã hội thì phải có đủ cả ....
Chân lý không theo số đông, cũng không theo thời cuộc bao giờ.
Người ta có quyền nói, có quyền bình.
Mỗi người có cái nhìn nhận cũng khác nhau.
Với Ai thì sao tôi không biết. còn riêng tôi yêu thích âm nhạc và tôi chỉ nghe lời hát thật hay thôi còn đời tư của họ tôi chẳng quan tâm làm gì cả. Bởi lẽ nghề nào cũng có người tốt và người xấu. Tốt xấu ko bởi cái nghề mà nó ra từ cái tâm của mỗi người.
Xã hội thì phải có đủ cả ....
Chân lý không theo số đông, cũng không theo thời cuộc bao giờ.
Người ta có quyền nói, có quyền bình.
Mỗi người có cái nhìn nhận cũng khác nhau.
Với Ai thì sao tôi không biết. còn riêng tôi yêu thích âm nhạc và tôi chỉ nghe lời hát thật hay thôi còn đời tư của họ tôi chẳng quan tâm làm gì cả. Bởi lẽ nghề nào cũng có người tốt và người xấu. Tốt xấu ko bởi cái nghề mà nó ra từ cái tâm của mỗi người.
mm- GIÁO SƯ
- Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58
Re: Ca sĩ thời nay
Nếu con gái tớ có chất giọng hay tớ không ngại cho nó là ca sĩ.
có điều khi nó làm ca sĩ mình phải hướng dẫn nó làm nghệ thuật một cách chân chính. hi hi
có điều khi nó làm ca sĩ mình phải hướng dẫn nó làm nghệ thuật một cách chân chính. hi hi
mm- GIÁO SƯ
- Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn :: TỰ HỌC :: NGHỆ THUẬT :: Âm Nhạc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer