Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
Nhà thơ Giang Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nhà thơ Giang Nam
Giang Nam
Tác giả và tác phẩm
Giang Nam
Tự thuật tiểu sử văn học:
Tên thật: Nguyễn Sung, sinh ngày 2/2/1929
Các bút danh: Giang Nam
Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh (sử dụng trên báo chí công khai xuất bản ở miền Nam dưới chế độ Mỹ - Ngô Đình Diệm từ 1955 đến 1960).
Quê quán: xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Nơi ở hiện nay: Thành phố Nha Trang.
Địa chỉ: nhà riêng: 46 Yersin Nha Trang. ĐT: 058.821447
Cơ quan: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa - 1 Quang Trung, Nha Trang.
Các tác phẩm đã xuất bản:
Thơ:
Tháng Tám ngày mai (thơ, NXB Văn học Hà Nội 1962)
Quê hương (thơ, NXB Văn nghệ Giải phóng 1962)
Quê hương (thơ, NXB Văn học Hà Nội 1965)
Người anh hùng Đồng Tháp (thơ và trường ca, NXB Giải phóng 1969).
Vầng sáng phía chân trời (thơ, NXB Văn học Giải phóng thành phố Hồ Chí Minh 1975).
Hạnh phúc từ nay (thơ, NXB Tác phẩm mới Hà Nội 1978).
Thành phố chưa dừng chân (thơ, NXB Tác phẩm mới Hà Nội 1985).
Một thời để nhớ (thơ, in chung 4 tác giả, Báo Văn hóa Văn phòng đại diện miền Trung xuất bản 1998).
ánh chớp đêm giao thừa (trường ca, NXB Quân đội nhân dân Hà Nội 1998).
Truyện:
Vở kịch cô giáo (truyện ngắn, NXB Văn học Hà Nội 1962)
Người Giồng Tre (truyện ngắn và ký, NXB Giải phóng 1969)
Trên tuyến lửa (truyện ngắn và ký, Sở Văn hóa Thông tin Long An xuất bản 1984)
Rút từ sổ tay chiến tranh (truyện ngắn và ký, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 1987)
Các giải thưởng văn học:
Giải ba về truyện ngắn của báo Thống Nhất năm 1960: truyện ngắn "Những người thợ đá".
Giải nhì về thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961: bài thơ "Quê hương"
Giải thưởng văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960 - 1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về thơ: tập thơ "Quê Hương".
Một số nét về tiểu sử:
Tôi sinh ngày 2/2/1929 trong một gia đình nho học. Cha thi tú tài ở Huế không đỗ về nhà làm ruộng. Gia đình có 7 con (4 trai, 3 gái) thì 3 người trai đầu (trong đó có tôi) đều thi đỗ thành chung. 4 anh em trai đều thoát ly tham gia kháng chiến, đều là đảng viên. Người anh lớn ở lại miền Nam hoạt động cách mạng sau hiệp định Giơ-ne-vơ bị địch giết năm 1955 (liệt sĩ).
Tôi tham gia cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp ở quê nhà, làm công tác thông tin tuyên truyền ở xã, sau lên tỉnh. Khi kết thúc chiến tranh tôi là Phó Trưởng ty Thông tin tỉnh Khánh Hòa. Vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 8 năm 1948.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, tôi được bố trí ở lại miền Nam bí mật hoạt động trong các thành phố, thị xã (Nha Trang, Phan Thiết, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Sài Gòn...) và vùng giải phóng của ta (Khánh Hòa, Khu 6 - Cực Nam Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ, Long An, Bến Tre, Thành phố Sài Gòn Gia Định...). Là Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam, ủy viên tiểu ban văn nghệ Trung ương cục, trưởng ngành văn. Có thời gian làm Trưởng tiểu ban văn nghệ, ủy viên Ban Tuyên huấn khu Sài Gòn Gia Định.
Sau ngày giải phóng miền Nam (1975) là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 2 và 3 đồng thời là ủy viên Đảng đoàn, Tổng Biên tập Báo Văn Nghệ, Trưởng ban đối ngoại Hội Nhà văn. Nhiều năm là chủ tịch Hội Văn nghệ Phú Khánh và Khánh Hòa. Về mặt nhà nước là đại biểu Quốc hội khóa 6 (1976 - 1981), Phó Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa (1989 - 1993).
Bài thơ đầu tiên được in: "Về vùng tạm chiếm" (1946) in trên báo "Thắng" của tỉnh Khánh Hòa.
Tập thơ đầu tay: "Tháng Tám ngày mai" (NXB Văn học 1962).
Tập truyện ngắn đầu tay: "Vở kịch cô giáo" (NXB Văn học 1962).
Cả 2 tập đều được in khi tác giả đang chiến đấu ở miền Nam.
Quan điểm về sáng tác:
... Tôi đã trở thành nhà thơ "không chuyên" vì công tác chính của tôi là xây dựng cơ sở, tuyên huấn, quản lý văn hóa văn nghệ và... sản xuất, đi theo bộ đội đánh giặc. Tôi thành "nhà thơ" lúc nào không biết, chủ yếu là không thể dằn lòng trước nỗi đau của bà con và nỗi đau của riêng mình. Tuyệt đại đa số bài viết là để cho mình đọc, để tự dặn với lòng mình hãy thủy chung với đất nước, với người mình thương. Đó là máu, là thịt của tôi chứ không phải ai khác, là "tự nguyện" với lòng mình chứ không phải do ai bắt buộc mình...
(Trích "Nhà văn Việt Nam: chân dung tự họa")
... Từ một cán bộ cách mạng hoạt động trong vùng bị chiếm suốt 9 năm chống Pháp và ở lại miền Nam tiếp tục cuộc chiến đấu chống Mỹ, tôi đã trở thành một người làm thơ. Tôi thấm thía một điều: cuộc chiến đấu ấy là ngọn nguồn cảm xúc lớn, là niềm vui và cả nỗi đau trong thơ tôi. Thú thật có những thời kỳ đen tối, hàng ngày đương đầu với cái chết, không một ai trong chúng tôi có ý nghĩ là mình sẽ còn sống khi kháng chiến thắng lợi. Thơ là trái tim đồng thời là chỗ dựa tinh thần của tôi. Những bài thơ đầu tiên là tôi viết cho mình, để mình đọc, để nhắn nhủ với người thân yêu của mình đang ở trong tù. Vì vậy nó rất thật, cái hay và cái dở của thơ tôi cũng từ cái gốc ấy mà ra. Bây giờ đã lớn tuổi rồi, có nhiều điều trong cuộc sống đã thay đổi, kể cả thơ. Đó là điều tất yếu và đáng mừng. Tuy nhiên cái không thay đổi là tấm lòng người làm thơ đối với cuộc sống, đối với con người.
Tôi hoan nghênh những tìm tòi về hình thức nếu những tìm tòi đó diễn đạt được điều tác giả muốn nói một cách thông minh, chân thật và xúc động. Mọi thứ làm dáng "tôn vinh chữ nghĩa" đều có mặt trái của nó là ngăn cản thơ đi vào lòng người.
Tôi cũng nghĩ rằng thơ Việt Nam phải mang đặc điểm Việt Nam, càng phát triển đổi mới càng phải biết và bảo tồn cái gì là Việt Nam, là dân tộc trong thơ. (Trích "Nhà văn Việt Nam hiện đại").
... Thơ hay phải chân thành, phải thật, không thể giả dối, thơ hay phải là những gì tác giả rứt ruột, rứt gan mình ra mà viết.
... Dù là "hướng nội" hay "hướng ngoại" (xét về mặt đề tài) thì thơ vẫn là tiếng nói của một trái tim gởi đến vạn trái tim khác, là sự đồng cảm giữa những tâm hồn. Thiếu cái đó, thơ chỉ còn là "xiếc" chữ nghĩa. Tôi vẫn tâm niệm suốt đời lời Bác Hồ nhận xét thơ tôi khi Người tiếp nhà thơ Thanh Hải (do chính nhà thơ Thanh Hải kể lại): "Thơ Giang Nam viết có tình".
Nguồn: www.ugvf.org
Tác giả và tác phẩm
Giang Nam
Tự thuật tiểu sử văn học:
Tên thật: Nguyễn Sung, sinh ngày 2/2/1929
Các bút danh: Giang Nam
Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh (sử dụng trên báo chí công khai xuất bản ở miền Nam dưới chế độ Mỹ - Ngô Đình Diệm từ 1955 đến 1960).
Quê quán: xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Nơi ở hiện nay: Thành phố Nha Trang.
Địa chỉ: nhà riêng: 46 Yersin Nha Trang. ĐT: 058.821447
Cơ quan: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa - 1 Quang Trung, Nha Trang.
Các tác phẩm đã xuất bản:
Thơ:
Tháng Tám ngày mai (thơ, NXB Văn học Hà Nội 1962)
Quê hương (thơ, NXB Văn nghệ Giải phóng 1962)
Quê hương (thơ, NXB Văn học Hà Nội 1965)
Người anh hùng Đồng Tháp (thơ và trường ca, NXB Giải phóng 1969).
Vầng sáng phía chân trời (thơ, NXB Văn học Giải phóng thành phố Hồ Chí Minh 1975).
Hạnh phúc từ nay (thơ, NXB Tác phẩm mới Hà Nội 1978).
Thành phố chưa dừng chân (thơ, NXB Tác phẩm mới Hà Nội 1985).
Một thời để nhớ (thơ, in chung 4 tác giả, Báo Văn hóa Văn phòng đại diện miền Trung xuất bản 1998).
ánh chớp đêm giao thừa (trường ca, NXB Quân đội nhân dân Hà Nội 1998).
Truyện:
Vở kịch cô giáo (truyện ngắn, NXB Văn học Hà Nội 1962)
Người Giồng Tre (truyện ngắn và ký, NXB Giải phóng 1969)
Trên tuyến lửa (truyện ngắn và ký, Sở Văn hóa Thông tin Long An xuất bản 1984)
Rút từ sổ tay chiến tranh (truyện ngắn và ký, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 1987)
Các giải thưởng văn học:
Giải ba về truyện ngắn của báo Thống Nhất năm 1960: truyện ngắn "Những người thợ đá".
Giải nhì về thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961: bài thơ "Quê hương"
Giải thưởng văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960 - 1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về thơ: tập thơ "Quê Hương".
Một số nét về tiểu sử:
Tôi sinh ngày 2/2/1929 trong một gia đình nho học. Cha thi tú tài ở Huế không đỗ về nhà làm ruộng. Gia đình có 7 con (4 trai, 3 gái) thì 3 người trai đầu (trong đó có tôi) đều thi đỗ thành chung. 4 anh em trai đều thoát ly tham gia kháng chiến, đều là đảng viên. Người anh lớn ở lại miền Nam hoạt động cách mạng sau hiệp định Giơ-ne-vơ bị địch giết năm 1955 (liệt sĩ).
Tôi tham gia cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp ở quê nhà, làm công tác thông tin tuyên truyền ở xã, sau lên tỉnh. Khi kết thúc chiến tranh tôi là Phó Trưởng ty Thông tin tỉnh Khánh Hòa. Vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 8 năm 1948.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, tôi được bố trí ở lại miền Nam bí mật hoạt động trong các thành phố, thị xã (Nha Trang, Phan Thiết, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Sài Gòn...) và vùng giải phóng của ta (Khánh Hòa, Khu 6 - Cực Nam Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ, Long An, Bến Tre, Thành phố Sài Gòn Gia Định...). Là Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam, ủy viên tiểu ban văn nghệ Trung ương cục, trưởng ngành văn. Có thời gian làm Trưởng tiểu ban văn nghệ, ủy viên Ban Tuyên huấn khu Sài Gòn Gia Định.
Sau ngày giải phóng miền Nam (1975) là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 2 và 3 đồng thời là ủy viên Đảng đoàn, Tổng Biên tập Báo Văn Nghệ, Trưởng ban đối ngoại Hội Nhà văn. Nhiều năm là chủ tịch Hội Văn nghệ Phú Khánh và Khánh Hòa. Về mặt nhà nước là đại biểu Quốc hội khóa 6 (1976 - 1981), Phó Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa (1989 - 1993).
Bài thơ đầu tiên được in: "Về vùng tạm chiếm" (1946) in trên báo "Thắng" của tỉnh Khánh Hòa.
Tập thơ đầu tay: "Tháng Tám ngày mai" (NXB Văn học 1962).
Tập truyện ngắn đầu tay: "Vở kịch cô giáo" (NXB Văn học 1962).
Cả 2 tập đều được in khi tác giả đang chiến đấu ở miền Nam.
Quan điểm về sáng tác:
... Tôi đã trở thành nhà thơ "không chuyên" vì công tác chính của tôi là xây dựng cơ sở, tuyên huấn, quản lý văn hóa văn nghệ và... sản xuất, đi theo bộ đội đánh giặc. Tôi thành "nhà thơ" lúc nào không biết, chủ yếu là không thể dằn lòng trước nỗi đau của bà con và nỗi đau của riêng mình. Tuyệt đại đa số bài viết là để cho mình đọc, để tự dặn với lòng mình hãy thủy chung với đất nước, với người mình thương. Đó là máu, là thịt của tôi chứ không phải ai khác, là "tự nguyện" với lòng mình chứ không phải do ai bắt buộc mình...
(Trích "Nhà văn Việt Nam: chân dung tự họa")
... Từ một cán bộ cách mạng hoạt động trong vùng bị chiếm suốt 9 năm chống Pháp và ở lại miền Nam tiếp tục cuộc chiến đấu chống Mỹ, tôi đã trở thành một người làm thơ. Tôi thấm thía một điều: cuộc chiến đấu ấy là ngọn nguồn cảm xúc lớn, là niềm vui và cả nỗi đau trong thơ tôi. Thú thật có những thời kỳ đen tối, hàng ngày đương đầu với cái chết, không một ai trong chúng tôi có ý nghĩ là mình sẽ còn sống khi kháng chiến thắng lợi. Thơ là trái tim đồng thời là chỗ dựa tinh thần của tôi. Những bài thơ đầu tiên là tôi viết cho mình, để mình đọc, để nhắn nhủ với người thân yêu của mình đang ở trong tù. Vì vậy nó rất thật, cái hay và cái dở của thơ tôi cũng từ cái gốc ấy mà ra. Bây giờ đã lớn tuổi rồi, có nhiều điều trong cuộc sống đã thay đổi, kể cả thơ. Đó là điều tất yếu và đáng mừng. Tuy nhiên cái không thay đổi là tấm lòng người làm thơ đối với cuộc sống, đối với con người.
Tôi hoan nghênh những tìm tòi về hình thức nếu những tìm tòi đó diễn đạt được điều tác giả muốn nói một cách thông minh, chân thật và xúc động. Mọi thứ làm dáng "tôn vinh chữ nghĩa" đều có mặt trái của nó là ngăn cản thơ đi vào lòng người.
Tôi cũng nghĩ rằng thơ Việt Nam phải mang đặc điểm Việt Nam, càng phát triển đổi mới càng phải biết và bảo tồn cái gì là Việt Nam, là dân tộc trong thơ. (Trích "Nhà văn Việt Nam hiện đại").
... Thơ hay phải chân thành, phải thật, không thể giả dối, thơ hay phải là những gì tác giả rứt ruột, rứt gan mình ra mà viết.
... Dù là "hướng nội" hay "hướng ngoại" (xét về mặt đề tài) thì thơ vẫn là tiếng nói của một trái tim gởi đến vạn trái tim khác, là sự đồng cảm giữa những tâm hồn. Thiếu cái đó, thơ chỉ còn là "xiếc" chữ nghĩa. Tôi vẫn tâm niệm suốt đời lời Bác Hồ nhận xét thơ tôi khi Người tiếp nhà thơ Thanh Hải (do chính nhà thơ Thanh Hải kể lại): "Thơ Giang Nam viết có tình".
Nguồn: www.ugvf.org
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer