DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


NGUỒN GỐC CÁCH GỌI TRẠNG NGUYÊN, BẢNG NHÃN, THÁM HOA Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

tích  phẩm  Phân  


NGUỒN GỐC CÁCH GỌI TRẠNG NGUYÊN, BẢNG NHÃN, THÁM HOA

3 posters

Go down

NGUỒN GỐC CÁCH GỌI TRẠNG NGUYÊN, BẢNG NHÃN, THÁM HOA Empty NGUỒN GỐC CÁCH GỌI TRẠNG NGUYÊN, BẢNG NHÃN, THÁM HOA

Bài gửi by BuiXuanTung 3/6/2010, 23:02

NGUỒN GỐC CÁCH GỌI TRẠNG NGUYÊN, BẢNG NHÃN, THÁM HOA

Việc gọi Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh là Trạng nguyên bắt đầu từ thời Đường. Còn việc gọi Đệ nhị danh là Bảng nhãn, Đệ tam danh là Thám hoa bắt đầu từ thời Nam Tống. Về sau, các thời Nguyên, Minh, Thanh vẫn tiếp tục sử dụng cách gọi đó trong khoa trường. Điều này vốn đã được Triệu Dực người thời Thanh khảo cứu và viết trong sách Cai dư tùng khảo rằng: “Người ta gọi ba người Tiến sĩ đệ nhất giáp trong cuộc thi Đình là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Từ đầu thời Võ Hậu, các Cống sĩ dự thi đứng ở trước điện, xếp thành thứ bậc (đẳng đệ), có lệ tấu trạng ở cửa điện, chính vì thế người đỗ đầu được gọi là Trạng đầu, còn gọi là Trạng nguyên... Cái tên Bảng nhãn chắc chắn bắt đầu xuất hiện từ thời Bắc Tống... Thời Bắc Tống, Đệ tam danh cũng được gọi là Bảng nhãn, chắc là vì nhãn (mắt) thì phải có hai cái cho nên cả Đệ nhị danh lẫn Đệ tam danh đều được gọi là Bảng nhãn. Về sau Đệ tam danh được gọi là Thám hoa, chỉ có Đệ nhị danh mới được gọi là Bảng nhãn... Mãi đến khi nhà Tống chuyển về Nam mới thường gọi Đệ tam danh là Thám hoa”. (Xem Cai dư tùng khảo, quyển 28 Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

Tuy nhiên, gần đây một số người nêu ra kiến giải khác, cho rằng việc gọi Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh là Bảng nhãn, Đệ tam danh là Thám hoa có lẽ là sự nhầm lẫn khởi đầu từ sách Mộng lương lục thời Nam Tống mà ra. Trong thiên thứ 3 Đường Tống dĩ lai khoa cử chi phóng bảng sách Đường Tống khảo thí chế độ sử do học giả người Đài Loan là Hầu Thiệu Văn viết có đoạn: “Theo Mộng lương lục, yết bảng ba người đỗ đầu, Đệ nhất danh Trạng nguyên, Đệ nhị danh Bảng nhãn, Đệ tam danh Thám hoa, đó là chế độ của triều Tống. Vì tác giả cuốn sách này là Ngô Tự Thụ người Nam Tống nên có thể tin cậy được... Nhưng trên thực tế, nếu khảo cứu lệ yết bảng thời Tống thì thấy thuyết về ba người đỗ đầu trong Mộng lương lục là rất đáng nghi ngờ”. Còn học giả Đặng Tự Vũ lại trình bày rõ lý do nghi ngờ của mình trong thiên thứ 2 Tống chi khảo thí chế độ sử, sách Trung Quốc khảo thí chế độ sử như sau: “ Mộng lương lục là sách biên tập (biên tập từ Vĩnh Lạc đại điển), “không biết có bị lẫn lộn với chế độ của đời sau không?”.

Nếu chỉ vì Mộng lương lục là sách do người thời Thanh biên tập mà nghi ngờ tính chân thực của những điều ghi chép trong sách, thì dẫu sao cũng mới chỉ là suy đoán mà thôi. Nay căn cứ vào những ghi chép của người thời Tống để khảo cứu, thì thấy việc gọi Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh là Bảng nhãn, Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh là Thám hoa quả thực bắt đầu từ thời Tống. Triệu Dực cho rằng bắt đầu từ thời Nam Tống. Người viết bài này thì lại cho rằng có thể bắt đầu sớm hơn, tức sau năm Hy Ninh 6 (1070) đời vua Thần Tông thời Bắc Tống.

Quả vậy, đầu thời Bắc Tống, cả Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh và Đệ tam danh đều được gọi là Bảng nhãn. Chẳng hạn: Trần Nhược Chuyết đỗ Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh năm Thái Bình Hưng Quốc 5 (980) đời Tống Thái Tông: “Thời bấy giờ gọi Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh là Bảng nhãn, Nhược Chuyết vốn chẳng hay chữ cho nên bị gọi là “ông bảng mù” (Theo Tống sử. Trần Nhược Chuyết truyện). Hay như về Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh Chu Nghiêm thời Chân Tông niên hiệu Hàm Bình nguyên niên (998), (Xem Tống hội yếu tập cảo bổ biên, phần Cử tử, trang 336), Vương Vũ Xưng có làm bài thơ nhan đề: Tống đệ tam nhân Chu Nghiêm Quang Bối tòng sự Hòa Châu (Tiễn Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh Chu Nghiêm Quang Bối đi công cán ở Hòa Châu), trong đó có câu rằng: “Bằng thuyền đông hạ Lịch Dương hồ, Bảng nhãn khoa danh thích hạt sơ” (Nghĩa là: Đi thuyền xuôi xuống phía đông tới hồ Lịch Dương, Bắt đầu thời mũ áo khoa danh Bảng nhãn), (Xem Tiểu súc tập quyển 11). Qua đó có thể thấy Đệ tam danh cũng được gọi là Bảng nhãn. Tuy nhiên, trong quyển 3 sách Vân Lộc mạn sao do Triệu Nhan Vệ người thời Nam Tống soạn có đoạn: “Người ta coi Trạng nguyên Đệ nhị danh là Bảng nhãn, Đệ tam danh là Thám hoa lang”. Câu này phản ánh hai vấn đề: Trạng nguyên thời Tống có thể bao gồm Tiến sĩ Đệ nhất danh, Đệ nhị danh và Đệ tam danh, nhưng nó đã có sự chuyển biến mang tính định hình hóa theo chiều hướng Đệ nhất danh dành riêng để gọi Trạng nguyên, Đệ nhị danh là Bảng nhãn, Đệ tam danh là Thám hoa. Vấn đề quan trọng là ở chỗ người ta bắt đầu gọi Đệ tam danh là Thám hoa từ bao giờ ? Thám hoa vốn có tên là Thám hoa lang, bắt đầu xuất hiện ở thời Đường. Thời bấy giờ Tiến sĩ sau khi đỗ, có lệ xuất tiền, mở hội. Trong hội thưởng hoa ở Hạnh Viên, người ta chọn ra hai người trẻ tuổi nhất trong số các Tiến sĩ gọi là Thám hoa lang và bắt làm thơ phú. Đầu thời Tống vẫn giữ nguyên lệ cũ, từ Đường trở đi, các kỳ yết bảng đều có”. Đến thời Bắc Tống đời vua Thần Tông niên hiệu Hy Ninh 6 (1033), Trạng nguyên Dư Trung xin bãi bỏ lệ yến tiệc, thăm hoa (thám hoa), (Xem Tống hội yếu tập cảo. Tuyển cử mục 11 phần 2, và Đông vi bút lục, quyển 6). Chính vì thế mà trong sách Thử phác, Đới Thực người thời Nam Tống đã suy luận rằng: “Thời Hy Ninh, Dư Trung đỗ Trạng nguyên, xin bãi bỏ lệ yến tiệc, thăm hoa (thám hoa).. có lẽ vì thế mà nhầm thành Đệ tam danh”. Ông cho rằng từ năm Hy Ninh thứ 6, sau khi bãi bỏ tên gọi Thám hoa lang thì tên gọi Thám hoa dần dần trở thành tên gọi Tiến sĩ Đệ tam danh. Theo đó thì cuối thời Bắc Tống, Bảng nhãn và Thám hoa dần dần định hình thành tên gọi Tiến sĩ Đệ nhị danh và Đệ tam danh.

Những trích dẫn trên đây cũng đủ để bác bỏ sự nghi ngờ của hai vị Đặng Tự Vũ và Hầu Thiện Văn chỉ vì sách Mộng lương lục là do người thời Thanh biên tập. Ngoài ra ta có thể kể đến những ghi chép trong các tài liệu lịch sử, bút ký thời Nam Tống khác để chứng minh rằng ở thời Nam Tống chắc chắn đã có cách gọi được dần dần định hình đó rồi. Chẳng hạn trong Thám hoa, quyển 2 của sách Triều dã loại yếu do Triệu Thăng thời Nam Tống soạn năm Bính Thân niên hiệu Đoan Bình (1236) đời vua [Tống] Lý Tông có đoạn: “Chọn ra hai người ít tuổi nhất trong số những người trẻ tuổi, đến ngày ban hỉ yến, đến trước vườn Quỳnh Lâm hái hoa đón Trạng nguyên, ngâm thơ. Thể lệ ấy của triều Đường lâu dần bị bãi bỏ. Ngày nay có người gọi Đệ tam danh là Thám hoa”. Hay như trong bộ sách Cổ kim hợp bích sự loại bị yếu do Tạ Duy Tân người thời Nam Tống soạn, hoàn thành năm Đinh Tỵ niên hiệu Bảo Hựu (1257) đời vua Lý Tông, ở phần Tiền tập, quyển 37 Khoa cử môn, đã đặt ra đề mục Điện thí, Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Trong mục Bảng nhãn có chép các câu chuyện dật sử về cập đệ Đệ nhị danh Lưu Hãng, Hàn Kỳ... mục Thám hoa có chép các câu chuyện dật sử về Tiến sĩ nhất giáp Đệ tam danh Lý Khánh. Từ đó có thể thấy vào cuối thời Nam Tống, Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa là tên gọi 3 người đỗ đầu khoa Tiến sĩ đã dần đi vào lòng người và được các sử gia sử dụng. Và như thế thì hiển nhiên không cần phải câu nệ vào tính chân thực của Mộng lương lục cũng đã đủ để rút ra kết luận.

Điều đáng nói ở đây là cách gọi ấy bắt nguồn từ thời Tống, nhưng không có nghĩa là nó đã trở thành một định chế trong chế độ khoa cử thời Tống. Tiến sĩ cập Đệ nhất danh là Trạng nguyên, Đệ nhị danh là Bảng nhãn, Đệ tam danh là Thám hoa chỉ trở thành định chế vào triều Minh Thái tổ: “Các Cử nhân về kinh dự thi gọi là thi Hội, người nào đỗ thì được Thiên tử đích thân hỏi thi ở sân đình gọi là thi Đình hay còn gọi là thi Điện, phân thành ba bậc nhất, nhị và tam giáp. Nhất giáp chỉ có 3 người là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa... Tên gọi Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa được định thành thể chế”. (Xem Minh sử. Tuyển cử chí ). ở thời Tống, cách gọi trên chưa trở thành định chế của triều đình, do đó khi yết bảng đương nhiên không thể có cái tên Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa được. Thí dụ Bảo Hựu tứ niên Đăng khoa lục viết: “Đệ nhất giáp 21 người: Đệ nhất danh Văn Thiên Tường; Đệ nhị danh Trần Thưởng, Đệ tam danh Dương Khởi Tân, Đệ tứ danh Trần Du...”. Nếu Hầu Thiệu Văn tiên sinh căn cứ vào đó mà phủ định cách gọi Tiến sĩ Đệ nhị danh là Bảng nhãn và Đệ tam danh là Thám hoa thời Nam Tống thì khó mà chấp nhận được.

Hoàng Phương Mai dịch
Theo Tạp chí Văn sử tri thức, số 3 năm 2002, tr.113-115).
BuiXuanTung
BuiXuanTung
THẠC SĨ
THẠC SĨ

Tổng số bài gửi : 450
Điểm : 18132
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1967
Join date : 20/04/2010
Age : 57
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://HOCHANH.FORUM-VIET.NET

Về Đầu Trang Go down

NGUỒN GỐC CÁCH GỌI TRẠNG NGUYÊN, BẢNG NHÃN, THÁM HOA Empty Re: NGUỒN GỐC CÁCH GỌI TRẠNG NGUYÊN, BẢNG NHÃN, THÁM HOA

Bài gửi by Admin 11/6/2010, 20:12

VÀI NÉT VỀ TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM
1) Lê Văn Thịnh (1038- ?)
Người làng Đông Cứu , huyện Yên Định, Bắc Giang . Đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông. Làm một người văn võ song toàn. Có công to trong cuộc thương lượng ở đất Vĩnh Bình( thuộc châu Ung sát huyện Quang Lang, tỉnh Cao Băn`g thời Lý ) năm 1084. Vì có công nên được thăng chức thái sự

2) Mạc Hiển Tích ( ? - ? )
Người làng Long Động, huyện Chí Linh ( Nay là Hải Hưng ). Đỗ TRạng nguyên khoa Bính Dần niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông. Làm quan Hàn lâm Học sĩ rồi thăng lên đến Thượng thư ( Mạc Đỉnh Chi là cháu 5 đời của ông).

3) Bùi Quốc Khái ( ? - ? )
Người làng Bình Lãng, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Tỵ niên hiệu Trịng Phù thứ 10 (1185), đời Lý Cao Tông. Ông đỗ cao và được nhận chức Nhập thị Kinh diên ( dậy Thái tử và hâù vua học )

4) Nguyễn Công Bình ( ? - ? )
Người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới ( Vĩnh Phú ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Dậu niên hiệu Kiến Gia thứ 3 (1213), đời Lý Huệ Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .

5) Trương Hanh ( ? - ? )
Người làng Mạnh Tân ( Yên Tân ), huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng , Hải Dương (huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Kiên Trung thứ 8(1232), đời Trần Thái Tông . Làm quan đến Thị lang, Hàn lâm Học sĩ .

6) Nguyễn Quan Quang ( ? - ? )
Người xã Tam sơn, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc( huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Ngọ(1234). Làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư không .

7) Lưu Miễn ( ? - ? )
Còn có tên Lưu Miện, không rõ quê quán. Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi niên hiệu Thiên Ứng - Chính Bình thứ 8 (1239), đơì Trần Thái Tông. Làm quan tới chức Hàn lâm Thị độc .

Cool Nguyễn Hiền ( 1234 - ? )
Người xã Dương A, huyện Thượng Hiên` , sau đổi là Thượng Nguyên ( nay là huyện Nam Ninh, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì , niên hiệu Thiên Ứng-Chính Bình thứ 16( 1247), đời Trần Thái Tông. Khi ấy ông mới 13 tuổi, vì còn thiếu niên vua cho về quê 3 năm tu dưỡng . Làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Về hưu, mất tại nhà. Có đi sứ Nguyên vài lân` .

9) Trần Quốc Lặc ( ? - ? )
Người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng ( nay là huyện Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời Trần Thái Tông. Làm quan đến Thượng thự Sau khi mất, vua phong làm Phúc thân`, hiệu là Mạnh Đạo Đại Vương .

10) Trương Xán ( ? - ? )
Người xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch , châu Bố Chính ( nay thuộc tỉnh Bình Trị Thiên ). Đỗ Trại Trạng nguyên, cùng khoa với kinh Trạng nguyên Trần Quốc Lặc năm 1256, đời Trần Thái Tông. ( Thời Trần nếu ai quê từ Ninh Bình trở ra đỗ Trạng nguyên thì gọi là Kinh Trạng nguyên, còn từ Thanh Hoá trở vào gọi là Trại). Về tri thức đều phải giỏi như nhau .

11) Trần Cố ( ? - ? )
Người xã Phạm Triền , huyện Thanh Miện, phủ Hạ Hồng ( nay thuộc huyện Ninh Khanh, Hải Hưng ). Đỗ Kinh Trạng nguyênkhoa Bính Dần niên hiệu Thiệu Longthứ 9 (1266), đời Trần Thánh Tông. Làm quan đến Hiến sát sứ .

12) Bạch Liêu ( ? - ? )
Người xã Nguyên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu( nay thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh ). Đỗ Trại Trạng nguyên cùng khoa với Kinh Trạng nguyên Trần Cố khoa Bính Dần. Sau khi qua đời được vua phong cho làm Phúc thần, hiệu là Đương Cảnh thành hoàng Đại Vương.

13) Lý Đạo Tái ( 1254 - 1334 )
Người làng Vạn Tải, huyện Gia Định xứ Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Than`h , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý, niên hiệu Nguyên Phong thứ 2 ( 1252 ), đời Trần Thái Tông. Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm, có đi sứ Trung Quốc. Về sau , ông bỏ quan đi tu ở chuà Quỳnh Lâm ( Hải Dương cũ ), được sư pháp Loa và Trần Nhân Tông ( tổ thứ nhất ) rất trọng . Năm 1317, Pháp Loa ( vị tổ thứ 2) đem y bát của Điêu ngự giác hoan`g ( tổ thứ nhất ) truyền cho . Sau khi được truyền Y bát, Đạo Tái lên tu ở núi Yên Tử làm vị tổ thứ 3 của phái Phật Trúc Lâm, với đạo hiệu Huyền Quang Tôn Giả . Huyền Quang giỏi thơ văn. Hiện còn tác phẩm " Trần triều thế phả hành trạng "

14) Đào Thúc ( ? - ? )
Người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn ( nay thuộc tỉnh Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Hợi, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông . Không rõ ông làm quan đến chức gì. Chỉ biết sau khi chết ông được phong Phúc thân` tại địa phương .

15) Mạc Đỉnh Chi ( 1272 - 1346 )
Có tên tự 9 tên chữ ) là Tiết Phu, người làng Lũng Động. Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), đời Trần Anh Tông. Làm quan đến Tả bộc xạ ( tức Thượng thư ), đi sứ nhà nguyên 2 lần. Thân hình xấu xí, tính giản dị thanh liêm, minh mẫn , đối đáp nhanh . Khi vào thi Đình, vua thấy ông quái dị , tỏ ý không hài lòng. Ông liền làm bài " Ngọc tỉnh liên phú " ( bài phú hoa sen trong giếng ngọc ) để tỏ chí mình. " Ngọc tỉnh liên phú ", thơ và câu đối cu/a ông vẫn còn truyền tới ngày nay trong sách "Việt âm thi tập" và " Toàn Việt thi lục ".

16) Đào Sư Tích ( ? - ? )
Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân , sau đổi là huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường ( nay thuộc huyện Nam Ninh , Hà Nam Ninh ). Đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Làm quan Tả tư lang trung, Nhập nội Hà khiển Han`h khiển . Vua sai ông chép sách " Bảo hoà điện dư bút ". Thời Hồ Quý Ly, bị giáng xuống Trung tư thị lang, Tri thẩm hình viện sự. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm Than`h hoan`g, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm Thượng đẳng thân`.

17) Lưu Thúc Kiệm ( ? - ? )
Người làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận Am, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Thìn niên hiệu Thánh nguyên thứ nhất (1400), đời Hồ Quý Lỵ Làm quan đến Hàn Lâm trực học sĩ. Ông giỏi văn từ biện bạch nên Hồ Quý Ly giao cho thảo các văn từ bang giao với các nước láng giềng. Ông là bạn cùng khoa với nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên ... Họ đều phục tài năng mẫn cán và đức tính liêm khiết của ông.

18) Nguyễn Trực ( 1417 - 1474 )
Có tên chữ là Công Dĩnh, tên hiệu là Hu Liêu, người làng Bối Khê, huyện Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc huyện Thanh Oai , Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3(1442), đời Lê Thái Tông. Làm quan đến Hàn lâm viện Thị giảng, đi sứ nha Minh gặp khi thi hội, ứng chế ông lại đỗ đầụ Người đương thời gọi ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên- Trạng nguyên hai nước . Hiện còn 3 tác phẩm : Bảo anh lương phương ( y học ), Hu Liêu tập (văn), và Ngu nhàm (văn).

LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN TRỰC

19) Nguyễn Nghiêu Tư ( ? - ? )
Có tên hiệu là Tùng Khê, thuở nhỏ còn có tên tục là Lợn vì đẻ tháng Hợi, người xã Phú Lương , huyện Võ Giàng , phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hoà thứ 6 (1448), đời Lê Nhân Tông. Làm quan An phủ sứ, Hàn lâm trực học sĩ. Đi sứ nhà Minh rồi được thăng lên Lại bộ Thượng thư .

20) Lương Thế Vinh (1441 - ? )
Có tên chữ là Cảnh Nghị , hiệu là Thụy Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Vụ bản, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), đời LêThánh Tông. Làm quan các chức: Trực học sĩ viện Hàn lâm, Thị thư, Chưởng viện sự. Ông chẳng những giỏi văn còn giỏi toán nên người đương thời gọi ông là Trạng Lường .

21) Vũ Kiệt ( ? - ? )
Người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Tỵ, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1473), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư .

22) Vũ Tuấn Thiều ( 1425 - ? )
Người làng Nhật Thiều, huyện Quảng Đức, phủ Trung Đô ( Nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang.

23) Phạm Đôn Lễ ( 1454 - ? )
Người làng Hải Triều , huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng, trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Thị lang, Thượng thự Ông là tổ sư nghề dệt chiếu cói Hới nổi tiếng của tỉnh Thái Bình .

24) Nguyễn Quang Bật ( 1463 - 1505 )
Người làng Bình Ngô, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( Nay là huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Hàn lâm Hiệu lý. Ông là thành viên nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú. Vì trái ý của LêUy Mục nên bị giáng xuống Thưà Tuyên, Quảng Nam. Vua sai người mật dìm chết ở sông Phúc Giang. Tương Dực Đế biết ông chết oan, bèn truy phong tước Bá , và tặng lá cờ thêu 3 chữ" Trung Trạng Nguyên ". Vua còn cho dân địa phương lập miếu thờ làm thành hoàng .

25) Trần Sùng Dĩnh ( 1465 - ? )
Người làng Đông Khê, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùiniên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Đô ngự sử Thập nhị Kinh diên, rồi được thăng lên Hộ bộ Thượng thự Khi mất được phong cho làm Phúc thân` tại quệ

26) Vũ Duệ ( ? - 1520 )
Còn có tên là Vũ Công Duệ, tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây( nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầụ

27) Vũ Tích ( ? - ? )
Có sách cho là Vũ Dương, người làng Man Nhuế, huyện Thanh Lâm, Thừa Tuyên , Hải Dương ( nay thuộc huyệ Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Làm quan đến Hàn lâm Thị thư, đi sứ Trung Quốc, được thăng lên Công bộ Thượng thư, tước Hầụ Có chân trong nhóm Tao Đàn thị nhập bát tú của LêThánh Tông .

28) Nghiêm Hoản ( ? - ? )
Còn có tên là Viên, xã Phùng Ninh Giang, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), đời Lê Thánh Tông. Ông mất ngay sau khi đỗ, chưa kiệp nhận chức .

29) Đỗ Lý Khiêm ( ? - ? )
Người xã Dong Lãng, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ ( Nay là huyện Vũ Thư , Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời Lê Hiển Tông. Làm quan đến Phó đô Ngự sử. Đi sứ nhà Minh bị mất ở dọc đường.

30) Lê Ích Mộc ( ? - ? )
Người xã Thanh Lãng, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn ( Nay là huyện Thủy Nguyên , thành phố Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 ( 1502), đời Lê Hiển Tông . Làm quan đến Tả thị lang. Trước khi đỗ đạt , ông ở chùa Diên Phúc, nên đến khi ông chết, nhân dân địa phương lập miếu thờ và tạc tượng ông thờ ở cạnh chùạ

31) Lê Nại ( 1528 - ? )
Có sách chép là Lê Đỉnh, người xã Mộ Trạch , huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng( nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyêhn khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất (1505), đời Lê Uy Mục. Làm qua đến Hộ bộ Thị Lang , lúc mất được tặng tước Đạo Trạch Bá.

32) Nguyễn Giản Thanh ( 1482 - ? )
Người xã Hương Mặc ( Ông Mặc ), huyện Đông Ngàn , phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay là huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 ( 1508), Đời Lê Uy Mục . Làm quan đến Viện hàn lâm Thị thư, kiêm Đông các Đại học sĩ. Đi sứ phương Bắc rồi được thăng lên Thượng thư, Hàn lâm Thị độc Chưởng viện sự, tước Trung Phủ Bá, lúc mất được tăng tước Hầu .

33) Hoàng Nghĩa Phú ( 1479 - ? )
Người xã Lương Xá( sau làm nhà ở Đan Khê ), huyện Thanh Oia , tỉnh Hà Sơn Bình ( nay là xã Đa Sĩ, Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 2 (1511), đời Lê Tương Dực . Làm quan đến Tham tri chính sự, kiêm Đô ngự sử. Lúc mất được phong làm phúc thần.

34) Nguyễn Đức Lượng ( ? - ? )
Người xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên niên hiệu Hồng Thuận thứ 5 (1514), đời Lê Tương Dực. Đi sứ phương Bắc, lúc mất được tặng Thượng thự

35) Ngô Miên Thiều ( Thiệu ) ( 1498 - ? )
Người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Dần, niên hiệu Quan Thiệu thứ 3 (1518), Đời Lê Chiêu Tông. Làm quan cho nhà Mạc đến Thượng thư kiêm Đô ngự sử, Nhập thị Kinh diên, tước Lý Khế.

36) Hoàng Văn Tán (? - ?)
Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi, niên hiệu Thống Nguyên thứ 2 (1523) thời Lê Cung Đế.

37) Trần Tất Văn ( ? - ? )
Người xã Nguyệt Áng, huyện An Lão, phủ Kinh Môn, Hải Dương ( nay thuộc ngoại thành Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526), thời Lê Cung Đế . Thời Mạc, đi sứ phương Bắc, rồi làm đến Thượng thư, tước Hàn Xuyên Bá .

38) Đỗ Tông ( ? - ? )
Người xã Lại Óc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 ( 1529), đời Mạc . Làm quan đến Đông các Đại học sĩ. Lúc mất được truy tặng Hình bộ Thượng thự

39) Nguyễn Thiến ( ? - ? )
Có tên hiệu là Cảo Xuyên , người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam ( nay thuộc tỉnh Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Đại Chính thứ 3 (1532), đơì Mạc Thái Tông ( Đăng Doanh ). Làm quan đến Thượng thư bộ Lại kiêm Đô ngự sử, tước Thư Quận Công . Thọ 63 tuổi .

40) Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 - 1585 )
Có tên chữ là Hạnh Phủ. hiệu là Bạch Vân tiên sinh , biệt hiệu Tuyết Giang Phu Tử . Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu đại chính thứ 6 (1535), đời Mạc Thái Tông. Làm Đông các Hiệu thư, Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Trình Tuyền Hầu .

41) Giáp Hải ( ? - ? )
Sau đổi tên là Giáp Trưng, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn ( nay thuộc huyện Yên Dũng, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ9 (1538), đời Mạc Thái Tông. Làm quan đến Lục bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diên, tước Kế Khê Bá, Luân Quận Công .

42) Nguyễn Kỳ ( ? - ? )
Người làng Bình Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu , trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Châu Giang, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu , niên hiệu Quảng Hoà thứ nhất ( 1541), đơì Mạc Hiến Tông ( Phúc Hải ). Làm quan đến Hàn lâm Thị thự

43) Dương Phú Tư ( ? - ? )
Người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Văn Lâm, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông ( Phúc Nguyên ). Làm quan Tham Chính. Dâng sớ xin qui thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn .

44) Trần Bảo ( 1523 - ? )
Người xã Cổ Chữ, huyện Giao Thủy , trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Xuân Thủy, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan Thượng thư, đi sứ phương Bắc, tước Nghĩa Sơn Bá, được tặng Quận Công .

45) Nguyễn Lượng Thái ( ? - ? )
Người xã Bình Ngô, huyện Gia Định , phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Than`h, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6 (1553), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan đến Tả thị lang bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham Hầu .

46) Phạm Trấn ( ? - ? )
Người xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc , phủ Hạ Hồng , Hải Dương ( nay thuộc huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn , niên hiệu Quang Bảo thứ 3 (1556), đời Mạc Tuyên Tông . làm quan cho nhà Mạc , khi nhà Mạc mất, cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hạị

47) Đặng Thì Thố ( 1526 - ? )
Người làng Yên Lạc, huyện Thanh Lâm ( nay thuộc huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Mùi , niên hiệu Quang Bảo thứ 6 (1559), đời Mạc Tuyên Tông. Được nhà Mạc rất trọng dụng .

48) Phạm Đăng Quyết ( ? - ? )
Tên lúc nhỏ là Phạm Duy Quyết, người làng Xác Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, Hải Dương ( Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất , niên hiề.u Thuần Phúc thứ nhất (1562), đời Mạc Mậu Hợp . Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Xác Khê Hầu .

49) Phạm Quang Tiến ( ? - ? )
Người làng Lương Xá, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 (1565), đời Mạc Mậu Hợp. Mất trên đường đi sứ Trung Quốc .

50 ) Vũ Giới ( ? - ? )
Người xã Lương Xá, huyện Lương Tài , trấn Kinh Bắc ( Thuận Thành, Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577). Làm quan đến lại bộ Thượng thự

51) Nguyễn Xuân Chính ( 1587 - ? )
Người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang. Được tặng Thượng thư, tước Hầụ

52) Nguyễn Quốc Trinh ( 1624 - 1674 )
Người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng ( nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì , Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Bồi tụng. Đi sứ Thanh ,bị giết hại, sau được truy tặng Binh bộ Thượng thư, Trì Quận Công. Vua cho tên thụy là Cường Trung và phong cho làm Thượng đẳng Phúc thân`.

53) Đặng Công Chất ( 1621 - 1683 )
Người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661). Làm quan đến Thượng thư bộ Binh , bộ Hình. Lúc mất được tặng Thiếu Bảo, tước Bá.

54) Lưu Danh Công ( 1643 - ? )
Người làng Phương Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam ( Nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), đời Lê Huyền Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .

55) Nguyễn Đăng Đạo ( 1650 - 1718 )
Sau đổi tên là Liên, người làng Hoài Bão, huyện Tiên Sơn, trấn Kinh Bắc nay là huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hoà thứ 4 (1683), đời Lê Hy Tông. Làm quan đến Hữu thị lang bộ Lại, Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Bá. Đi sứ Trung Quốc, lúc mất được tặng Thượng thư bộ Lại, Thọ Quận Công .

56) Trịnh Huệ ( 1701 - ? )
Có tên hiệu là Cúc Lam, người xã Sóc Sơn, huyện Quảng Hóa, Thanh Hoá ( nay thuộc huyện Quảng Xương, Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), đời Lê Ý Tông. Làm quan Tham tụng rồi được thăng lên Thượng thư bộ Hình, Quốc Tử Giám Tế Tửu ( thời Trịnh Doanh ).

Trịnh Huệ là Trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam .

Cuộc sống Việt ST
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 480
Điểm : 14631
Reputation : 0
Birthday : 01/01/1964
Join date : 19/04/2010
Age : 60
Đến từ : TP HCM VIET NAM

http://hochanh.net.vn

Về Đầu Trang Go down

NGUỒN GỐC CÁCH GỌI TRẠNG NGUYÊN, BẢNG NHÃN, THÁM HOA Empty Re: NGUỒN GỐC CÁCH GỌI TRẠNG NGUYÊN, BẢNG NHÃN, THÁM HOA

Bài gửi by ABC 11/1/2011, 21:44

CỬ NHÂN:
1. Học vị cao nhất trong các kì thi Hương từ thời Minh Mạng (1828) triều Nguyễn. Thời Lê, gọi là Cống sinh, Hương cống hay Hương tiến. CN đỗ đầu trong các kì thi Hương gọi là Giải nguyên.

2. Bằng tốt nghiệp đại học trong hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay.

CỐNG SĨ:
người đã đỗ Hương cống (từ triều Lê trở về trước) hoặc Cử nhân (dưới triều Nguyễn), đi thi Hội.

CỐNG SINH:
người học trò giỏi trong thời kì phong kiến được chọn qua các kì thi sát hạch ở tỉnh và được cấp lương ăn để chuẩn bị đi thi Hội.

ĐẠI KHOA:
từ để gọi người đã đỗ các khoa thi thời phong kiến từ thi Hội trở lên.

ĐỐC HỌC :
1. Chức quan coi việc học trong một tỉnh thời phong kiến. ĐH dạy ở trường tỉnh và tổ chức việc sát hạch ở tỉnh để chọn người học giỏi đi thi Hương. Sau 1933, chức vụ này được đặt trở lại ở Trung Kỳ để trông coi việc học ở một tỉnh lớn, nhưng chỉ ở bậc tiểu học (xt. Học quan).

2. Hiệu trưởng một trường tiểu học thời Pháp thuộc, sau này gọi là trường cơ bản của một tỉnh hay của một huyện lớn.


HỌC HÀM:
chức danh phó giáo sư và giáo sư do nhà nước phong cho cán bộ giảng dạy đại học, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lí khoa học có công trình nghiên cứu khoa học, có tham gia giảng dạy và đào tạo cán bộ trình độ đại học và sau đại học, căn cứ vào các tiêu chuẩn về chức danh được quy định chặt chẽ.

HỌC VỊ:
danh hiệu khoa học đánh giá trình độ học vấn trên đại học cho những người hoạt động ở tất cả các lĩnh vực khoa học. Ở Việt Nam hiện nay có HV: thạc sĩ, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Để được nhận những học vị này, nhất thiết phải bảo vệ luận án hoặc một công trình khoa học tương đương.

ABC
ABC
Admin

Tổng số bài gửi : 305
Điểm : 15339
Reputation : 0
Join date : 10/05/2010

Về Đầu Trang Go down

NGUỒN GỐC CÁCH GỌI TRẠNG NGUYÊN, BẢNG NHÃN, THÁM HOA Empty Re: NGUỒN GỐC CÁCH GỌI TRẠNG NGUYÊN, BẢNG NHÃN, THÁM HOA

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết