DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


Nếu ví những thầy cô giáo ..... Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

phẩm  Phân  tích  


Nếu ví những thầy cô giáo .....

Go down

Nếu ví những thầy cô giáo ..... Empty Nếu ví những thầy cô giáo .....

Bài gửi by mm 30/1/2012, 18:56

Nếu ví những thầy cô giáo đã từng dạy dỗ tôi như những người lái đò chở khách qua sông thì thầy là người đã dạy cho tôi biết lái đò, con đò của chính cuộc đời mình.
Lần đầu bước chân đến trường, thực lòng tôi đã có ý định bỏ nghề. Trước đây, khi còn là sinh viên, nghĩ đến vùng cao- miền núi tôi thường nghĩ đến những hình ảnh thật lãng mạn về những đám sương mù, những áng mây vờn trên đỉnh núi xanh thẫm, và thấp thoáng đâu đó vài cô sơn nữ đi nương về hoà lẫn trong tiếng sáo gọi bạn, tiếng mõ trâu lốc cốc vẳng xa … Nhưng trái với suy nghĩ của tôi, thực tế quả thật quá phũ phàng: Một dãy nhà xiêu vẹo giữa đồng không mông quạnh, điện không, nước không, lèo tèo vài học trò nhem nhuốc…Bao nhiêu dự định cống hiến, ý tưởng “đến bất cứ nơi đâu ta cũng lập nghiệp” bị cái hiện thực phũ phàng ấy đè bẹp trong chốc lát. Từ một kẻ có ý chí tôi trở thành người bất cần, bệ rạc…Nhưng thật may mắn, tôi đã gặp thầy.
Lúc đó trường có khoảng 20 GV nhưng hầu hết là đàn ông con trai. Những người đã có tuổi thì an phận thủ thường, cánh trẻ lại bất cần và chán nản. Riêng thầy, lúc nào cũng vậy, cặm cụi, tận tuỵ và kiên trì một cách …khó chịu. Lại thấy khó khó, nghiêm nghiêm? Có lẽ chính vì cái ác cảm ấy mà tôi thấy bất ngờ vì một hôm, thầy đã đến phòng tôi chơi, tôi chẳng biết nói gì ngoài những câu xã giao thông thường. Rất từ tốn, thầy nói với tôi: “Lên đây rồi thì cố gắng cháu ạ! Cấp trên tin mình, giao trách nhiệm cho mình, đồng bào ở đây đang chờ đợi và hi vọng ở chúng ta nhiều lắm”. Nếu bình thường mà nghe những lời động viên ấy thì thật là sáo rỗng. Nhưng nhìn thái độ và cách làm việc của thầy tôi đã suy nghĩ rất nhiều.
Mặc dù nhà chỉ cách trường 8 km nhưng đến cuối tuần thầy mới về. Vì “ở lại ăn cơm với anh em cho vui”-thầy nói. Và trong những bữa cơm thân tình, chúng tôi đã được thầy kể cho nghe những ngày gian nan của người thầy vùng cao. Xa nhà, đường đi khó, những lúc trời nắng thì bụi đỏ người, trời mưa lại trơn trượt, suối lũ dữ tợn… Nhưng những chuyện đó chẳng thấm tháp gì so với việc đi vận động học sinh đến lớp. Hàng ngày, các thầy chia nhau ra đến từng nhà học sinh trong những thôn bản cheo leo bên các sườn núi để động viên và giải thích cho phụ huynh hiểu để họ đồng ý cho con mình đến trường. Những khi trở về khu tập thể với cái đói lả người mà lại không có gì để ăn, anh em lại chia nhau người đi kiếm củi, người hái rau và măng rừng ăn cho qua bữa…cứ thế niềm vui của các thầy không phải là những lúc nhận lương hay phần thưởng mà là thấy học sinh vẫn đến lớp và mỗi ngày lại đông hơn… Nghe những lời tâm sự của thầy chúng tôi thấy sự khó khăn của mình chẳng đáng kể gì. Dần dần tôi đã hiểu về thầy nhiều hơn, và qua lời kể của những người học trò cũ và những người đồng nghiệp mẫu mực tôi càng khâm phục và tin tưởng thầy.
Khi bắt đầu làm thầy giáo, thầy chỉ có cái bằng 9+3, nhưng với sự say mê công việc, sự nhiệt tình và sáng tạo không ngừng, thầy đã làm nên những điều mà không nhiều người có thể làm được: Năm 1999, với cương vị là hiệu trưởng, thầy đã đưa trường TH Thiết ống thành trường chuẩn Quốc gia đầu tiên của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá; từ một hiệu trưởng trường TH thầy đã được cấp trên tín nhiệm, bổ sung vào đội ngũ quản lý bậc THCS vừa thiếu, vừa yếu, để rồi đến năm 2003 tôi được gặp thầy tại nơi này-trường THCS Văn Nho.
Với những cố gắng không biết mệt mỏi cùng những thành tích và sự cống hiến to lớn cho giáo dục miền núi, năm 2008, thầy đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú- là nhà giáo ưu tú đầu tiên của huyện miền núi Bá Thước…
Những thành tích ấy không làm thầy dừng lại hay cho phép mình ngừng nghỉ. Khi trường THCS Văn Nho đã có những tiến bộ nhất định, ngành GD lại có ý định chuyển thầy về làm Giám đốc TTGDTX trên địa bàn thị trấn, ai cũng mừng cho thầy vì bao nhiêu năm lặn lội đến các vùng khó khăn trên địa bàn huyện, nay được về Thị Trấn công tác. Nhưng thật bất ngờ, thầy đã từ chối, mọi người thật khó hiểu. Thầy đã nghĩ một cách giản dị và sâu sắc, thầy tâm sự với chúng tôi: “Dù công tác ở vùng nào thì cũng phái cố gắng hết mình. Về Thị trấn mà mình không say mê công việc thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Lối đi ngay dưới chân mình-mình sẽ bước những bước thật tự tin nếu mình tự đi. Và đôi chân sẽ lạc bước nếu mình cứ chạy theo cái này, cái kia. Ở đây, đồng bào đang cần mình, tin mình, mình sẽ ở lại với trường, với đồng bào…”. Cùng sống và làm việc với thầy, mỗi người đều thấy cần phải cố gắng hết mình. Những người giáo viên lâu nay “bình chân như vại” cảm thấy có cái gì đó cần phải chuyển biến. Đồng bào, các em học sinh ở đây như thấy được tấm lòng cao đẹp của thầy mà có những suy nghĩ và việc làm tích cực hơn… Từ khi có thầy, dù là một trường đặc biệt khó khăn nhưng trong danh sách HSG cấp huyện, cấp tỉnh đã có tên các học sinh trường THCS Văn Nho. Và nhiều năm liên tục nhà trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện. Có thể ví trường THCS Văn Nho như một dòng suối nhỏ giữa rừng bấy lâu khô cạn nay đang chuyển mình đưa những dòng nước mới hoà mình cùng dòng sông lớn làm nên diện mạo của ngành giáo dục huyện nhà.
Một dãy nhà ở giáo viên được khởi công xây dựng nhân dịp thầy được nhận danh hiệu nhà giáo ưu tú. Và thêm chương trình 30A của chính phủ, một dãy phòng học 2 tầng khang trang đang mọc lên. Thầy lại càng bận bịu và vất vả, nhưng trên khuôn mặt của thầy luôn rạng rỡ nét tươi cười vì thầy hiểu rằng cuộc sống của giáo viên đang được cải thịên từng ngày về cả vật chất lẫn tinh thần. Và điều đó cũng có nghĩa là các học sinh nơi đây sẽ được tiếp cận với những trang thiết bị dạy học và môi trường đầy đủ, phù hợp hơn để vươn xa hơn nữa…
Nhìn dãy nhà mới đang hiện hình mỗi ngày trong sương núi, tôi thấy lòng bồi hồi nhớ lại những ngày đầu tựa như một giấc mộng hãi hùng. Tôi thấy mình thật tự hào khi được là đồng nghiệp của thầy, thật hạnh phúc khi được thầy luôn tin tưởng. Nếu không gặp thầy, liệu tôi sẽ ra sao? Đứng bên thầy, tôi hiểu được rằng: cuộc sống luôn cần những con người có ý chí, có lý tưởng và có tấm lòng. Sẽ không thấy khó khăn nếu chúng ta biết chấp nhận, sẽ không thấy chán nản thất vọng nếu chúng ta biết vượt lên chính mình, sẽ rất nhiều hi vọng nếu chúng ta thực sự yêu quý học trò và tin tưởng đồng bào, người dân… Lần đầu tiên tôi viết câu cảm ơn thầy thành lời và đó là lời cảm ơn mãi mãi, vì nhờ thầy mà tôi có được như ngày hôm nay-một lòng tin tưởng với hi vọng lớn lao vào sự nghiệp, vào con người nơi đây. Và nhờ thầy mà tôi thấm thía một triết lý- cũng là tiêu đề một bài hát mà tôi rất thích-“Lối đi ngay dưới chân mình”. Đó là thầy Vũ Duy Văn-Hiệu trưởng trường THCS Văn Nho-Bá Thước-Thanh Hoá.
mm
mm
GIÁO SƯ
GIÁO SƯ

Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết