Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
Mẹ và những chiếc áo khoác cũ !
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Mẹ và những chiếc áo khoác cũ !
Mẹ và những chiếc áo khoác cũ !
Mùa Đồng về, không chỉ mang cái giá lạnh mà còn có gió hanh khô, phải chăng vì thế mà đường Hà Nội hơi gợn những đám bụi trước những dòng xe cộ tấp nập, vội vã. Chạy xe trên một con đường ngắn mà tôi cay xè mắt. Tôi tự hỏi, bình thường đi cả tiếng mà mắt cũng có sao đâu, lạ thật, tự dưng hôm nay lại chảy nhiều nước mắt như này nhỉ?. Đáng lẽ mua được chiếc áo tặng mẹ thì phải vui, phải mỉm cười vì đã có một món quà ý nghĩa tặng mẹ, đáng lẽ phải tưởng tượng xem mẹ sẽ đón nhận chiếc áo như thế nào? Mẹ có khen con trai mẹ thương mẹ không chứ? Vậy mà đằng này tôi lại chảy nước mắt và hình như là tôi khóc...vì tôi không biết giờ này mẹ có mặc đủ ấm không?.
Tôi cố tìm trong trí nhớ của mình để đếm xem mình đã mua bao nhiêu chiếc áo trong 10 năm nay, cả các anh chị của tôi và cả mẹ tôi nữa. Tính ra mỗi đứa chúng tôi cũng mua 5,6 chiếc áo khoác, còn mẹ thì hình như mẹ vẫn chưa mua quá 2 cái. Mẹ hay bảo: “Trời lạnh thì mẹ mặc nhiều áo, mẹ đi làm thì cần gì áo đẹp đâu”, vậy nên hàng ngày mẹ tôi thường mặc những chiếc áo cũ. Dạo trước khi còn áo trấn thủ thì mẹ mặc 2,3 cái áo dài tay bên trong, áo trấn thủ khoác bên ngoài lên đồi đi làm, khi áo trấn thủ không mặc được nữa mẹ mặc những cái áo mà chúng tôi không mặc nữa, có cái bị rách thì mẹ khâu lại. Nhưng dù có khâu thì chúng vẫn luôn nhuốm mầu đất, vì đi làm đồi thì không thể ngày nào cũng giặt cho sạch, mà có giặt cũng không hết được. Có lần tôi toan bỏ chiếc áo khoác quá “đát” ấy đi thì mẹ lại mắng, mẹ bảo “Mẹ mặc áo nào mà chẳng được, mặc áo khác lại phí đi”. Trời có lạnh mấy thì mẹ vẫn dậy từ khi trời chưa sáng, mẹ rang cơm cho 5 anh em chúng tôi ăn đi học, hoặc rán bánh, rồi mẹ cho lợn gà ăn, sau đó mẹ mới đi làm. Trong khi tôi được mặc áo lành, sạch nhưng vẫn cứ làm nũng đòi tết mẹ mua áo mới cho bằng bạn bè, thì mẹ hàng ngày vẫn lên trên những dẻo đồi cao, chống chịu những cơn gió cắt da cắt thịt với những chiếc áo khoác cũ…lúc ấy tôi đâu biết nghĩ gì. Thậm chí tết đến, mẹ nhường cho tôi chiếc áo rét đẹp nhất và duy nhất của mẹ cho tôi để tôi không bị lạnh thì tôi vẫn cứ nhận lấy, còn mẹ thì lại khoác những chiếc áo mà như mẹ nói là chúng tôi đã“thải ra”.
Một bàn tay mẹ phải lo toan đủ thứ, từ việc trồng trọt, chăn nuôi, tiền học phí cho 5 đứa con trai, lại thêm tiền học may cho con gái đầu, còn bố tôi thì ít khi làm việc đồng áng. Vậy mà mẹ không để cho chúng tôi thiếu thứ gì, hàng năm mẹ mua sắm cho mỗi đứa 2 bộ quần áo, mua cho quần áo mặc tết nữa, rồi sách vở và xe cộ. Tôi là đứa bé nhất nhà nên không cần nhiều tiền như anh chị, nhưng tôi lại hay ốm. Có đợt tôi ốm cả tháng, làm mẹ vừa vất vả vì công việc đồng áng, lại vừa phải lo chăm sóc cho tôi. Mẹ không quên nấu cháo đậu xanh trước khi đi làm, hay mẹ mang rau má trên đồi về giã cho tôi uống để tôi mau khỏi ốm… Đúng như trong ca dao có câu: “ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ; Năm canh chầy mẹ thức đủ năm canh”, đã có nhiều đêm mẹ thức trắng để chăm tôi. Hay có lần tôi bị ho khá lâu, trong nhà không còn gì bán được, mẹ đành cắt rau bí rồi đèo tôi đi chợ bán, nhưng đứng mãi mà chẳng có ai mua, sau rồi có người kì kèo mãi cũng mua cho hai mẹ con tôi. Được mười mấy nghìn, mẹ đưa tôi đi mua thuốc rồi mua bánh rán cho tôi ăn. Ngày ấy đúng là tôi thơ ngây quá, tôi hớn hở khoe với anh chị là tôi có bánh, mà đâu biết rằng mẹ tôi vất vả, lo lắng cho tôi như nào, nhất là mùa Đông đến mẹ vẫn mặc những chiếc áo khoác cũ.
Từ những gì mẹ dành cho chúng tôi, nhất là với tôi: “đứa con út ốm yếu của mẹ”, tôi càng có nghị lực quyết tâm học thật tốt, và ngay từ khi mới cắp sách đến trường tôi đã có ước mơ thi đỗ vào Đại học để không phụ công của mẹ. Đi học tôi cố gắng tiêu tiết kiệm, không dám xin mẹ nhiều tiền. Chúng tôi càng học lên cao thì đôi vai mẹ càng trĩu nặng, nhất là khi anh lớn vào bộ đội rồi đi học tiếp, cùng lúc đó anh thứ hai đỗ Cao đẳng, anh thứ tư vào cấp ba nhưng cũng học xa nhà. Mẹ ở nhà thêm bận rộn hơn, mẹ bắt đầu phải đi vay tiền của hàng xóm mỗi khi các anh goi điện về xin tiền gấp, mái tóc mẹ chuyển sang màu bạc nhanh trông thấy và thưa dần vì bị rụng, bàn tay mẹ ngày càng “sần sùi” vì bươn chải, càng ngày mẹ càng gầy, nhìn mẹ tôi không khỏi xót xa. Nhưng tôi cũng không thể làm gì ngoài giúp mẹ những việc vặt như đi làm cỏ cho hoa mầu hay đi chăn trâu giúp mẹ ngoài giờ học.
Rồi tôi thi đỗ Đại học, chuồng trâu của mẹ hơn hai chục con giờ chỉ còn một, vàng mẹ tích góp cũng không còn nữa. Mẹ cũng yếu đi nhiều, nhận giấy báo điểm tôi chỉ xin mẹ một điều “mẹ cho con ở nhà đi làm giúp mẹ, mẹ nhé”, nhưng mẹ bảo tôi: “dù phải bán nốt con trâu, dù phải bán bớt ruộng đất và đi làm thuê từng ngày thì mẹ cũng làm để cho con học, nên con phải đi học đi, học để sau này đỡ khổ”. Mẹ không nói thêm thì tôi cũng biết tôi sẽ phải làm gì, đúng như mẹ nói, mẹ đã bán dần đất đai, mẹ đi làm thuê cho người ta để lấy tiền cho tôi và anh trai bên trên đi học Đại học. Vẫn là tấm áo cũ năm nào, giờ không chỉ bạc mầu, không chỉ nhuốm mầu đất mà còn thêm nhiều chỗ rách và chiếc dây buộc quanh người thay cho khóa áo, Mỗi lần về thăm nhà là mỗi lần nước mắt tôi lại tràn ra. Mẹ gầy đi quá nhiều, thuy thoảng mẹ lại ốm phải vào viện, vậy mà ra viện mẹ lại đi làm không ngày nào nghỉ, mặc dù chúng tôi không đồng ý nhưng không ai ngăn được mẹ, có nói gì thì mẹ bảo “tao chỉ làm đến khi thằng sót học xong thôi” (sót là tên khác mẹ hay gọi tôi). Tôi lại định nghỉ học nhưng các anh động viên nên lại tiếp tục, đồng thời tôi cũng không muốn phụ công mẹ đã nuôi bao năm, may sao chúng tôi được vay thêm tiền của Nhà nước nên mẹ tôi cũng bớt lo cho chừng nào, nhưng mẹ vẫn đi làm thuê mỗi khi công việc ở nhà đã xong, rồi mẹ gửi giuốc cho tôi, mẹ mua áo khoác, mua khăn gửi từ nhà lên vì mẹ sợ tôi tiết kiệm không dám mua…còn mẹ thì vẫn mặc những chiếc áp khoác cũ.
Cuối cùng, sau bốn năm học Đại học tôi cũng tốt nghiệp và thật may mắn khi tôi được giữ lại làm công tác Đoàn ngay nơi tôi học. Vậy là tôi đã làm được điều mẹ mong và đạt được ước mơ của mình, tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng ít nhất tôi cũng làm mẹ vơi đi nhiều nỗi lo. Sang Đông, nhưng cái lạnh của Hà Nội không bằng cái lạnh ở quê. Nhìn những người trạc tuổi mẹ mặc những chiếc áo khoác đắt tiền và sang trọng, tôi chợt nhớ đã bao lâu mẹ chưa mua chiếc áo khoác nào nên ghé qua hàng quần áo để chọn một chiếc cho mẹ mình với số tiền ít ỏi tiết kiệm được. Cầm chiếc áo khoác tôi nghĩ tới mẹ mình với những nỗi nhọc nhằn gian khổ vì sáu chị em tôi, tôi chỉ muốn mang về nhà tặng mẹ luôn để khi đi chợ hay đi chơi đâu mẹ có áo mặc thay chiếc áo mà mẹ đã mặc mấy năm nay…và những giọt nước mắt không biết rơi từ lúc nào…không biết mẹ đi làm có mặc đủ ấm không?.
Vẫn mong cho con, ấm êm một đời, hạnh phúc khi con cười, yên lòng khi thấy con vui, Mẹ đã nâng con dậy, khi con ngã trên đường đời… Dành cho con hết mọi nguồn yêu thương…nghe những câu hát vang lên sao ngọt ngào và ý nghĩa quá, và cũng làm tôi thấy nhớ tới mẹ mình ! tôi có được ngày hôm nay là nhờ công lớn của mẹ, bài viết trong những dòng nước mắt này tuy chưa được hoàn thiện nhưng đây là lời tri ân mà tôi muốn dành tặng mẹ mình – người mẹ kính yêu đã trải qua bao gian khó để nuôi chúng tôi nên người và có được ngày hôm nay !. Xin được gửi tới mẹ lời nhắn mà tôi chưa một lần dám nói “Mẹ ơi ! con yêu mẹ nhiều lắm”.
Người viết : - Hà Công Thái
- Địa chỉ liên lạc: Văn phòng Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội – 136 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội.
- Điện thoại : 0976975098
- Địa chỉ mail: hathai.hnue@gmail.com
Thông tin về nhân vật trong bài viết: (mẹ) Đinh Thị Luyện
- Địa chỉ: Thôn 6 – Xã Phú Long – Huyện Nho Quan – Tỉnh Ninh Bình
- Số điện thoại:0984309081
Mùa Đồng về, không chỉ mang cái giá lạnh mà còn có gió hanh khô, phải chăng vì thế mà đường Hà Nội hơi gợn những đám bụi trước những dòng xe cộ tấp nập, vội vã. Chạy xe trên một con đường ngắn mà tôi cay xè mắt. Tôi tự hỏi, bình thường đi cả tiếng mà mắt cũng có sao đâu, lạ thật, tự dưng hôm nay lại chảy nhiều nước mắt như này nhỉ?. Đáng lẽ mua được chiếc áo tặng mẹ thì phải vui, phải mỉm cười vì đã có một món quà ý nghĩa tặng mẹ, đáng lẽ phải tưởng tượng xem mẹ sẽ đón nhận chiếc áo như thế nào? Mẹ có khen con trai mẹ thương mẹ không chứ? Vậy mà đằng này tôi lại chảy nước mắt và hình như là tôi khóc...vì tôi không biết giờ này mẹ có mặc đủ ấm không?.
Tôi cố tìm trong trí nhớ của mình để đếm xem mình đã mua bao nhiêu chiếc áo trong 10 năm nay, cả các anh chị của tôi và cả mẹ tôi nữa. Tính ra mỗi đứa chúng tôi cũng mua 5,6 chiếc áo khoác, còn mẹ thì hình như mẹ vẫn chưa mua quá 2 cái. Mẹ hay bảo: “Trời lạnh thì mẹ mặc nhiều áo, mẹ đi làm thì cần gì áo đẹp đâu”, vậy nên hàng ngày mẹ tôi thường mặc những chiếc áo cũ. Dạo trước khi còn áo trấn thủ thì mẹ mặc 2,3 cái áo dài tay bên trong, áo trấn thủ khoác bên ngoài lên đồi đi làm, khi áo trấn thủ không mặc được nữa mẹ mặc những cái áo mà chúng tôi không mặc nữa, có cái bị rách thì mẹ khâu lại. Nhưng dù có khâu thì chúng vẫn luôn nhuốm mầu đất, vì đi làm đồi thì không thể ngày nào cũng giặt cho sạch, mà có giặt cũng không hết được. Có lần tôi toan bỏ chiếc áo khoác quá “đát” ấy đi thì mẹ lại mắng, mẹ bảo “Mẹ mặc áo nào mà chẳng được, mặc áo khác lại phí đi”. Trời có lạnh mấy thì mẹ vẫn dậy từ khi trời chưa sáng, mẹ rang cơm cho 5 anh em chúng tôi ăn đi học, hoặc rán bánh, rồi mẹ cho lợn gà ăn, sau đó mẹ mới đi làm. Trong khi tôi được mặc áo lành, sạch nhưng vẫn cứ làm nũng đòi tết mẹ mua áo mới cho bằng bạn bè, thì mẹ hàng ngày vẫn lên trên những dẻo đồi cao, chống chịu những cơn gió cắt da cắt thịt với những chiếc áo khoác cũ…lúc ấy tôi đâu biết nghĩ gì. Thậm chí tết đến, mẹ nhường cho tôi chiếc áo rét đẹp nhất và duy nhất của mẹ cho tôi để tôi không bị lạnh thì tôi vẫn cứ nhận lấy, còn mẹ thì lại khoác những chiếc áo mà như mẹ nói là chúng tôi đã“thải ra”.
Một bàn tay mẹ phải lo toan đủ thứ, từ việc trồng trọt, chăn nuôi, tiền học phí cho 5 đứa con trai, lại thêm tiền học may cho con gái đầu, còn bố tôi thì ít khi làm việc đồng áng. Vậy mà mẹ không để cho chúng tôi thiếu thứ gì, hàng năm mẹ mua sắm cho mỗi đứa 2 bộ quần áo, mua cho quần áo mặc tết nữa, rồi sách vở và xe cộ. Tôi là đứa bé nhất nhà nên không cần nhiều tiền như anh chị, nhưng tôi lại hay ốm. Có đợt tôi ốm cả tháng, làm mẹ vừa vất vả vì công việc đồng áng, lại vừa phải lo chăm sóc cho tôi. Mẹ không quên nấu cháo đậu xanh trước khi đi làm, hay mẹ mang rau má trên đồi về giã cho tôi uống để tôi mau khỏi ốm… Đúng như trong ca dao có câu: “ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ; Năm canh chầy mẹ thức đủ năm canh”, đã có nhiều đêm mẹ thức trắng để chăm tôi. Hay có lần tôi bị ho khá lâu, trong nhà không còn gì bán được, mẹ đành cắt rau bí rồi đèo tôi đi chợ bán, nhưng đứng mãi mà chẳng có ai mua, sau rồi có người kì kèo mãi cũng mua cho hai mẹ con tôi. Được mười mấy nghìn, mẹ đưa tôi đi mua thuốc rồi mua bánh rán cho tôi ăn. Ngày ấy đúng là tôi thơ ngây quá, tôi hớn hở khoe với anh chị là tôi có bánh, mà đâu biết rằng mẹ tôi vất vả, lo lắng cho tôi như nào, nhất là mùa Đông đến mẹ vẫn mặc những chiếc áo khoác cũ.
Từ những gì mẹ dành cho chúng tôi, nhất là với tôi: “đứa con út ốm yếu của mẹ”, tôi càng có nghị lực quyết tâm học thật tốt, và ngay từ khi mới cắp sách đến trường tôi đã có ước mơ thi đỗ vào Đại học để không phụ công của mẹ. Đi học tôi cố gắng tiêu tiết kiệm, không dám xin mẹ nhiều tiền. Chúng tôi càng học lên cao thì đôi vai mẹ càng trĩu nặng, nhất là khi anh lớn vào bộ đội rồi đi học tiếp, cùng lúc đó anh thứ hai đỗ Cao đẳng, anh thứ tư vào cấp ba nhưng cũng học xa nhà. Mẹ ở nhà thêm bận rộn hơn, mẹ bắt đầu phải đi vay tiền của hàng xóm mỗi khi các anh goi điện về xin tiền gấp, mái tóc mẹ chuyển sang màu bạc nhanh trông thấy và thưa dần vì bị rụng, bàn tay mẹ ngày càng “sần sùi” vì bươn chải, càng ngày mẹ càng gầy, nhìn mẹ tôi không khỏi xót xa. Nhưng tôi cũng không thể làm gì ngoài giúp mẹ những việc vặt như đi làm cỏ cho hoa mầu hay đi chăn trâu giúp mẹ ngoài giờ học.
Rồi tôi thi đỗ Đại học, chuồng trâu của mẹ hơn hai chục con giờ chỉ còn một, vàng mẹ tích góp cũng không còn nữa. Mẹ cũng yếu đi nhiều, nhận giấy báo điểm tôi chỉ xin mẹ một điều “mẹ cho con ở nhà đi làm giúp mẹ, mẹ nhé”, nhưng mẹ bảo tôi: “dù phải bán nốt con trâu, dù phải bán bớt ruộng đất và đi làm thuê từng ngày thì mẹ cũng làm để cho con học, nên con phải đi học đi, học để sau này đỡ khổ”. Mẹ không nói thêm thì tôi cũng biết tôi sẽ phải làm gì, đúng như mẹ nói, mẹ đã bán dần đất đai, mẹ đi làm thuê cho người ta để lấy tiền cho tôi và anh trai bên trên đi học Đại học. Vẫn là tấm áo cũ năm nào, giờ không chỉ bạc mầu, không chỉ nhuốm mầu đất mà còn thêm nhiều chỗ rách và chiếc dây buộc quanh người thay cho khóa áo, Mỗi lần về thăm nhà là mỗi lần nước mắt tôi lại tràn ra. Mẹ gầy đi quá nhiều, thuy thoảng mẹ lại ốm phải vào viện, vậy mà ra viện mẹ lại đi làm không ngày nào nghỉ, mặc dù chúng tôi không đồng ý nhưng không ai ngăn được mẹ, có nói gì thì mẹ bảo “tao chỉ làm đến khi thằng sót học xong thôi” (sót là tên khác mẹ hay gọi tôi). Tôi lại định nghỉ học nhưng các anh động viên nên lại tiếp tục, đồng thời tôi cũng không muốn phụ công mẹ đã nuôi bao năm, may sao chúng tôi được vay thêm tiền của Nhà nước nên mẹ tôi cũng bớt lo cho chừng nào, nhưng mẹ vẫn đi làm thuê mỗi khi công việc ở nhà đã xong, rồi mẹ gửi giuốc cho tôi, mẹ mua áo khoác, mua khăn gửi từ nhà lên vì mẹ sợ tôi tiết kiệm không dám mua…còn mẹ thì vẫn mặc những chiếc áp khoác cũ.
Cuối cùng, sau bốn năm học Đại học tôi cũng tốt nghiệp và thật may mắn khi tôi được giữ lại làm công tác Đoàn ngay nơi tôi học. Vậy là tôi đã làm được điều mẹ mong và đạt được ước mơ của mình, tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng ít nhất tôi cũng làm mẹ vơi đi nhiều nỗi lo. Sang Đông, nhưng cái lạnh của Hà Nội không bằng cái lạnh ở quê. Nhìn những người trạc tuổi mẹ mặc những chiếc áo khoác đắt tiền và sang trọng, tôi chợt nhớ đã bao lâu mẹ chưa mua chiếc áo khoác nào nên ghé qua hàng quần áo để chọn một chiếc cho mẹ mình với số tiền ít ỏi tiết kiệm được. Cầm chiếc áo khoác tôi nghĩ tới mẹ mình với những nỗi nhọc nhằn gian khổ vì sáu chị em tôi, tôi chỉ muốn mang về nhà tặng mẹ luôn để khi đi chợ hay đi chơi đâu mẹ có áo mặc thay chiếc áo mà mẹ đã mặc mấy năm nay…và những giọt nước mắt không biết rơi từ lúc nào…không biết mẹ đi làm có mặc đủ ấm không?.
Vẫn mong cho con, ấm êm một đời, hạnh phúc khi con cười, yên lòng khi thấy con vui, Mẹ đã nâng con dậy, khi con ngã trên đường đời… Dành cho con hết mọi nguồn yêu thương…nghe những câu hát vang lên sao ngọt ngào và ý nghĩa quá, và cũng làm tôi thấy nhớ tới mẹ mình ! tôi có được ngày hôm nay là nhờ công lớn của mẹ, bài viết trong những dòng nước mắt này tuy chưa được hoàn thiện nhưng đây là lời tri ân mà tôi muốn dành tặng mẹ mình – người mẹ kính yêu đã trải qua bao gian khó để nuôi chúng tôi nên người và có được ngày hôm nay !. Xin được gửi tới mẹ lời nhắn mà tôi chưa một lần dám nói “Mẹ ơi ! con yêu mẹ nhiều lắm”.
Người viết : - Hà Công Thái
- Địa chỉ liên lạc: Văn phòng Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội – 136 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội.
- Điện thoại : 0976975098
- Địa chỉ mail: hathai.hnue@gmail.com
Thông tin về nhân vật trong bài viết: (mẹ) Đinh Thị Luyện
- Địa chỉ: Thôn 6 – Xã Phú Long – Huyện Nho Quan – Tỉnh Ninh Bình
- Số điện thoại:0984309081
Similar topics
» những chiếc đầm dạ hội tuyệt vời
» GS Ngô Bảo Châu và bài học từ chiếc áo mưa
» nhúng những Video Clip từ trang YouTube vào forum
» GS Ngô Bảo Châu và bài học từ chiếc áo mưa
» nhúng những Video Clip từ trang YouTube vào forum
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer