DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

phẩm  tích  Phân  


Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động

4 posters

Go down

Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động Empty Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động

Bài gửi by pekundethuong2403 2/9/2011, 19:23

1. Mở bài: _ Giới thiệu chung
+ Chuyện gì xảy ra vào thời gian nào? Ở đâu (Ở lớp em)
+ Đó là chuyện lí thú hay cảm động

2. Thân bài: _Kể lại diễn biến câu chuyện
+ Đang giờ học văn, bạn Thúy được báo ra cổng trường gặp người nhà
+ Bạn trở lại lớp với vẻ mặt buồn rầu, đôi mắt đỏ hoe
+ Cô giáo hỏi lí do, Thúy cho biết cha bạn bị tông xe đang nằm trong bệnh viện
+ Cả lớp lặng đi xúc động
+ Cô giáo cho lớp nghỉ sớm rồi chở Thủy đến bệnh viện để gặp ba
+ Biết nhà Thủy nghèo nên lớp đả quyên góp một số tiền cho Thủy để giúp đỡ phần nào cho gia đình bạn ấy
3. Kết bài: _ Cảm nghĩ của em
+ Rất thương người bạn bất hạnh
+ Thấm thía bài học về lòng nhân ái pale
pale pale pale pale pale pale pale pale pale pale pale pale pale pale pale pale

pekundethuong2403
Thành Viên mới
Thành Viên mới

Tổng số bài gửi : 1
Điểm : 9621
Reputation : 2
Birthday : 24/03/1999
Join date : 02/09/2011
Age : 25
Đến từ : TP.HCM

Về Đầu Trang Go down

Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động Empty Re: Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động

Bài gửi by ABC 2/9/2011, 21:16

duoc day! co len
ABC
ABC
Admin

Tổng số bài gửi : 305
Điểm : 15339
Reputation : 0
Join date : 10/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động Empty Re: Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động

Bài gửi by binhngu 12/9/2011, 09:18

dở tệ

Question

binhngu
Thành Viên mới
Thành Viên mới

Tổng số bài gửi : 2
Điểm : 9600
Reputation : 2
Birthday : 08/11/1999
Join date : 12/09/2011
Age : 24

Về Đầu Trang Go down

Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động Empty Re: Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động

Bài gửi by ABC 12/9/2011, 14:24

Cho em tham khao mot so cau chuyen cam dong ne

Câu chuyện 1

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: "Tôi ghét người". Từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu
được từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
Câu chuyện thứ hai:

Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể
hả con?"
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con."
Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi
mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học
được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn
nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì."
Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ
chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của
mẹ."
Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì
thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng
đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm
đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối.
Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi.
Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố
khóc như tôi.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời
chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ
nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ,
phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?"
Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa
vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc
sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để
mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải
là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.Câu chuyện thứ 3

Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.
Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên
bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề
ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo
lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi
mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp
tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu
hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được
mẹ mình nói chuyện với cô giáo.
"Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.
Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên.
Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là
tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống
người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng
thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con
tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không
chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều
mình đã làm."
Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng
tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành
cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.Câu chuyện thứ 4
Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như
sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác
phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của
các họa sỹ nổi tiếng.
Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền
lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của
mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như
mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu
chuyện xảy ra...
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã
mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là
khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con
mình.
Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng
con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người.
Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta
báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến
trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về
từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu
vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể
hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở
trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai
tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con
bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết
đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu
được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không
phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng
cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn
treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước
mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có
được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."
Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài
năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất
xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm
nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi
bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và
những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác
phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên
và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu
tiên sẽ là bức chân dung này..."
Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta
không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"
Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá
cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán
với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là
hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và
tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý
không?"
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt
đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến.
Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta
sẽ dừng tại đây!"
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ
các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi
bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây,
NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC
BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”
ABC
ABC
Admin

Tổng số bài gửi : 305
Điểm : 15339
Reputation : 0
Join date : 10/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động Empty Re: Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động

Bài gửi by HAMHOCHOI 12/9/2011, 14:48

Câu chuyện cảm động về 7 học trò nghèo cùng thi đậu ĐH, CĐ
(Dân trí) - Lần đầu thi đại học, với tinh thần vượt khó tuyệt vời và sự chăm chỉ vượt bậc, 7 học sinh tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Thủy Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế) đã đậu vào ĐH, CĐ 2011 trong niềm vui chung của mọi người.
Điều đáng nói là cả 7 em mới lần đầu thi đại học nhưng đã biết tự lượng sức mình và xác định được đam mê nghề để cùng nhau dắt tay vào giảng đường.

Con nhà nghèo đỗ đại học



Các em trong Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân đậu ĐH, CĐ, từ trái qua: Văn - Ly - Duy - Yến - Anh - Tam (Thúy không có mặt vì về quê thăm nhà)
Tất cả các em đến với trung tâm từ nhiều năm nay vì gia cảnh quá khó khăn. Như em Nguyễn Thị Ngọc Ly quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền (TT-Huế), mẹ mất khi em mới lớp 1, cha đau cột sống không đủ khả năng làm lụng nuôi con. Thế là cả 3 chị em nhà Ly được đưa vào đây và sống với nhau.

Tự học là chính, người chị của Ly đã đậu ngành Sư phạm mầm non, ĐH Sư phạm Huế. Trong kỳ thi năm nay, Ly đã đậu với số điểm 14,5, tiếp bước vào giảng đường cùng ngành học với chị gái. Ước mơ của em sẽ thành một cô nuôi dạy trẻ thật tốt sau khi ra trường để còn lo thêm kinh tế cho bố.

Còn cậu học trò Hoàng Xuân Tam ở huyện Quảng Điền (TT-Huế), ba mất sớm, mẹ em làm ruộng nuôi không đủ 5 đứa con bèn gửi em vào trung tâm. Làm bài hết sức mình, đến khi nhận được tin vui với điểm số sít sao 13,5, em nhảy cẫng lên vì vui sướng. Từ nay, Tam đã chính thức trở thành tân kỹ sư ngành Thủy sản, ĐH Nông lâm Huế.

“Với kiến thức đã học, ước chi sau ni em có một hồ nuôi tôm, một hồ nuôi cá để phụ thêm cho mẹ và giúp mấy đứa em là không còn chi bằng” - Tam nhỏ nhẹ nói về tương lai giản dị của mình sau khi ra trường.


Sống trong trung tâm, các em đã giúp nhau học bài, ôn bài cho nhau.
Từ miền biển nghèo ở Thuận An (TT-Huế), em Nguyễn Thị Thúy đã đậu khoa Luật (ĐH Huế) với điểm số cao 19,5. Cha bị ung thư mất, mẹ em chằm nón không đủ miếng ăn cho con. Từ đó, cả 3 anh em của Thúy vào trung tâm để sống. Lúc chúng tôi đến gặp nhóm 7 bạn này thì cũng trùng thời gian em xin về nhà thăm mẹ. Được biết, anh trai của Thúy với nỗ lực cao cách đây mấy năm đã đậu vào ĐH Kinh tế Huế. Đứa em trai út vừa qua cũng đã đoạt giải nhì môn Sinh toàn thành phố.

Tuy cha mẹ vẫn còn nhưng do ở ngoại tỉnh, gia cảnh rất khó khăn nhưng 2 bạn Phan Đình Văn và Hoàng Lan Anh (cùng ở Quảng Trị) vào trung tâm sinh sống. Vừa qua, Văn được thi 19,5 điểm, đậu ngành Điện Kỹ thuật, ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Anh thi 18,5 điểm đậu ngành Luật thương mại, ĐH Luật TPHCM.

Ước mơ đi đôi với 2 em khi Văn muốn được trở thành kỹ sư trong các công ty chế tạo vi mạch điện tử. Lan Anh tuy hơi “lệch” ngành một chút nhưng với kiến thức học được từ luật, em có đam mê được làm lĩnh vực kinh doanh trong một công ty lớn; đồng thời sẽ mở thêm 1 viện dưỡng lão để làm hoạt động từ thiện cho xã hội.

Cậu bạn đậu cao đẳng duy nhất trong số 7 học trò tại trung tâm là Trần Đại Duy. Thi ĐH Y dược Huế nhưng không đủ điểm, Duy đã xét tuyển đậu vào ngành CĐ ĐH Nông lâm Huế. Ba mất, nhà không còn trụ cột nuôi 4 con, Duy đã hy sinh vào trung tâm để rồi cố gắng hết sức vào được ngưỡng cửa cuộc đời.

Chân dung á khoa Sư phạm Anh

Cao nhất nhóm bạn ở trung tâm với 24 điểm, cô bé Trần Thị Ngọc Yến đã trở thành á khoa ngành Sư phạm Anh, ĐH Ngoại ngữ Huế. Hoàn cảnh em Yến là một sự nỗ lực đáng khen ngợi. Ba mẹ làm nông, nhà thuộc diện hộ nghèo ở vùng quê Thủy Lương, Hương Thủy.

Á khoa ngành Sư phạm Anh, ĐH Ngoại ngữ Huế - Trần Thị Ngọc Yến
Từ nhỏ em đã thích môn tiếng Anh nhưng vì nghèo quá nên không có điều kiện học. Phải đến khi vào cấp 3 tại trường chuyên Quốc Học, những kiến thức về môn ngoại ngữ hấp dẫn này mới được em tiếp thu đầy đủ từ thư viện trường, sách mượn, photo của thầy cô, bạn bè trong lớp.

Được nhà trường giới thiệu vào ở Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân, Yến dần dần bồi dưỡng vốn tiếng Anh qua giao tiếp với các bạn tình nguyện viên nước ngoài đến trung tâm giúp đỡ, rồi em đọc thêm sách ngoại văn, chăm chỉ học từ vựng, ngữ pháp.

Khác với những bạn cùng trang lứa được đi học thêm từ đầu cấp 3, Yến chỉ mới học thêm 1 khóa luyện thi Anh văn vào năm 12, trước mấy tháng thi đại học. Dù con đường học hành nhiều khó khăn đến thế nhưng Yến còn giành thêm vị trí thủ khoa ngành Du lịch học (Khoa Du lịch ĐH Huế - khối A) với 17,5 điểm.

Tiết lộ bí quyết học, Yến cho biết hàng ngày em hay ghi ra giấy những từ vựng mới. Khi gặp đồ vật hay sự việc nào thì đều liên tưởng ra từ tiếng Anh, nếu “bí” thì chạy vào tra từ điển. Cấu trúc ngữ pháp khi làm bài em suy nghĩ theo tư duy tiếng Việt vì có khá nhiều điểm tương đồng giữa 2 ngôn ngữ và chỉ học thuộc những cấu trúc lạ để làm “nhẹ đầu” trong kỳ thi.


Yến và các bạn hái rau vườn chuẩn bị cho bữa ăn

“Với ham muốn được đi nhiều nơi để thấy, hiểu được nền văn hóa, con người các nước trên thế giới, sau này em sẽ cố gắng vào làm việc tại một tổ chức phi chính phủ làm về xã hội. Công việc em thích là được giúp đỡ các trẻ em nghèo như em có được một cuộc sống tốt hơn” - cô bé á khoa có đôi mắt sáng, tinh nghịch tâm sự.
Những bước đi vào tương lai

Được biết, trong thời gian ôn thi đại học, 7 bạn đã chia thành 2 nhóm nam - nữ và học cùng nhau để lên “dây cót” tinh thần. Những bài tập khó, cách làm phức tạp thì cả nhóm cùng xúm nhau lại bàn luận, tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Vì được trung tâm miễn làm vườn, việc nhà trong thời gian ôn thi nên các em càng có nhiều thời gian để tập trung tối đa sức lực vào học ôn thi.

Sau khi thi đậu, các em lại trở về với công việc thường ngày và giúp các bảo mẫu làm việc, chăm và dạy học các em nhỏ hơn. Các em dẫn chúng tôi ra khu vườn khoe thành quả “tăng gia sản xuất” là những khóm rau lang, rau muống, cải xanh mát mắt và cả mấy giàn mướp lủng lẳng quả nặng.

Bên vườn mướp trĩu quả do chính tay các em trồng
Khác với những bạn cùng trang lứa có hoàn cảnh khá giả được nhà mua cho xe máy, máy vi tính, điện thoại, cả 7 em đều không có quà tặng gì của bố, mẹ vì nhà còn quà nghèo. Nhưng nhìn các em chơi đùa, chúng tôi lại thấy sự hạnh phúc đang tràn đầy trong con người vì tất cả đều biết, đậu đại học sẽ là ngưỡng cửa để đổi đời, để giúp cha mẹ.

Cô Ngô Thị Thu Hồng, giám đốc Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân tâm sự với chúng tôi “Đây là năm mà trung tâm có nhiều em đậu đại học nhất. Như một người mẹ lớn, tôi rất vui vì đã cùng các em đạt được kết quả tốt. Ra chợ mà mấy người bán hàng cứ nói: Cô có 7 đứa con đậu đại học, cao đẳng đây rồi - làm mình thấy lòng ấm áp lắm”.

Sau kỳ thi ĐH căng thẳng, em Tam thích dành thời gian chăm vườn.
Chia sẻ về cách giáo dục của trung tâm, cô Hồng cho biết, từ năm lớp 10, các cô thầy ở đây đã giúp các em định hình sự yêu thích ngành nghề. Đến đầu năm 12, những em học tốt sẽ được trung tâm cập nhật thông tin trường ĐH, CĐ vừa sức để chuẩn bị nộp đơn thi; các em học không thể học tiếp sẽ được hướng dẫn cho đi học nghề phù hợp.

Thành lập hơn 10 năm, đến nay trung tâm đã có 17 cháu đậu ĐH, CĐ - chưa tính 7 em vừa đậu năm nay. Trong đó có nhiều cháu học tốt đã được du học ở Pháp, Nhật.


Các em lớn giúp đỡ các em nhỏ
“Chúng tôi sẽ có nhiều trăn trở, khó khăn tiếp theo khi các em vào ĐH như kinh phí ăn, ở của 7 em trong suốt thời gian học đại học sẽ lớn. Chúng tôi sẽ phải vận động thêm nhiều từ các nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân hảo tâm để giúp các em. Tuy vậy, khi thấy niềm vui các em, chúng tôi cứ nghĩ là phải gắng hơn nữa và hy vọng sẽ thêm nhiều cháu được đỗ đại học, thành người có ích cho xã hội.

Trong tôi chỉ có một mơ ước nhỏ là các nhà hảo tâm cho mỗi đứa 1 xe đạp mới để đạp đi học chứ thấy tụi nó xe cũ quá, đường xa tội nghiệp” - cô Hồng bộc bạch trước lúc chia tay với chúng tôi.


Buổi ăn chan chứa niềm vui của các em nghèo và bảo mẫu cùng một cộng tác viên nước ngoài ở Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân
Xe lăn bánh đưa chúng tôi từ từ xa trung tâm, đằng sau là những cái vẫy tay trìu mến và tinh nghịch của 7 cô cậu học giỏi nhà nghèo kèm theo lời dặn “khi nào có bài, anh báo tụi em lên đọc nhé”. Chúng tôi thấy vui lắm trong lòng và cảm phục các em đã biết vượt lên số phận để tự tin tràn đầy nghị lực trong cuộc sống.

Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân được mở ra dưới sự giúp đỡ của Hội Trẻ em Việt Nam tại Pháp (AEVN) do ông, bà giáo sư Trần Thanh Vân làm chủ tịch. Tiêu chí hoạt động trung tâm là chú trọng đào tạo học sinh giỏi, cho các em điều kiện được học để sau này thành tài phục vụ đất nước. Đây cũng là ước nguyện suốt đời của giáo sư Vân khi lúc xưa ông là một học sinh rất nghèo ở Quảng Bình. Sau này với sự phấn đấu hết mình, ông đã qua Pháp học tập, nghiên cứu và trở thành một người tài và về lại giúp đất nước.
Đại Dương

HAMHOCHOI
Thành viên trung thành
Thành viên trung thành

Tổng số bài gửi : 21
Điểm : 10639
Reputation : 0
Join date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động Empty Re: Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động

Bài gửi by HAMHOCHOI 12/9/2011, 14:49

Túi gạo của Mẹ

Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.

Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.
Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:
- Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ.Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.

- Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm.

Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…
Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…

Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.
Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:

-Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.

Chị cẩn thận tháo túi.

Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:

-Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. - Thầy vừa nói vừa lắc đầu.
-Nhận vào. - Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.

Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:

-Tôi có 5 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?
-Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước. - Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.

~*~


Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:
- Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?

- Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế! Người phụ nữ bối rối.
- Thật buồn cười cái nhà chị này! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.

Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.

~*~


Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.
Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:
- Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận !

Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.

Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.
Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại

- Thưa với thầy, gạo này là do tôi... tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm... Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !





Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng, ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.

Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rồi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :
- Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ! chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.

Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:
- Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.

Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.
Lòng thầy xót xa.

Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra, học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.
Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của thủ đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.

Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc, không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.
Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.
Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.

Thầy nói:

- Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.

Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu tùng bước khó nhọc bước lên sân khấu.
Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.

- Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…

Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả, mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.

Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.
Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:

- Mẹ ơi ! Mẹ của con…

Linh Đan (dịch từ truyện ngắn khuyết danh của Trung Quốc)

HAMHOCHOI
Thành viên trung thành
Thành viên trung thành

Tổng số bài gửi : 21
Điểm : 10639
Reputation : 0
Join date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động Empty Re: Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động

Bài gửi by binhngu 13/9/2011, 08:19

Này tôi muốn tìm câu chuyện nào lí thú hay buồn cười mà gặp ở trường ấy chứ đưa câu chuyện ai đó trong lớp bị xe tung thì....Very Happy

binhngu
Thành Viên mới
Thành Viên mới

Tổng số bài gửi : 2
Điểm : 9600
Reputation : 2
Birthday : 08/11/1999
Join date : 12/09/2011
Age : 24

Về Đầu Trang Go down

Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động Empty Re: Dàn ý : Hãy kể lại cho bố mẹ nghe về 1 câu chuyện lí thú hay cảm động

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết