DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


Joi Ito: Sáng tạo nảy sinh từ một nền văn hóa hỗn độn Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

tích  phẩm  Phân  


Joi Ito: Sáng tạo nảy sinh từ một nền văn hóa hỗn độn

Go down

Joi Ito: Sáng tạo nảy sinh từ một nền văn hóa hỗn độn Empty Joi Ito: Sáng tạo nảy sinh từ một nền văn hóa hỗn độn

Bài gửi by ABC 26/7/2011, 22:39


Joi Ito: Sáng tạo nảy sinh từ một nền văn hóa hỗn độn




Joi Ito: Sáng tạo nảy sinh từ một nền văn hóa hỗn độn Mit

Luôn học hỏi một vấn đề từ nhiều góc độ học thuật, anh Joi Ito cho rằng:
"Đó không phải cách thức chung cho mọi người, nhưng cá nhân tôi thấy nó
rất cần thiết và hữu dụng "


Với
chiếc máy ảnh kỹ thuật số Leica M9 đeo vòng qua cổ, luôn luôn sẵn sàng
chụp ảnh, anh Joi Ito với mái tóc bồng bềnh trông trẻ hơn tuổi 45.

Nhìn
anh không có vẻ gì lờ đờ mệt mỏi, dù vừa trải qua một chuyến bay dài.
Anh du lịch quanh thế giới ít nhất 2 lần/tháng, từ Mỹ đến nhà anh tại
Dubai và Nhật Bản, nơi vợ anh đang sinh sống. Sự vội vàng - anh nói bằng
giọng Mỹ lơ lớ do phải đi lại giữa các nước quá nhiều - thường khiến
anh mệt lả và ngủ gật trong cả những bữa ăn.

Nhưng
không ai có thể nói vị giám đốc mới của phòng thí nghiệm Media Lab tại
Viện công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology –
MIT) này là người thiếu nhiệt huyết. Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, anh
đã đề xuất hàng loạt ý tưởng. “Chúng tôi có 150 đứa trẻ thông minh nhất
thế giới và đang trong thời kì đỉnh cao của trí tuệ. Chúng được khích
lệ làm bất cứ điều gì”, anh Ito nói, nghiêng mình trên chiếc ghế sofa
trong căn phòng thưa thớt đồ đạc. Trong phòng anh, số sách về bộ môn lặn
và về những sở thích anh theo đuổi gần đây còn nhiều hơn sách công nghệ.

Với
bất cứ ai quan tâm đến công nghệ, Media Lab chính là cõi niết bàn. Hai
tòa nhà hiện đại được thiết kế bởi I.M.Pei và Maki Associates, nằm cạnh
khuôn viên tân cổ điển của MIT và phòng thí nghiệm chất đầy những thử
nghiệm của Heath Robinson, đủ mọi phát minh trí tuệ từ robot
đến công nghệ nano. Có những phòng được đề tên rất gây tò mò như Vật
chất Trung gian, Không gian Virus và Nhạc kịch của Tương lai. Các sinh
viên, giáo sư được bắt gặp đi thơ thẩn tại đây đều rất ngỡ ngàng, họ như
bị phân tâm và dẫn dắt bởi tầm nhìn dị thường của Media Lab về tương
lai.

Để
được nhận vào Media Lab bạn không cần một tấm bằng đại học. Cái bạn cần
đúng hơn là một bản sơ yếu lí lịch làm việc đủ khiến một vị giáo sư
phải kích động. Trên thực tế, sinh viên làm việc quanh phòng thí nghiệm
được nhận một khoản thu nhập khoảng 2.000 USD mỗi tháng. Để được nhận
một tấm bằng thạc sỹ hay tiến sỹ, yêu cầu duy nhất đối với bạn là tham
dự một khóa học cơ bản về sử dụng những cỗ máy “trông có vẻ nguy hiểm” tại đây, và làm hài lòng giáo sư hướng dẫn của bạn. Ngoài hai việc đó ra, muốn làm gì thì tùy bạn.

Một
viện nghiên cứu bất thường như vậy sẽ cân có sự lãnh đạo bất thường, và
vị giám đốc mới thực sự rất phù hợp với tinh thần của viện: anh không
có tấm bằng đại học nào, nhưng lại rất có tiếng tăm trong cộng đồng công
nghệ. Quả thực, tên của anh rất quen thuộc với danh sách những người có
ảnh hưởng nhất trong làng công nghệ.

Những
năm 1990, anh thành lập và điều hành công ty cung cấp dịch vụ internet
đầu tiên tại Nhật Bản, và kể từ đó anh là nhà đầu tư thiên thần cho khá
nhiều công ty Mỹ và Nhật, trong đó có thể kể đến Twitter, Flickr và
Last.fm. Anh là bạn cũ của Reid Hoffman, người sáng lập LinkedIn, và
hiện giờ anh đang thực hiện phiên bản tiếng Nhật cho trang này.

Timothy
Leary, nhà tâm lý học và người ủng hộ LSD (một loại ma túy mạnh tạo ảo
giác), gọi Ito là một trong những đứa con đỡ đầu của mình – biệt danh
này vón chỉ dành cho những người bạn tốt nhất của Leary.

Trước
khi gia nhập phòng thí nghiệm Media Lab 25 năm tuổi, anh Ito đã là giám
đốc điều hành tổ chức Creative Commons, một tổ chức phi lợi nhuận đang
nỗ lực xây dựng hệ thống bản quyền và bằng sáng chế phù hợp với văn hóa
chia sẻ, sáng tạo của internet.

Trong
quãng đời ngắn ngủi đã qua, Media Lab đã sản xuất những sản phẩm thương
mại, từ E-Ink – một loại mực dùng cho thiết bị đọc sách điện tử Kindle,
cho đến trò chơi điện tử Guitar Hero và bộ lắp ráp robot Lego
Mindstorms, cũng như các thiết bị y tế và bộ phận cơ thể nhân tạo. Đây là nơi khởi nguồn cho những công việc gây tranh cãi về hội tụ số (digital convergience) và phong cách sống số.

Anh Ito muốn khắc sâu thêm mối quan hệ giữa Media Lab và kinh doanh. Trong nhiều năm, nó
luôn chào đón các doanh nghiệp tài trợ. Một bản danh sách gồm 60 hoặc
hơn các nhà tài trợ được treo ngoài hành lang tòa nhà, gồm những cái tên
từ Siemens cho đến Google. Anh cho rằng tổ chức của mình là hậu duệ của
những viện nghiên cứu như Bell Labs hay Xerox Parc, những phòng thí
nghiệm được doanh nghiệp tài trợ từng thực hiện các nghiên cứu cơ bản
bất chấp tính ứng dụng thương mại và nhờ đó đã giành giải Nobel.



Sơ yếu lí lịch
Tên: Joi Ito
Nghề nghiệp: Giám đốc phòng thí nghiệm Media Lab, MIT
Năm sinh: 1966
Nơi sinh: Kyoto, Nhật Bản.
Học vấn: Từ năm 1985 – 1986: nhập học rồi bỏ học trường Đại học Tufts và Đại học Chicago.
Sự nghiệp:
Năm 1986 mở một câu lạc bộ đêm và làm DJ tại Nhật. Năm 1994 thành lập
Eccosys, sau này là Digital Garage, một trong những công ty internet
giao dịch công khai đầu tiên tại Nhật. Năm 1997 tạp chí Time gọi anh là
thành viên của hội Nhân vật kiệt xuất trên internet. (World’s Cyber
Elite). Năm 2008 tạp chí Business Week đưa anh vào danh sách 25 người có
ảnh hưởng nhất trên web. Năm 2008 -2010 là giám đốc điều hành tổ chức
Creative Commons. Năm 2011 là giám đốc MIT Media Lab.
Sở thích: nhiếp ảnh, game nhập vai World of Warcraft, lặn.
“Ngày
nay, ngay cả những công ty dám tuyên bố rằng mình có văn hóa nghiên cứu
tự do cũng vẫn có thiên hướng nhất định về loại nghiên cứu mà họ thực
hiện”, anh nói. “Với tất cả sự phóng khoáng của mình, Microsoft cũng
không thể cho phép các chuyên gia nghiên cứu nghịch vớ vẩn não chuột
điện tử bên cạnh phòng “Nhạc kịch của Tương lai”.”.
Lợi
thế của phương pháp tự do nghiên cứu, theo anh Ito là sẽ dẫn đến những
cải cách không có định hướng. Anh nói: “Chúng tôi muốn các công ty đến
đây và tương tác bằng cách tự
khám phá xem lĩnh vực nào có liên quan đến họ.” Một tập đoàn lớn có thể
thuê một hay hai chuyên gia nghiên cứu cho riêng mình, hoặc là mua
“quyền hội viên” ở Media Lab và được tiếp cận với tất cả kết quả nghiên
cứu cũng như con người ở đây.

Thách thức lớn nhất với Media Lab – một viện nghiên cứu chuyên sâu – là có
quá nhiều người với quá nhiều mối quan tâm khác nhau cùng cộng tác
trong một nghiên cứu không có định hướng. Điều này sẽ rất dễ dẫn đến một
mớ hỗn độn. Anh Ito nói rằng chính hoạt động thực nghiệm đã giúp cho
mọi thứ diễn ra suôn sẻ.

Đi
đến bất cứ đâu trong Media Lab, bạn cũng thấy những chiếc bàn ngổn
ngang dụng cụ và các mô hình dang dở. Anh giải thích: “Ở đây mỗi loại
học thuật chúng tôi có một chuyên gia, tất cả cùng làm việc trên mọi
lĩnh vực. Nguy hiểm ở chỗ bạn có thể có rất nhiều chuyên gia chỉ ngồi
nói mà không thể giao tiếp với nhau bởi mỗi người sử dụng một ngôn ngữ
học thuật khác nhau. Nhưng nếu để họ cùng bắt tay vào làm một thứ gì đó,
ví như một con robot giáo dục chẳng hạn, thì thứ đó sẽ trở thành sự
thật.”

Anh
Ito sinh ra tại Nhật, sau đó cùng gia đình đến định cư ở ngoại ô
Detroit. Cha anh làm nhà khoa học nghiên cứu còn mẹ làm thư kí cho một
công ty công nghệ và kĩ thuật.

Nhưng
chính hồ sơ học tập bất thường của anh mới là yếu tố giúp anh trở thành
sự lựa chọn hợp lý cho vị trí điều hành phòng thí nghiệm. “Chị gái tôi
gọi tôi là một kẻ học theo sở thích”, anh nói, có nghĩa là kiểu học qua
thực hành và học có chọn lọc, mà người người Nhật vẫn gọi là genba
shugi.

Một
ví dụ là ở tuổi 12, anh muốn mua một con cá nhiệt đới. Anh tới chợ thú
nuôi ở Michigan và cố mua một con. Nhưng người bán hàng cho rằng anh còn
quá nhỏ để mua một con cá nhiệt đới. Thế là cậu bé Ito đã đến làm việc
tại cửa hàng, công việc là rửa sạch 90 chậu cá mỗi ngày. “Tôi đã học
thuộc tên Latin và trở nên ám ảnh về cá nhiệt đới.”


tuổi vị thành niên, anh Ito quay lại Nhật Bản và nhanh chóng bị cuốn
hút bởi máy vi tính. Anh học khoa học máy tính rất chóng vánh tại đại
học Tufts, rồi bỏ học, rồi nhập học đại học Chicago để học vật lý, rồi
lại cũng bỏ học.

Anh
nhanh chóng đam mê âm nhạc công nghiệp và trở thành người giới thiệu
đĩa nhạc để được học hỏi nhiều hơn về lĩnh vực này. Cùng lúc đó, anh
tiếp tục đeo đuổi đam mê với máy tính và cộng đồng ảo. Sau đó anh quay
lại Nhật và mở một câu lạc bộ đêm, nơi anh có thể chơi thứ âm nhạc mà
anh đã phát hiện ra ở Chicago.


Khi
muốn học về điện ảnh, anh đã nhận một công việc ở đoàn làm phim. Anh
thậm chí còn biến câu chuyện khô khốc về trò chơi nhập vai trực tuyến đồ
sộ World of Warcraft thành một bài thuyết trình thu hút về sự cộng tác
và lãnh đạo.


giám đốc điều hành Creative Commons, anh đã quyết định mình cần phải
học hỏi nhiều hơn về Trung Đông, và thế là anh chuyển đến Dubai. “Bất cứ
khi nào cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng, khả năng học tập của tôi lại
giảm sút. Chỉ khi tôi gặp áp lực phải tạo ra thứ gì mới mẻ, tôi mới có
thể phát triển.

Khi
hứng thú với môn lặn, anh đã “nghiên cứu nó trên phương diện sinh lý
học, quang học và vật lý học. Tôi hợp tác với nhiều người để học một vấn
đề. Đây không phải cách học hỏi đúng đắn cho tất cả mọi người, nhưng cá
nhân tôi thấy một nền văn hóa được gây dựng từ nhiều ngành học thuật là
rất cần thiết và hữu dụng.”

Vốn
là người vừa năng nổ với các hoạt động thực tế vừa nhiệt tình với mạng
quan hệ ảo, có lẽ cũng không ngạc nhiên khi anh Ito rất vui mừng trước
sự tăng trưởng thần kỳ của mạng xã hội trực tuyến. Anh nói: “Những người
ghiền nghiên cứu chưa bao giờ có thiên hướng xã hội. Nhưng một khi họ
đã quyết định tìm hiểu nó, họ sẽ tiến bộ rất nhiều. Họ thích học cách
hoàn thành mọi thứ và giờ đây họ đang chuyên tâm vào tính xã hội hóa.”

Phong
cách quản trị và học tập của anh đối lập với hầu hết các thạc sỹ quản
trị kinh doanh. “Tôi từng thấy rất nhiều người ở vị trí cấp cao trong
các tổ chức mà không có chút kinh nghiệm nào về lĩnh vực hoạt động của
tổ chức. Trực giác là điều kiện sống còn trong quản trị, và bạn có được
trực giác từ kinh nghiệm trong lĩnh vực đó.”

Anh
tin rằng, trong một thế giới không ngừng biến đổi, việc này thậm chí
còn quan trọng hơn. Chỉ làm một chuyên gia quản trị là không đủ. “Bạn sẽ
không thể thành công nếu bạn không hiểu được nội dung kinh doanh của
doanh nghiệp.”

Giờ đây, đối với anh, nội dung đó chính là Media Lab và tất cả tiềm năng sáng tạo đáng ngưỡng mộ của phòng thí nghiệm này.

Thu Thủy
Theo Financial Times
ABC
ABC
Admin

Tổng số bài gửi : 305
Điểm : 15339
Reputation : 0
Join date : 10/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết