DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


LẮNG NGHE ĐỀU EM MUỐN NÓI Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

tích  phẩm  Phân  


LẮNG NGHE ĐỀU EM MUỐN NÓI

Go down

LẮNG NGHE ĐỀU EM MUỐN NÓI Empty LẮNG NGHE ĐỀU EM MUỐN NÓI

Bài gửi by mm 9/5/2010, 11:24

“Rất nhiều đêm em nằm cô đơn trong túp lều tranh của mình, khóc vùi vì đói và rét. Mẹ cha không còn, em không biết dựa vào ai. Ruột em thắt lại khi biết rằng ước mơ về một gia đình có đầy đủ tình yêu thương không bao giờ có được”.
Đây là ước mơ của một bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Tưởng chừng nó sẽ nằm im sâu trong suy nghĩ. Nhưng không, ước mơ giản dị ấy đã được bộc bạch cùng với bao ước mơ khác trong một "sân chơi" dành cho các em vừa được tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (TP.HCM) vào ngày 24-9. Ở đó, người nghe không chỉ bắt gặp cái nhìn của trẻ thơ về những gì đang diễn ra trong cuộc sống mà còn đọc được khát vọng của những mảnh đời bất hạnh.

Chênh vênh giữa dòng đời

Lời tâm sự trên của Minh Nhật, thí sinh nhỏ tuổi nhất và cũng là thí sinh mở đầu cuộc thi “Điều em muốn nói” khiến cả hội trường trầm hẳn xuống vì xúc động. Nước mắt cứ chực trào ra khi em nói về những tháng ngày lang thang của mình trước khi được nhận vào Mái ấm Hoa Huệ. Trong ký ức của cô bé 8 tuổi này, hình ảnh của cha, mẹ cứ xa dần nhưng em vẫn rất nhớ thương đấng sinh thành.

Không có được khoảng ký ức, dù ngắn ngủi về cha mẹ, Trương Văn Toàn, 15 tuổi, học viên Trung tâm Dạy nghề người khuyết tật, trẻ mồ côi TP.HCM, mượn diễn đàn của cuộc thi làm nơi gửi gắm hy vọng của mình: “Ba mẹ ơi, con là đứa trẻ năm xưa ba mẹ bỏ rơi trước chùa Diệu Giác. Các sư bảo khi đó mẹ đặt con trong một chiếc giỏ nhựa, tã của con có thêu hoa. Ba mẹ đừng sợ con giận hờn ba mẹ, hãy đến tìm con, con chỉ ước mong gặp lại những người thân của mình...”.

Bài thuyết trình kết thúc, đôi bàn chân run run của cậu bé chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì vẫn không muốn bước. Phải chăng, Toàn muốn đứng trước mọi người, trước ống kính truyền hình lâu hơn một chút để biết đâu những người thân của mình có thể thấy và tìm đến?!

“Hãy cứu vớt đời em!”

Chưa bao giờ nỗi khát khao tình thương, vòng tay và sự quan tâm lại được nói lên nhiều đến như vậy. “Chờ đợi, dù trong mỏi mòn vẫn hạnh phúc còn hơn không có gì để hy vọng”- Nguyễn Thị Hồn Nhiên, Mái ấm Hướng Dương, thí sinh đoạt giải nhất của cuộc thi bày tỏ. Nhiều cú sốc trong cuộc đời đã khiến em già hơn so với lứa tuổi teen của mình: “Em không hiểu vì sao mẹ lại chọn một cây vàng chứ không chọn em? Em không hiểu vì sao mẹ trở về, mang em đi bán khi em đang sống yên ổn với bà ngoại, dù mang tiếng con hoang”.

Giữa những mảnh đời cùng cảnh ngộ, nỗi đau dường như tìm được nơi san sẻ để các em có thể trải lòng ra với mọi người. Đau đớn nhất, có lẽ là nỗi niềm của những cô bé bị lạm dụng tình dục. “Đôi mắt thất thần, chúng em co rúm lại trước mọi người sau tai nạn khủng khiếp ấy. Hãy cứu vớt chúng em, người lớn hãy hành động để những kẻ lạm dụng tình dục trẻ em không thể hại đời chúng em nữa...” là lời kêu gọi của cô bé Trần Thị Hồng Nhung, Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ. Ước mơ của em thì chính đáng quá, nhưng để chấm dứt tệ nạn này một cách triệt để vẫn còn là câu hỏi lớn.

Giữ gìn sự hồn nhiên cho tuổi thơ của trẻ cũng là thông điệp mà em Nguyễn Tấn Đức, học sinh lớp 4, đem đến cuộc thi. Em kể: Vào Mái ấm Hoa Huệ con không còn ngày ngày ngửa tay: “Bà ơi, cô ơi, thương cháu với”, không còn co ro dưới mái hiên trạm xe buýt hằng đêm nhưng con thấy vẫn còn rất nhiều bạn đồng trang lứa đang sống khổ sở trên vỉa hè như con lúc trước. Kết thúc câu chuyện của mình, lời khẩn cầu của Tấn Đức khiến cả hội trường nghẹn ngào: “Các cô, các chú hãy giúp các bạn như đã giúp con với. Con biết, các bạn ấy muốn được yêu thương, muốn được đi học lắm!”.

Thông điệp của ước mơ

Chưa hết xúc động trước lời nhắn nhủ của Tấn Đức, một lần nữa, những người tham dự buổi nói chuyện lại thấy miệng mình đắng ngắt khi nghe nỗi bức xúc của cô bé Hồ Thị Hồng Hạnh: “Con không hiểu mồ côi là tội lỗi gì? Có những ánh mắt rất lạ đã nhìn con khi con nói với mọi người rằng, con là trẻ mái ấm. Chúng con nói không ai nghe, mà nghe cũng không ai tin...”. Nỗi bức xúc của Hồng Hạnh cũng là nỗi niềm chung của những thiếu nhi kém may mắn. Nói lên ước mơ để cố gắng sống tốt, vượt qua định kiến không còn là ước mơ ngoài tầm với của Hạnh, của các em thiếu nhi mồ côi, cơ nhỡ.

Hơn 20 nỗi đau và ước mơ của những cảnh đời bất hạnh đã được bày tỏ, được chia sẻ giữa mọi người, không e dè, không giấu giếm. Nước mắt rơi thật nhiều nhưng khi cuộc thi khép lại, niềm hy vọng lại được thắp lên...

Theo PHƯƠNG QUYÊN, Người lao động
mm
mm
GIÁO SƯ
GIÁO SƯ

Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết