Tìm kiếm
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
SKKN vê ĐDDH
Trang 1 trong tổng số 1 trang
SKKN vê ĐDDH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm học qua và hiện nay tình trạng học sinh học yếu môn toán, nhất là môn hình học.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy cho môn học này đặc biệt rất cần thiết, nhằm tạo tiền đề cho việc rèn luyện tính tích cực, chủ động, tìm ra kiến thức trong học tập cho học sinh theo phương châm: “ Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, tự chủ, sáng tạo trong học tập và rèn luyện.”
Vì thực tế, số học sinh còn yếu toán chiếm tỉ lệ cao do nhiều nguyên nhân.
- Học sinh chưa có điều kiện tốt trong học tập.
- Giáo viên chưa khơi dậy được niềm đam mê học toán cho học sinh.
- Nhiều tác động bên ngoài làm cho các em chưa có ý thức tốt trong học tập.
- Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học nói chung và bộ môn toán nói riêng.
Vì vậy phương pháp giảng dạy của người thầy đóng vai trò chủ chốt. Thông qua từng tiết dạy cần phải định hướng và làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, ham học tập để các em có khả năng tiếp thu, vận dụng và giải quyết tốt các bài tập.
Giúp các em biết cách học, biết cách suy nghĩ, tìm tòi và từng bước sáng tạo trong học toán. Nhiệm vụ của giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên toán nói riêng phải chủ động tìm giải pháp hợp lý để khơi dậy niềm đam mê, hứng thú học toán của các em. Thật vậy, nếu thông tin giữa thầy trò hiểu nhau thì các em dễ dàng hợp tác để đi đến giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Ngược lại thì các em dễ nhàm chán và dẫn đến không ham thích học toán. Cần phải làm cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản rồi mới khai triển được các kiến thức cao hơn, sâu hơn tạo điều kiện tiếp cận nền khoa học hiện đại, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục “ Nâng cao nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Môn toán có khả năng to lớn phát triển trí tuệ học sinh, thông qua việc rèn luyện các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá và cụ thể hoá.
- Năng lực lĩnh hội các khái niệm trừu tượng, năng lực suy luận logic và ngôn ngữ nhằm rèn phẩm chất trí tuệ về tư duy độc lập, tư duy sáng tạo.
- Biết cách suy luận, lập luận đúng để tìm tòi, dự đoán và phát hiện vấn đề.
- Vận dụng kiến thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác.
Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, khả năng tưởng tượng và bước đầu hình thành cảm xúc thẩm mĩ qua học tập môn Toán.
Để đạt được các mục tiêu trên. Tôi nhận thấy đồ dùng trực quan là một trong những yếu tố giúp học sinh dễ tiếp cận với kiến thức mới, hiểu bài cách sâu sắc hơn từ đó mới vận dụng được các kiến thức đã học vào bài tập. Đồng thời khi sử dụng mô hình này giáo viên tiết kiệm được thời gian. Do đó có thêm thời gian củng cố bài cho học sinh.
Đó là lý do tôi chọn đề tài làm đồ dùng dạy học môn hình học và có tên gọi là “ Vòng tròn ngũ sắc”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lí luận
Xã hội đòi hỏi con người có học vấn hiện đại không chỉ ở khả năng lấy ra từ trí nhớ những cơ sở của tri thức dưới dạng có sẵn đã lĩnh hội ở nhà trường, mà cả năng lực chiếm lĩnh, suy xét, sử dụng các tri thức một cách hợp lí, những kĩ năng đánh giá tri thức một cách độc lập, sáng suốt, thông minh.
Vì vậy cần phải phát triển các hứng thú, năng lực nhận thức của học sinh, cung cấp cho hoc sinh những kĩ năng cần thiết của việc tự học. Trong quá trình hoạt động, khi gặp những tình huống có vần đề, học sinh phải biết vận dụng phối hợp các tri thức rút ra từ các môn học khác nhau mà nhà trường phổ thông cần phải luyện tập cho học sinh cách giải quyết vấn đề. Nhiệm vụ quan trọng của giảng dạy là tái tạo cho cá nhân học sinh các năng lực của loài người đã được hình thành trong lịch sử. Việc đổi mới phương pháp dạy học từ cách dạy thụ động, cách dạy phát huy tính tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh mà ta định hướng “Dạy học tập trung vào học sinh”. Thầy giáo đóng vai trò chủ chốt, tổ chức, dẫn dắt các họat động, tổ chức sao cho học sinh được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực độc lập sáng tạo năng lực giải quyết vấn đề, rèn kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động tình cảm, mang lại niềm tin, hứng thú học tập.
Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định, nó đã được tiến hành trong quá trình hình thành và vận dụng nội dung đó.
Học sinh phát hiện vấn đề, cá nhân tự học là chính kết hợp làm việc nhóm nhỏ dưới sự điều khiển của giáo viên. Giáo viên tổ chức tình huống có vấn đề, hướng dẫn học sinh hoạt động theo trình độ, làm trọng tài cho học sinh tranh luận, thảo luận, làm cố vấn cho học sinh chốt vấn đề, khẳng định kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã có của học sinh.
2.Thực trạng của vấn đề :
Kinh nghiệm cho thấy không có phương pháp chung nào để giải toán hình học, mà tùy thuộc vào từng bài cụ thể do sự kết hợp sáng tạo để đi đến một bài giải hay, gọn, đủ ý. Cần đặc biệt chú ý quá trình hình thành khả năng cho các em học sinh mới làm quen với môn hình học là rất cần thiết và quan trọng bậc nhất, tạo nền tảng vững vàng cho các em lên các lớp sau đó.
Đa số học sinh thường lúng túng, không biết phải chứng minh một bài hình học như thế nào, bắt đầu từ đâu. Khâu quan trọng là khâu vẽ hình rồi chắt lọc lý thuyết và vận dụng vào thực tế để chứng minh.
Nhưng thực tế cơ sở đầu tiên các em phải có để vận dụng vào bài tập là lý thuyết thì hầu như các em không nhớ hoặc là nắm kiến thức lý thuyết cách rời rạc. Vì vậy, để dạy tốt phần lý thuyết giáo viên cần phải có tâm huyết, đút kết rút kinh nghiệm cho riêng mình. Truyền cho học sinh cách quan sát, phát hiện để dự đoán và sáng tạo hợp lý.
3.Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
a/ Giải pháp đã có:
Hiện nay trong thiết bị trường học THCS đã có thiết bị sau:
+ Compa, thước thẳng, Êke, đo độ.
+ Mô hình góc của lớp 6: Bộ dụng cụ dạy góc, bảng dạy trung điểm của đoạn thẳng
+ Mô hình tứ giác lớp 8:
Từ nhựa mê ca đục đủ màu cắt ra nhiều hình dạng tứ giác.
Với lượng thiết bị quá nghèo nàn chưa thể nào đáp ứng được tính trực quan với lượng kiến thức trong chương trình hình học THCS. Vì thế tôi tự làm ra một số đồ dùng dạy học để phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy môn học này.
b/ Giải pháp mới “Mô hình vòng tròn ngũ sắc.”
+ Ý tưởng: Tạo tính động trong đồ dùng dạy môn hình học.
+ Tính mới :
- Tạo ra hình ảnh thực tế lôi cuốn sự tập trung chú ý của học sinh.
- Sử dụng mô hình cho hình ảnh rất trực quan, có tính động giúp cho học sinh thấy hình thành kiến thức cách tự nhiên, không bị áp đặt, nên học sinh nhớ bài lâu hơn và có thể tái hiện lại kiến thức khi bị quên đi.
+ Chất liệu:
- Gồm 5 hình tròn khác màu, có bán kính 15-20 cm bằng giấy có ép nhựa.
- Một khung hình chữ nhật
- Cây thước đo độ, êke, thước thẳng in trên giấy trong.
- Hai cây bút lông ghi bảng màu đỏ, xanh
+ Cách làm:
Cắt 4 hình tròn có kích thước bằng nhau và 1 hình tròn có kích thước nhỏ. Mỗi
đường tròn cắt đứt theo bán kính và lồng 2 hình tròn vào một để tạo tính động trong khi sử dụng. Khi cần thiết ta có thể ghép vào khung hình chữ nhật và dùng bút lông kẻ thêm một số đường phụ hoặc ghép thêm thước đo độ, êke, thước thẳng….để làm đồ dùng cho nhiều tiết học.
c/ Giới thiệu đồ dùng áp dụng vào một số tiêt dạy điển hình
+ Dạy hình lớp 6
H1 H2 H3
Với mô hình 1:
Ta có thể dạy được các bài học sau:
+ Hai đường tròn cắt theo bán kính và lồng H1 và H2 vào nhau ta được H3
Xoay mô hình 3 ta được mô hình chuyển động.
Với mô hình động này ta dạy được bài đoạn thẳng, tia, tia nằm giữa hai tia, hai tia đối nhau, tia phân giác rất sinh động.
+ Ghép thêm thước đo độ in bằng phim trong vào mô hình trên ta có thể dạy bài đo góc rất thuận tiện.
Với mô hình 2:
H1 H2 H3 H4
Lồng H1 vào H2 ta được H3 xoay H3 ta được H4
Dùng mô hình này ta dạy khái niệm về đường tròn học sinh rất thích và rất trực quan vì học sinh thấy được một điểm M chuyển động cách một điểm 0 cho trước một khoảng cách không đổi là đường tròn.
Dạy hình lớp 7:
- Dạy bài :
“Hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng vuông góc’’
Ta lồng hai đường tròn bằng nhựa trong vào nhau sau đó ta xoay đường tròn tạo
ra hai đường thẳng cắt nhau có 2 góc đối đỉnh, hay tạo ra hai đường thẳng
vuông góc.
- Dạy bài “Góc tạo bởi 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng”
H1 H2 H3 H4
Ta lồng hai đường tròn trong H1 và H2 vào nhau và xoay nó tạo ra H3 đến vị trí H4. Đường thẳng cắt hai đường thẳng H3 để giới thiệu về góc so le trong, đồng vị, trong cùng phía. Sau đó dịch chuyển đến vị trí H4. Đường thẳng cắt hai đường thẳng song song chỉ ra cặp góc so le trong bằng nhau, đồng vị bằng nhau, trong cùng phía bù nhau.
Dạy hình lớp 9
Bài “Góc ở tâm”
H1 H2 H3
Hai đường tròn lồng vào nhau như H1 ta có thể xoay đến vị trí H2, H3 để giới thiệu góc ở tâm và khắc sâu kiến thức về góc ở tâm.
H1 H2 H3 H4
Ta ghép H1, H2, H3 và thước đo độ ta được H4 ta giới thiệu phần so sánh 2 cung, định lý khi nào sđ = sđ + sđ rất trực quan, sinh động
Dùng mô hình dưới đây ta có thể xoay đến vị trí 3 giờ, 5giờ…Giúp học sinh giải nhanh chóng bài tập 1/ 68 sgk
Với mô hình này ta có thể xoay đến vị trí của bài tâp 2,3/69 sgk và nhiều bài tập khác, giúp học sinh giải quyết được nhiều bài tập trong thời gian ngắn.
Những bài tập mà sách giáo khoa đã vẽ hình như những hình ở dưới, giáo viên dùng mô hình này ghép lại rất nhanh chóng tranh thủ thời gian làm được nhiều bài tập hơn.
Bài 8/70
Ghép hình 1 với hình 2 ta minh họa câu a,b của bài 8
Ghép hình 2 với hình 3 ta minh họa câu c,d của bài 8
Bài 9/70
Dùng hai đường tròn xen nhau ta có thể di chuyển hình từ vị trí 1 đến vị trí 2 và nếu ta ghép thêm thước đo độ vào thì học sinh có thể tính được số do của cung BC rất dễ dàng nhanh chóng.
H1 H2
Tương tự như thế ta có thể dạy được nhiều bài khác.
Ưu điểm của mô hình trên là : Gọn, dể làm, ta sử dụng cho hầu hết các tiết hình về chứng minh, luyện tập của hình trong mặt phẳng. Sử dụng rất thuận tiện và hiệu quả hơn do có tính động hoc sinh dể tiếp thu. Qua mô hình lại tạo nhiều điềm mới cho HS không chỉ lĩnh hội được kiến mà còn thấy được tính sáng tạo khoa học và liên kết giữa các kiến thức. Từ đó giáo dục lòng say mê và hứng thú hơn trong môn học.
C. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sử dụng rộng rãi xuyên suốt cho cả các khối lớp dạy có các hình vẽ trong mặt phẳng. Mô hình này rất thuận lợi và đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy.
D. HIỆU QUẢ
Khi dạy bằng cách sử dụng các mô hình trên học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn, lượng học sinh tiếp thu bài tăng lên và phấn khởi phát biểu nhiều hơn. Đặc biệc học sinh thích học môn toán hình hơn trước và nhớ kiến thức lý thuyết chắc chắn hơn.
Bộ đồ dùng rất dể làm Gọn có thể bỏ cặp.
Tiết kiệm được thời gian
Tôi đã sử dụng các mô hình trên trong các năm qua và đã được hội đồng khoa học của trường chấm đạt giải nhất trong các kì thi làm đồ dùng dạy học do trường tổ chức năm 2008 – 2009
E/ KẾT LUẬN
Trong quá trình làm bộ đồ dùng này, tôi đã rất cố gắng chọn lọc phụ liệu thích hợp, rẻ tiền và thông dụng. Đồng thời chọn ra một số ví dụ để minh họa cho bộ đồ dùng trên ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu. Nhưng dẫu sao cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi có thể hoàn thiện bộ đồ dùng dạy học này có hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tân Minh, ngày 19 tháng 2 năm 2011
Người viết
Lê Thanh Hải Vũ
-Nhận xét tổ chuyên môn
-Nhận xét ban HĐKH trường
Trong những năm học qua và hiện nay tình trạng học sinh học yếu môn toán, nhất là môn hình học.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy cho môn học này đặc biệt rất cần thiết, nhằm tạo tiền đề cho việc rèn luyện tính tích cực, chủ động, tìm ra kiến thức trong học tập cho học sinh theo phương châm: “ Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, tự chủ, sáng tạo trong học tập và rèn luyện.”
Vì thực tế, số học sinh còn yếu toán chiếm tỉ lệ cao do nhiều nguyên nhân.
- Học sinh chưa có điều kiện tốt trong học tập.
- Giáo viên chưa khơi dậy được niềm đam mê học toán cho học sinh.
- Nhiều tác động bên ngoài làm cho các em chưa có ý thức tốt trong học tập.
- Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học nói chung và bộ môn toán nói riêng.
Vì vậy phương pháp giảng dạy của người thầy đóng vai trò chủ chốt. Thông qua từng tiết dạy cần phải định hướng và làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, ham học tập để các em có khả năng tiếp thu, vận dụng và giải quyết tốt các bài tập.
Giúp các em biết cách học, biết cách suy nghĩ, tìm tòi và từng bước sáng tạo trong học toán. Nhiệm vụ của giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên toán nói riêng phải chủ động tìm giải pháp hợp lý để khơi dậy niềm đam mê, hứng thú học toán của các em. Thật vậy, nếu thông tin giữa thầy trò hiểu nhau thì các em dễ dàng hợp tác để đi đến giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Ngược lại thì các em dễ nhàm chán và dẫn đến không ham thích học toán. Cần phải làm cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản rồi mới khai triển được các kiến thức cao hơn, sâu hơn tạo điều kiện tiếp cận nền khoa học hiện đại, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục “ Nâng cao nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Môn toán có khả năng to lớn phát triển trí tuệ học sinh, thông qua việc rèn luyện các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá và cụ thể hoá.
- Năng lực lĩnh hội các khái niệm trừu tượng, năng lực suy luận logic và ngôn ngữ nhằm rèn phẩm chất trí tuệ về tư duy độc lập, tư duy sáng tạo.
- Biết cách suy luận, lập luận đúng để tìm tòi, dự đoán và phát hiện vấn đề.
- Vận dụng kiến thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác.
Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, khả năng tưởng tượng và bước đầu hình thành cảm xúc thẩm mĩ qua học tập môn Toán.
Để đạt được các mục tiêu trên. Tôi nhận thấy đồ dùng trực quan là một trong những yếu tố giúp học sinh dễ tiếp cận với kiến thức mới, hiểu bài cách sâu sắc hơn từ đó mới vận dụng được các kiến thức đã học vào bài tập. Đồng thời khi sử dụng mô hình này giáo viên tiết kiệm được thời gian. Do đó có thêm thời gian củng cố bài cho học sinh.
Đó là lý do tôi chọn đề tài làm đồ dùng dạy học môn hình học và có tên gọi là “ Vòng tròn ngũ sắc”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lí luận
Xã hội đòi hỏi con người có học vấn hiện đại không chỉ ở khả năng lấy ra từ trí nhớ những cơ sở của tri thức dưới dạng có sẵn đã lĩnh hội ở nhà trường, mà cả năng lực chiếm lĩnh, suy xét, sử dụng các tri thức một cách hợp lí, những kĩ năng đánh giá tri thức một cách độc lập, sáng suốt, thông minh.
Vì vậy cần phải phát triển các hứng thú, năng lực nhận thức của học sinh, cung cấp cho hoc sinh những kĩ năng cần thiết của việc tự học. Trong quá trình hoạt động, khi gặp những tình huống có vần đề, học sinh phải biết vận dụng phối hợp các tri thức rút ra từ các môn học khác nhau mà nhà trường phổ thông cần phải luyện tập cho học sinh cách giải quyết vấn đề. Nhiệm vụ quan trọng của giảng dạy là tái tạo cho cá nhân học sinh các năng lực của loài người đã được hình thành trong lịch sử. Việc đổi mới phương pháp dạy học từ cách dạy thụ động, cách dạy phát huy tính tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh mà ta định hướng “Dạy học tập trung vào học sinh”. Thầy giáo đóng vai trò chủ chốt, tổ chức, dẫn dắt các họat động, tổ chức sao cho học sinh được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực độc lập sáng tạo năng lực giải quyết vấn đề, rèn kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động tình cảm, mang lại niềm tin, hứng thú học tập.
Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định, nó đã được tiến hành trong quá trình hình thành và vận dụng nội dung đó.
Học sinh phát hiện vấn đề, cá nhân tự học là chính kết hợp làm việc nhóm nhỏ dưới sự điều khiển của giáo viên. Giáo viên tổ chức tình huống có vấn đề, hướng dẫn học sinh hoạt động theo trình độ, làm trọng tài cho học sinh tranh luận, thảo luận, làm cố vấn cho học sinh chốt vấn đề, khẳng định kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã có của học sinh.
2.Thực trạng của vấn đề :
Kinh nghiệm cho thấy không có phương pháp chung nào để giải toán hình học, mà tùy thuộc vào từng bài cụ thể do sự kết hợp sáng tạo để đi đến một bài giải hay, gọn, đủ ý. Cần đặc biệt chú ý quá trình hình thành khả năng cho các em học sinh mới làm quen với môn hình học là rất cần thiết và quan trọng bậc nhất, tạo nền tảng vững vàng cho các em lên các lớp sau đó.
Đa số học sinh thường lúng túng, không biết phải chứng minh một bài hình học như thế nào, bắt đầu từ đâu. Khâu quan trọng là khâu vẽ hình rồi chắt lọc lý thuyết và vận dụng vào thực tế để chứng minh.
Nhưng thực tế cơ sở đầu tiên các em phải có để vận dụng vào bài tập là lý thuyết thì hầu như các em không nhớ hoặc là nắm kiến thức lý thuyết cách rời rạc. Vì vậy, để dạy tốt phần lý thuyết giáo viên cần phải có tâm huyết, đút kết rút kinh nghiệm cho riêng mình. Truyền cho học sinh cách quan sát, phát hiện để dự đoán và sáng tạo hợp lý.
3.Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
a/ Giải pháp đã có:
Hiện nay trong thiết bị trường học THCS đã có thiết bị sau:
+ Compa, thước thẳng, Êke, đo độ.
+ Mô hình góc của lớp 6: Bộ dụng cụ dạy góc, bảng dạy trung điểm của đoạn thẳng
+ Mô hình tứ giác lớp 8:
Từ nhựa mê ca đục đủ màu cắt ra nhiều hình dạng tứ giác.
Với lượng thiết bị quá nghèo nàn chưa thể nào đáp ứng được tính trực quan với lượng kiến thức trong chương trình hình học THCS. Vì thế tôi tự làm ra một số đồ dùng dạy học để phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy môn học này.
b/ Giải pháp mới “Mô hình vòng tròn ngũ sắc.”
+ Ý tưởng: Tạo tính động trong đồ dùng dạy môn hình học.
+ Tính mới :
- Tạo ra hình ảnh thực tế lôi cuốn sự tập trung chú ý của học sinh.
- Sử dụng mô hình cho hình ảnh rất trực quan, có tính động giúp cho học sinh thấy hình thành kiến thức cách tự nhiên, không bị áp đặt, nên học sinh nhớ bài lâu hơn và có thể tái hiện lại kiến thức khi bị quên đi.
+ Chất liệu:
- Gồm 5 hình tròn khác màu, có bán kính 15-20 cm bằng giấy có ép nhựa.
- Một khung hình chữ nhật
- Cây thước đo độ, êke, thước thẳng in trên giấy trong.
- Hai cây bút lông ghi bảng màu đỏ, xanh
+ Cách làm:
Cắt 4 hình tròn có kích thước bằng nhau và 1 hình tròn có kích thước nhỏ. Mỗi
đường tròn cắt đứt theo bán kính và lồng 2 hình tròn vào một để tạo tính động trong khi sử dụng. Khi cần thiết ta có thể ghép vào khung hình chữ nhật và dùng bút lông kẻ thêm một số đường phụ hoặc ghép thêm thước đo độ, êke, thước thẳng….để làm đồ dùng cho nhiều tiết học.
c/ Giới thiệu đồ dùng áp dụng vào một số tiêt dạy điển hình
+ Dạy hình lớp 6
H1 H2 H3
Với mô hình 1:
Ta có thể dạy được các bài học sau:
+ Hai đường tròn cắt theo bán kính và lồng H1 và H2 vào nhau ta được H3
Xoay mô hình 3 ta được mô hình chuyển động.
Với mô hình động này ta dạy được bài đoạn thẳng, tia, tia nằm giữa hai tia, hai tia đối nhau, tia phân giác rất sinh động.
+ Ghép thêm thước đo độ in bằng phim trong vào mô hình trên ta có thể dạy bài đo góc rất thuận tiện.
Với mô hình 2:
H1 H2 H3 H4
Lồng H1 vào H2 ta được H3 xoay H3 ta được H4
Dùng mô hình này ta dạy khái niệm về đường tròn học sinh rất thích và rất trực quan vì học sinh thấy được một điểm M chuyển động cách một điểm 0 cho trước một khoảng cách không đổi là đường tròn.
Dạy hình lớp 7:
- Dạy bài :
“Hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng vuông góc’’
Ta lồng hai đường tròn bằng nhựa trong vào nhau sau đó ta xoay đường tròn tạo
ra hai đường thẳng cắt nhau có 2 góc đối đỉnh, hay tạo ra hai đường thẳng
vuông góc.
- Dạy bài “Góc tạo bởi 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng”
H1 H2 H3 H4
Ta lồng hai đường tròn trong H1 và H2 vào nhau và xoay nó tạo ra H3 đến vị trí H4. Đường thẳng cắt hai đường thẳng H3 để giới thiệu về góc so le trong, đồng vị, trong cùng phía. Sau đó dịch chuyển đến vị trí H4. Đường thẳng cắt hai đường thẳng song song chỉ ra cặp góc so le trong bằng nhau, đồng vị bằng nhau, trong cùng phía bù nhau.
Dạy hình lớp 9
Bài “Góc ở tâm”
H1 H2 H3
Hai đường tròn lồng vào nhau như H1 ta có thể xoay đến vị trí H2, H3 để giới thiệu góc ở tâm và khắc sâu kiến thức về góc ở tâm.
H1 H2 H3 H4
Ta ghép H1, H2, H3 và thước đo độ ta được H4 ta giới thiệu phần so sánh 2 cung, định lý khi nào sđ = sđ + sđ rất trực quan, sinh động
Dùng mô hình dưới đây ta có thể xoay đến vị trí 3 giờ, 5giờ…Giúp học sinh giải nhanh chóng bài tập 1/ 68 sgk
Với mô hình này ta có thể xoay đến vị trí của bài tâp 2,3/69 sgk và nhiều bài tập khác, giúp học sinh giải quyết được nhiều bài tập trong thời gian ngắn.
Những bài tập mà sách giáo khoa đã vẽ hình như những hình ở dưới, giáo viên dùng mô hình này ghép lại rất nhanh chóng tranh thủ thời gian làm được nhiều bài tập hơn.
Bài 8/70
Ghép hình 1 với hình 2 ta minh họa câu a,b của bài 8
Ghép hình 2 với hình 3 ta minh họa câu c,d của bài 8
Bài 9/70
Dùng hai đường tròn xen nhau ta có thể di chuyển hình từ vị trí 1 đến vị trí 2 và nếu ta ghép thêm thước đo độ vào thì học sinh có thể tính được số do của cung BC rất dễ dàng nhanh chóng.
H1 H2
Tương tự như thế ta có thể dạy được nhiều bài khác.
Ưu điểm của mô hình trên là : Gọn, dể làm, ta sử dụng cho hầu hết các tiết hình về chứng minh, luyện tập của hình trong mặt phẳng. Sử dụng rất thuận tiện và hiệu quả hơn do có tính động hoc sinh dể tiếp thu. Qua mô hình lại tạo nhiều điềm mới cho HS không chỉ lĩnh hội được kiến mà còn thấy được tính sáng tạo khoa học và liên kết giữa các kiến thức. Từ đó giáo dục lòng say mê và hứng thú hơn trong môn học.
C. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sử dụng rộng rãi xuyên suốt cho cả các khối lớp dạy có các hình vẽ trong mặt phẳng. Mô hình này rất thuận lợi và đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy.
D. HIỆU QUẢ
Khi dạy bằng cách sử dụng các mô hình trên học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn, lượng học sinh tiếp thu bài tăng lên và phấn khởi phát biểu nhiều hơn. Đặc biệc học sinh thích học môn toán hình hơn trước và nhớ kiến thức lý thuyết chắc chắn hơn.
Bộ đồ dùng rất dể làm Gọn có thể bỏ cặp.
Tiết kiệm được thời gian
Tôi đã sử dụng các mô hình trên trong các năm qua và đã được hội đồng khoa học của trường chấm đạt giải nhất trong các kì thi làm đồ dùng dạy học do trường tổ chức năm 2008 – 2009
E/ KẾT LUẬN
Trong quá trình làm bộ đồ dùng này, tôi đã rất cố gắng chọn lọc phụ liệu thích hợp, rẻ tiền và thông dụng. Đồng thời chọn ra một số ví dụ để minh họa cho bộ đồ dùng trên ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu. Nhưng dẫu sao cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi có thể hoàn thiện bộ đồ dùng dạy học này có hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tân Minh, ngày 19 tháng 2 năm 2011
Người viết
Lê Thanh Hải Vũ
-Nhận xét tổ chuyên môn
-Nhận xét ban HĐKH trường
thanhvienvip- CỬ NHÂN
- Tổng số bài gửi : 105
Điểm : 12242
Reputation : 2
Birthday : 02/04/1978
Join date : 28/08/2010
Age : 46
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer