Tìm kiếm
Latest topics
Đăng nhập với tên thanhvien VIP
28/8/2010, 21:37 by ABC
BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3
và mật khẩu là 1234567890
để không có dòng quảng cáo trên.
Comments: 0
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?
28/4/2010, 22:40 by Admin
Học đi đôi với hành
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …
[ Full reading ]
Comments: 2
Phân giới Động vật Nguyên sinh (Protozoa)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phân giới Động vật Nguyên sinh (Protozoa)
Phân giới Động vật Nguyên sinh (Protozoa)
I. Đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh
Là nhóm động vật có khoảng 38.000 loài đang sống và 44.000 loài hóa thạch,
có chung các đặc điểm sau.
1) Cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng là những cơ thể độc lập nên các phần của
cơ thể phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử (organelle) để thực hiện các chức
phận khác nhau. Cũng có các nhóm cấu tạo gồm nhiều cá thể (tập đoàn) có mối liên
hệ nhiều hay ít. Hầu hết có kích thước hiển vi, tuy nhiên một số nhóm có thể nhìn
thấy bằng mắt thường: Nhỏ nhất chỉ dài từ 2 - 4mm như họ Pyroplasmidae, kích
thước trung bình là 50 - 150mm, một số động vật nguyên sinh có kích thước lớn từ
vài mm đến vài cm như trùng lông bơi Bursalia dài 1,5mm, trùng hai đoạn Porospora
gigantea dài khoảng 1cm, một số trùng có lỗ có đường kính vỏ đạt tới 5 - 6cm.
2) Tế bào của động vật nguyên sinh gồm có tế bào chất và nhân. Tế bào chất
có một đặc tính rất cơ bản là luôn luôn biến đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc
(sol gel). Thường tế bào chất được chia thành 2 lớp: Lớp ngoài quánh và đồng
nhất (gọi là ngoại chất), lớp trong lỏng hơn, dạng hạt (gọi là nội chất). Nội chất chứa
nhiều cơ quan tử, trong đó quan trọng nhất là nhân tế bào. Nhân tế bào có cấu tạo
và thành phần cơ bản giống với nhân của động vật bậc cao. Kích thước, lượng dịch
nhân, hình dạng và cách sắp xếp của nhân thay đổi tùy nhóm.
3) Ngoại chất thường hình thành phía ngoài một màng mỏng gọi là màng phim
(pellicula), là một phần chất sống của cơ thể động vật nguyên sinh. Ở một số động
vật nguyên sinh, ngoại chất tiết ra trên bề mặt cơ thể một lớp vỏ đặc biệt không có
đặc tính của một màng sống mà là một loại vỏ cứng được gọi là màng cuticula cứng
bao quanh cơ thể. Vỏ này có thể ngấm thêm SiO2, CaCO3, SrSO4... để tăng khả năng bảo vệ và nâng đỡ cho cơ thể. Ngoài ra một số động vật nguyên sinh còn có vỏ
cơ thể cấu tạo bằng chất cellulose rất điển hình như thực vật.
4) Mỗi nhóm động vật nguyên sinh có hình dạng và kiểu đối xứng khác nhau: Trùng chân giả không đối xứng, Trùng phóng xạ(Radiolaria), Trùng mặt trời(Heliozoa) có đối xứng phóng xạ(còn gọi là đối xứng mặt trời) đặc trưng cho các động vật sống trôi nổi, Amip có vỏ sống trong nước
đối xứng tỏa tròn (hình 1.2). Một số động vật nguyên sinh khác có đối xứng hai bên như trùng phóng xạ (giống Euphysetta) và trùng có lỗ (giống Globotruncata), trùng roi (giống Giardia), cơ thể chúng chỉ có một mặt phẳng đối xứng duy nhất chia con vật thành hai nửa hoàn toàn giống nhau. Động vật mất đối xứng như động vật nguyên sinh có lông bơi (Ciliata).
5) Sự vận chuyển khác nhau ở các nhóm: Trùng chân giả chưa có cơ quan tử vận chuyển riêng biệt thì vận chuyển bằng sự hình thành chân giả, Trùng roi vận chuyển bằng roi, bằng lông hay tơ bơi, lội trong nước (Trùng lôngbơi).
6) Phần lớn động vật nguyên sinh là dị dưỡng, trừ trùng roi có khả năng tự dưỡng. Tiêu hoá của động vật nguyên sinh tiến hành chân giả, Trùng roi bằng sự di chuyển của roi để đưa thức ăn và dưỡng khí vào,Trùng lông bơi dùng chất độc của tế bào chích làm tê liệt con mồi, Trùng hai đoạnbám vào ruột vật chủ để hút dinh dưỡng...
7) Bài tiết, điều hòa áp suất thẩm thấu của động vật nguyên sinh là các không
bào co bóp. Khi hoạt động chúng vừa thải các chất cặn bã vừa đẩy lượng nước thừa
ra ngoài để điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào. Nhờ đó động vật nguyên sinh
sống ở nước ngọt không bị phá vỡ cơ thể khi nước từ môi trường bên ngoài xâm
nhập vào trong cơ thể .
Động vật nguyên sinh không có cơ quan hô hấp chuyên biệt. Khí O2 hòa tan
trong nước khuyếch tán vào cơ thể qua màng tế bào. Một số động vật nguyên sinh
sống ký sinh có khả năng hô hấp kỵ khí cho nên khí O2 tự do gây độc cho chúng.
Động vật nguyên sinh có khả năng hình thành bào xác khi gặp điều kiện sống bất lợi.
9) Động vật nguyên sinh có một số hình thức sinh sản khác nhau: Sinh sản vô
tính là hình thức phổ biến (sự phân đôi, nảy chồi, liệt sinh…) Sự phân đôi thường thấy ở các dạng sống tự do, đó là sự chia đôi cơ thể theo chiều ngang hay theo chiều dọc . Kết quả của quá trình sinh sản vô tính chia đôi cơ thể không đến cùng đã dẫn tới sự hình thành tập đoàn động vật nguyên sinh. Sinh sản hữu tính biểu hiện ở mức độ thấp là sự hình thành các giao tử giống nhau hay khác nhau (trùng roi) hay có hiện tượng sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp (conjugation) ở trùng lông bơi. Hình thức xen kẽ giữa sinh sản vô tính và hữu tính trong vòng đời có thể thấy ở trùng bào tử hay ở tập đoàn Volvox.
---------- BỔ SUNG THÊM ----------
Trung động vật (Mesozoa) và Động vật Cận đa
bào (Parazoa)
bào (Parazoa)
I. Ngành Mesozoa
Động vật hình giun gồm 20 - 30 tế bào. Từ lâu nhóm động vật này vẫn được
xem là động vật trung gian giữa động vật đơn bào và động vật đa bào. Hori và
Osawa (1978) và nhiều nhà động vật học khác cho rằng Mesozoa có liên hệ gần gũi
nhất với động vật đơn bào hiện nay.
Động vật có 2 lớp tế bào, không có đối xứng cơ thể, thiếu mô và các cơ quan
tiêu biểu như hô hấp, thần kinh, tiêu hoá, tuần hoàn...
Di chuyển bằng tiêm mao, sinh sản vô tính và hữu tính, sống ký sinh trên động
vật không xương sống ở biển. Kích thước nhỏ (1 - 7mm) có khoảng 100 loài. Phần
lớn các nhà động vật học đều chia ngành này làm 2 lớp là Rhombozoa (Dicyemida)
và Orthonectida .
II. Ngành Động vật hình tấm (Placozoa)
Sinh vật đa bào ở biển, có roi bơi, thay đổi hình dạng. Cơ thể dẹp, có 2 lớp tế
bào mô bì ở mặt lưng và mặt bụng.
Đại diện của ngành là loài Trichoplax adherens. Loài này đã được Schulze (Úc)
phát hiện năm 1883, sau đó được khẳng định lại vào năm 1969 bởi Grell (Đức).
Được tách hành một ngành riêng gọi là Động vật hình tấm (Placozoa), chỉ có 1 loài
Trichoplax adherens.
Trichoplax adherens sống ở biển, bò trên đáy bùn cát hay cây thủy sinh. Cơ thể
dẹp, có thể thay đổi hình dạng, kích thước cơ thể không quá 10mm, chiều dày
khoảng 10 - 15μm. Cấu tạo cơ thể như sau: Cơ thể loài này có lớp mô bì không đều
bọc ngoài, ở giữa là khoảng trống hoặc chứa đầy nhu mô, có 2 lớp mô cơ bản.
Lớp mô bì mặt lưng mỏng có 2 loại tế bào: Tế bào che chở có roi và tế bào khác có thể kết dính với nhau tạo thành hình cầu, màu sáng chưa rõ chức năng.
Lớp mô bì bụng dày hơn, bao gồm các tế bào hình trụ có roi và tế bào tuyến
không roi. Như vậy mặt lưng có nhiều roi hơn mặt bụng.
Giữa 2 tế bào của mô bì có các tế bào sợi có vai trò vận động, còn giữa 2 lớp
tế bào mô bì là khoảng trống có nhu mô (tầng trung giao), trong nhu mô có các tế
bào amip có chức phận tiêu hoá.
Có thể di chuyển nhờ roi hay thay đổi hình dạng theo kiểu amip, thoạt đầu mới
nhìn giống như amip cỡ lớn. Khi ăn, mặt bụng của Trichoplax adherens bao phủ lấy
con mồi, tiết men tiêu hóa phân hủy con mồi ngoài cơ thể và dinh dưỡng theo kiểu
tiêu hóa ngoại bào. Sinh sản vô tính bằng cách cắt đôi hay sinh chồi (khi sống đơn
độc) và sinh sản hữu tính. Trong sinh sản hữu tính trứng giàu noãn hoàng nằm dưới
lớp mô bì bụng. Trứng phân cắt hoàn toàn đều và gần với kiểu phân cắt xoắn ốc cổ.
Con non được tách ra từ chồi, có đường kính 20 - 60μm. Ấu trùng có phía lưng lồi,
phía bụng có lỗ lõm vào trong. Cấu tạo tế bào của ấu trùng giống tế bào của trưởng
thành. Ấu trùng bơi lội tự do không định hướng, khi lắng xuống đáy thì bao giờ mặt
lưng cũng hướng về phía dưới.
III. Ngành Thân lỗ (Porifera hay Spongia)
1. Đặc điểm chung
Ngành này có khoảng 9.000 loài, chủ yếu sống ở biển (ở nước ngọt chỉ có
khoảng 100 loài), thường có dạng tập đoàn bám vào giá thể. Thân lỗ là nhóm động
vật sống bám, tuy vậy một số loài có khả năng vận động nhờ vào tế bào chất hay roi.
Màu sắc, hình dạng, kích thước cơ thể khác nhau nhiều: Loài bé nhất khoảng vài
mm, loài lớn nhất có thể tới hàng mét. Được coi là động vật đa bào chưa hoàn thiện
(Parazoa) vì có các đặc điểm sau:
1) Cơ thể đa bào nhưng chưa có mô phân hóa
2) Có nhiều lỗ thủng trên thân, trong thân có các khe, rãnh, trong đó một số có
nhiệm vụ dẫn nước
3) Đối xứng phóng xạ hay chưa có kiểu đối xứng ổn định.
4) Biểu bì có các tế bào gai dẹp, có lớp tế bào cổ áo làm nhiệm vụ dẫn nước
vào và đẩy nước ra.
5) Tầng trung giao khá dày có các tế bào amip và gai xương. xương là canxi,
silic hay sợi collagen (spongin).
6) Chưa có miệng, tiêu hoá nội bào. Bài tiết và hô hấp bằng thẩm thấu.
7) Chưa có tế bào thần kinh, phản ứng với kích thích theo kiểu cảm ứng.
Sinh sản vô tính bằng chồi hay mầm, sinh sản hữu tính bằng trứng và tinh
trùng. Phân hóa các lá phôi chưa ổn định, ấu trùng sống tự do.
9. Tất cả sống ở nước (biển hay nước ngọt)
2. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý
Hình dạng thay đổi, trong trường hợp đơn giản nhất là cơ thể có dạng một cái
cốc, có đáy bám vào giá thể, đối diện với đáy là lỗ thoát nước (osculum) thành cơ
thể có nhiều lỗ thủng thông nước (được gọi là ostium). Nước từ ngoài vào xoang cơ
thể qua ostium và thoát ra theo osculum. Nước vào xoang không chỉ theo một ống
thẳng mà có thể đi qua nhiều phòng khác nhau có lát các tế bào cổ áo. Xoang cơ thể
còn được gọi là xoang trung tâm hay xoang vị giả (pseudogastrula). Tùy theo mức
độ phức tạp của hệ ống dẫn nước và các phòng roi lát bằng các tế bào cổ áo mà
chia thành các kiểu cấu tạo cơ thể thân lỗ khác nhau. Có 4 kiểu cấu trúc cơ thể: Kiểu
ascon có rãnh dẫn nước thông trực tiếp với xoang, kiểu sycon thì nước qua hốc lõm
mới vào xoang vị giả, kiểu leucon có hệ thống rãnh và hốc phức tạp, kiểu ragon có
hệ thống phức tạp hơn nhiều (ví dụ Leuconic aspera chỉ cao 7cm, dày 1cm nhưng có
tới 20.000 phòng và 80.000 rãnh dẫn nước).
Các loại tế bào của Thân lỗ bao gồm: Thành cơ thể 2 lớp tế bào, giữa là tầng
trung giao (còn gọi là tầng keo - mesohyl). Lớp ngoài là biểu mô dẹp, che chở cho cơ
thể. Lớp tế bào trong là tế bào cổ áo có roi (cổ áo của các tế bào cổ áo xem dưới
kính hiển vi điện tử là vành nguyên sinh chất gồm nhiều que tế bào chất, ken dày với
nhau). Roi của tế bào cổ áo hoạt động liên tục để đưa dòng nước vào cơ thể thân lỗ.
Khả năng lọc nước là rất lớn, với 1cm3 có thể lọc được 20 lít nước trong một ngày.
Tầng trung giao gồm nhiều loại tế bào: Hình sao có chức phận liên kết, gai
xương có nhiệm vụ nâng đỡ, amip làm nhiệm vụ thực bào và hình thành các loại tế
bào khác khi cần biến đổi.
Bộ xương là CaCO3 hay SiO2 hoặc chất hữu cơ (sợi spongin) giống tơ tằm với
hàm lượng iốt cao (14%). Có thể có nhiều trục hay một trục, xếp riêng lẻ hay thành
từng bó. Sợi spongin do nhiều tế bào hình thành, mỗi tế bào là một đoạn, từ các tấm
spongin có thể hủy từng đám tế bào để hình thành nên các lưới sợi.
Hoạt động dinh dưỡng và hô hấp nhờ vào tế bào cổ áo tạo dòng nước liên tục
mang thức ăn và ôxy qua các lỗ và thải ra theo osculum (thức ăn gồm vụn bã hữu cơ và sinh
vật nhỏ). Trong xoang vị giả có các tế bào amip thực bào và có sự trợ giúp của các
vi sợi quanh các lỗ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
29/12/2015, 16:45 by mycomputer
» Người ta bận yêu, còn em bận cô đơn…
18/12/2015, 17:04 by mycomputer
» Đông đến làm người ta cô đơn hơn phải không anh?
23/11/2015, 15:45 by mycomputer
» Em muốn được ôm anh từ phía sau
13/11/2015, 16:09 by mycomputer
» Hãy cho nhau một cơ hội để giãi bày!
9/11/2015, 16:43 by mycomputer
» Đôi lúc em chỉ muốn mình thuộc về ai đó thôi...
5/11/2015, 16:33 by mycomputer
» Trái đất này, ba phần tư là nước mắt...
27/10/2015, 16:24 by mycomputer
» Để anh kể em nghe về những người phụ nữ anh yêu...
22/10/2015, 16:21 by mycomputer
» Thương vội người đến sau...
13/10/2015, 16:09 by mycomputer