DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến học hành và tham gia diễn đàn hochanh.net.vn
DIỄN ĐÀN hochanh.net.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Gallery


Phân - Dạy khả năng phản biện cho sinh viên Empty
Đăng nhập với tên thanhvien VIP

28/8/2010, 21:37 by ABC

BẠN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ RỒI ĐĂNG NHẬP
HOẶC ĐĂNG NHẬP
VỚI TÊN thanhvienvip
hoặc thanhvien 1
hoặc thanhvien 2
hoặc thanhvien 3

và mật khẩu là 1234567890

để không có dòng quảng cáo trên.

Comments: 0

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ?

28/4/2010, 22:40 by Admin

Học đi đôi với hành


“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. …

[ Full reading ]

Comments: 2

Poll
Keywords

phẩm  Phân  tích  


Dạy khả năng phản biện cho sinh viên

Go down

Phân - Dạy khả năng phản biện cho sinh viên Empty Dạy khả năng phản biện cho sinh viên

Bài gửi by mm 11/4/2011, 21:10

Dạy khả năng phản biện cho sinh viên
Theo phapluattp.vn – 19 giờ trước
Giáo dục, nhất là giáo dục ĐH không chỉ cung cấp kiến thức mà quan trọng hơn là rèn luyện phương pháp tư duy. Người học phải biết đánh giá thông tin, có quan điểm phản biện để làm rõ vấn đề.

Ở các nước phát triển, học sinh được dạy và có điều kiện thực hành phản biện ngay từ thời phổ thông.

Là hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, Tiến sĩ Bùi Trân Phượng đã theo đuổi triết lý giáo dục: Giáo dục khai sáng, khai phóng mà điểm khởi đầu là xây dựng cho sinh viên tư duy phản biện. Chúng tôi đã trao đổi với TS Bùi Trân Phượng về phương pháp giáo dục mới này.

Khả năng bắt bẻ kém...

. Phóng viên: Thưa tiến sĩ, bà đánh giá cao tính phản biện trong việc học. Nhưng ông bà ta có câu: “Biết thì thưa thì thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”như vậy có ngược với tinh thần phản biện?

+ Tiến sĩ Bùi Trân Phượng: Phản biện không có nghĩa là người khác nói trắng, thì mình nói đen, người ta nói dài, mình nói tròn. Phản biện là đặt những câu hỏi. Trường học là nơi rèn luyện tư duy cho người học. Học là đi từ chỗ chưa biết đến chỗ biết hay từ chỗ biết ít đến biết nhiều hơn, từ chỗ tưởng là mình biết đến chỗ phát hiện ra cái biết của mình chưa là căn cứ đáng tin, vậy thì mình phải tìm hiểu thêm nữa.

Sinh viên là người đã trưởng thành, ĐH bắt buộc phải rèn luyện tư duy và trong rèn luyện tư duy, phải có khả năng phản biện. Đúng là phải hiểu biết trước thì mới có thể phản biện được. Trước đây, tôi dạy môn lịch sử, có lúc tôi bắt đầu giờ dạy bằng một bài tập nhỏ, nêu vài câu ngắn ví dụ như cho sinh viên phân biệt cách dùng cụm từ theo tôi biết và theo tôi nghĩ bước đầu cho sinh viên biết tư duy cái gì là một sự kiện khách quan đã xảy ra trong quá khứ, bạn biết hay là không biết chứ không thể sửa được. Cái gì là sự kiện, bạn có quyền có suy nghĩ, ý kiến, chính kiến…

Dạy khả năng phản biện cho sinh viên

Sinh viên Trường ĐH Hoa Sen thảo luận nhóm trong thư viện. Ảnh minh hoạ: Quốc Dũng

. Theo bà, giáo dục Việt Nam hiện nay đã chú trọng việc giáo dục khả năng tư duy phản biện cho người học hay chưa?

+ Cách học của các nước phát triển, đặc biệt là ở các nước phương Tây: học là khám phá. Dĩ nhiên ghi nhớ lại lời thầy cô giảng là điều có ích nhưng toàn sự học chỉ có vậy thì chưa đủ, cho dù ở bậc học nhỏ chứ không riêng gì ĐH. Một học sinh Việt Nam sang học phổ thông ở Singapore, câu hỏi khó nhất, không thể trả lời được là Đọc xong bài báo có gì làm em thất vọng? Học sinh Việt Nam không biết bắt bẻ điều gì mà tác giả nói chưa đầy đủ, kém thuyết phục, chưa chứng minh được… vì họ ít được mời gọi phản ứng với một thông tin nào đó.

Học tư duy phản biện

. Để thực hiện điều đó cần phải làm như thế nào?

+ Trường Hoa Sen có “bày” ra môn tư duy phản biện nhằm khơi gợi khả năng tư duy của người học. Chúng tôi không đặt kỳ vọng chỉ môn này mới giải quyết được việc rèn luyện tư duy cho người học mà thực chất năng lực tư duy được rèn luyện qua tất cả các môn học. Do từ phổ thông người ta quen dạy học thụ động, học thuộc lòng nên phải có một môn học bổ trợ, như uống vitamin. Ở các nước phát triển, có trường không dạy môn này nhưng sinh viên có tư duy phản biện rất tốt vì họ thường xuyên được rèn luyện năng lực này.

Từ năm nay, chúng tôi sẽ triển khai dạy lớp tiền ĐH với một số môn tổng quát: tiếng Anh, tin học, tư duy phản biện, phương pháp học ĐH, truyền thông, con người và môi trường… tại các trường phổ thông. Trước đây, các môn này năm trong chương trình ĐH. Vì hiện nay nhiều học sinh đậu vào ĐH nhưng kiến thức căn bản về tiếng Anh hay tin học còn bất cập. Có em sinh viên năm thứ hai, thứ ba mà vẫn học các lớp tiếng Anh pre (trình độ sơ cấp) và không theo kịp chương trình. Chúng tôi mở các lớp tiền ĐH để em nào có ý định muốn thi vào Trường Hoa Sen thì phải chuẩn bị ngay từ lớp 10. Nếu các em học trước các lớp tiền ĐH, các em sẽ được sắp vào lớp học thẳng vào chương trình học mà không cần học lại các môn pre nữa.

. Sinh viên trường bà có thể viết mail cho hiệu trưởng và được hiệu trưởng trả lời? Việc trả lời mail cho sinh viên của bà có ý nghĩa gì?

+ Nó có ý nghĩa giản dị là người hiệu trưởng là nhà quản lý nhưng cũng là một nhà giáo dục, mà giáo dục theo quan niệm của tôi là sự tương tác, nó không phải là rót một chiều từ thầy sang trò. Tôi khuyến khích sự trao đổi với sinh viên và làm gương trong việc trả lời mail của sinh viên, do vậy, trường tôi có một văn hoá trả lời sinh viên, ai cũng trả lời chứ không riêng hiệu trưởng.

Lập Ban Tu thư theo tinh thần Đông Kinh Nghĩa Thục

Tu thư có nghĩa là biên soạn sách. Đây là tên gọi của ban soạn sách của Trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) (1908). ĐKNT gồm bốn ban, trong đó Ban Tu thư có nhiệm vụ biên soạn sách, dịch sách, in sách. ĐKNT chưa phải là trường ĐH, dạy cả vỡ lòng tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Lâu nay, người ta thường chỉ biết tới ĐKNT như một tổ chức yêu nước nhưng ĐKNT còn là một trường học có nhiều cách tân. Tiếp thu cái tốt của trường nhà nước thuộc địa: Dạy những kiến thức thực tế: toán học, chữ quốc ngữ, sử ký, địa lý… Năm 2008 chúng tôi có tổ chức hội thảo Đổi mới Giáo dục ĐH Việt Nam hai thời khắc đầu thế kỷ. Nghĩa là đầu thế kỷ 20, nhắc lại những kinh nghiệm đó của ĐKNT và hệ thống các trường thời duy tân và đầu thế kỷ 21 là để nói về những vấn đề giáo dục của thế kỷ 21. Sau hội thảo, chúng tôi lập Ban Tu thư.

Tiến sĩ Bùi Trân Phượng

TRÀ GIANG thực hiện
mm
mm
GIÁO SƯ
GIÁO SƯ

Tổng số bài gửi : 634
Điểm : 13793
Reputation : 3
Birthday : 04/04/1966
Join date : 26/04/2010
Age : 58

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết